Tại sao nhắm mắt lại mất thăng bằng

Sau sự qua đời đột ngột của nghệ sĩ Chí Tài vào ngày 9/12 vì đột quỵ, nhiều người phát hiện ra trước đó nam danh hài đã tham gia một chương trình về sức khỏe và được bác sĩ chuyên ngành đánh giá là tiềm ẩn nguy cơ đột quỵ cao. Kết luận này được đưa ra khi Chí Tài thực hiện thử thách đứng 1 chân nhưng chỉ giữ được thăng bằng trong vòng 4-7 giây, trong khi người thường có thể duy trì tư thế này tối thiểu là 20 giây.

Tiến sĩ Yasuharu Tabara, tác giả chính của nghiên cứu này cho biết: “Những cá nhân có biểu hiện khá vất vả trong việc giữ thăng bằng ở một chân cần được chú ý nhiều hơn, vì điều này có thể cho thấy nguy cơ mắc bệnh não và suy giảm nhận thức.” Nói một cách khác, thời gian đứng bằng một chân là một thước đo đơn giản để đánh giá sự bất ổn định về tư thế và cũng như phản ánh những biểu hiện bất thường ở não.

Bài thử nghiệm nhắm mắt đứng 1 chân đã được chứng minh khả năng dự đoán sức khỏe của nó. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra, rằng việc không có khả năng giữ thăng bằng trên một chân lâu hơn 20 giây có liên quan đến bệnh mạch máu nhỏ ở não, cụ thể là các cơn nhồi máu nhỏ không có triệu chứng. Một số nghiên cứu đã chứng minh một cách thuyết phục mối liên hệ giữa bệnh mạch máu nhỏ ở não và nguy cơ đột quỵ. Căn bệnh này làm tăng nguy cơ đột quỵ ở một số người, dù họ có tiền sử bệnh mạch máu não hay không.

Theo một nghiên cứu khác, sự phối hợp tay và chân được điều khiển bởi một mạng lưới thần kinh phức tạp. Các mạch cảm giác kiểm soát tầm nhìn, cảm giác về vị trí của cơ thể trong không gian và chức năng tối ưu của hệ thống tiền đình quyết định khả năng tự cân bằng của bạn. Vì vậy, không có khả năng duy trì thăng bằng có thể cho thấy tổn thương trong mạch thần kinh và cần được chăm sóc y tế.

Để thực hiện thử nghiệm này, đầu tiên bạn phải cởi giày, đặt tay lên hông và đứng trên một chân, sau đó nhắm mắt lại. Bài kiểm tra kết thúc ngay khi bạn di chuyển bàn chân trụ hoặc khi bạn phải đặt chân kia xuống sàn nhà để khỏi té.

Kết quả cho thấy những người có khả năng giữ thăng bằng kém, chỉ đứng được trung bình tối đa 2 giây, có nguy cơ tử vong cao gấp 3 lần trong 13 năm tiếp theo so với những người có thể đứng được 10 giây trở lên. Thời gian giữ thăng bằng có xu hướng giảm xuống nhanh chóng ở người lớn tuổi.

Bài : Huyền My [tổng hợp]

Tuy chỉ là một động tác vô cùng đơn giản đó là nhắm mắt đứng một chân và giữ thăng bằng trong một thời gian ngắn, nhưng nó lại mang đến những tác dụng mà chúng ta không thể ngờ tới. Động tác này còn được biết đến với tên gọi: Kim kê độc lập, và được là một thước đo tình trạng sức khỏe và được đánh giá cao từ các chuyên gia Đông y và Tây y.

Để giúp cho mọi người hiểu hơn về lợi ích của động tác này, thì sau đây Download.vn sẽ giới thiệu bài viết tác dụng không ngờ tới khi đứng bằng một chân, xin mời các bạn cùng tham khảo.

Tác dụng không ngờ tới khi đứng bằng một chân

Động tác này xuất phát từ nghiên cứu của Đại học Y khoa Kyoto [Nhật Bản] với trên 1.387 người với độ tuổi trung bình là 67 tuổi, cho thấy có đến 95,8% không đứng được quá 20 giây khi giữ thăng bằng 1 phút. Bác sĩ nói: Nếu đứng 1 chân mà không quá 20 giây thì tiềm ẩn nguy cơ cao bị đột quỵ.

Theo đó so với việc nằm thì tư thế đứng bằng 1 chân sẽ tiêu hao đến hơn 10% năng lượng của cơ thể, vì vậy người hay đứng thường có một vóc dáng và thể trạng tốt hơn so với người ngồi hoặc nằm nhiều. Đặc biệc, việc thường xuyên luyện tập đứng một chân sẽ giúp cho chúng ta rèn luyện cơ bắp và cũng phản ánh được tương đối chính xác tuổi tác cơ thể của mình.

