Tại sao công ty TNHH 1 thành viên không được phát hành cổ phần

Điều 86. Hợp đồng, giao dịch của công ty với những người có liên quan

1. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác, hợp đồng, giao dịch giữa công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu với những người sau đây phải được Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên xem xét quyết định:

a] Chủ sở hữu công ty và người có liên quan của chủ sở hữu công ty;

b] Thành viên Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên;

c] Người có liên quan của những người quy định tại điểm b khoản này;

d] Người quản lý của chủ sở hữu công ty, người có thẩm quyền bổ nhiệm những người quản lý đó;

đ] Người có liên quan của những người quy định tại điểm d khoản này.

Người ký kết hợp đồng phải thông báo cho Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên về các đối tượng có liên quan đối với hợp đồng, giao dịch đó; đồng thời kèm theo dự thảo hợp đồng hoặc nội dung chủ yếu của giao dịch đó.

2. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty và Kiểm soát viên phải quyết định việc chấp thuận hợp đồng hoặc giao dịch trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo theo nguyên tắc đa số, mỗi người có một phiếu biểu quyết; người có lợi ích liên quan không có quyền biểu quyết.

3. Hợp đồng, giao dịch quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được chấp thuận khi có đủ các điều kiện sau đây:

a] Các bên ký kết hợp đồng hoặc thực hiện giao dịch là những chủ thể pháp lý độc lập, có quyền, nghĩa vụ, tài sản và lợi ích riêng biệt;

b] Giá sử dụng trong hợp đồng hoặc giao dịch là giá thị trường tại thời điểm hợp đồng được ký kết hoặc giao dịch được thực hiện;

c] Chủ sở hữu công ty tuân thủ đúng nghĩa vụ quy định tại khoản 4 Điều 76 của Luật này.

4. Hợp đồng, giao dịch bị vô hiệu và xử lý theo quy định của pháp luật nếu được ký kết không đúng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, gây thiệt hại cho công ty. Người ký hợp đồng và người có liên quan là các bên của hợp đồng liên đới chịu trách nhiệm về thiệt hại phát sinh và hoàn trả cho công ty các khoản lợi thu được từ việc thực hiện hợp đồng, giao dịch đó.

5. Hợp đồng, giao dịch giữa công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu với chủ sở hữu công ty hoặc người có liên quan của chủ sở hữu công ty phải được ghi chép lại và lưu giữ thành hồ sơ riêng của công ty.

Điều 86. Hợp đồng, giao dịch của công ty với những người có liên quan

1. Trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác, hợp đồng, giao dịch giữa công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu với những người sau đây phải được Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên chấp thuận:

a] Chủ sở hữu công ty và người có liên quan của chủ sở hữu công ty;

b] Thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên;

c] Người có liên quan của người quy định tại điểm b khoản này;

d] Người quản lý của chủ sở hữu công ty, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý đó;

đ] Người có liên quan của những người quy định tại điểm d khoản này.

2. Người nhân danh công ty ký kết hợp đồng, giao dịch phải thông báo cho Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên về các đối tượng có liên quan và lợi ích có liên quan đối với hợp đồng, giao dịch đó; kèm theo dự thảo hợp đồng hoặc nội dung chủ yếu của giao dịch đó.

3. Trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác, thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên phải quyết định việc chấp thuận hợp đồng, giao dịch trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo theo nguyên tắc đa số, mỗi người có một phiếu biểu quyết; người có liên quan đến các bên không có quyền biểu quyết.

4. Hợp đồng, giao dịch quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được chấp thuận khi có đủ các điều kiện sau đây:

a] Các bên ký kết hợp đồng hoặc thực hiện giao dịch là những chủ thể pháp lý độc lập, có quyền, nghĩa vụ, tài sản và lợi ích riêng biệt;

b] Giá sử dụng trong hợp đồng hoặc giao dịch là giá thị trường tại thời điểm hợp đồng được ký kết hoặc giao dịch được thực hiện;

c] Chủ sở hữu công ty tuân thủ đúng nghĩa vụ quy định tại khoản 4 Điều 77 của Luật này.

5. Hợp đồng, giao dịch bị vô hiệu theo quyết định của Tòa án và xử lý theo quy định của pháp luật nếu được ký kết không đúng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này. Người ký kết hợp đồng, giao dịch và người có liên quan là các bên của hợp đồng, giao dịch liên đới chịu trách nhiệm về thiệt hại phát sinh và hoàn trả cho công ty các khoản lợi thu được từ việc thực hiện hợp đồng, giao dịch đó.

