Tại sao bột mì có số

Cách phân biệt các loại bột làm bánh phổ biến hiện nay như thế nào? Trong bài viết hôm nay, hãy cùng META.vn đi tìm hiểu cách phân biệt các loại bột mì làm bánh số 8, 11 và 13 các bạn nhé!

>>> Xem thêm: Bột mì đa dụng là gì? Bột mì đa dụng làm được bánh gì?

Cách để phân biệt các loại bột mì số 8, bột mì số 11 và bột mì số 13 chính là dựa vào hàm lượng protein và gluten có trong các loại bột mì này.

Nhìn chung, các loại bột mì làm bánh có hàm lượng protein càng nhiều thì trong quá trình nhồi bánh sẽ giúp tạo ra nhiều gluten có thớ dẻo và cứng hơn. Ngược lại, với những loại bột mì chứa hàm lượng protein thấp hơn sẽ tạo ít sợi gluten yếu, từ đó khiến các chiếc bánh làm ra sẽ mềm mịn hơn.

Mỗi loại bột mì sẽ có hàm lượng protein khác nhau, từ đó bạn sẽ tạo thành phẩm và chất lượng của các loại bánh cũng khác nhau. Để các loại bánh trở nên hoàn hảo, đúng tiêu chuẩn, đúng vị và tuyệt vời nhất thì điều cần thiết nhất là bạn cần sử dụng các loại bột mì sao cho phù hợp với từng loại bánh.

>>> Xem thêm:

Sau đây, hãy cùng META.vn đi tìm hiểu cách phân biệt các loại bột mì làm bánh số 8, 11 và 13 các bạn nhé!

Bột mì số 8

Bột bánh mì số 8 hay còn gọi là bột bánh ngọt [pastry flour]. Bột mì số 8 là loại bột mì được trộn từ lúa mì cứng và lúa mì mềm, không chứa thành phần bột nổi, bột có độ ẩm cao với hàm lượng protein trong khoảng 8% đến 9% và hàm lượng gluten khoảng 9,5% đến 11,5%.

Bột mì số 8 thường được sử dụng để làm những loại bánh có kết cấu chắc hơn và muốn giữ kết cấu lâu, không bị xẹp như bánh foam cake, bánh gato, bánh cupcake, muffin, bánh su kem, bánh flan... Bột mì số 8 cũng thường được dùng để làm cốt bánh cho những chiếc bánh kem, bởi vì chúng vừa mềm lại khá mịn màng, giúp giữ được hình dáng của bánh chắc chắn mà sẽ không bị xẹp khi trang trí kem tươi lên bên trên.

Bột mì số 8 cũng thường được thợ làm bánh dùng để xoa vào tay và cây cán bột nhằm giúp quá trình nhào bột, cán bột không bị dính và dễ dàng hơn, hoặc có thể dùng bột mì số 8 để chống dính cho khuôn bánh trước khi nướng. Ngoài ra, bột mì số 8 cùng được dùng để pha với nước giúp nấu các loại nước sốt và súp cần có độ sệt.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng bột mì số 8 để làm bánh mì, tuy nhiên thành phẩm sẽ không đạt được như tiêu chuẩn, bởi vì bánh mì cần làm từ loại bột có hàm lượng protein và gluten cao để tạo độ đàn hồi, chắc chắn, dẻo dai và giòn nhất định cho cấu trúc bánh.

>>> Xem thêm:

Bột mì số 11

Bột mì số 11 hay còn được gọi là bột mì đa dụng [bread flour]. Bột mì số 11 là loại bột mì có hàm lượng gluten cao trong khoảng từ 11,5% đến 13%. Bột mì số 11 thường được sử dụng chủ yếu để làm các loại bánh cần kết cấu chắc chắn, dẻo dai và giòn nhờ vào khả năng tương tác tốt với men nở trong quá trình ủ bột.

Bột mì số 11 chứa hàm lượng gluten cao trong thành phần sẽ mang lại kết cấu hoàn hảo cho các loại bánh như bánh mì, bánh mì sandwich, pizza, bánh rán, bánh tart, bánh su kem, bánh donut... Trong quá trình lên men bột mì số 11, nhờ khí CO2 được sản sinh ra nhiều sẽ giữ lại trong bột nhào mà sau khi nướng xong, bánh mì sẽ có thể tích lớn và nở xốp.

Ngoài ra, các bạn có thể sử dụng bột mì số 11 để thay thế cho bột số 8 khi làm các loại bánh ngọt khác, tuy nhiên, kết cấu bánh ngọt thành phẩm sẽ không đạt chuẩn yêu cầu hoàn hảo.

