Tại sao cắt thép trong cọc

Cốt đai có tác dụng cố định vị trí cốt thép dọc khi đổ bê tông; giữ ổn định cho cốt thép dọc chịu nén; chịu các ứng suất do co ngót và thay đổi nhiệt độ; tăng khả năng chịu nén cho bê tông, hạn chế nở ngang; chịu lực cắt.

Bố trí cốt đai thường do cấu tạo, nếu lực cắt lớn thì tính toán.

Cốt đai là một trong 4 bộ phận của cốt thép cùng với cốt dọc chịu lực, cốt dọc cấu tạo và cốt xiên.

Trong đó :

Cốt thép dọc chịu lực đặt theo tính toán để chịu lực, thường là đường kính từ 10 – 32 mm. Trong dầm có b≥150 (mm) trở lên cần phải có ít nhất hai thanh, khi b < 150 (mm) có thể đặt một thanh (dầm cốn thang).

Cốt thép dọc cấu tạo dùng để làm giá giữ cho cốt đai không bị dịch chuyển trong lúc thi công, chịu các tác dụng do bê tông co ngót, thay đổi nhiệt độ. Khi h>700 (mm) phải đặt thêm cốt thép cấu tạo vào mặt bên. Đường kính cốt thép cấu tạo thường từ 10-12 (mm).

Cốt thép đai nhóm CI, đường kính 6 – 8 (mm) để chịu lực cắt Q, được buộc với cốt dọc, giữ vị trí cốt dọc trong lúc thi công.

Cốt thép xiên dùng để tăng cường khả năng chịu cắt của dầm khi lực cắt Q lớn:

  • Khi dầm có h < 800 (mm), góc uốn cốt xiên
  • Khi dầm có h ≥ 800 (mm), góc uốn cốt xiên
  • Đối với dầm thấp và bản, góc uốn cốt xiên

Cách tính khoảng cách giữa các cốt đai

Cách tính khoảng cách giữa các cốt đai

Tính toán cốt đai khi không đặt cốt xiên

Tính toán cốt đai khi không đặt cốt xiên

Tính toán cốt đai

Tính toán cốt đai

Một vài câu hỏi khác liên quan đến cốt đai

Tại sao không tính cốt đai trong sàn?

Thông thường lực cắt trong bản sàn nhỏ, bê tông đủ khả năng chịu cắt, nhưng trong bảng tổ hợp nếu có tải trọng lớn vẫn phải kiểm tra theo cường độ chịu cắt.

Tác dụng của cốt đai trong cột?

Cốt đai trong cấu kiện chịu nén có tác dụng giữ ổn định cho cốt dọc chịu nén. Cốt đai cũng có tác dụng chịu lực cắt. Người ta chỉ tính tới cốt đai khi cấu kiện chịu lực lớn còn thông thường thì bố trí theo cấu tạo.

Tại sao bố trí cốt thép đều trong cọc?

Bố trí thép đều trong cọc là vì khi cẩu lắp có mômen âm và dương? Chịu được cả hai.

Tại sao đầu cọc phải đặt cốt đai dày?

Đầu cọc đặt cốt đai dày nhằm tăng khả năng chịu tải khi đóng (tải trọng cục bộ)? Tránh vỡ đầu cọc.

CHỦ ĐỀ TƯƠNG TỰ

  •  Kỹ thuật thi công trát trần nhà
  •  Kỹ thuật thi công chống thấm nhà vệ sinh
  •  Kỹ thuật trát trong xây dựng
  •  Biện pháp thi công cừ larsen

Hãy đăng nhập để có nhiều chức năng hữu dụng hơn và xem ảnh rõ hơn!

Bạn phải đăng nhập để xem được nội dung, nếu bạn chưa có tài khoản? hãy Đăng ký mới

x

Nhờ anh ( chị ) trên diễn đàng giúp em 1 số câu hỏi,có vẽ dễ nghĩ mà khó trình bày cho dễ hiểu...1) Tại sau hiện nay khi thí nghiệm nén mẫu bê tông, người ta thường dùng mẫu hình trụ mà ít dùng mẫu lập phương?
2) Tại sao thép đai cọc,đai cột phải là thép tròn trơn và thép dọc chủ ( dọc trục ) bắt buộc phải là thép có gờ?
3) Tại sao bố trí thép dọc chủ theo chu vi dầm( hoặc cọc )?
3) Đối với dầm ( hoặc cọc ) tại sao thường bố trí thép đai dày đặt ở hai đầu và giãn dần vể giữa dầm (cọc)  ?
4) Đối với cọc,khi trong môi trường không ăn mòn tại sao lớp bê tông bảo vệ phải >= 50 mm,nhưng không nên lớn quá 100mm?

5) phân biệt biến dạng biến dạng đàn hồi và biến dạng dư của đất ?

