Tại sao phải làm đường cong

Ủa anh: Vì sao cao tốc phải làm đường cong chứ không làm thẳng

Đường thẳng là đường ngắn nhất, vậy tại sao người ta lại làm cao tốc cong cong trong khi có thể làm thẳng? Điều này đã được quy định rõ trong Điều 7, TCVN 5729:2012 về “yêu cầu thiết kế đối với đường cao tốc ôtô”:

  • Không nên thiết kế các đoạn tuyến thẳng trên đường cao tốc dài quá 4 km;
  • Nên thay các đoạn thẳng quá dài bằng các đường vòng có góc chuyển hướng nhỏ với bán kính lớn [5000 m đến 15000 m] để chống đơn điệu và lóa mắt do pha đèn về ban đêm.

Theo VECE, điều này có nghĩa là không nên thiết kế đường cao tốc thẳng tít tắp. Sau khoảng dưới 4 km đường thẳng, đường sẽ uốn cong một góc nhỏ buộc tài xế phải đánh lái, nhằm thu hút sự tập trung của người lái xe, tránh buồn ngủ do vận hành đều đều. Ngoài ra, cách thiết kế này cũng giúp giảm bớt ánh đèn phía ngược chiều làm chói mắt tài xế khi lái xe vào ban đêm.

Theo TCVN5729, VECE





Làm thẳng hay cong tùy vào địa hình nhằm tiết kiệm kinh phí. Trước khi thiết kế tuyến người ta vạch tuyến dựa vào bình đồ khảo sát thực địa, cao độ, tụ thủy, phân thủy, khu dân cư, di tích kiến trúc, cầu cống suối sông .v.v... và vạch phương án tuyến đào đắp ít nhất, cầu cống tối thiểu nhất, yêu cầu kết nối vùng cao nhất, địa chất khả thi nhất v.v... để làm tuyến đường tiết kiệm nhất nhưng công suất cao nhất. Đó là lý do đường không thẳng tắp như kẻ chỉ ở những địa hình phức tạp nhưng ở đồng bằng bao la hay địa hình sa mạc nó lại thẳng tăm tắp.

TPO - Những cung đường đồi núi quanh co, uốn lượn và có nhiều khu vực hạn chế tầm nhìn. Câu hỏi đặt ra là tại sao đường đồi núi thường cong ven theo sườn thay vì là một đường thẳng lên đỉnh, sao không làm đường thẳng tắp lên đỉnh núi?

Ngày xưa, khi con người muốn xây một con đường lên đỉnh một ngọn núi hay một ngọn đồi, một nhóm những người thăm dò sẽ dẫn một con lừa hoặc một con la đi lên sườn dốc của nơi đó.

Con lừa hay con la sẽ không bao giờ đi lên đỉnh theo con đường thẳng ngắn nhất. Thay vào đó, một cách bản năng, nó sẽ chọn một lối đi với độ dốc vừa phải, tương tự với độ dốc tối đa được chúng ta coi là an toàn cho một con đường dốc [khoảng từ 8 tới 10 độ].

Các nhà thăm dò sau đó sẽ dùng búa gõ xuống đất để đánh dấu nơi mà con vật vừa đi qua, đồng thời đo đạc khoảng cách của những nơi vừa được đánh dấu, vẽ chúng lên tấm bản đồ và bắt đầu phác họa con đường được lựa chọn cho việc xây dựng sau này.

Khi người thăm dò cảm thấy con vật đã đi quá xa so với điểm đến mục tiêu ban đầu, hoặc khi gặp phải những chướng ngại vật không thể vượt qua, họ sẽ đưa nó quay ngược trở lại. Con vật lúc này sẽ chọn lối đi xuống với đúng độ dốc mà nó vừa đi lên, nhưng là theo hướng ngược lại. Điểm mà con lừa hay con la thay đổi hướng đi được gọi là khúc cua tay áo.

Một chiếc xe với bộ máy khỏe có thể dễ dàng leo lên một con đường rất dốc, nhưng một chiếc xe tải chở hàng tấn hàng hay một chiếc xe bus đang chứa đầy hành khách thì không thể. Hơn nữa, con đường với độ dốc lớn sẽ làm việc đi xuống trở nên vô cùng nguy hiểm.

