Tại sao ăn đậu hũ với mật ong lại chết

Với hàm lượng các chất dinh dưỡng, vitamin dồi dào và đa dạng, mật ong từ lâu đã được xếp vào hàng “thần dược” giúp các bạn chống lại nhiều loại bệnh khác nhau. 

Tuy nhiên, nếu dùng quá nhiều, và sai đối tượng mật ong có thể trở thành thuốc độc có thể gây nguy hiểm.

Mật ong kết hợp đậu phụ gây đông cứng trong dạ dày gây khó thở, nếu mắc bệnh tim mạch, thời gian dẫn đến tử vong nhanh hơn.

Kỵ đậu phụ

Trong Đậu phụ [tàu hũ] thường có thạch cao và trong Mật ong thì có đường. 

Hai thành phần này gặp nhau sẽ tạo hiện tượng vón cục, đông cứng trong dạ dày gây khó thở, hụt hơi rồi hôn mê. Đặc biệt, nếu mắc bệnh tim mạch, thời gian dẫn đến tử vong có thể nhanh hơn.

Không những thế, khoáng chất, protein thực vật, axit hữu cơ trong đậu phụ nếu kết hợp với enzym trong mật ong sẽ xảy ra phản ứng sinh hóa bất lợi cho sức khỏe.

Kỵ với cua

Nếu dùng chung hai thứ sẽ kích thích đường ruột, và dễ gây tiêu chảy, thậm chí trúng độc, cho nên không nên ăn chung. 

Không nên dùng với lá hẹ

Theo dân gian, trẻ nhỏ bị ho thường dùng mật ong và lá hẹ nhưng chỉ có tác dụng nếu hệ tiêu hóa của em bé tương đối ổn định. 

Theo dân gian, trẻ nhỏ bị ho thường dùng mật ong và lá hẹ hấp lên lấy nước cho uống. Nhưng thực tế lại không phải vậy. Nó chỉ có tác dụng nếu hệ tiêu hóa của em bé tương đối ổn định. Hẹ có hàm lượng vitamin C phong phú. 

Tuy nhiên, nếu kết hợp với mật ong có thể gây tiêu chảy. 

Mật ong kỵ với cá chép

Nếu vô tình trong món ăn nào đó, bạn kết hợp mật ong và cá chép là không tốt, cơ thể có thể bị trúng độc ngay. 

Mật ong kỵ với cây thì là

Mật ong và cây thì là, nếu vô tình kết hợp chúng trong một món ăn nào đó sẽ không tốt, có thể gây tổn thương gan, sưng hoặc đau mắt đỏ. 

Mật ong và cơm

Nghe có vẻ rất khó hiểu vì cơm vốn dĩ mát, lành chúng ta vẫn ăn hằng ngày.  

Còn mật ong lại bổ dưỡng. Nhưng sự thật, mật ong ăn cùng cơm có thể làm bạn bị đau dạ dày.

Mật ong không nên pha với nước đun sôi

Mật ong có thể uống chung với nước ấm rất tốt cho cơ thể. Nhưng nếu pha mật ong với nước đun sôi lại không hề tốt.  

Mật ong có hàm lượng enzyme, vitamin và khoáng chất phong phú. 

Nếu hòa lẫn với nước sôi, sẽ không thể duy trì được màu sắc, vùi vị tự nhiên, mà còn phá vỡ thành phần dinh dưỡng của mật ong. Nhiệt độ nước tốt nhất để hòa cùng mật ong là 35 độ C. 

Mật ong kỵ với hành tây  

Mật ong kết hợp với hành tây sẽ khiến cho axit hữu cơ, enzyme trong mật ong gặp axit amin chứa lưu huỳnh trong hành tây, nảy sinh phản ứng hóa học có hại, hoặc sản sinh chất có độc, kích thích dạ dày gây tiêu chảy.

Không nên dùng mật ong cho các trường hợp đang bị tiêu chảy hoặc đầy bụng.

Lưu ý:

- Không nên dùng mật ong cho các trường hợp đang bị tiêu chảy hoặc đầy bụng.

