Tại sao bóng đá Việt Nam không phát triển

ĐTQG toàn thua: Nền bóng đá Việt Nam cần chiến lược phát triển dài hơi

10:13 14/10/2021

Thất bại toàn diện của đội tuyển Việt Nam tại vòng loại thứ 3 World Cup 2022 châu Á cho thấy vị trí thực tế của chúng ta trên bình diện bóng đá châu Á hiện nay. Nếu muốn đặt chân vào nhóm các nền bóng đá mạnh nhất châu lục, Việt Nam cần có chiến lược phát triển đúng đắn và dài hạn.

  • Đội tuyển Việt Nam trước tuần lễ quyết định: Tỉnh táo trong giấc mơ đẹp

Điểm giới hạn của bóng đá Việt Nam

Trước khi HLV Park Hang-seo đến, tuyển Việt Nam chỉ vô địch AFF Cup một lần duy nhất vào năm 2008. Ở thời điểm đó, tuyển Việt Nam lên ngôi đầy ấn tượng nhưng chúng ta bị Malaysia loại ngay ở vòng bán kết sau đó 2 năm. Tại SEA Games, thành tích tốt nhất của bóng đá nam Việt Nam cũng chỉ dừng được huy chương bạc.

Bóng đá Việt Nam cần có chiến lược phát triển đúng đắn và dài hạn.

Các giải đấu ở cấp độ châu lục? Có lẽ người hâm mộ không có bất cứ ký ức nào. Asian Cup duy nhất mà tuyển Việt Nam được tham dự là vòng chung kết năm 2007. Khi đó, chúng ta chỉ có vé với tư cách đồng chủ nhà cùng các quốc gia Đông Nam Á khác, bao gồm Malaysia, Indonesia và Thái Lan.

Trước khi HLV Park Hang-seo đến, tuyển Việt Nam dừng bước ở bán kết AFF Cup 2016 và tệ hơn, đội U23 bị loại ngay từ vòng bảng SEA Games 2017. Sau khi HLV người Hàn Quốc đến, U23 Việt Nam lập tức lọt vào chung kết U23 châu Á 2018, đội Olympic tiến vào bán kết ASIAD 2018, tuyển Việt Nam vô địch AFF Cup 2018. Đến năm 2019, chúng ta lập thêm cột mốc lịch sử khi vào top 8 đội mạnh nhất châu Á tại Asian Cup đồng thời thỏa mộng vàng tại SEA Games.

Nói cách khác, chỉ trong vòng 2 năm, HLV Park Hang-seo đã giúp tuyển Việt Nam chinh phục mọi mục tiêu mà chúng ta mong muốn. Ông thậm chí đưa bóng đá Việt Nam vượt ra khỏi Đông Nam Á và trở thành cái tên quen thuộc ở các sân chơi châu lục.

Nếu liệt kê thành tích này, người hâm mộ sẽ giật mình khi nghĩ đến bước tiến tiếp theo của bóng đá Việt Nam. Chúng ta đã thống trị các giải đấu Đông Nam Á, đã vào sâu ở các giải đấu tầm cỡ châu Á. Nếu cứ chạy theo thành tích, chúng ta chỉ thỏa mãn khi tuyển Việt Nam vào bán kết Asian Cup, giành chiến thắng tại vòng loại cuối cùng đến World Cup hay thậm chí giành vé dự World Cup? Đáng tiếc, đó đều là các mục tiêu mà không có phép màu nào có thể biến thành sự thật chỉ sau một đêm.

Nói cách khác, bóng đá Việt Nam đang đi đến cực hạn. Trước đây, chúng ta có quyền tiếc nuối khi đội nhà không thể vô địch AFF Cup hay giành HCV SEA Games, bởi lẽ thực lực của bóng đá Việt Nam đủ khả năng làm điều đó. Nhưng hiện tại, sẽ là ảo tưởng nếu nói rằng tuyển Việt Nam đủ sức vào đến bán kết Asian Cup hay cạnh tranh vé dự World Cup. Vậy chúng ta phải thỏa mãn với thành tích này? Không hẳn, điểm giới hạn hiện tại chính là bước đệm quan trọng cho bóng đá Việt Nam tiến lên đẳng cấp cao hơn.

