Bao lâu trẻ rụng rốn

  • 18:00 08/05/2022
  • Xếp hạng 4.99/5 với 20370 phiếu bầu

Thông thường trẻ sơ sinh thường rụng rốn trong khoảng thời gian từ 8-10 ngày. Rốn sau khi rụng vẫn cần được chăm sóc tốt và giữ khô thoáng, tuy nhiên khi việc vệ sinh và chăm sóc rốn không tốt nó có thể dẫn đến tình trạng xấu.

Thông thường rốn của trẻ sơ sinh sẽ rụng trong khoảng thời gian từ 8 – 10 ngày sau khi sinh và đến ngày thứ 15 thì liền hẳn. Tuy nhiên, một số trẻ có thể rụng rốn sớm hoặc muộn hơn một chút tùy vào cơ thể trẻ và cách mẹ chăm sóc.

Vẫn có trường hợp trẻ rụng rốn sau 2 tuần sau sinh, trường hợp này vẫn được coi là bình thường nếu rốn của trẻ khô, sạch và không có biểu hiện nhiễm trùng.

Thông thường rốn của trẻ sơ sinh sẽ rụng trong khoảng thời gian từ 8 – 10 ngày sau khi sinh


Đối với trường hợp bé lâu rụng rốn, bị nhiễm trùng rốn, trẻ sinh non, băng kín rốn, nuôi ăn tĩnh mạch, chiếu đèn. Khi rốn của bé chưa rụng, mẹ cần vệ sinh rốn hàng ngày và thay băng rốn thường xuyên, tuyệt đối không bôi bất cứ thứ gì lên rốn nếu chưa có chỉ định của bác sĩ hay để rốn dính nước. Vì điều đó sẽ khiến rốn lâu rụng và càng tăng nguy cơ nhiễm trùng.

2.1 Nhiễm trùng rốn khu trú

  • Nhiễm trùng rốn khu trú: Mất ranh giới bình thường giữa da và dây rốn, dây rốn viêm đỏ có mủ, đôi khi có rỉ máu.
  • Chăm sóc rốn: Đây là một việc rất quan trọng cần làm mỗi ngày nhằm mục đích: giảm tình trạng nhiễm trùng, rốn mau khô và rụng.
  • Chăm sóc tại nhà và phòng ngừa: Các bà mẹ cần được hướng dẫn cách chăm sóc rửa rốn tại nhà mỗi ngày 1 - 2 lần bằng nước muối sinh lý 0,9% và dặn dò đem trẻ trở lại tái khám nếu rốn còn chảy mủ hay dịch sau 2 ngày hoặc khi tình trạng nhiễm trùng nặng hơn.
  • Phòng ngừa: Bảo đảm vô trùng trước và sau khi sinh. Cắt và cột rốn bằng dụng cụ vô trùng.
  • Rửa tay trước khi săn sóc trẻ.

2.2 Nhiễm trùng rốn lan tỏa

Nhiễm trùng rốn nặng: Nhiễm trùng lan ra mô liên kết xung quanh, gây viêm đỏ cứng quanh rốn, tạo quầng rốn đường kính lớn hơn 2cm. Trẻ có kèm biểu hiện nhiễm trùng toàn thân [sốt cao, lừ đừ, bỏ bú].

Nhiễm trùng lan theo đường máu: Thấy ổ mủ ở da. ở chi ở phổi... kèm theo triệu chứng nhiễm trùng huyết [tổn thương đa cơ quan]. Soi cấy mủ rốn, mủ áp-xe.

2.3 Bệnh uốn ván rốn

Vi khuẩn Clostridium Tetani xâm nhập vào cơ thể trẻ qua vết cắt rốn. Vi khuẩn uốn ván có thể sống trong điều kiện yếm khí. Sau khi vi khuẩn uốn ván vào cơ thể trẻ, thường không làm phát sinh ngay các triệu chứng rõ rệt.

Trong thời kỳ ủ bệnh [trung bình 7 ngày, còn sớm hay muộn hơn tùy theo mức độ độc tố mà vi khuẩn tiết ra]. Dựa vào khoảng thời gian ủ bệnh có thể tiên lượng được một phần bệnh nặng hay nhẹ.

2.4 Bệnh động mạch rốn duy nhất

Bình thường trong dây rốn liên kết giữa mẹ và thai có 3 mạch máu: 2 động mạch và 1 tĩnh mạch. Bất thường ở dây rốn thường gặp nhất là 1 động mạch rốn, chiếm 0,08 - 1,9% trong tổng số thai kỳ.

Bất thường cấu trúc khác có thể kèm theo gồm: hệ niệu sinh dục, hệ tim mạch, hệ xương khớp, hệ thần kinh và rối loạn nhiễm sắc thể. Khi có động mạch rốn duy nhất thì cần khảo sát kỹ hình thái thai nhi.


