Tác dụng của vaccine astrazeneca bao lâu

Trong văn bản về tăng cường triển khai tiêm vaccine COVID-19 gửi 9 bộ: Bộ Quốc phòng; Bộ Công an; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Công thương; Bộ Giao thông vận tải; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Xây dựng và Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng UBND các tỉnh, thành phố, Bộ Y tế cho biết, trong thời gian gần đây, tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam có những diễn biến mới phức tạp, gia tăng số ca mắc bệnh với sự xuất hiện của nhiều ca mắc biến chủng mới BA.4, BA.5…

Việc tiêm vaccine COVID-19 là biện pháp hiệu quả và có ý nghĩa chiến lược trong phòng, chống dịch bệnh.

Bộ Y tế đã có đầy đủ các hướng dẫn chuyên môn về tiêm các mũi vaccine COVID-19, tuy nhiên thời gian vừa qua có những thông tin chưa chính xác về cách gọi tên các mũi tiêm.

Để thống nhất và tăng cường hơn nữa công tác triển khai tiêm chủng vaccine COVID-19, tăng nhanh tỷ lệ bao phủ các mũi vaccine cho các nhóm đối tượng, đặc biệt là trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi và những người có nguy cơ cao, đảm bảo an toàn, thích ứng linh hoạt trong mọi diễn biến dịch mới có thể xảy ra theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế điều chỉnh, làm rõ về cách xác định các mũi tiêm và thời gian tiêm.

Tác dụng của vaccine astrazeneca bao lâu

Tại hướng dẫn mới nhất về thời gian tiêm vaccine COVID-19, Bộ Y tế nêu rõ người từ 18 tuổi trở lên tiêm mũi 3 ngay sau tiêm mũi 2 ba tháng, tiêm mũi 4 ngay sau tiêm mũi 3 bốn tháng; Người từ 12- dưới 18 tuổi tiêm mũi 3 ngay sau tiêm mũi 2 năm tháng...

Tiêm ngay cho các đối tượng ngay sau khi đủ thời gian, cụ thể:

  • Người trên 18 tuổi: Tiêm mũi 3 ngay sau mũi 2 ba tháng; người đã mắc COVID-19 thì tiêm ngay sau khi khỏi bệnh.
  • Người từ 12 - dưới 18 tuổi: Tiêm mũi 3 ngay sau mũi 2 năm tháng; người đã mắc COVID-19 thì tiêm ngay sau khi khỏi bệnh ba tháng.

Tiêm mũi 4ngay sau mũi 3 bốn tháng; người đã mắc COVID-19 thì tiêm ngay sau khi khỏi bệnh ba tháng;

Tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi: trẻ đã mắc COVID-19 thì tiêm ngay sau khi khỏi bệnh ba tháng.

Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông về tác dụng, hiệu quả của vaccine; tập trung truyền thông và tiêm chủng cho các đối tượng, đặc biệt cho trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi, lưu ý các trẻ có nguy cơ cao, trẻ sống ở khu vực có tỷ lệ bao phủ vaccine thấp; tổ chức các đội tuyên truyền, vận động tiêm vaccine đến từng địa bàn dân cư.

Công khai các điểm tiêm chủng trên địa bàn (địa chỉ, người phụ trách, thông tin liên hệ) và thông tin đến người dân để người dân biết và đi tiêm chủng kịp thời.

Cũng tại văn bản này Bộ Y tế đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo tăng tốc độ tiêm chủng vaccine cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên đặc biệt ưu tiên trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi và trẻ có nguy cơ cao; nhanh chóng hoàn thành tiêm mũi 3, mũi 4 cho cán bộ, công nhân viên chức và người lao động trong ngành theo hướng dẫn của Bộ Y tế;

Tăng cường truyền thông, tư vấn cho học sinh, sinh viên, cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của trẻ em, học sinh về tác dụng, lợi ích của việc tiêm chủng, những phản ứng có thể gặp sau tiêm chủng và trách nhiệm bảo đảm quyền được tiêm chủng của trẻ em để tạo sự đồng thuận, vận động các em và phụ huynh, người giám hộ hợp pháp của trẻ đưa con em đi tiêm chủng đầy đủ, kịp thời.