Có điều, mọi thứ sẽ không diễn ra nhanh chóng và thuận lợi như những bước đầu. Thậm chí, bóng đá Việt Nam có nguy cơ tụt lại phía sau nếu không có chiến lược đúng đắn và dài hạn.

Chiến lược phát triển dài hạn

Mô hình phát triển bóng đá châu Âu là điều mà chúng ta có thể học hỏi. Liên đoàn bóng đá châu Âu [UEFA] đã triển khai chương trình phát triển, thu hút người chơi bóng đá trên khắp lục địa già từ lâu.

Trong kế hoạch đó, nổi bật nhất bao gồm ba vấn đề lớn: Bóng đá trong trường học, bóng đá trẻ ở cấp độ cơ sở, các CLB địa phương và chất lượng HLV nội địa. Cả ba vấn đề này cần được giải quyết, phát triển cùng lúc để thúc đẩy cả nền bóng đá đi lên một cách bền vững.

Thống kê cho thấy hơn 80% trẻ em, các buổi học thể dục là cơ hội duy nhất để tham gia hoạt động thể chất. Vì vậy, trường học và các trung tâm thể dục thể thao cấp xã, phường trở lên là nơi nhiều trẻ em sẽ chơi bóng đá lần đầu tiên. Các em cần có trải nghiệm đủ tốt để hình thành thói quen tập thể thao và chơi bóng, qua đó nuôi dưỡng đam mê, tình yêu với bóng đá.

Trong khi đó, các CLB cấp cơ sở chính là nơi “sàng lọc” tài năng đầu tiên trong một hệ thống bóng đá chuyên nghiệp. Không phải cầu thủ nào cũng có thể lọt vào mắt xanh của các tuyển trạch viên nếu chỉ chơi bóng đá phong trào, bóng đá tự phát. CLB bóng đá địa phương là nền tảng của cộng đồng và ngược lại, CLB cung cấp nơi để mọi người xích lại gần nhau vì mục tiêu chung. Sẽ dễ dàng hơn cho các tài năng trẻ có vé vào các học viện lừng danh nếu có một sân chơi tốt ở địa phương.

Cuối cùng, sẽ không có học trò giỏi nếu không có đủ thầy giỏi. Chất lượng HLV tại Việt Nam vẫn là một dấu hỏi lớn và không có tiêu chí nào đánh giá đủ rõ ràng. Chúng ta đang thiếu HLV ở mọi cấp độ, từ đội trẻ cho đến đội chính. Việc sử dụng lẫn lộn HLV cho các lứa tuổi khác nhau đôi khi làm chậm sự phát triển của các cầu thủ trẻ, hoặc tệ hơn, khiến họ đi sai hướng.

Tất nhiên, ngoài ba vấn đề nói trên, những điều quan trọng hơn cũng phải đảm bảo, từ cơ sở vật chất cho đến các giải vô địch quốc gia chất lượng. Tất cả đều không phải những vấn đề có thể giải quyết trong chốc lát. Nếu Việt Nam quả thực muốn hướng đến nhóm các đội mạnh nhất châu Á, chúng ta sẽ phải tiến từng bước, chậm nhưng chắc.

Bài học lớn từ Bỉ

Trước khi có được vị trí số 1 trên bảng xếp hạng FIFA như ngày nay, bóng đá Bỉ cũng trải qua một thập kỷ đau thương, bắt đầu từ việc bị loại ngay từ vòng bảng EURO 2000 - giải đấu mà họ đóng vai đồng chủ nhà cùng Hà Lan. Kể từ sau thất bại cay đắng đó, bóng đá Bỉ gần như biến mất trên bản đồ thế giới. Họ không thể giành vé dự 5 vòng chung kết lớn liên tiếp, bao gồm EURO 2004, 2008, 2012 và World Cup 2006, 2010.