8 độ là độ dốc quy định của hầu hết những con đường quan trọng. Đối với những con đường ngắn, độ dốc 10, 15 hoặc thậm chí 20 độ có thể được coi là chấp nhận được nhưng cần phải được gắn đầy đủ biển chỉ dẫn theo qui định.

Kinh nghiệm lái xe ô tô đường đồi núi

Kiểm tra xe trước mỗi chuyến đi
Việc chuẩn bị tốt cho các chuyến đi sẽ khiến bạn cảm giác an tâm hơn và nó cũng giúp bạn giảm thiểu những rủi ro không mong muốn xảy ra; cần đảm bảo và kiểm tra một số thiết bị sau: Đảm bảo dầu phanh và dầu hệ dẫn động đầy đủ, lần thay gần nhất trong thời gian khuyến cáo an toàn. Dầu phanh, theo thời gian mất độ ẩm và lẫn tạp chất gây ô nhiễm làm giảm độ sôi. Khi sử dụng phanh thường xuyên khiến dầu sôi, mất tác dụng phanh. Ngoài ra cần kiểm tra bề mặt, áp suất lốp và luôn chú ý có lốp dự phòng.

Vần vô lăng đúng cách
Do đặc thù đường đồi núi rất nhiều khúc cua liên tục nên các bạn gần như phải liên tục bẻ lái với vô lăng. Ước lượng độ gấp của khúc cua để đánh lái vừa đủ là yếu tố quan trọng giúp cho chiếc xe chạy ổn định, không tròng trành và luôn nằm trên phần đường quy định. Đặc biệt lưu ý các tài xế hay có thói quen xoa vô lăng bằng 1 tay, điều này cực nguy hiểm khi chạy xe đường đèo bởi các khúc cua gắt đòi hỏi lực giữ vô lăng lớn hơn so với đường bằng.

Duy trì tốc độ ổn định
Việc các bạn chạy đều chân ga và hạn chế phanh chính là để duy trì tốc độ xe luôn giữ được ổn định nhất có thể, từ đó tốc độ trung bình của hành trình sẽ cao hơn nhiều so với cách chạy phóng nhanh, phanh gấp. Duy trì tốc độ ở đây có thể hiểu là khả năng giữ tốc độ trong giới hạn mà bạn có thế kiểm soát an toàn. Điều đó có nghĩa là khả năng giữ tốc độ của mỗi người cũng sẽ khác nhau và tốc độ trung bình cũng khác nhau tùy thuộc vào khả năng lái xe.

Xử lý khi lên dốc
Bí quyết của việc leo đèo chính là “nuôi đà”. Bằng cách nhịp nhàng với chân ga, bạn hãy cố gắng luôn giữ tốc độ không nhỏ hơn 35km/h, vòng tua máy không nhỏ hơn 1500 vòng. Đối với các khúc cua tay áo, tốc độ vào cua buộc phải thấp hơn nhưng vẫn nên giữ tốc độ vòng tua máy, quan sát trước khi vào các khúc cua gấp để không phải dừng tránh xe ngược chiều. Lưu ý nếu đi theo đoàn, nên giãn cách đủ xa để không phải phanh dồn toa bất ngờ.

Nguyên tắc khi xuống dốc
Khi đổ đèo, xe càng nặng thì quán tính càng lớn, tốc độ lao dốc sẽ tăng cao nhanh chóng và vượt quá khả năng kiểm soát lái nếu xe vẫn để chế độ D [số tự động], hoặc các cấp số cao [số sàn]. Theo trực giác, bạn sẽ phanh, phanh nhiều và giữ lâu sẽ dẫn đến nhiệt độ má phanh tăng quá cao, khi đó má phanh hóa gốm sẽ gây mất tác dụng phanh.

Phương án tối ưu lúc này là phanh giảm tốc độ và về số thấp [1,2,3 với xe số sàn; hoặc D1. D2, S cấp số thấp với xe số tự động], việc này khiến động cơ xe ghìm lại tốc độ xe, có thể đổ dốc một cách an toàn, dễ dàng kiểm soát lái. Lưu ý luôn duy trì tốc độ ở trong ngưỡng an toàn, tuyệt đối không để xe trôi quá nhanh rồi mới hãm lại, cách chạy như vậy có thể gây hư hại đáng kể đối với hệ thống phanh.