Bộ Y tế đề nghị các Bộ chỉ đạo đẩy nhanh hơn nữa việc tiêm vaccine cho cán bộ, công nhân viên chức, người lao động, quân nhân, chiến sỹ trong toàn ngành đảm bảo hoàn thành tiêm hết các đối tượng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Theo thông tin của Bộ Y tế, đến hết ngày 21/7, tổng số liều vaccine COVID-19 đã được tiêm là 241.480.787 liều, trong đó:

+ Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 210.612.349 liều: Mũi 1 là 71.298.413 liều; Mũi 2 là 68.814.862 liều; Mũi 3 (vaccine Abdala) là 1.515.146 liều; Mũi bổ sung là 14.048.754 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 47.347.351 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 7.587.823 liều.

+ Số liều tiêm cho trẻ từ 12 - dưới 18 tuổi là 19.949.234 liều: Mũi 1 là 9.030.318 liều; Mũi 2 là 8.695.112 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 2.223.804 liều.

+ Số liều tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi là 10.919.204 liều: Mũi 1 là 7.388.541 liều; Mũi 2 là 3.530.663 liều.

Theo đánh giá của Bộ Y tế thời gian qua, tiến độ tiêm mũi 3 và mũi 4 cho các đối tượng từ 12 tuổi trở lên theo hướng dẫn của Bộ Y tế còn chậm; tiến độ tiêm mũi 1 và 2 của trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi rất chậm, đến nay nhiều địa phương tiêm mũi 2 chỉ đạt dưới 17%.

TẠI SAO PHẢI TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19?

Tiêm vắc xin phòng Covid-19 giúp giảm đáng kể khả năng nhiễm bệnh Covid-19. Không có loại vắc xin nào có hiệu quả 100%, tuy nhiên nhiều nghiên cứu cho thấy vắc xin AstraZeneca hiệu quả đến 75-85% trong việc phòng ngừa nhiễm bệnh Covid-19 có triệu chứng và hiệu quả đáng kể đến 100% trong việc phòng ngừa nhiễm bệnh Covid-19 nặng hoặc nguy kịch và cần nhập viện. Điều này có nghĩa là có rất ít người đã tiêm chủng bị nhiễm Covid-19 và khi nhiễm thì chỉ ở mức độ nhẹ đến trung bình, vì vậy nguy cơ nhập viện và tử vong do nhiễm Covid-19 gần như được loại trừ nếu được tiêm chủng đầy đủ.

Đồng thời, người đã tiêm chủng nếu nhiễm vi rút Corona sẽ có ít hạt vi rút trong mũi và miệng hơn và có ít khả năng lây truyền cho người khác hơn. Việc giảm khả năng lây truyền này rất quan trọng vì tiêm chủng không chỉ bảo vệ cho bản thân mà còn hạn chế lây lan vi rút cho người thân, bạn bè và những người khác.

Do đó, vào ngày 13 tháng 5 năm 2021, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật của Hoa Kỳ (CDC) đã ban hành một bản cập nhật hướng dẫn nói rằng những người đã tiêm chủng đầy đủ (2 tuần sau liều thứ hai) không còn cần mang khẩu trang hoặc giữ khoảng cách trong hầu hết các môi trường, dù ngoài trời hay trong nhà.

Tác dụng của vaccine astrazeneca bao lâu

Ngoài ra, các nghiên cứu gần đây cho thấy, sau khi tiêm 2 liều, vắc xin AstraZeneca phòng Covid-19 sẽ đạt hiệu quả cao trong việc bảo vệ chống lại các chủng coronavirus cụ thể (gọi là “các biến thể đáng lo ngại”) như biến thể Ấn Độ, Brazil, Nam Phi và Kent.

VẮC XIN ASTRAZENECA PHÒNG COVID-19 LÀ GÌ?

Bệnh Covid-19 do vi rút SARS-CoV-2 gây ra. Vắc xin AstraZeneca phòng Covid-19 được sản xuất từ một loại virus khác (thuộc họ adenovirus) đã được biến đổi có chứa gen để tạo ra protein gai cho vi rút Covid-19. Đây là một loại protein nằm trên bề mặt của vi rút mà vi rút cần để xâm nhập vào các tế bào trong cơ thể.