Tuy nhiên, khi trở lại vào World Cup 2014, Bỉ lập tức trở thành “hiện tượng” với dàn cầu thủ trẻ đắt giá và được săn đón nhất thời điểm đó. Các ngôi sao của Bỉ có thể kể đến như Thibaut Courtois, Toby Alderweireld, Eden Hazard, Kevin de Bruyne, Romelu Lukaku… Bên cạnh đó là rất nhiều cầu thủ chất lượng, đủ khả năng tạo thành một đội bóng mạnh trong nhiều năm.

Để có sự thay đổi đó, Bỉ cũng phải làm lại từ đầu, từ bóng đá học đường, từ các lò đào tạo trẻ ở cấp cơ sở cho đến các học viện của các CLB lớn đồng thời nâng cao chất lượng HLV. Họ kiên trì với chiến lược này trong suốt 10 năm, 15 năm và thu về trái ngọt. Đến giờ, cách làm bóng đá của Bỉ đã trở thành mô hình mà nhiều quốc gia khác học hỏi.

  • Đội tuyển Việt Nam và những câu hỏi vĩ mô
  • Đội tuyển Việt Nam: Sau vòng loại World Cup là gì?
# chiến lược phát triển đội tuyển Việt Nam toàn thua
Facebook Twitter Link gốc

Phải đầu tư từ bóng đá trẻ

Theo ông Park, dù vòng loại thứ 3 World Cup 2022 quá sức với ta nhưng cũng giúp bóng đá Việt Nam tích lũy được kinh nghiệm sau 5 trận thua. Bởi muốn bóng đá Việt Nam tiếp tục được góp mặt ở các vòng loại cuối cùng World Cup trong tương lai thì ngay lúc này, các cấp lãnh đạo và những người liên quan phải xây dựng phương án, đặt mục tiêu lâu dài, trong đó quan trọng nhất là cần phải đầu tư từ bóng đá trẻ. Chỉ khi nào có được một hệ thống đào tạo tốt từ tuyến trẻ thì mới có được sự phát triển bền vững. Ông Park Hang-seo khẳng định: “Tôi đã nói nhiều lần, bóng đá phải làm từ lứa trẻ”.

Dù không thua kém trong tranh chấp, nhưng trình độ tuyển Việt Nam [bìa trái] cũng không thể bật lên khi nhiều vị trí đã đụng trần

Độc Lập

Chia sẻ cùng Báo Thanh Niên, bạn đọc thịnhphan sau trận Việt Nam gặp Nhật Bản đã cho rằng về khách quan thì đội tuyển đến từ xứ sở mặt trời mọc chưa bung hết sức trừ khoảng 20 phút cuối trận. Điều này cho thấy sự chênh lệch về trình độ giữa hai đội vẫn còn rất lớn. Vì thế, để có được vị trí ở tốp đầu châu Á cần có thời gian và các bộ phận liên quan như công tác quản lý nhà nước về thể thao, VFF, VPF, các CLB, công tác đào tạo bóng đá trẻ... phải đặt mục tiêu vì sự tiến bộ của nền bóng đá nước nhà.

Đoàn Văn Hậu ra sân bay Nội Bài giữa khuya, rời xa Việt Nam 2 tháng

Còn bạn đọc tuan huynh lại có ý kiến rằng vấn đề thể lực, thể hình đến tư duy chơi bóng thể hiện qua các cú đá lên trời của Hoàng Đức, Tiến Linh, Hồng Duy trong trận gặp Nhật Bản đã nói lên tất cả. Quan trọng nhất vẫn là tư duy. Tuyển Việt Nam vẫn còn kém về tư duy chơi bóng. Thôi hy vọng vào thế hệ sau. Thế hệ này chỉ vậy là hết.

Rất nhiều người sau khi xem các lượt trận của tuyển Việt Nam ở vòng loại thứ 3 World Cup 2022 đều cho rằng lứa Công Phượng, Quang Hải, Duy Mạnh, Tiến Dũng đã “đụng trần” ở sân chơi cao nhất châu lục, và chỉ trông chờ và hy vọng ở các lứa sau. Thế nhưng khi nhìn lại sau lưng, có lẽ chúng ta cũng như những người làm bóng đá còn “hoảng” hơn nữa vì lứa kế cận mà mọi người mong chờ đó còn yếu hơn rất nhiều. Điển hình như đội U.23 Việt Nam vừa dự vòng loại U.23 châu Á vừa qua không có một cầu thủ ngôi sao hoặc nhân tố nào nổi trội. Ngoài yếu về chuyên môn, các cầu thủ này còn để lại nhiều hình ảnh không đẹp trên sân cỏ khiến người hâm mộ lắc đầu ngao ngán. Chẳng hạn như pha đánh nguội của Văn Đạt là không nên có với những cầu thủ ở cấp độ trẻ đang tích lũy cho mình trận mạc lên tuyển, nhưng đáng tiếc là họ lại sớm đánh mất chính mình.