Để đứng một chân các bạn cần phải thực hiện tuần tự theo các bước sau:

  • Đầu tiên, bạn dùng một chân làm trụ, chân còn lại từ từ nâng cao.
  • Sau đó, bạn áp lòng bàn chân đang giơ lên này vào mặt trong của chân còn lại, càng lên cao càng tốt. Hai tay đưa ra để giữ thăng bằng, một chân đứng vững trên mặt đất và từ từ nhắm mắt lại
  • Để tối ưu hiệu quả, bạn hãy cố gắng kiên trì luyện động tác trong thời gian lâu nhất có thể.

2. Thang đo thể chất qua động tác đứng một chân

Theo khoa học thì chân của mỗi người có 6 kinh lạc đi qua và là nơi chứa nhiều huyệt vị quan trọng trong cơ thể. Nếu đứng một chân trong vòng một phút hàng ngày sẽ giúp cho những bộ phận trong cơ thể trở lại trạng thái cân bằng, giúp tình hình sức khỏe trở nên tốt hơn.

Lưu ý, nên thực hiện động tác này khi nhắm mắt, bởi đó là lúc cơ thể của mình ở trong tình huống ít phụ thuộc vào các tác động xung quanh.

Sau khi nghiên cứu về chức năng sinh lý của con người kéo dài hơn 30 năm, thì các nhà khoa học đã đưa ra nấc thang đo thể chất của con người qua động tác này:

Tiêu chuẩn thời gian đứng một chân theo thang tuổi

Tiêu chuẩn đối với nam giới:

  • Từ 30 đến 39 tuổi: 9 giây.
  • Từ 40 đến 49 tuổi: 8 giây.
  • Từ 50 đến 59 tuổi: 7 giây.
  • Từ 60 đến 69 tuổi: 5 giây.

Tiêu chuẩn đối với nữ giới:

  • Từ 40 đến 49 tuổi: 9 giây.
  • Từ 50 đến 59 tuổi: 8 giây.
  • Từ 60 đến 69 tuổi: 7 giây.
  • Từ 70 đến 79 tuổi: 5 giây.

Chú ý: Với động tác này thì các nhà khoa học khuyến khích chúng ta nên tiến hành đứng một chân 2 lần, sau đó lấy thành tích tốt nhất để đánh giá.

3. Tác dụng của việc đứng bằng một chân

Y học Trung Hoa quan niệm rằng, thân thể mắc bệnh xuất phát từ mối quan hệ của lục phủ ngũ tạng bị mất cân bằng, khiến khả năng giữ thăng bằng cũng bị giảm sút. Động tác đứng 1 chân hay còn gọi là Kim kê độc lập [gà vàng đứng 1 chân] trong yoga hay thái cực quyền tuy đơn giản nhưng lại có thể điều chỉnh cho mối quan hệ của lục phủ ngũ tạng trở về trạng thái hài hòa và còn đem lại nhiều công dụng dưỡng sinh đã được nhiều chuyên gia y học Đông y và Tây y công nhận.

Theo các chuyên gia Đông y "chân có khỏe, người mới khỏe", nếu chân không đứng vững thì rõ ràng cơ thể không được khỏe mạnh. Hay nói một cách khác, cơ thể không thể giữ thăng bằng nghĩa là lục phủ ngũ tạng đang xuất hiện một vấn đề nào đó. Trong trường hợp này, bài tập đứng một chân chính là giải pháp để lấy lại sự cân bằng.

a. Phòng ngừa tăng huyết áp

Chỉ cần luyện tập động tác này trong vòng 1 phút mỗi ngày, bạn có thể đạt được những công hiệu tuyệt vời như phòng ngừa tăng huyết áp, hỗ trợ điều trị tiểu đường, giảm khả năng mắc bệnh đãng trí khi về già.

Động tác Kim kê độc lập khi được tiến hành tuần tự và đúng cách còn mang lại tác dụng xúc tiến hoạt động của tiểu não, điều hòa khí quan trong cơ thể, là động tác thích hợp với nhiều đối tượng ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Việc luyện tập động tác này ngay từ khi còn trẻ sẽ làm giảm khả năng mắc các bệnh lý về tuổi tác sau này.

b. Hoạt huyết, dưỡng não, tăng khả năng tuần hoàn máu, điều chỉnh thần kinh phòng đột quỵ

Trung tâm Y học thuộc Viện Nghiên cứu Y học Đại học Kyoto [Nhật Bản] từng tiến hành kiểm tra thể chất với những người thường xuyên luyện tập động tác kim kê độc lập trong lúc mở mắt. Trưởng nhóm nghiên cứu Yasushi Tahara cũng khẳng định: Năng lực Kim kê độc lập là yếu tố quan trọng để khảo sát sức khỏe của bộ não.