VẮC XIN ASTRAZENECA PHÒNG COVID-19 HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO?

Sau khi tiêm, vắc xin sẽ đưa gen vào các tế bào trong cơ thể. Các tế bào này sẽ sử dụng gen để tạo ra protein gai. Khi đó, hệ thống miễn dịch sẽ nhận biết đây là protein ngoại lai rồi tạo ra kháng thể (từ “tế bào B”) và kích hoạt các tế bào bạch cầu cụ thể (gọi là “tế bào T”) để tấn công các protein ngoại lai này.

Sau này, nếu nhiễm vi rút SARS-CoV-2, hệ thống miễn dịch sẽ nhận ra và sẵn sàng bảo vệ cơ thể chống lại vi rút đó.

Vắc xin AstraZeneca phòng Covid-19 không chứa vi-rút Covid-19 và không thể gây bệnh Covid-19. Adenovirus trong vắc xin không thể sản sinh và không thể gây bệnh.

Tác dụng của vaccine astrazeneca bao lâu

VẮC XIN PHÒNG COVID-19 CÓ THỂ CHO KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM DƯƠNG TÍNH KHÔNG, NHƯ VỚI PHƯƠNG PHÁP XÉT NGHIỆM BẰNG KỸ THUẬT PCR HOẶC XÉT NGHIỆM KHÁNG NGUYÊN?

Không, vắc xin Covid-19 sẽ không cho kết quả dương tính đối với phương pháp xét nghiệm bằng kỹ thuật PCR hoặc xét nghiệm kháng nguyên. Đó là do các phương pháp này chỉ phát hiện bệnh Covid-19 đang hoạt động chứ không thể kiểm tra bệnh nhân đã miễn dịch hay chưa. Tuy nhiên, do vắc xin Covid-19 thúc đẩy phản ứng miễn dịch nên những người đã tiêm chủng thường cho kết quả dương tính khi xét nghiệm kháng thể (trong huyết thanh), đây là xét nghiệm kiểm tra khả năng miễn dịch Covid-19 của bệnh nhân.

VẮC XIN ASTRAZENECA PHÒNG COVID-19 ĐƯỢC SỬ DỤNG NHƯ THẾ NÀO?

Tác dụng của vaccine astrazeneca bao lâu

Vắc xin AstraZeneca phòng Covid-19 thường được tiêm vào bắp tay. Vắc xin này sẽ được tiêm thành 2 liều. Bạn sẽ được thông báo thời gian quay lại để tiêm liều thứ hai. Liều thứ hai có thể được tiêm trong khoảng từ 4 đến 12 tuần sau khi tiêm liều đầu tiên. 

Thời gian theo dõi sau tiêm chủng:

  • 30 phút: cho những người có tiền sử phản ứng dị ứng tức thì với vắc xin hoặc phương pháp tiêm ở mọi mức độ hay có tiền sử sốc phản vệ vì bất kỳ nguyên nhân nào;
  • 15 phút: cho những trường hợp còn lại.

VẮC XIN ASTRAZENECA PHÒNG COVID-19 CÓ TÁC DỤNG BẢO VỆ TRONG BAO LÂU?

Vắc xin phòng Covid-19 sẽ bảo vệ hiệu quả trong vòng 2 đến 3 tuần sau liều đầu tiên. Phải mất 2 tuần sau khi tiêm liều thứ 2 để đạt hiệu quả bảo vệ tốt nhất, do đó, điều cần thiết là phải tiêm đủ hai liều để bảo vệ bản thân chống lại Covid-19.

Hiện tại chưa rõ vắc xin AstraZeneca phòng Covid-19 có khả năng bảo vệ trong bao lâu, tuy nhiên các chuyên gia tin rằng khả năng miễn dịch của vắc xin Covid-19 sẽ kéo dài hơn sáu tháng và có thể kéo dài lâu hơn, ít nhất là một năm.