Nhìn xuống các lứa U.19 và U.17 của bóng đá Việt Nam cũng chưa thấy hy vọng nhiều. Trong những năm qua các cầu thủ nổi bật ở 2 lứa tuổi này thể hiện qua các giải vô địch quốc gia U.17 hay U.19 rất ít, nếu không muốn nói là chưa cho thấy một lứa tài năng đồng đều như lứa 1995 - 1997. Ở cấp độ này chỉ vài cái tên có thể xem được như Đinh Xuân Tiến, Hồ Văn Cường [Sông Lam Nghệ An], Nguyễn Quốc Việt, Nguyễn Thái Quốc Cường [Hoàng Anh Gia Lai], Nguyễn Đức Phú, Nguyễn Xuân Bắc [PVF]… Nhưng chừng đó là quá ít để kỳ vọng vào tương lai tươi sáng của bóng đá nước nhà.

Phải thẳng thắn mổ xẻ nhiều vấn đề

Bình luận viên Đặng Phương Nam chia sẻ quan điểm: “Xét về góc độ chuyên môn, việc tuyển Việt Nam không bảo vệ thành công chức vô địch AFF Cup, cần phải được phân tích thấu đáo những lý do cơ bản nhất, bao gồm những yếu tố liên quan đến thể lực, chiến thuật, kỹ thuật và tâm lý. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam [VFF] và thầy Park phải nhìn nhận thẳng thắn quá trình chuẩn bị cho 4 yếu tố quan trọng nói trên đã tốt nhất chưa, còn sai sót ở công đoạn nào. Lực lượng cho giải đấu đã được lựa chọn một cách chuẩn xác chưa, tại sao đôn lên tới 6 cầu thủ U.23 mà không sử dụng tới hoặc sử dụng không hiệu quả.

Sự thiếu ổn định về mặt tâm lý và cả về cách vận hành hệ thống chiến thuật đã để lại quá nhiều nỗi lo. Có quá ít nhân tố đạt được phong độ cao và duy trì được phong độ đó trong suốt chiều dài giải. Quang Hải, Hoàng Đức khác biệt so với hầu hết phần còn lại của đội tuyển. Thể chất và tâm lý của đa số tuyển thủ bị mài mòn cũng có thể do nguyên nhân khách quan khi chúng ta phải tập trung bong bóng quá lâu, dự nhiều giải lớn liên tục từ vòng loại World Cup đến AFF Cup. Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra là tại sao ở bán kết lượt về AFF Cup, khi sự mệt mỏi và căng thẳng được đánh giá là có thể tới ngưỡng cao nhất thì tuyển Việt Nam lại vẫn chơi hay thế, bùng nổ thế. Còn ở lượt đi không thể. Phải chăng đây cũng là bài học đắt giá cho tuyển Việt Nam. Chỉ khi có sự tập trung cao nhất, dốc sức nhất thì dù hoàn cảnh có éo le cỡ nào, chúng ta vẫn có thể vượt qua”.