Đừng ôm vạch chia đường
Hầu hết đường đèo núi dốc hẹp hơn đường quốc lộ. Một số lái xe có xu hướng bám vạch chia giữa đường để chạy, nhưng kỹ thuật này sẽ không an toàn nếu đường có nhiều xe di chuyển, gây khó chịu cho xe khác, trường hợp xấu dẫn đến tai nạn mà không kịp xử lý, đặc biệt với xe ngược chiều khi vào cua.

Cẩn thận khi gặp sương mù

Khi gặp sương mù, cần đi chậm, quan sát nhiều hơn, bật đèn sương mù và luôn nhớ bám vạch kẻ đường. Thời tiết xấu dẫn tới mất độ bám đường và có thể dẫn tới sạt lở, vì thế luôn cảnh giác, có thể dừng lại nếu cảm thấy nguy hiểm.

Luôn mang theo nước uống
Trên những đèo dốc cao, độ ẩm thấp có thể dẫn tới tình trạng say độ cao, mệt mỏi. Vì thế, luôn cung cấp cho cơ thể đủ nước để giữ tỉnh táo. Bên cạnh đó, xe cũng cần “tỉnh táo” bằng cách đổ đầy bình nhiên liệu, vì mật độ xuất hiện trạm nhiên liệu dọc đường là rất ít.

Nghỉ giữa chặng thường xuyên

Đi đường đèo núi cần tập trung cao độ và thân xe chuyển hướng nhiều nên dễ dẫn tới căng thẳng, mệt mỏi; người lái nên thường xuyên dừng lại nghỉ ngơi để giữ tỉnh táo tiếp tục chặng đường tiếp theo.

 10 con đường kỳ lạ, nguy hiểm nhất thế giới. Clip nguồn youtube.

Mấy hôm nay lúc nào cũng trên đường, lúc phải đánh vông lăng sang trái, lúc sau lại phải ngược lại, mệt mỏi wá, chỉ tại đường cong, mất thì giờ quá, Em suy nghĩ mãi mà vẫn chưa có đáp số thỏa đáng cho vấn đề này, nhân Forum này có bác nào chuyên kỹ thuật cầu đường giải thích giúp em cái, những câu hỏi đặt ra và cách giải thích tạm thời của Em như thế này. Mọi con đường ở VN đều cong và lồi lõm một cách không đáng có, nhiều đoạn hoàn toàn có thể nắn thẳng được, ví như những con đường đẹp, mới làm như Pháp Vân - Cầu rẽ, HN - Bắc Ninh ... cũng không phải ngoại lệ, nếu như con đường thẳng, và bằng phẳng tuy vốn ban đầu có cao hơn nhưng về lâu dài thì lợi ích rất nhiều, sơ sơ tính toán như sau: Lợi ích mang lại = [Lợi về xăng dầu + Lợi về thời gian di chuyển] x lưu lượng xe x số thời gian sử dụng. Ví dụ như đi từ HN - Lạng Sơn = 200km, nếu đường thẳng và bằng phẳng mỗi xe lợi khoảng: 2 lít xăng = 25K.

Thời gian 1 giờ = 20K

RE: Tại sao lại đường phải cong? Em lại tính tiếp .... do nhỡ tay [sorry] Ví dụ như đi từ HN - Lạng Sơn = 200km, nếu đường thẳng và bằng phẳng mỗi xe lợi khoảng: 2 lít xăng = 25K. Thời gian 1 giờ = 20K = 45K x 2 lượt x 300 xe/tiếng X 24 tiếng/ngày X 360ngày/năm x 100 năm = khoảng 1.166,4 tỷ đồng, một con số cũng khá lớn ... nhưng tại sao con đường vẫn cong? -> Phải chăng chiến lược, quy hoạch kém? -> Phải chăng vốn đầu tư quá lớn? -> Phải chăng vì đường thẳng thì buổi tối có nhiều đèn phía trước thì lái xe khó lái, hoặc rễ buồn ngủ -> gây tai nạn? .....?

Nhờ các pác giải thích giúp.

RE: Tại sao lại đường phải cong? Em thì ko rành về cầu đường lắm, nhưng em khoái câu thơ này: " Đường vô xứ Nghệ quanh quanh Non xanh, nước biếc như tranh họa đồ" Có những đoạn đường em nghĩ buộc phải làm cong. Chẳng hạn như khi wa đèo, dốc...