TRẺ EM CÓ THỂ TIÊM VẮC XIN ASTRAZENECA PHÒNG COVID-19 KHÔNG?

Hiện nay, vắc xin AstraZeneca phòng Covid-19 chỉ được phép sử dụng cho người từ 18 tuổi trở lên. Vắc xin AstraZeneca đang được tiến hành thử nghiệm trên trẻ em, các loại vắc xin phòng Covid-19 khác đã được cấp phép sử dụng cho trẻ em từ 12 đến 17 tuổi ở một số quốc gia.

NGƯỜI BỊ SUY GIẢM MIỄN DỊCH CÓ THỂ TIÊM VẮC XIN ASTRAZENECA PHÒNG COVID-19 KHÔNG?

Mặc dù những người bị suy giảm miễn dịch (người có hệ thống miễn dịch suy yếu) có thể không đáp ứng tốt với vắc xin, nhưng không cần lo ngại về tính an toàn. Những người bị suy giảm miễn dịch nên được tiêm chủng vì họ có nguy cơ mắc bệnh Covid-19 cao hơn.

PHỤ NỮ MANG THAI HOẶC CHO CON BÚ CÓ THỂ TIÊM VẮC XIN ASTRAZENECA PHÒNG COVID-19 KHÔNG?

Phụ nữ mang thai khi được tiêm chủng sẽ tạo ra kháng thể chống lại vi rút và truyền những kháng thể này cho thai nhi qua nhau thai

Tác dụng của vaccine astrazeneca bao lâu

Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao mắc bệnh Covid-19 ở mức độ nặng. Phụ nữ mắc bệnh Covid-19 còn có nguy cơ sinh non cao gấp 2 đến 3 lần so với phụ nữ không mắc bệnh Covid-19 và có nguy cơ cao gặp các biến chứng bất lợi khác trong thai kỳ. Phụ nữ mang thai có bệnh lý nền thậm chí còn có nguy cơ bị biến chứng nghiêm trọng do nhiễm Covid-19 cao hơn.

Vì những lý do này, nhiều quốc gia bao gồm Mỹ, Anh, Israel và Pháp khuyến cáo phụ nữ mang thai nên tiêm vắc xin và họ được xem là trường hợp ưu tiên. Thai phụ có thể tiêm vắc xin vào bất kỳ giai đoạn nào trong thai kỳ. Không có lý do gì cần trì hoãn việc mang thai sau khi tiêm vắc xin phòng Covid-19.

Vắc xin phòng Covid-19 được biết là không gây nguy cơ cho phụ nữ cho con bú hoặc trẻ bú sữa mẹ. Trên thực tế, các nghiên cứu đã chứng minh rằng kháng thể có thể được truyền từ mẹ sang con thông qua sữa mẹ. Do đó, phụ nữ cho con bú có thể tiêm vắc xin phòng Covid-19.

NHỮNG NGƯỜI ĐÃ TIÊM MỘT LOẠI VẮC-XIN KHÁC GẦN ĐÂY CÓ THỂ TIÊM VẮC-XIN ASTRAZENECA PHÒNG COVID-19 KHÔNG?

Vắc xin phòng Covid-19 và các loại vắc xin khác có thể được tiêm mà không cần quan tâm đến thời gian. Điều này bao gồm việc tiêm đồng thời vắc xin phòng Covid-19 và các loại vắc xin khác trong cùng một ngày, cũng như tiêm đồng thời trong vòng 14 ngày.

BẠN CÓ BỊ RỐI LOẠN ĐÔNG MÁU HAY ĐANG DÙNG THUỐC LÀM LOÃNG MÁU KHÔNG? 

Như tất cả các loại vắc xin khác, vắc xin phòng Covid-19 có thể được sử dụng cho những bệnh nhân này, miễn là bác sĩ xác định nguy cơ chảy máu của bệnh nhân đủ thấp và vắc xin có thể được tiêm bắp với độ an toàn hợp lý. Dưới đây là khuyến cáo về kỹ thuật tiêm bắp cho bệnh nhân bị rối loạn đông máu hoặc đang dùng thuốc làm loãng máu: nhân viên nên sử dụng kim tiêm cỡ nhỏ (cỡ 23 hoặc nhỏ hơn), sau đó ấn mạnh vào chỗ tiêm, nhưng không chà xát, trong ít nhất 2 phút. 