- Do mật ong có tác dụng giãn mạch máu nên những ai bị mắc bệnh giãn tĩnh mạch dưới da thì không nên sử dụng sử dụng mật ong.

- Khi mật ong xuất hiện bọt khí thì tuyệt đối không sử dụng nữa! Nguyên nhân là do trong mật ong chứa một lượng đường khá lớn nên có tính chất hút nước. Do sơ suất trong bảo quản, lượng nước này có thể tăng lên và nếu vượt quá 20% thì nó sẽ khiến nấm men phát triển nhanh. Cuối cùng, các thành phần chất dinh dưỡng có trong mật ong đều sẽ bị phân giải hết.

- Không nên đựng và bảo quản mật ong trong đồ kim loại vì mật ong có rất nhiều axit hữu cơ và đường. Dưới tác dụng của men, một phần các chất này sẽ biến thành axit etylenic có khả năng ăn mòn bề ngoài kim loại, làm tăng hàm lượng chất này trong mật ong. 

Trong khi đó, một khi thành phần dinh dưỡng của mật ong đã bị phá huỷ, chúng mình sẽ dễ bị ngộ độc với các biểu hiện như lợm giọng, nôn mửa.  

TPO - Mật ong là thực phẩm tuyệt vời cho cơ thể nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi kết hợp với những thực phẩm 'đại kỵ', mật ong có thể gây ngộ độc, thậm chí nguy hiểm cho người dùng.

Các sản phẩm làm từ đậu tương [đậu nành]

Ăn đậu phụ, tàu hũ, sữa đậu nành với mật ong có thể sẽ tạo ra hiện tượng vón cục, đông cứng trong dạ dày gây khó thở, hụt hơi rồi hôn mê. Đặc biệt, người mắc bệnh tim mạch dùng hai thực phẩm này cùng nhau trong thời gian dài có thể gây nguy hiểm tính mạng.

Cơm

Hai thực phẩm này khi tách riêng đều mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, ăn chung cơm với mật ong sẽ làm ảnh hưởng đến dạ dày.

Cá chép

Kết hợp cá chép với mật ong có thể gây ra trúng độc. Trong trường hợp này cần dùng đậu đen, cam thảo để giải độc.

Cá diếc

Cá diếc cùng họ với cá chép, để không xảy ra tình trạng ngộ độc thì không nên kết hợp chúng với nhau.

Cua

Tuy không đến mức gây nên nhiều hệ quả xấu như cá chép nhưng cua cũng được đánh giá là một loại động vật không nên dùng chung với mật ong dù cho bất kỳ đối tượng nào.

Tính hàn của những con cua khi dùng chung với mật ong sẽ tạo nên phản ứng kích thích rất rõ.

Và triệu chứng thường thấy nhất khi dùng chung 2 nguyên liệu này với nhau chính là các biểu hiện kích thích đường ruột, gây nên chứng tiêu chảy ngay sau khi sử dụng.

Nước sôi

Mật ong có chứa nhiều enzyme, vitamin và các khoáng chất. Nếu sử dụng nước sôi để pha mật ong, các thành phần dinh dưỡng sẽ bị phá hủy bởi nhiệt độ cao, làm thay đổi mùi vị và màu sắc. Bạn chỉ nên dùng nước 35 độ C để pha mật ong.

Thì là

Kết hợp hai loại thực phẩm này với nhau có thể khiến gan bị tổn thương, sưng, đau mắt đỏ.

Hành tây

Hành tây chứa nhiều dưỡng chất. Chúng sẽ phản ứng với axit hữu cơ và enzyme trong mật ong để tạo ra những chất có hại, kích thích đường tiêu hóa, gây chướng bụng, tiêu chảy.

Hẹ

Theo dân gian, dùng hẹ và mật ong hấp lên lấy nước uống là cách trị ho cho an toàn cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, thực tế không phải vậy. Cách này chỉ có tác dụng nếu trẻ có hệ tiêu hóa ổn định. Hẹ chứa nhiều vitamin C, khi kết hợp với mật ong có thể gây ra tiêu chảy.