Tuyển Việt Nam đã có nhiều nỗ lực nhưng mật độ thi đấu dày đã bào mòn sức

AFP

Chuyên gia Đoàn Minh Xương đồng quan điểm: “Tại AFF Cup 2020, tuyển Việt Nam không có được trạng thái tâm lý, thể lực tốt. Tập trung dài hạn có thuận lợi giúp cầu thủ chơi bóng và kết dính. Nhưng từ vòng loại thứ 2 sang vòng loại cuối cùng World Cup 2022, rồi AFF Cup 2020, dù ban huấn luyện và các cầu thủ đã rất nỗ lực nhưng sự quá tải và ức chế về tâm lý đã phần nào kìm hãm sự thăng hoa. Các đội gặp Việt Nam chỉ cần cầm cự 70 phút là chúng ta không ăn nổi. Tuyển Việt Nam vẫn là đội bóng có đẳng cấp cao của Đông Nam Á nhưng lúc này phong độ không tốt. Các đối thủ đã nghiên cứu kỹ tuyển Việt Nam. Thái Lan chuẩn bị ngắn nhưng khát khao và chơi thực dụng, cầu thủ có điểm rơi tốt. Singapore cũng tiến bộ vượt bậc rất đáng gờm nhờ trẻ hóa. Indonesia chỉ có 2 cầu thủ trên 30 tuổi, sử dụng đến 9 gương mặt dưới 21 tuổi nhưng chơi tuyệt hay, cầm hòa Việt Nam và đánh bại Malaysia, Singapore để vào chung kết. AFF Cup đã chỉ ra rất nhiều vấn đề tiềm ẩn của đội tuyển Việt Nam”.

Hùng Dũng trở lại tuyển Việt Nam để ‘gỡ rối’ thế nào cho HLV Park?

Làm sao để bóng đá Việt phát triển?

Nguồn hình ảnh, doisong.vn

Chụp lại hình ảnh,

Tuyển Việt Nam có trận thi đấu 'tốt nhất' nhưng lại bị thua khi bị Myanmar vượt qua với tỷ số 2-1 ở trận Bán kết U23 ở SEA Games 2015, theo tác giả.

Việt Nam đã bị Myanmar loại ở trận bán kết SEA Games 28, nhưng kể cả Việt Nam có giành chiến thắng, vào chung kết và đoạt huy chương Vàng, nếu được quyền tôi cũng sẽ chọn con đường phát triển khác, vì tôi không tin chiếc huy chương ấy có thể làm thay đổi nền bóng đá Việt Nam.

Nhìn lại quãng đường mà U23 cùng HLV Miura đã đi trong thời gian qua, sau nhiều nghi ngờ, cột mốc quan trọng để Liên đoàn và nhiều người hâm mộ ủng hộ ông Miura là thành tích đưa U23 VN lọt vào vòng chung kết châu Á, người ta nói rằng HLV Miura đã nâng tầm cho bóng đá VN.

Tôi không cho rằng như thế. Dù bài viết “ U23 Việt Nam đi tiếp: Nên vui hay buồn?” của tôi khi đó đã bị chỉ trích thậm tệ, nhưng tôi vẫn giữ quan điểm rằng để đánh giá một cá nhân hay tập thể, đừng bao giờ chỉ nhìn vào thành tích và kết quả.

Chúng ta hãy thử so sánh trận đấu bóng đá với kỳ thi Đại học sắp diễn ra để có một cái nhìn toàn diện về sự phát triển con người.

Thi đại học là một việc rất khó. Người học hết cấp 3 sẽ phải làm những đề thi ở trình độ lớp 12 - trình độ cao nhất đối với học sinh, đương nhiên không dễ. Ai giải được những đề này một cách xuất sắc để đỗ đại học thì đều hãnh diện cả. Nhưng thử hình dung rằng, bạn không phải làm bài toán cấp 3 mà chỉ cần giải bài toán cấp 1 và cấp 2 để vào đại học, lúc đó bạn có còn tự hào với việc đỗ đại học?

Tại vòng loại U23 châu Á, chỉ có Nhật Bản có thể được coi là bài toán cấp 3, còn Malaysia chỉ ngang cấp 2, còn Macau đích thực là bài toán cấp 1.

Nhớ lại trận gặp Macau, trong bàn mở tỷ số, Ngọc Thắng dùng tốc độ vượt qua 3 cầu thủ đội bạn như “Người ngoài hành tinh” Ronaldo vượt qua đối thủ khi anh còn khoác áo Barcelona vậy. Có thể thấy là các cầu thủ VN đối với Macau không khác gì “người ngoài hành tinh”. Với đối thủ tương xứng chúng ta không thể làm được như vậy.