LÝ DO NÀO MÀ BẠN KHÔNG NÊN TIÊM CHỦNG?

Có rất ít người không thể tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19.

Vắc xin không nên tiêm cho:

  • Người được xác định là có phản ứng phản vệ với bất kỳ thành phần nào của vắc xin;
  • Người được xác định là có phản ứng phản vệ với liều đầu tiên của vắc xin phòng Covid-19 cùng loại.

Những người có tiền sử phản ứng dị ứng nghiêm trọng với thực phẩm, với một loại thuốc hoặc vắc xin đã xác định, hoặc với côn trùng đốt vẫn có thể tiêm bất kỳ loại vắc xin phòng Covid-19 nào, miễn là họ không dị ứng với bất kỳ thành phần nào của vắc xin. Điều quan trọng là phải thông báo cho người tiêm vắc xin biết nếu bạn đã từng có phản ứng dị ứng nghiêm trọng (sốc phản vệ).

Hôm nay bạn có bị ốm không?

Không có bằng chứng nào cho thấy bệnh cấp tính làm giảm hiệu quả của vắc xin hoặc làm tăng sự cố bất lợi của vắc xin. Tuy nhiên, để đề phòng bệnh cấp tính ở mức độ vừa hoặc nặng, nên trì hoãn tiêm tất cả các loại vắc xin cho đến khi tình trạng bệnh được cải thiện. Các bệnh nhẹ (như nhiễm trùng đường hô hấp trên, tiêu chảy) thì KHÔNG chống chỉ định tiêm chủng. Đừng trì hoãn tiêm vắc xin nếu bạn đang dùng thuốc kháng sinh.

Bạn có tiêm vắc xin khác trong 14 ngày qua không? 

Vắc xin phòng Covid-19 nên được tiêm đơn lẻ, và cách ít nhất 14 ngày trước hoặc sau khi tiêm các loại vắc xin khác.

CÁC NGUY CƠ DO VẮC XIN ASTRAZENECA PHÒNG COVID-19 GÂY RA?

Tương tự như tất cả các loại thuốc, vắc xin có thể gây ra tác dụng phụ. Cho đến nay, hàng triệu người đã được tiêm chủng vắc xin AstraZeneca phòng Covid-19 và các báo cáo về tác dụng phụ nghiêm trọng, như phản ứng dị ứng và cục máu đông, là rất hiếm. Không báo cáo nào cho thấy có biến chứng lâu dài. Hầu hết tác dụng phụ của vắc xin AstraZeneca phòng Covid-19 thường nhẹ và ngắn hạn (trong vài ngày), và không phải ai cũng gặp phải (chiếm khoảng 10-20% số người được tiêm chủng), bao gồm:

  • Đau cánh tay ở vị trí tiêm;
  • Cảm thấy mệt;
  • Đau đầu;
  • Cảm thấy đau nhức
  • Buồn nôn;
  • Một số người sẽ gặp các triệu chứng giống bệnh cúm nhẹ;
  • Rất ít người bị sốt hoặc cảm thấy nóng hay lạnh run 1 hoặc 2 ngày sau khi tiêm;
  • Một tác dụng phụ ít gặp là sưng hạch nách hoặc cổ ở cùng bên với cánh tay đã tiêm vắc xin. Tác dụng này có thể kéo dài khoảng 10 ngày, nhưng nếu kéo dài lâu hơn, hãy đến gặp bác sĩ.

Phản ứng dị ứng

Các phản ứng dị ứng (quá mẫn) ​​đã từng xảy ra ở những người được tiêm chủng. Các trường hợp sốc phản vệ (phản ứng dị ứng nghiêm trọng) rất hiếm gặp. Nếu có phản ứng với vắc xin, nó thường xảy ra trong vài phút. Các dấu hiệu của phản ứng dị ứng có thể bao gồm phát ban gây ngứa da, khó thở và sưng mặt hoặc lưỡi.