Mặt khác, có những con đường tuy làm mới nhưng vẫn dựa trên nền tảng của những con đường đã có từ trước!Ở đây có cả yếu tố lịch sử nữa!

RE: Tại sao lại đường phải cong? Loại bỏ yếu tố tiêu cực ví dụ như phải vòng qua nhà hay vườn của chủ tịch , tôi cho rằng yếu tố địa chất của nền đất quyết định việc này ! như kiểu người ta phải kựa chỗ đất cứng để đặt chân vậy ! Những nước giàu có họ lắm tiền của , đường xá thẳng tưng có lẽ vì không ngán ngại việc cải tạo nền đất !

Nghe kể Hittler khi xưa có lần lấy cây thước đặt lên bản đồ , ngắm nghía một hồi rồi kẻ một đường thẳng tưng , giao cho tư lệnh công binh thực thi với mệnh lệnh ngắn ngủi : " Ông có thể tránh phải ra tòa án binh bằng cách từ chức ngay từ bây giờ nếu thấy không kham nổi trong 2 tháng ..! "

phantan

RE: Tại sao lại đường phải cong?

Bác thắc mắc đường cong em thì nói chuyện ngược lại: Đường thẳng nhưng xe vẫn chạy cong, trước đây xe không mạnh như bây giờ, lên dốc cao lái xe toàn chạy cong với luồng khói đen thui theo sau, thậm chí có xe phải kêu phụ xe ngồi cạnh lái xe giữ cứng cần số.

Và đó cũng chính là lý do tại sao đường cong. Đường cong vùng cao do địa hình quyết định. Đường cong đồng bằng nếu loại lý do tế nhị thì do lịch sử để lại, như QL 1A khi người Pháp làm trên hướng và tuyến của đường cái quan ngày xưa...Cha ông đi mở đất. Sau này có một số tuyến tránh được làm thêm giải quyết tránh các khu dân cư, rút ngắn đường...


Bác Der Faher cho biết tiếp đoạn sau với: Ra tòa hay từ chức?

RE: Tại sao lại đường phải cong? Theo em nghĩ thì thế này: Đối với những đoạn cong lớn: kiểu như đường từ Hà Nội đến Lạng Sơn sao lại "vòng" qua Bắc Ninh mà không phải là một đường thẳng tưng. Nếu bác muốn đi đến Lạng Sơn thì là thiệt, nhưng nếu bác muốn đến Bắc Ninh thì lại lời và xét toàn cục thì là lời hẳn một con đường nữa - những con đường lớn thì thường "vòng" qua những trung tâm lớn. Đối với những đoạn cong nhỏ: em cũng nghĩ như bác Đè và bác phantan, phụ thuộc vào địa hình để thi công đường: con đường thường có sau ao hồ, kênh rạch; có sau đồi núi.

Nói chung mọi thứ cũng chỉ là tương đối, trừ khi tất cả mặt đất biến thành đường, bác đi đâu chỉ cần vạch một đường thẳng.

RE: Tại sao lại đường phải cong? Cũng ko hoàn toàn do địa chất, địa chất có thể cải tạo được mà, nhà cao tầng cũng có thể xây dựng trên túi bùn mà vẫn no problem. Em xin chia xẻ chút kiến thức lựom lặt của em. Đường cong có 2 dạng: 1. đường cong bằng 2. đường cong đứng Đường cong bằng sử dụng khi vượt địa hình đồi núi, khi lên dốc cao không thể đánh thẳng một đường từ chân đồi lên đỉnh đồi được mà phải đi vòng vèo, để giảm độ dốc, cái này thì cũng biết rồi. Nếu ở địa hình đồng bằng, giả sử mở 1 con đường từ điểm A đến điểm B mà trên đoạn AB lại đi qua 1 di tích, thì phải phát sinh điểm C và người ta phải vòng tránh từ xa. Đường cong đứng, như cầu vượt đường bộ hoặc đơn giản chỉ là do nền đường sụt lún mà thành [đường Pháp Vân - Cầu Giẽ là rõ nhất]. Do đó, đường mà cong là do: 1. Điểm chuyển hướng để tránh vật kiến trúc 2. Giảm độ dốc dọc 3. Sụt lún do nền đất yếu 4. Vượt địa hình.