“Bài toán cấp 3” duy nhất là Nhật Bản thì Việt Nam đã không giải được rồi. Vì thế nếu coi U23 VN là thí sinh đi thi, thì họ chưa xứng đáng bước chân vào giảng đường đại học.

Nhưng cứ đi thi để lấy kinh nghiệm thì đã sao? Có người nói như vậy. Xin trả lời rằng có nhiều trường hợp thi bao nhiêu lần cũng không đỗ. Nếu không có mục tiêu, kế hoạch và khả năng thực sự, có “lấy kinh nghiệm” bao nhiêu lần cũng thế thôi. Các câu lạc bộ VN đã đi “lấy kinh nghiệm” bao nhiêu năm ở AFC Champions League [cúp C1 châu Á] rồi mà có khá hơn đâu.

TTO - Dù tỉ số 6 trận thua của tuyển VN ở vòng loại thứ 3 World Cup 2022 khá sít sao nhưng vẫn không khỏa lấp được khoảng cách khá xa với các 'đại gia' của bóng đá châu Á. Làm thế nào để bóng đá VN có thể thu hẹp khoảng cách ấy?

  • Thắng chật vật U23 Đài Loan, bóng đá Việt Nam khó có thể vui
  • Hưng Thịnh Land sát cánh cùng bóng đá Việt Nam
  • Bóng đá Việt Nam đặt mục tiêu: Vào top 10 châu Á năm 2030

Cầu thủ VN luôn thua thiệt trong tranh chấp tay đôi do bất lợi về thể hình - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Người hâm mộ từng thấy nhiều pha bóng mà Quang Hải, Tuấn Anh... thoát khỏi sự đeo bám của đối thủ to cao một cách khéo léo. Nhưng đó chỉ là vài khoảnh khắc lóe sáng trong một trận đấu. Thống kê cho thấy cầu thủ ở V-League chỉ chạy khoảng 6 - 7km/trận, trong khi chỉ số này với các tuyển thủ ở các giải đấu hàng đầu châu Á là 10 - 12km/trận. Đó là khoảng cách lớn về đẳng cấp.

Cựu danh thủ Vũ Mạnh Hải

Và đây là những ý kiến từ giới chuyên môn:

HLV Nguyễn Văn Dũng [Nam Định]:

Cần nhiều hơn nữa những lò đào tạo trẻ chất lượng

Để thu hẹp khoảng cách, cầu thủ phải được cọ xát nhiều từ trong tới ngoài nước. Từng trận qua đi, họ sẽ tự tin về cách chơi, sự va chạm và nâng cao sức bền thể lực lẫn tư duy chiến thuật. Bên cạnh đó, đòi hỏi phải có một thế hệ cầu thủ đồng đều về tài năng.

Điều này đòi hỏi công tác tuyển chọn, đào tạo trẻ ở cơ sở phải có bài bản. Nếu không tổ chức giải vô địch toàn quốc theo lứa tuổi thì tổ chức đá cúp theo khu vực. Bóng đá trẻ phát triển rộng khắp cả nước thì mới có được những "viên ngọc thô" cung cấp cho đội tuyển các lứa tuổi.

Hiện tại chỉ còn một số nơi làm công tác đào tạo trẻ khá căn cơ như Hà Nội, PVF, Hoàng Anh Gia Lai, Nam Định, SLNA, Viettel…

Nhưng chỉ có ngần ấy thì khó có thể cung cấp nhân sự đủ cho các lứa kế cận của các đội tuyển trẻ quốc gia. Bằng chứng rõ nét nhất là sự cách biệt giữa đội U22 và đội tuyển VN hiện tại.

Mặt khác, cần nâng cao chất lượng các trung tâm đào tạo bởi trong bóng đá hiện đại, ngoài kỹ năng chơi bóng, các cầu thủ còn phải được đào tạo về tư duy chiến thuật, tác phong chuyên nghiệp...

Có thể thấy điều này qua lứa đào tạo bài bản của Học viện HAGL Arsenal JMG như Tuấn Anh, Công Phượng...