6. Hợp đồng, giao dịch giữa công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu với chủ sở hữu công ty hoặc người có liên quan của chủ sở hữu công ty phải được ghi chép lại và lưu giữ thành hồ sơ riêng của công ty.

Ngày hỏi:14/12/2018

Tôi hiện đang là chủ sở hữu kiêm người đại diện theo pháp luật của một công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thương mại và dịch vụ, hiện tại tôi muốn mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh của công ty thì công ty tôi có được phát hành cổ phần hay không?

  • [ảnh minh họa]

  • Tại Điều 73 Luật Doanh nghiệp 2014 có quy định:

    "Điều 73. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

    1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu [sau đây gọi là chủ sở hữu công ty]; chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

    2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

    3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần."

    => Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần.

    Trường hợp công ty vẫn muốn phát hành cổ phần thì phải chuyển loại hình công ty từ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thương mại và dịch vụ sang loại hình công ty cổ phần.

    Nhưng để thành lập công ty cổ phần thì cần phải có ít nhất là 3 cổ đông sáng lập. Do đó, bạn có thể chuyển một phần vốn góp của mình trong công ty cho tối thiểu 2 cá nhân hoặc tổ chức khác trở lên và đồng thời thực hiện chuyển đổi công ty thành công ty cổ phần.

    ** Hồ sơ chuyển đổi bao gồm:

    - Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

    - Danh sách cổ đông;

    - Điều lệ Công ty chuyển đổi;

    - Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng;

    - Quyết định của chủ sở hữu về việc chuyển đổi công ty;

    Sau khi chuyển đổi thành công ty cổ phần thì công ty có quyền phát hành cổ phần theo quy định của pháp luật.

    Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.

    Trân trọng!


CĂN CỨ PHÁP LÝ CỦA TÌNH HUỐNG NÀY

THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI

  • Số 19 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP. HCM.
  • Click để Xem thêm

Trong thời đại hiên nay, công ty TNHH là một loại mô hình thường xuyên được các nhà đầu tư lựa chọn và thành lập bởi đây là loại hình lý tưởng để kinh doanh ở quy mô vừa và nhỏ. Nhiều nhà đầu tư không biết được liệu rằng Công ty TNHH có được phát hành cổ phiếu không? Do đó, trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin gửi tới quý vị những thông tin:

Cổ phiếu là gì?

Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. Cổ phiếu phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

a] Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của công ty;

b] Số lượng cổ phần và loại cổ phần;

c] Mệnh giá mỗi cổ phần và tổng mệnh giá số cổ phần ghi trên cổ phiếu;

d] Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức;

đ] Chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty;

e] Số đăng ký tại sổ đăng ký cổ đông của công ty và ngày phát hành cổ phiếu;

g] Nội dung khác theo quy định tại các điều 116, 117 và 118 của Luật này đối với cổ phiếu của cổ phần ưu đãi

Căn cứ theo khoản 1, Điều 121 Luật Doanh nghiệp 2020, cổ phiếu được quy đinh cụ thể như trên.

Ở thị trường chứng khoán Việt Nam, một cổ phiếu là đại diện cho 10,000 đồng vốn điều lệ của doanh nghiệp.

Thông thường hiện nay các công ty cổ phần thường phát hành hai dạng cổ phiếu: 

– Cổ phiếu phổ thông [common stock] là loại cổ phiếu ghi nhận quyền sở hữu đối với công ty. Người sở hữu cổ phiếu phổ thông là cổ đông phổ thông

– Cổ phiếu ưu đãi [preferred stock]. Cổ phiếu ưu đãi bao gồm các loại: cổ phiếu ưu đãi biểu quyết, cổ phiếu ưu đãi cổ tức, cổ phiếu ưu đãi hoàn lại, cổ phiếu ưu đãi khác do điều lệ công ty quy định. Các cổ đông nắm giữ các loại cổ phiếu ưu đãi có quyền hạn và trách nhiệm hạn chế nhất định như: lợi tức cố định, không có quyền biểu quyết các vấn đề của công ty. Tuy nhiên, cổ đông sở hữu loại cổ phiếu này luôn được nhận cổ tức đầu tiên, và khi công ty bị phá sản thì họ cũng là những người được công ty trả trước sau đó mới đến cổ đông thường.