....Còn gì nữa ko nhể.... [8|][8|][8|]

RE: Tại sao lại đường phải cong? Gửi bác HanPCC ai cũng biết đưởng thẳng là ngắn nhất nối 2 điểm nhưng đường giao thông cong bởi 1 số lý do sau: Đường vượt qua địa hình phức tạp: Núi, sông, suối...= làm cong tiết kiệm hơn làm thẳng cả trứoc mắt cũng như lâu dài Đường tránh các khu dân cư, các khu vực quan trọng..= làm cong rẻ hơn đền bù hoặc các khu ko thể đền bù [di tích...] Đường cong do nối các đô thị với nhau = các đô thị đâu có nằm trên 1 đường thẳng do vậy đi vòng vèo là hợp lý hơn Đường cong do làm kém bị cong... heeeee ít lắm ko có đâu ở các nước phát triển đường họ đâu có thẳng mà chỉ thẳng ở 1 cung đoạn nhất định thôi ở Pháp, Đức, Thuỵ sỹ v.v.v địa hình đa dạng đường đánh võng ko kém Việt Nam ở Mỹ, úc nếu đường đi qua khu hoang mạc thì ngu gì họ lại làm cong

Có chút ngu ý trình bày mong các bác đừng chê trách!!!!!

kaka

RE: Tại sao lại đường phải cong?

Đường thẳng còn dễ gây tai nạn nữa các bác à vì dễ làm các bác tài chạy với tốc độ cao. Đoạn đường thẳng dài còn làm tài xế ....buồn ngủ vì ...không có gì để quan tâm chú ý! [cái này em nói nghiêm túc dưa trên nghiên cứu của các nhà khoa học nước ngàoi mà em ko nhớ rõ, hình như của Pháp!]

RE: Tại sao lại đường phải cong?

Trích đoạn: kaka

Đường thẳng còn dễ gây tai nạn nữa các bác à vì dễ làm các bác tài chạy với tốc độ cao. Đoạn đường thẳng dài còn làm tài xế ....buồn ngủ vì ...không có gì để quan tâm chú ý! [cái này em nói nghiêm túc dưa trên nghiên cứu của các nhà khoa học nước ngàoi mà em ko nhớ rõ, hình như của Pháp!]


Cái này em công nhận chính xác, hôm trước em đi từ VT về TP lúc 2h chiều, đường vắng xe mà lại không có quẹo trái phải gì hết. Chỉ việc đạp chân ga thôi, tự nhiên đang chạy đều đều vậy thì thằng bạn ngồi kế bên đạp lên vai la sao mày chạy kỳ vậy. Lúc đó mới giật mình để ý là xe đang chạy lấn tuyến. Thì ra tuy mắt đang mở nhưng cũng giống như đang ngủ vậy không thấy gì hết. Phải tấp vô lề làm điếu thuốc rồi đi tới đi lui 1 chút cho tỉnh mới dám chạy tiếp.

Page 2

RE: Tại sao lại đường phải cong?

Trích đoạn: thehuan

Cái này em công nhận chính xác, hôm trước em đi từ VT về TP lúc 2h chiều, đường vắng xe mà lại không có quẹo trái phải gì hết. Chỉ việc đạp chân ga thôi, tự nhiên đang chạy đều đều vậy thì thằng bạn ngồi kế bên đạp lên vai la sao mày chạy kỳ vậy. Lúc đó mới giật mình để ý là xe đang chạy lấn tuyến. Thì ra tuy mắt đang mở nhưng cũng giống như đang ngủ vậy không thấy gì hết. Phải tấp vô lề làm điếu thuốc rồi đi tới đi lui 1 chút cho tỉnh mới dám chạy tiếp.

Ôi trời, kinh nhể. May là bác có "thằng bạn" [trích lời bác - em xin lỗi nhé] đi cùng.

RE: Tại sao lại đường phải cong?

Trích đoạn: thehuan

Trích đoạn: kaka

Đường thẳng còn dễ gây tai nạn nữa các bác à vì dễ làm các bác tài chạy với tốc độ cao. Đoạn đường thẳng dài còn làm tài xế ....buồn ngủ vì ...không có gì để quan tâm chú ý! [cái này em nói nghiêm túc dưa trên nghiên cứu của các nhà khoa học nước ngàoi mà em ko nhớ rõ, hình như của Pháp!]