Nhưng "học thì phải có hành", việc các giải đấu trẻ quá ít khiến các cầu thủ nhí không rèn được khả năng thực chiến. Rồi đến khi trưởng thành, việc triền miên ngồi ghế dự bị ở V-League càng kìm hãm khả năng phát triển của họ.

Như vậy thì lấy đâu ra "dòng máu mới" cho tuyển quốc gia. Vì vậy, đã đến lúc V-League phải có quy định từ 1 tới 2 cầu thủ dưới 21 tuổi có tên trong đội hình xuất phát. Làm mạnh tay vậy thì may ra "ngọc trong đá" mới phát lộ.

Chuyên giaĐoàn Minh Xương:

Phải có chiến lược cải thiện tầm vóc, thể lực

Không định hướng được chiến lược cụ thể về cải thiện tầm vóc, thể lực thì đừng mơ đến việc xóa nhòa khoảng cách biệt về đẳng cấp của bóng đá nước nhà với châu lục.

Cầu thủ VN giỏi kỹ năng, tư duy chiến thuật tốt, nhưng thua kém nhiều về thể hình và sức mạnh. Chỉ cần vài ba lần va chạm tranh cướp bóng tay đôi sẽ làm cho cầu thủ VN hao tốn sức bền thể lực rất nhiều.

Và như vậy thì làm sao hệ thống phòng ngự đứng vững trước những pha bóng tăng tốc của đối thủ.

Bóng đá là trò chơi của sự đối kháng, không đủ thể lực thì đừng nghĩ đến việc đánh bại các đội bóng đẳng cấp, dù kỹ thuật cá nhân lẫn tư duy chiến thuật không kém. Đó là tình cảnh của đội tuyển VN trước các đội ở bảng B vòng loại thứ 3 World Cup 2022.

Nhưng chuyện cải thiện tầm vóc xem ra là điều rất nan giải. Lãnh đạo các trung tâm đào tạo trẻ HAGL, Hà Nội, Viettel hay PVF biết sự thua thiệt thể hình của cầu thủ VN nên có sự đầu tư vào khâu dinh dưỡng với sự tham gia của nhiều bác sĩ, chuyên gia.

Nhưng bao nhiêu đó thì quá ít trên phạm vi đào tạo trẻ cả nước. Ngay cả đội chuyên nghiệp còn chưa được quan tâm đúng mức về dinh dưỡng thì lấy đâu ra sự chăm lo cho lứa kế thừa.

Chờ màn thử lửa ở AFF Cup 2020

Vòng loại thứ 3 World Cup 2022 thật sự là sân chơi vượt quá tầm với của bóng đá VN, khi chúng ta thua kém các đối thủ toàn diện.

Do đó, việc có mặt ở vòng đấu loại thứ 3 được xem là một bước tiến của bóng đá VN. Không đầy 3 tuần nữa, người hâm mộ sẽ gặp lại đội tuyển VN ở sân đấu xứng tầm: AFF Cup 2020.

Tuy nhiên, hành trình bảo vệ ngôi vô địch mùa này của tuyển VN hứa hẹn đầy gian nan khi Thái Lan vừa thông báo sẽ triệu tập đầy đủ các hảo thủ đang chơi bóng ở nước ngoài. Indonesia chuẩn bị hoàn tất việc nhập tịch cho 6 ngoại binh. Malaysia sớm đi tập huấn và sẽ có thêm ngoại binh nhập tịch.

Trong số này, gay go nhất là Thái Lan - đội bóng sừng sỏ ở khu vực với 5 danh hiệu vô địch AFF Cup. Đây sẽ là đối thủ đủ sức ngáng đường đội tuyển VN, bởi họ có nhiều cầu thủ giỏi và dạn dày kinh nghiệm.

Cựu tuyển thủ HUỲNH QUANG THANH

Bóng đá Việt Nam vẫn top 100 thế giới, hơn Thái Lan 19 bậc

TTO - Theo bảng xếp hạng vừa được trang Footy Rankings công bố ngày 17-11, tuyển Việt Nam dù thất bại 2 trận liên tiếp trong tháng 11 trước Nhật và Saudi Arabia nhưng chỉ tụt 1 hạng và vẫn nằm trong top 100 của FIFA.

Video liên quan

Chủ Đề