Như tất cả các loại vắc xin khác, vắc xin AstraZeneca phòng Covid-19 phải được tiêm dưới sự giám sát của nhân viên y tế, có chuẩn bị sẵn phác đồ điều trị thích hợp trong trường hợp xảy ra phản ứng dị ứng. Nhân viên tiêm vắc xin sẽ được đào tạo để xử trí và điều trị các phản ứng dị ứng ngay lập tức.

Cục máu đông

Trường hợp hình thành cục máu đông (huyết khối) rất hiếm gặp với tỷ lệ khoảng 1/200.000 đến 1/400.000 người được tiêm chủng, do đó tỷ lệ xảy ra sẽ thấp hơn 0,001% so với nguy cơ tử vong là từ 0,5% đến 1% nếu nhiễm Covid-19. Cục máu đông có thể hình thành ở tĩnh mạch hoặc động mạch, đặc biệt là ở các vị trí bất thường như trong não hoặc bụng, kèm theo lượng tiểu cầu trong máu thấp, và xảy ra từ 5 ngày đến 4 tuần sau khi tiêm. 

TÁC DỤNG PHỤ CÓ KHÁC NHAU Ở MỖI LIỀU KHÔNG?

Tác dụng phụ có thể xảy ra sau liều đầu tiên và/hoặc liều thứ hai. Ngay cả khi bạn đã có tác dụng phụ sau liều đầu tiên, bạn vẫn cần tiêm liều thứ hai (trừ khi bạn có phản ứng dị ứng nghiêm trọng sau liều đầu tiên). 

BẠN NÊN LÀM GÌ NẾU CÓ TÁC DỤNG PHỤ?

Nếu có tác dụng phụ, bạn nên nghỉ ngơi cho đến khi cảm thấy khỏe hơn. Bạn có thể dùng thuốc giảm đau, như paracetamol, nếu cần.

Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu

  • Triệu chứng trở nên tồi tệ hoặc cảm thấy lo lắng;
  • Sưng hạch hơn 10 ngày;
  • Khi có các triệu chứng bất thường và kéo dài, như sốt cao hơn 4 ngày.

Nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây từ khoảng 4 ngày đến 4 tuần sau khi tiêm, bạn nên liên hệ với bác sĩ ngay lập tức:

  • Bầm tím ở chỗ khác với vị trí đã từng tiêm;
  • Khó thở, đau ngực, phù chân hoặc đau bụng kéo dài;
  • Cơn đau đầu dữ dội mới xuất hiện nhưng không đỡ khi dùng thuốc giảm đau thông thường hoặc ngày càng trầm trọng hơn;
  • Đau đầu hơn khi nằm xuống hoặc cúi xuống, hoặc kèm theo mờ mắt, buồn nôn và nôn ói, khó nói, yếu ớt, lơ mơ hoặc co giật. 

Bạn có thể liên hệ với Khoa Cấp cứu củaBệnh viện FV bất cứ lúc nào qua số

(028) 54 11 35 00

Tham khảo

  • Everything you need to know about COVID-19 vaccines. The Pharmaceutical Journal, May 2021; Online: DOI:10.1211/PJ.2021.1.71237
  • Vaccines for COVID-19. Centers for Disease Control and Prevention (CDC). https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/vaccines/index.html
  • Coronavirus (COVID-19) vaccine. NHS. https://www.nhs.uk/conditions/coronavirus-covid-19/coronavirus-vaccination/coronavirus-vaccine/
  • Efficacy of ChAdOx1 nCoV-19 (AZD1222) vaccine against SARS-CoV-2 variant of concern 202012/01 (B.1.1.7): an exploratory analysis of a randomised controlled trial. The Lancet Volume 397, Issue 10282, P1351-1362, April 10, 2021
  • Important information about pregnancy and breastfeeding. NHS Scotland. nhsinform.scot/covid19vaccinepregnancy
  • COVID-19 vaccines and pregnancy. Royal College of Obstetricians and Gynaecologists. https://www.rcog.org.uk/covid-vaccine
  • COVID-19 Vaccines While Pregnant or Breastfeeding. Centers for Disease Control. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/vaccines/recommendations/pregnancy.html