Sắn dây

Sắn dây là một loại bột uống rất mát cho cơ thể. Do củ sắn dây được coi là một trong những loại củ có giá trị lớn nhất, vừa ăn được lại vừa có tác dụng chữa bệnh tuyệt vời. Nhưng uống mật ong với bột sắn dây cực kì nguy hiểm, có thể gây hôn mê hoặc thậm chí tử vong.

Không đựng mật vào bình sắt

Mật ong có tính axít yếu, khi tiếp xúc với kim loại sẽ xảy ra phản ứng hóa học, tách sắt, nhôm, kẽm ra. Như vậy chất lượng mật sẽ giảm, ăn phải dễ đau bụng.Tốt nhất nên đựng mật ong vào bình thủy tinh hoặc gốm sứ.

Những người đại kỵ với mật ong

Người bị tiểu đường

Bệnh tiểu đường [đái tháo đường] thuộc nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cabohydrat, protein, mỡ khiến cho lượng đường trong máu luôn ở mức cao gây phá hủy mạch máu nuôi dưỡng cơ quan trong cơ thể như: tim mạch, thận, mắt, dây thần kinh dẫn tới biến chứng như suy thận, mù lòa, hoại tử chi,… Bởi thế, nên hạn chế nạp vào cơ thể những thực phẩm chứa chỉ số đường huyết thực phẩm cao như mật ong để tránh làm gia tăng lượng đường trong máu.

Trẻ dưới 1 tuổi

Các chuyên gia chỉ ra rằng trẻ em dưới 1 tuổi không được uống mật ong. Bởi trong quá trình pha chế, vận chuyển, mật ong dễ bị ô nhiễm botulinum. Các bào tử Clostridium botulinum vẫn thích nghi và có thể tồn tại trong nhiệt độ 100 độ C.

Chức năng tiêu hóa của trẻ sơ sinh yếu, chức năng giải độc gan cũng chưa hoàn chỉnh, đặc biệt là trẻ sơ sinh dưới 6 tháng, botulinum dễ dàng xâm nhập vào thành ruột, kết hợp với một số chất tạo ra độc tố, gây ngộ độc.

Người bị xơ gan

Xơ gan là một bệnh gan mạn tính được đặc trưng bởi sự thay thế mô gan bằng mô xơ, sẹo và sự thành lập các nốt tân sinh dẫn đến mất chức năng gan. Mặc dù, bệnh nhân viêm gan B rất thích hợp để uống mật ong, vì monosaccharide trong mật ong có thể làm giảm gánh nặng cho gan, nhưng ở bệnh nhân xơ gan không uống rượu mật ong, bởi vì nó sẽ làm trầm trọng các triệu chứng của bệnh này.

Phụ nữ có thai

Phụ nữ có thai tuyệt đối không được sử dụng mật ong. Bởi mật ong kích thích tử cung co lại, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi.

Người bị bệnh huyết áp thấp và đường trong máu thấp

Trong mật ong chứa một chất giống như là Acetylcholine, có tác dụng giảm huyết áp. Người có mức đường huyết thấp uống mật ong vì dễ gặp biến chứng, vì vậy “kỵ” sử dụng.

Người vừa mới phẫu thuật

Người mới phẫu thuật mất máu nhiều, cơ thể rất yếu, nếu hấp thụ quá nhiều chất bổ, dễ làm cho gan chướng, nghẽn khí, gây chảy máu ngũ quan.

Người rối loạn chức năng đường ruột

Mật ong có thể làm cho đường ruột co thắt mạnh, dẫn đến rối loạn chức năng đường ruột, gây ra các chứng như đi ngoài, táo bón...

Người dễ bị dị ứng

Mật ong không thích hợp cho những người bị dị ứng. Những ai bị dị ứng phấn hoa, cần tây và các dị ứng khác liên quan đến hoạt động của ong không nên ăn mật ong, có thể gây độc cho người bị dị ứng.

Thanh Huyền [Tổng hợp]

Video liên quan

Chủ Đề