6) Trong bố trí thép móc cẩu của cọc, tại sao 2 móc cẩu đặt cách đầu đốt cọc một đoạn a=0,207Lđ và 1 móc treo cách đầu đốt cọc một đoạn b=0,294Lđ mà không phải giá trị khác ? ( Lđ chiều dài đốt cọc)
7) Tại sao khoảng cách tim giữ hai hàng cọc liền nhau ở mặt phẳng đáy bệ ( đài ) dc nằm trong giá trị dc=max[ 2,5 d ; 0.75m] và khoảng cách mép cọc ngoài cùng đến mép bệ dcm<=250mm mà không phải giá trị khác lớn hoặc nhỏ hơn ?
.......

Tại sao cắt thép trong cọc
khó trình bày quá anh chị ơi ! kiếm trong sách mà người ta chỉ trình bày theo tiêu chuẩn,khó hiểu quá,không biết tại sao như vậy,,,,mong nhờ kinh nghiệm đi trước của anh chị làm em hiểu hơn,
Em xin cảm ơn !

Dù có được hình thù nhưng sẽ dễ dàng sụp đổ khi có tác động lực, một hệ thống sàn không cốt thép sẽ không tồn tại, ngay cả cột không có cốt thép cũng luôn đứng trước nguy cơ gãy đổ. Vậy vai trò của cốt thép như thế nào trong cấu kiện bê tông ? Và làm thế nào để chọn được thép tốt ? Trong khi trên thị trường rất đa dạng các sản phẩm sắt thép khác nhau?

Tại sao cắt thép trong cọc
Đổ bê tông sàn mái

Vai trò chịu lực của cốt thép trong bê tông

Đầu tiên, vai trò của cốt thép trong bê tông là chịu lực kéo, do bê tông có sức chịu nén tốt, nhưng lại không chống được lực cắt , kéo. Trong khi đó, các cấu kiện như dầm, sàn, cột đều không chỉ có yêu cầu chống lại lực nén mà phải chống cả lực cắt, kéo tốt. Trong bê tông, có một số loại cốt thép được gọi tên theo vai trò làm việc như:

– Cốt thép chịu lực: dùng để chống lại lực kéo trong các cấu kiện bị uốn như dầm hoặc trong các cấu kiện chịu lực kéo .

– Cốt thép phân phối: cốt thép được dùng trong dầm để chống lại các lực phụ và cục bộ, có thể chưa được tính toán hết trong quá trình thiết kế. Nó còn có tác dụng phân phối đều tải trọng trên sàn và định vị các cốt thép chịu lực.

– Cốt thép đai: cốt thép dùng trong dầm cột , đảm bảo vị trí của cốt thép chịu lực không xê dịch.

– Cốt thép cấu tạo: dùng để giữ vị trí các thanh thép chịu lực và làm toàn bộ cốt thép thành một bộ khung vững chắc, tăng sự ổn định của sàn hay dầm.

Chất lượng cốt thép trong cấu kiện bê tông

Cốt thép phải sạch, không rỉ. Trường hợp để cốt thép ngoài trời mưa nhiều ngày trước khi đổ phải có bạt che chắn, không để cốt thép rỉ. Nếu đã bị rỉ phải tiến hành cạo rỉ trước khi thi công, không để rỉ tiếp tục ăn mòn.
Bê tông là loại vật liệu chống rỉ cho thép tất tốt. Do đó khi bê tông bao bọc kín cốt thép (có thể khối bê tông đã sủ dụng nhiều năm) khi đục trơ cốt thép thấy vẫn còn ánh xanh, chứng tỏ thép và bê tông đều rất tốt.

Cùng với việc kiểm tra cốp pha, chúng ta cần kiểm tra cốt thép neo buộc đúng vị trí, các mối dây buộc đã chắc chắn, có thiếu thép không . Đặc biệt là việc nhầm vị trí các thanh thép chịu lực và thép cấu tạo thường hay xảy ra, khi thợ trình độ thấp không có năng lực đọc bản thiết kế kết cấu.

Các cốt thép phải chính xác về chủng loại, chiều dài, hình dạng theo thiết kế, vị trí bẻ mỏ, các miếng kê cố định vị trí cốt thép, các lỗ chừa lại trong bê tông. Người thợ thi công thường làm theo thói quen, do không nắm được chiều chịu lực cấu kiện nên có thể đặt ngược thép, làm mất tác dụng của cốt thép. Điều này cần phải có con mắt của nhà chuyên môn giám sát.

Cốt thép phải được định vị chính xác, các mối nối buộc chặt bằng neo để tránh khả năng chuyển dịch trong lúc đổ bê tông. Không nên dùng các mảnh gạch vỡ làm “ con kê” cốt thép sàn và cốt thép chịu mô men âm . Bê tông không bám dính vào các vật liệu này sẽ nảy sinh khe nứt nước thấm vào làm rỉ cốt thép . Nên làm các con kê bằng thép hoặc nhựa. Việc nối buộc cốt thép phải làm bằng dây thép hặc hàn. Tại vị trí chỉ có thể nối đối đầu hai thanh thép, bắt buộc bạn phải hàn. Những vị trí nối chồng cần chồng hai thanh thép một khoảng theo quy phạm ( đúng kỹ thuật) không được đi lại giẫm lên hệ thống cốt thép đã buộc, để tránh sự xô lệch của cốt thép.