c. Giúp xương chắc khỏe

Chuyên gia Ngoại khoa Mỹ, bác sĩ Barbara Bergin khuyên rằng: "Trong lúc đánh răng vào mỗi buổi sáng và tối, bạn có thể tranh thủ luyện tập tư thế đứng bằng một chân, mỗi lần cố gắng duy trì trong 1 phút, sau đó đổi chân" vì động tác đơn giản này có thể nâng cao năng lực giữ thăng bằng và giúp xương cốt chắc khỏe, phòng ngừa hoặc giảm đau thắt lưng, thoái hóa đốt sống cổ.

d. Thư giãn tinh thần, thông kinh hoạt mạch, tăng miễn dịch

Là giáo sư danh dự tại Đại học California, hiện đang là Giáo sư Tâm lý học thuộc Đại học Thanh Hoa, chuyên gia Seth Roberts cho biết, việc luyện tập tư thế Kim kê độc lập trước khi ngủ sẽ giúp bạn điều hòa trạng thái, ngủ ngon, đồng thời ngăn ngừa những vấn đề về tâm lý như lo âu, bực dọc. Đặc biệt, kiên trì tập luyện động tác này còn có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và một số căn bệnh ung thư.

4. Một số lưu ý khi thực hiện đứng bằng một chân

  • Đứng một chân đòi hỏi người tập cần luyện tập tuần tự từng bước một và chú ý an toàn. Nó không thích hợp đối với những người cao tuổi chân đã không còn vững.
  • Thời gian duy trì càng dài càng có tác dụng điều hòa sự cân bằng của hệ thống cơ quan bên trong cơ thể, đồng thời còn thể hiện sự nhạy bén của hệ thần kinh và sự thông suốt của hệ thống kinh lạc.
  • Nếu bạn đang gặp các vấn đề về sức khỏe hoặc đang trong quá trình thoái hóa hoặc đang mắc bệnh nặng thì nên chú ý điều dưỡng thân thể kết hợp luyện tập vừa phải.
  • Không cần quá gấp rút trong quá trình luyện tập mà nên thực hiện tuần tự và nâng cao cường độ một cách từ từ.
  • Khung giờ luyện tập lý tưởng của động tác này là trong khoảng 17-19h. Cần chú ý giữ ấm cơ thể trong mùa lạnh và bổ sung lượng nước cho cơ thể sau khi luyện.

Cập nhật: 10/12/2020

Đây là tiết lộ vô cùng thú vị của tiến sĩ Michael Mosley trên tờ Daily Mail. Theo ông, chỉ cần đứng bằng một chân trong lúc nhắm mắt, bạn có thể đưa ra ước lượng khá chính xác về tuổi thọ của mình. Dưới đây là những chia sẻ của Tiến sĩ Michael Mosley:

Vài ngày trước, 8 tuần sau khi bị rách gân gót chân, cuối cùng tôi cũng được bỏ nạng. Giờ đây, tôi đã có thể đi lại bình thường và từ từ trở lại với lịch tập luyện thường ngày.

Điều này có nghĩa là cũng giống các bài tập thể dục nhịp điệu [aerobic] – ví dụ, bơi, đạp xe – và các bài tập sức mạnh, tôi đang cố gắng tập nhiều bài tập thăng bằng hơn.

Theo tiến sĩ Michael Mosley, chỉ cần đứng bằng một chân trong lúc nhắm mắt, bạn có thể đưa ra ước lượng khá chính xác về tuổi thọ của mình.

Giữ thăng bằng tốt cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe của bạn. Không chỉ bởi nó có nghĩa là bạn sẽ giảm nguy cơ té ngã. Nhưng bất ngờ thay, có được tư thế thăng bằng chuẩn còn là yếu tố dự báo tuyệt vời về nguy cơ sa sút trí tuệ cũng như việc bạn có thể sống khỏe mạnh, sống thọ bao nhiêu năm.

Bài kiểm tra tuổi thọ cực kỳ đơn giản

Một trong những điều mà tôi thường đề nghị mọi người hãy thử làm và bị họ phản ứng vì nghĩ rằng làm thế thật là khó là: Đứng một chân trong khi mắt nhắm.

Nếu bạn muốn thử bài kiểm tra này, bạn sẽ cần một người ở bên để theo dõi thời gian bằng cách dùng đồng hồ bấm giờ trên điện thoại di động.

Bắt đầu bằng việc cởi giày ra. Giờ thì đặt hai bàn tay lên hông và đứng trên một chân. Khi sẵn sàng, hãy nhắm mắt lại.