Công ty TNHH là gì?

Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình công ty trong đó hạn chế số lượng các thành viên và phải chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty trong phạm vi số vốn cam kết góp vào công ty. Công ty TNHH có hai loại: công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty TNHH một thành viên.

Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 của Luật Doanh nghiệp 2020.

Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty [Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020]

Công ty TNHH có những đặc điểm sau:

– Công ty là pháp nhân độc lập, chịu trách nhiệm trước các khoản nợ trong phạm vi tài sản của mình;

– Thành viên công ti không nhiều và thường là những người quen biết nhau, có thể là tổ chức, cá nhân với số lượng không vượt quá 50 thành viên;

– Vốn điều lệ chia thành từng phần, mỗi thành viên có thể góp nhiều, ít khác nhau va bắt buộc phải góp đủ khi công ty thành lập, trong điều lệ công ty phải ghi rõ vốn ban đầu. Nếu khi thành lập công ty mà các thành viên chưa góp đủ phần vốn góp thì công ty bị coi là vô hiệu. Công ty phải bảo toàn vốn ban đầu. Nguyên tắc này thể hiện rõ trong quá trình góp vốn, sử dụng vốn và phân chia lợi nhuận.

Phần vốn góp không thể hiện dưới hình thứ cổ phiếu và khó chuyển nhượng ra bên ngoài.

– Trong quá trình hoạt động, không được phép công khai huy động vốn trong công chúng [không được phát hành cổ phiếu]

– Về tổ chức, điều hành ở công ty TNHH đơn giản hơn so với Công ty cổ phần; về mặt pháp lý công ty TNHH thường ít chịu sự ràng buộc pháp lý hơn so với Công ty cổ phần.

Để trả lời được câu hỏi công ty TNHH có được phát hành cổ phiếu không?,mời quý vị tham khảo tiếp nội dung dưới đây của chúng tôi.

Một trong các đặc trưng của công ty TNHH mà chúng tôi nêu trên là công ty TNHH không được phát hành cổ phiếu ra công chúng để huy động vốn. Bên cạnh đó, theo khoản 3 Điều 46 và khoản 3 Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020 đã quy định rằng công ty TNHH không có quyền phát hành cổ phần.

Bởi vì: Như chúng tôi đã phân tích các đặc điểm trên, thì công ty TNHH là công ty vừa đối nhân vừa đối vốn, các thành viên công ty phải có sự tin tưởng, hiểu biết lẫn nhau. Do vậy, việc phát hành cổ phiếu sẽ vô tình phá vỡ cấu trúc số lượng thành viên, phá vỡ mối quan hệ quen biết, tin tưởng lẫn nhau giữa các thành viên của công ty.

Do vậy, công ty TNHH có thể huy động vốn bằng hình thức sau:

+ Tăng vốn góp của thành viên. Theo đó, chủ sở hữu của công ty TNHH đầu tư thêm góp vốn vào công ty. Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, vốn góp thêm được chia cho các thành viên theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty.

+ Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới. Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty có quyền tiếp nhận thêm thành viên mới tuy nhiên tổng số lượng thành viên không được vượt quá 50. Đối với công ty TNHH một thành viên sau khi tiếp nhận thành viên mới công ty phải tổ chức quản lý theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần.

>>>>>> Tham khảo bài viết: Thành lập Công ty TNHH

Công ty nào được phát hành cổ phiếu?

Hiện nay, Luật Doanh nghiệp 2020 quy định loại hình doanh nghiệp muốn được phát hành cổ phiếu phải được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần.

Căn cứ theo khoản 3 Điều 111 Luật doanh nghiệp 2020: “Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty”. Theo đó, công ty cổ phần được quyền phát hành cổ phần để huy động vốn, đáp ứng các nhu cầu của công ty.

Quy định này của luật phù hợp với thực tiễn kinh doanh, bởi công ty cổ phần thường là doanh nghiệp có mô lớn và rất lớn, số lượng chủ sở hữu công ty rất nhiều.

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến Công ty TNHH có được phát hành cổ phiếu không? Bao gồm: Cổ phiếu là gì, Công ty TNHH là gì, Công ty TNHH có được phát hành cổ phiếu không và Công ty nào được phát hành cổ phiếu.

Video liên quan

Chủ Đề