>>> Xem thêm: Bột mì số 11 là gì? Bột mì số 11 làm được bánh gì?

Bột mì số 13

Bột mì số 13 hay còn gọi là bột bánh mì [bread flour], tương tự như bột mì số 11. Bột mì số 13 là loại bột được xay mịn từ lúa mì và có hàm lượng protein cao lên đến hơn 13%, hàm lượng gluten của bột mì số 13 cũng trên 13%.

Tỷ lệ hút nước của bột mì số 13 là từ 65% đến 67%, điều này giúp món bánh thành phẩm có độ dẻo dai, kết cấu chắc chắn và vỏ bánh cứng giòn hơn. Bột mì số 13 thích hợp làm những loại bánh có kết cấu chắc và dai như bánh mì, đế bánh pizza, bánh donut...

Trên đây là chân biệt các loại bột mì làm bánh số 8, 11 và 13 mà META muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng, những thông tin vừa rồi là hữu ích đối với bạn. Đừng quên thường xuyên ghé META.vn để cập nhật nhiều thông tin hữu ích bạn nhé. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!

>>> Xem thêm:

Nếu bạn có nhu cầu mua các sản phẩm đồ gia dụng, điện máy - điện lạnh, thiết bị văn phòng, y tế & sức khỏe, thiết bị số - phụ kiện… thì bạn hãy truy cập website META.vn để đặt hàng online, hoặc bạn có thể liên hệ đặt mua trực tiếp các sản phẩm này tại:

Tại Hà Nội:

56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy

Điện thoại: 024.3568.6969

Tại TP. HCM:

716-718 Điện Biên Phủ, Phường 10, Quận 10

Điện thoại: 028.3833.6666

303 Hùng Vương, Phường 9, Quận 5

Điện thoại: 028.3833.6666

Gửi bình luận

Xem thêm: bột mì, các loại bột làm bánh, phân biệt bột mì số 8 11 13

bởi Kim Tuyến Malie

Wed, 19 Sep 2018 09:18:00 GMT

Nếu bạn thắc mắc tại sao có quá nhiều loại bột làm bánh khác nhau trên thị trường, tại sao bạn sử dụng bột mì nhưng bánh không đạt như mong muốn. Bởi vì mỗi loại bột có một câu chuyên, một đặc tính và hướng tới những loại bánh khác nhau. Muốn hiểu chiếc bánh của mình, hãy tìm hiểu thứ quan trọng làm ra nó trước tiên. Đó chính là bột.

Bột là một nguyên liệt cần thiết phải có để tạo nên những loại bánh ngon. Tuy nhiên, có khi nào bạn thắc mắc tại sao trên thị trường lại có quá nhiều loại bột với những nhãn hàng, thông số khác nhau. Hoặc có thể là khi làm bánh, thành phẩm của bạn lại không xốp, không mềm, không nở như mong muốn? Vậy cuối cùng, loại bột nào sẽ thích hợp để làm loại bánh nào? Hãy cùng tìm hiểu những loại bột làm bánh để hiểu rõ hơn về chiếc bánh của mình nhé!

Từ trước đến nay, chắc hẳn sẽ rất nhiều người nghĩ rằng, bột mì số 8 là một thương hiệu và nó có thể làm ra đại đa số các loại bánh khác nhau. Vậy, điều đó có đúng không? Trước tiên, chúng ta nên hiểu rằng những loại bột mì khác nhau nhờ vào hàm lượng protein có trong bột. Khi làm bánh, chọn bột mì theo hàm lượng protein và gluten là một điều quan trọng nhất. Gluten ở dạng bột khô thì sẽ “ngủ yên”, nhưng nếu khi gặp nước thì các chuỗi protein này sẽ chuyển hóa thành dạng sợi. Những dạng sợi này theo thời gian sẽ lớn và dài ra, sinh sôi nảy nở nhiều hơn.

Sợi gluten trong bột mì quyết định dộ dai của bánh

Sợi gluten chính là thứ quan trọng nhất để tại nên kết cấu cho bánh, nếu sợi gluten càng mập mạp thì bánh sẽ càng dai ví dụ như các loại bánh mì. Và trái lại, nếu như bạn muốn bánh mềm mại và mịn màng thì sợi gluten phải thật mong manh và yếu đuối nhé! Và quay lại vấn đề chính, không phải loại bột mì nào cũng sản xuất ra gluten cả, tất cả là nhờ vào hàm lượng protein có trong bột. Chính vì vậy, từng loại bánh khác nhau, chúng ta cần có những lựa chọn bột có hàm lượng protein khác nhau.