Khi trẻ sinh ra có khoảng 30% những trẻ có 1 động mạch rốn, có bất thường bẩm sinh khác đi kèm. Cần thăm khám cuống rốn trẻ cẩn thận và tìm các dị tật khác đi kèm. Để điều trị thích hợp.

Khi trẻ sinh ra có khoảng 30% những trẻ có 1 động mạch rốn, có bất thường bẩm sinh khác đi kèm

2.5 Bệnh u hạt rốn

U hạt rốn là tình trạng chậm biểu bì hóa sau rụng rốn khiến mô hạt phát triển quá mức.

Nguyên nhân: Thông thường u hạt rốn xảy ra ở những trẻ chậm rụng rốn, thường quá 6 - 8 ngày sau sinh.

2.6 Tồn tại ống niệu rốn

Bình thường thì ống niệu rốn nối từ xoang niệu sinh dục và rốn sẽ được đóng kín và xơ hóa thành dây chằng rốn - bàng quang từ trong thời kỳ bào thai. Tồn tại ống rốn niệu là sự tồn tại 1 ống nối từ rốn vào bàng quang.

Như vậy, nước tiểu có thể trào ngược từ bàng quang vào rốn. Tổn thương nơi nối giữa bàng quang và rốn để cho nước tiểu đổ ra cuống rốn, cuống rốn luôn rỉ dịch liên tục, đôi khi trẻ bị nhiễm trùng tiểu. Bệnh lý này khi được phẫu thuật. Giải phóng tồn tại ống rốn niệu.

2.7 Thoát vị rốn

Dây rốn được gắn ở bụng khi trẻ sinh ra. Trong vòng 5 - 7 ngày sau khi sinh, cuống rốn teo dần và rụng đi, vết thương tự lành và tạo nên rốn của trẻ. Khi trẻ lớn lên lỗ ở thành bụng sẽ tự động đóng lại, tuy nhiên trong một số trường hợp các cơ bụng không đóng kín dẫn đến thoát vị rốn.

2.8 Chăm sóc rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng

Rốn sau khi rụng vẫn cần được chăm sóc tốt và giữ khô thoáng. Mỗi ngày, mẹ cần làm sạch đáy rốn 1 – 2 lần bằng miếng bông hoặc gạc thấm một ít cồn 70 độ hoặc cồn i-ốt và liên tiếp băng bó lại cho đến khi rốn bé hoàn toàn liền sẹo.

Mẹ nên gấp mép của tã xuống dưới để rốn được thông thoáng, không để nước tiểu dính vào rốn, khi cuống rốn rụng, đồng thời khi cuống rốn của bé đã rụng gần hết không được dùng tay kéo cuống rốn.

Để bảo vệ trẻ khỏi những tác nhân gây ảnh hưởng tới sức khoẻ, bạn cần theo dõi và đưa trẻ đi thăm khám khi có biểu hiện bất thường. Liên hệ tư vấn và đặt khám với các bác sĩ chuyên khoa Nhi hàng đầu trong nước và quốc tế, Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp đến Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc đặt hẹn TẠI ĐÂY


XEM THÊM:

Khi cuống rốn khô lại và lành, nó có thể có màu nâu, xám hoặc đen, đó là bình thường. Thông thường sẽ không có vấn đề gì nếu bạn giữ rốn khô và sạch. Rốn sẽ rụng sau 1-2 tuần

Sau đây là một số vấn đề về rốn thường gặp:

1. Chảy máu rốn:

Mẹ sẽ thấy rỉ một vài giọt máu trên chỗ giữa cuống rốn đã khô và chân rốn, chảy máu do cọ xát tả vào cuống rốn. Chảy máu thường sẽ tự cầm hoặc cầm khi ấn nhẹ vùng rốn bằng miếng gạc sạch.

Nếu chảy máu tái dai dẳng hoặc chảy máu nhiều [vẫn còn chảy máu sau 10 phút đè ép hoặc tiếp tục chảy máu trên 3 lần], mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ, vì có thể có bệnh lý gây chảy máu rốn.

2. Rốn rụng muộn:

Thông thường rốn rụng sau 10-14 ngày tuổi, nhưng một số ít trường hợp có thể kéo dài > 3 tuần. Nên giữ rốn khô và kiểm tra da quanh rốn mỗi ngày. Rửa sạch chất tiết bám trên rốn một cách nhẹ nhàng và lau khô. Chú ý không được dùng cồn hoặc các chất sát khuẩn khác bôi lên rốn. Khi mặc tả, không nên để tả đè lên cuống rốn. Sau 3 tuần mà rốn chưa rụng, mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ.