Cái này em công nhận chính xác, hôm trước em đi từ VT về TP lúc 2h chiều, đường vắng xe mà lại không có quẹo trái phải gì hết. Chỉ việc đạp chân ga thôi, tự nhiên đang chạy đều đều vậy thì thằng bạn ngồi kế bên đạp lên vai la sao mày chạy kỳ vậy. Lúc đó mới giật mình để ý là xe đang chạy lấn tuyến. Thì ra tuy mắt đang mở nhưng cũng giống như đang ngủ vậy không thấy gì hết. Phải tấp vô lề làm điếu thuốc rồi đi tới đi lui 1 chút cho tỉnh mới dám chạy tiếp.


Ở nước ngoài có luật cấm lái xe chạy đường dài chạy quá 4h liên tục bác ạ ...

RE: Tại sao lại đường phải cong? Em cũng xin đóng góp chút: Khi thiết kế một tuyến đường, do điều kiện địa hình tự nhiên bị hạn chế nên tuyến đường ô tô thường phải uốn lượn với các đoạn thẳng và các đoạn cong nối tiếp nhau.[làm thẳng thì tốt quá nhưng kinh phí không cho phép, vd như kinh phí GPMB, kinh phí để xử lý các vấn đề kỹ thuật như nền đất yếu, cầu cạn, cầu vượt, tường chắn......] Còn vấn đề bác hanpcc nêu ra như đường Pháp Vân - Cầu Giẽ đi qua khu vực đồng trống mà lại xuất hiện đường cong, thì đúng như bác nào đó đã nói, đường mà có cánh tuyến thẳng dài quá cũng không tốt, gây tâm lý chủ quan cho lái xe, gây buồn ngủ...vì vậy, thường quy trình của VN quy định cánh tuyến thẳng không nên lớn hơn 3km. Thường người kỹ sư khi vạch tuyến, nếu địa hình tự nhiên không có gì khống chế thì cứ khoảng 500 - 700m sẽ tạo ra một góc chuyển hướng nhỏ khoảng dưới 1độ, với góc chuyển hướng nhỏ như vậy thì quy định là không cần phải cắm cong. Đường cong đứng là đường cong được bố trí tại những vị trí đổi dốc trên trắc dọc. Tại sao lại phải đổi dốc trên trắc dọc của đường thì các bác cứ tưởng tượng là ngoài vấn đề về kinh phí xây dựng [ như đào sâu, đắp cao, phải làm các công trình chống đỡ......] thì còn vấn đề kỹ thuật là : người ta phải quy định chiều dài đoạn đổi dốc tối thiểu, tối đa..Chiều dài đoạn đổi dốc tối thiểu để tránh cho trắc dọc lắt nhắt, không êm thuận....chiều dài đoạn dốc tối đa liên quan đến động lực học của xe khi xe lên dốc cao mà lại dài nữa thì ...và vấn đề an toàn giao thông khi xe xuống dốc. Bởi vậy quy trình VN quy định hai yếu tố đó theo cấp hạng kỹ thuật của đường..... Khi đổi dốc trên trắc dọc phải bố trí đường cong đứng để đảm bảo tầm nhìn, tuyến đường hài hòa êm thuận, hạn chế tác dụng của lực ly tâm....

Để nói về vấn đề này thì nhiều, nhưng theo em nhìn chung là như vậy.

Last edited by a moderator: 21/5/07

RE: Tại sao lại đường phải cong?

Các bác bàn về kỹ thuật hơi nhiều nhưng cái đó ở VN chỉ một phần thôi! Em làm mấy dự án ăn theo giao thông nhiều nên thấy đường VN cong chủ yếu là do vướng đền bù giải toả! Động đến vấn đề này khủng khiếp lắm! Bác nào làm xây dựng cơ bản rồi là đều ngán món này hết! Muốn làm đường thẳng mà kg đủ tiền đền bù giải phóng mặt bằng thì phải cong thôi!

Last edited by a moderator: 21/5/07

RE: Tại sao lại đường phải cong?

Trích đoạn: misavn
Các bác bàn về kỹ thuật hơi nhiều nhưng cái đó ở VN chỉ một phần thôi! Em làm mấy dự án ăn theo giao thông nhiều nên thấy đường VN cong chủ yếu là do vướng đền bù giải toả! Động đến vấn đề này khủng khiếp lắm! Bác nào làm xây dựng cơ bản rồi là đều ngán món này hết! Muốn làm đường thẳng mà kg đủ tiền đền bù giải phóng mặt bằng thì phải cong thôi!