Cake flour - bột bánh bông lan

Cake flour – bột bánh bông lan

Cake flour - bột bánh bông lan: Loại bột này có hàm lượng protein rất thấp, ở khoảng 6 đến 7%. Bột rất nhẹ, hơi ẩm và có màu trắng tinh. Chính vì có lượng protein rất thấp vì vậy loại bột này sản sinh ra ít sợi gluten. Nó được dùng trong các loại bánh có kết cấu mỏng nhẹ và mịn màng và xôm xốp như là sponge hay chiffon.

Cake flour phù hợp cho các loại bánh sponge và chiffon

Pastry flour - Bột mì số 8

Bột mì số 8

Pastry flour – bột bánh ngọt hay còn gọi là bột mì số 8 :  Cũng tương tự như cake flour nhưng bột mì số 8 thường có hàm lượng protein ở khoảng 8 đến 10%. Thường được sử dụng cho những loại bánh có kết cấu chắc hơn và muốn giữ kết cấu lâu, không xẹp như foam cake, gato, muffin…Loại bột này cũng thường được dùng để làm cốt bánh cho những chiếc bánh kem xinh xắn bởi vì chúng vừa mềm mịn giữ được hình dáng chắc chắn mà sẽ không bị xẹp trang trí kem tươi.

Bột mì số 8 phù hợp với các loại bánh như gato, muffin, foam cake

Xem thêm: Tổng hợp những loại bánh ngọt dễ làm

Bread flour - bột mì số 11 và số 13

Bread flour - bột mì số 11 và số 13: Hàm lượng protein của loại bột này khá cao ở khoảng từ 10 đến 13%. Nhờ vào lượng protein này mà sợi gluten được sinh ra càng nhiều,vì vậy chúng rất thích hợp làm những loại bánh dai và có kết cấu chắc như bánh mì, đế bánh pizza... Tỉ lệ hút nước rất cao, từ 65 đến 67%.

Bột mì số 11 hoặc số 13 rất thích hợp để làm các loại bánh mì

Xem thêm cách làm bánh pizza từ bột mì tại đây nhé!

All purpose flour - Bột mì đa dụng

All purpose flour [Plain flour] - Bột mì đa dụng: có hàm lượng protein nằm giữa khoảng của pastry flour và bread flour , nằm ở khoảng 10%. Gần giống như bột mì số 8, loại này được sử dụng rất rộng rãi trong các gia đình vì sự tiện lợi, không cần phải phân biệt bột, bột này dùng làm bánh ngọt cũng được mà bánh mì cũng khá ổn nhưng không đến mức hoàn hảo. Nếu bạn là người đòi hỏi cao về độ hoàn hảo với chiếc bánh của mình thì không nên quá lạm dụng chúng nhé.

Self-rising flour - Bột mì có baking powder 

Self-rising flour là loại bột mì đã trộn sẵn bột nở baking powder và đôi khi trộn cả muối. Ưu điểm của loại bột này là baking powder được trộn rất đều với bột mì. Tuy nhiên, nó lại hạn chế hơn vì 2 lý do: một là, mỗi loại bánh khác nhau có yêu cầu lượng baking powder khác nhau. Hai là, baking powder sẽ giảm tác dụng theo thời gian, vì thế có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng bánh [bánh sẽ không nở]. Với nhửng công thức có baking poeder, bạn có thể cân nhắc dùng loại bột này. 

Durum flour

Còn gọi tên gọi khác là Semolina, bột này làm từ hạt durum. Thích hợp để làm các loại spaghetti và các loại pasta. Trong nướng bánh thì bột này được sử dụng để làm các loại bánh mì đặc sản của Ý. Đây là loại bột được các đầu bếp chuyên nghiệp về món Ý ưa dùng. 

Xem thêm: Cách làm pasta các loại ngon đúng vị

Buckwheat flour

Bột kiều mạch, thường được sử dụng để làm pancake hoặc bánh crepe. Ở Việt Nam, loại hạt kiều mạch này có gọi tên là hạt tam giác mạch. Bột có mùi thơm nhẹ, màu tim tím hồng đặc trưng với vị bùi bùi hấp dẫn. Loại bột này khá kén loại bánh, chính vì vậy nó hầu như chỉ được dùng vào mục đich chính xác. Ở Việt Nam, nó được dùng làm bánh tam giác mạch nổi tiếng Tây Bắc.

Đây là một số thông tin về những loại bột cơ bản trong làm bánh, và để mua bột đúng nhất, uy tín nhất, hãy tham khảo các cửa hàng bán nguyên liệu làm bánh tại đây nhé!

Xem nội dung đầy đủ

Video liên quan

Chủ Đề