Bạn sẽ cảm thấy thất vọng khi thấy mình nhanh chóng bị mất thăng bằng như thế nào. Bài kiểm tra kết thúc ngay khi bạn nhấc một bàn chân lên hoặc khi bạn đặt chân đó xuống mặt đất để ngăn việc bị ngã ra.

Lưu ý quan trọng: Nếu trên 40 tuổi, bạn khó có thể khả năng giữ thăng bằng trên một chân lâu quá 10 giây. Để có được điểm số chính xác, hãy lấy trung bình cộng sau 3 lần thử.

Tôi nên có khả năng giữ thăng bằng trong bao lâu?

Những con số dưới đây được tổng hợp từ một nghiên cứu, theo đó, các nhà khoa học Mỹ đề nghị người tham gia thuộc nhiều độ tuổi khác nhau giữ thăng bằng trên một chân. Nhờ đó, họ có thể đưa ra kết luận: thế nào là "bình thường".

Như bạn có thể thấy, khả năng hoàn thành bài kiểm tra đứng một chân và nhắm mắt có xu hướng giảm dần theo tuổi tác:

- Dưới 40 tuổi

+ Mở mắt: 45 giây

+ Nhắm mắt: 15 giây.

- 40-49 tuổi

+ Mở mắt: Trung bình 42 giây

+ Nhắm mắt: 13 giây

- 50-59 tuổi

+ Mở mắt: 41 giây

+ Nhắm mắt: 8 giây

- 60-69 tuổi

+ Mở mắt: 32 giây

+ Nhắm mắt: 4 giây

- 70-79 tuổi

+ Mở mắt: 22 giây

+ Nhắm mắt: 3 giây

Tin tốt là bạn có thể cải thiện khả năng thăng bằng của mình

Vậy tại sao đứng trên một chân trong khi mắt nhắm lại có thể khó hơn nhiều so với đứng trên một chân trong khi mở mắt? Rốt cuộc, phần lớn mọi người có thể xoay  xở đứng một chân nhiều hơn 30 giây nếu không nhắm mắt.

Nguyên do bởi não bạn sử dụng 3 dạng thông tin để giữ cho bạn ở tư thế đứng thẳng.

Một trong những dạng chính là thông điệp gửi đi từ các ống bán khuyên màng vốn chứa đầy dịch ở tai trong. Các ống này phụ trách cảm giác xoay chiều.

Hệ thống được gọi là tiền đình này liên tục nói cho não bộ biết liệu đầu bạn có đang ở vị trí cân bằng hay không. Bộ não cũng phụ thuộc vào tín hiệu phản hồi từ khớp và cơ để duy trì trạng thái thăng bằng. 

Còn có các thụ cảm đặc biệt, được biết tới với tên gọi thụ cảm cơ thể [proprioceptor] ở trong khớp, giữ nhiệm vụ gửi tín hiệu tới não, cho não bộ biết chuyện gì đang xảy ra.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, là đôi mắt của bạn. Mắt trao cho não bộ thước đo chính xác về vị trí của đầu và cơ thể bạn, tương ứng với môi trường xung quanh.

Khi nhắm mắt, bạn loại bỏ tầm nhìn khỏi phương trình trên và nhiều người nhận thấy, họ thực sự gặp khó khăn khi phải thực hiện việc đứng thăng bằng trên một chân.

Nếu khả năng giữ thăng bằng của bạn không tốt như lẽ ra nên thế, đừng vội tuyệt vọng. Như bất cứ kỹ năng nào khác, bạn hoàn toàn có thể tập luyện để cải thiện khả năng thăng bằng.

Trước hết, thực hành thăng bằng trong lúc đánh răng. Đây là việc tôi làm mỗi sáng và tối. Tôi đứng trên chân trái, mắt mở, sau đó, chuyển sang chân phải, trong vòng 30 giây. Tôi tập 2 lần với mỗi chân.

Bạn cũng có thể thử tập thái cực quyền. Đây là một dạng tập luyện kết hợp hít thở với thư giãn và những động tác nhẹ nhàng, tốt cho sức khoẻ.

Nghiên cứu chỉ ra rằng, tập thái cực quyền giảm đáng kể nguy cơ vấp ngã cũng như đem đến vô số lợi ích sức khỏe khác. Ví dụ, giảm cân. Một nghiên cứu mới đây ở Australia cho thấy, những người bị thừa cân hoặc béo phì tăng nhiều nguy cơ bị ngã hoặc tự gây chấn thương cho mình so với người có thân hình mảnh mai.

Hãy thử tất cả hoặc một trong những hướng tiếp cận trên, bạn sẽ sớm nhận ra sự cải thiện rõ rệt với khả năng giữ thăng bằng của mình.

Video liên quan

Chủ Đề