Cong, né, còn vì đó là đất, là ruộng, là nhà của các Sếp, hay bà con thân thuộc
Ngoài ra, nhiều vùng sâu - xa heo hút, dân cư thưa thớt, "tự nhiên" có đủ 4 món Điện - Đường - Trường - Trạm + ADSL khá hiện đại, mà vùng ngoại thành của các đô thị đông đúc vẫn chưa có được, thì các bác cũng dư biết tại sao mà [:'[]

RE: Tại sao lại đường phải cong?

Bác kaka nói rất đúng!!! nhưng còn một lý do nữa là đường có cong thì lái xe mới sướng bác ạChứ cứ thẳng mãi thì buồn chết!!!

RE: Tại sao lại đường phải cong?

Em thấy tiêu đề " sao sao" ấy các bác nhỉ!

RE: Tại sao lại đường phải cong?

Đường mà thẳng tưng thì bao giờ các bác tài mới,luyện được tay lái lụa?Mà vài năm gần đây trở về sau,tài mới có số lượng nhiều áp đảo so với tài cũ.Vậy cũng nên nghĩ rằng cong cũng có cái lợi của cong.Đó là bàn về kỹ thuật,còn về xã hội học,chưa chắc đi thẳng dễ đạt mục đích hơn đi long cong,lòng vòng !!!

RE: Tại sao lại đường phải cong?

Tóm lại: đường phải "Cong" là do : "Tiết kiệm chi phí đầu tư". Các lý do khác chỉ là phụ thôi.

RE: Tại sao lại đường phải cong? Các bác đưa một số ý chủ quan như Những đường do lịch sử để lại khó nắn thẳng, vì muốn giảm vốn đầu tư nên phải lợi dụng làm theo địa hình, hoặc giảm đền bù thì tôi hoàn toàn đồng ý, nhưng 02 con đường ví dụ đưa ra được băng qua đồng ruộng bằng phẳng, tôi thấy không có vấn đề khó trong giải phóng mặt bằng hoặc địa hình gần tương đương nhau nhưng nó vấn cong, nếu có dịp đi qua các bác có thể kiểm chứng, theo tôi có vấn đề kỹ thuật ở đây, con đường đã thiết kế trên chuẩn mực hay tiêu chí nào đấy mà người thiết kế đã tuân theo.

Rõ dàng đường có lẽ phải cong theo trục XY hoặc Z với một cự ly như bác MINGO đưa ra, nhưng chuẩn mực là đâu? rất muốn được bác Pro trong lĩnh vực thiết kế đường giải thích để hiểu rõ hơn...

Page 3

RE: Tại sao lại đường phải cong?

Đường nó cong bởi vì nó ko thẳng !!!!!!!!!!

RE: Tại sao lại đường phải cong?

Trích đoạn: Der Fahrer

Nghe kể Hittler khi xưa có lần lấy cây thước đặt lên bản đồ , ngắm nghía một hồi rồi kẻ một đường thẳng tưng , giao cho tư lệnh công binh thực thi với mệnh lệnh ngắn ngủi : " Ông có thể tránh phải ra tòa án binh bằng cách từ chức ngay từ bây giờ nếu thấy không kham nổi trong 2 tháng ..! "

Tiếp chuyện bác Đề, hồi Pi e Đại đế muốn xây đường sắt Mat cơ va - Pê téc bua, cấp dưới hỏi xây thế nào? Pi e ta cầm luôn thước kẻ nối 2 điểm trên bản đồ kẻ 1 phát thẳng tắp. Có mỗi chỗ ngón tay cầm thước thò ra bị cong tí tẹo. Cấp dưới cứ thế thi công, về sau được cung đường nổi tiếng thẳng nhất trên thế giới. Chỗ cong do ngón tay cầm thước bây giờ có viện bảo tàng Pi e Đại đế.
Thẳng thì thẳng mà cong là cong...

RE: Tại sao lại đường phải cong?