3. Rốn rỉ dịch:

Rốn rỉ dịch hoặc bị ẩm, hoặc có ít mủ trên bề mặt, thường xảy ra sau khi rốn đã rụng, trẻ có thể bị nhiễm trùng rốn mức độ nhẹ hoặc có bệnh lý rốn khác kèm theo như tồn tại ống niệu rốn, u hạt rốn... Mẹ nên đưa bé đi khám để được tầm soát bệnh lý rốn và hướng dẫn cách chăm sóc rốn.

Lưu ý: nên để rốn thoáng, không bôi thuốc kháng sinh hay thuốc sát trùng lên rốn.

4. Nhiễm trùng rốn:

Là tình trạng nhiễm trùng vùng rốn và mô xung quanh rốn gây sưng, đỏ hoặc đau, chảy dịch mủ, hôi, hoặc đôi khi chỉ nhẹ như rỉ dịch hoặc chảy máu nhẹ

Hình ảnh nhiễm trùng rốn nặng

Khi em bé có dấu hiệu nhiễm trùng rốn, cần phải đưa bé đi khám. Em bé sẽ được cho uống thuốc và hướng dẫn vệ sinh rốn đúng cách và nặng hơn là phải nhập viện điều trị. Nếu em bé được uống thuốc tại nhà, phải đảm bảo rằng em bé uống đủ liều thuốc ngay cả khi rốn đã cải thiện hơn.

Các nguyên tắc chung khi chăm sóc rốn bị nhiễm trùng:

- Rửa sạch tay trước và sau khi chăm sóc rốn.

- Tả của bé phải nằm ở mức dưới rốn cho đến khi rốn lành. Điều này giúp ngăn ngừa nhiễm bẩn từ phân và nước tiểu, nếu cần có thể cắt trên tả một lỗ nhỏ vùng tả đi qua rốn.

- Không nên mặc quần áo ép chặt vùng rốn.

- Không đặt bé ngâm vào thau nước tắm cho đến khi nhiễm trùng rốn đã lành.

- Không rắc bột chống hăm hoặc các loại bột khác lên rốn rỉ nước.

- Theo dõi các dấu hiệu diễn tiến nặng của nhiễm trùng như chân rốn và vùng quanh rốn sưng phồng, chảy mủ, có mùi hôi,…

Khi nào nên đưa trẻ đi tái khám ngay:

- Trẻ bị sốt.

- Các dấu hiệu của nhiễm trùng xấu hơn hoặc không cải thiện sau 2 ngày điều trị.

- Trẻ khóc hoặc có vẻ đau khi chạm vào rốn hoặc vùng quanh rốn.

- Chảy máu rốn nặng hơn.

- Chân rốn và vùng quanh rốn sưng phồng, chảy mủ, có mùi hôi.

- Trẻ bỏ bú.

- Trẻ ngủ nhiều hoặc giảm vận động hơn bình thường.

5. U hạt rốn:

Là 1 mảnh mô màu đỏ còn lại trên chân rốn sau khi rụng rốn. Nếu không được điều trị, nó sẽ rỉ dịch và gây viêm tấy kéo dài cả tháng. Nguyên nhân của tình trạng này hiện chưa rõ, nhưng nó không có nghĩa là bạn đã không chăm sóc rốn cho con

U hạt rốn

Điều trị u hạt rốn bao gồm:

- Bôi thuốc lên trên mô hạt để làm nó khô đi và rụng.

- Dùng thuốc để làm đông mô hạt.

- Đốt điện mô hạt [cắt bỏ mô hạt]

Bé nên được đi khám để bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị cho bé. U hạt rốn không có dây thần kinh nên điều trị sẽ không làm đau cho bé. Sau khi điều trị, mẹ chỉ vệ sinh vùng xung quanh bằng nước sạch vài lần/ngày. Vùng mô hạt sẽ đóng mày và tự rụng.

6. Thoát vị rốn

Thoát vị rốn là khi khiếm khuyết một phần cơ thành bụng và một phần quai ruột sẽ chui ra chỗ khuyết đó tạo nên một khối phồng. Khối phồng sẽ to hơn khi trẻ khóc hoặc uốn vặn, và sẽ nhỏ lại khi trẻ nằm yên.

hoát vị rốn gặp trong 10-20% trẻ sơ sinh. Khóc không làm cho khối thoát vị càng ngày càng to hơn và cũng không kéo dài lâu hơn. Thoái vị rốn không đau và không bị vỡ ra. Phần khuyết cơ này thường sẽ tự cải thiện sau 4 tuổi. Trong 1 số trường hợp, thoát vị rốn cần phải can thiệp bằng phẫu thuật:

- Khối thoát vị to hơn 2,5cm.

- Trẻ vẫn còn khối thoát vị sau 4 tuổi.

Khối thoát vị bị nghẹt không thể đẩy vào được [hiếm], trẻ sẽ đau, nôn ói. Trẻ nên được khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Video liên quan

Chủ Đề