Trích đoạn: Mig 17

Trích đoạn: Der Fahrer

Nghe kể Hittler khi xưa có lần lấy cây thước đặt lên bản đồ , ngắm nghía một hồi rồi kẻ một đường thẳng tưng , giao cho tư lệnh công binh thực thi với mệnh lệnh ngắn ngủi : " Ông có thể tránh phải ra tòa án binh bằng cách từ chức ngay từ bây giờ nếu thấy không kham nổi trong 2 tháng ..! "

Tiếp chuyện bác Đề, hồi Pi e Đại đế muốn xây đường sắt Mat cơ va - Pê téc bua, cấp dưới hỏi xây thế nào? Pi e ta cầm luôn thước kẻ nối 2 điểm trên bản đồ kẻ 1 phát thẳng tắp. Có mỗi chỗ ngón tay cầm thước thò ra bị cong tí tẹo. Cấp dưới cứ thế thi công, về sau được cung đường nổi tiếng thẳng nhất trên thế giới. Chỗ cong do ngón tay cầm thước bây giờ có viện bảo tàng Pi e Đại đế.
Thẳng thì thẳng mà cong là cong...

Ha Ha...
Tuyệt cú mèo [][:'[] Dzậy chớ còn cái QL 14 Ban Mê Thuột - Pleiku này thì seo đây ta ?




Cong cớn cho lắm vào

RE: Tại sao lại đường phải cong?

Bác Phẹt đúng là trên từng cây số...anh em được mở rộng tầm mắt ..

@bác hanpcc: Trong lĩnh vực thiết kế đường, Việt Nam có tiêu chuẩn thiết kế TCVN4054 -05 cho đường ô tô công cộng, tiêu chuẩn TCVN 5729 -97 cho đường cao tốc....trong đó quy định chặt chẽ các yếu tố hình học như bác hỏi.

Nếu bác cần nghiên cứu, bác PM cho em địa chỉ mail, em sẽ gửi cho bác.

RE: Tại sao lại đường phải cong?

vấn để lớn nhất là không có tiền các bác ạ Còn ai chả biết là đường thằng thì hay hơn đường cong. Các bác ở HN cứ nhìn cái ngõ ngách HN là biết mà. Sao người HN không làm đường ngõ cho nó thẳng mà cứ làng tôi quanh co quanh co quanh co quang co vậy. Em ghét nhất khi nghe người HN hát bài này. Đường Làng Hà Nội nó mới cong chứ đường làng quê em ấy à Land cruise chui vào vô tư! Đấy hôm trước có 1 ông xe tải đến thu mua mía vụn trong làng đậu ngay trước ngõ nhà em thế mà con bò tải nhà hàng xóm vẫn qua được.

RE: Tại sao lại đường phải cong? Theo thiển ý của Em vấn đề lớn nhất là tầm nhìn các Bác ạ , tiền là điều kiện cần nhưng chưa đủ . có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó- có tài mà không có đức chỉ là ngưới vô dụng ! có tâm mà không có tiền làm đường gì cũng khó- có tiền mà không có tâm làm đường gì cũng ...hư

dọt lẹ

NNS

RE: Tại sao lại đường phải cong? các bác có là người kỹ sư thiết kế, phóng tuyến, lên ga thì mới hiểu được cái này. Em ko nói sự cong của các đại lộ trong đô thị để ghé qua nhà cốp bự, còn các tuyến cao tốc có tiêu chuẩn thiết kế quy định chiều dài cánh tuyến thẳng tối đa tùy theo cấp đường, vận tốc thiết kế, đường các cấp đồng bằng hay miền núi thì phải uốn lượn theo đường đồng mức để tránh khối lượng đào đắp quá lớn vv. Nói chung là tỷ lí do để đường phải cong.

đây là những lí do kỹ thuật và thuộc về quy phạm, quy trình tiêu chuẩn thiết kế.

nvsag

RE: Tại sao lại đường phải cong? Lý do đường phải cong thật đơn giản, thực tế không bao giờ làm thẳng được cả. Chứng minh: giả sử các bác có làm thẳng, cứ kéo dài mãi nó sẽ đi hết một vòng quanh trái đất và gặp đúng điểm xuất phát. Tức là theo theo chiều đứng nó đã đi đúng một vòng tròn.

Vậy đường là phải cong.

RE: Tại sao lại đường phải cong?

Trích đoạn: otolavoem

alo , cac bac co con online ko, em buon wa'

Bác tâm trạng thế. Ai online nó hiện trên màn hình mà. Bác muốn nói với ai cái gì thì nói đi.
Bác bị em út nó đá à? Hay em xe yêu dấu bị hỏng cái gì nặng?

Video liên quan

Chủ Đề