Tại sao sông Đà chảy về hướng Bắc

Bây giờ, sông Đà đã bị con người khuất phục, ngoan ngoãn cống hiến cho lợi ích nhân sinh. Và cuộc sống người dân bên sông đã sang một trang mới.  

 

Cách đây gần một thập kỷ, trên địa bàn 3 tỉnh Lai Châu, Điện Biên và Sơn La đã diễn ra một cuộc thiên di lịch sử khi hơn 20.000 hộ với trên 95.000 nhân khẩu đã tự nguyện rời quê hương bản quán để phục vụ xây dựng công trình Nhà máy thủy điện Sơn La. Thời gian vèo trôi, sau gần 10 năm vật đổi sao dời, cuộc sống của bà con tái định cư đã ổn định và sung túc hơn trước.

Trở lại thăm bản tái định cư Huổi Trẳng, xã Tủa Thàng [Tủa Chùa], cuộc sống no đủ của người dân toát lên từ 70 ngôi nhà sàn khang trang, mái lợp prôximăng hoặc tôn đều tăm tắp như bàn cờ trên triền núi, phía dưới là dào dạt sóng nước sông Đà. Lần trước đến bản chúng tôi gặp Lò Văn Tiện đang tất bật làm nhà mới để kịp đón tết. Lần này trở lại, Lò Văn Tiện đã có một cơ ngơi khang trang với vườn rau xanh mướt các loại cải, su hào, hành tỏi, rau thơm. Tiện hồ hởi khoe: “Trước đây, ở bản cũ vất vả lắm, cái ăn không đủ, người lớn thì cấy lúa, gieo ngô trên ruộng nương xa, trẻ con đi đến trường vất vả. Nay về bản mới, có nhà cửa rộng rãi, có nước chảy về tận bể, có điện lưới quốc gia. Nhà nào cũng có xe máy, ti vi. Bây giờ cả bản không có nhà nào thiếu thóc ăn, nhiều nhà giầu có rồi!”.

Xã Huổi Só có 3 thôn Huổi Lóng, Huổi Ca và Pê Răng Ky nằm cạnh sông Đà. Trong đó, bản Huổi Lóng phải di vén, dân bản Huổi Ca một phần di dời vào Mường Nhé tái định cư, một phần di vén lên cao. Sau hơn 3 năm Thủy điện Sơn La tích nước, nước sông Đà dâng cao như mặt hồ phẳng lặng đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân ven sông khai thác lợi thế “nhị cận giang” để phát triển kinh tế.

Vốn là bản ven sông, từ lâu đời người dân Huổi Lóng đã quen với cuộc sống sông nước. Do vậy dùng thuyền độc mộc hay thuyền máy để đi lại, chuyên chở hàng hóa hay đi làm nương đã thành quen thuộc với bà con dân bản. Khác biệt giờ đây là không còn dòng sông hung dữ với nhiều thác ghềnh hiểm trở mà thay vào đó là mặt nước êm ả nên giao thông đường thủy thuận lợi hơn rất nhiều đã rút ngắn quãng đường và thời gian di chuyển. Và, cũng như ở đô thị phát triển phương tiện giao thông đường bộ thì khi đường thủy thuận lợi là điều kiện để “kích cầu” mua sắm thuyền, bè. Thế nên, ở Huổi Lóng, nhiều hộ đã trở nên khá giả với nghề đóng thuyền máy. Với những hộ có thợ tay nghề cao, thu nhập trung bình hàng tháng cũng được trên chục triệu đồng – một con số đáng mơ ước của người dân vùng cao.

Cũng như ở Huổi Trẳng, nếu nghề đóng thuyền máy chỉ do những hộ có điều kiện mở xưởng thì nguồn lợi phổ biến của người dân ven sông là nghề đánh bắt thủy sản. Ngoài đánh bắt nhỏ lẻ theo phương thức truyền thống thì người dân Huổi Lóng, Huổi Trẳng đã biết đánh bắt cá, tôm bằng vó bè. Nhà có điều kiện thì đầu tư riêng, những hộ ít vốn thì chung nhau đầu tư một vó rộng 200 – 500m2. Sông Đà có nhiều loại cá đặc sản được dân sành ăn săn lùng như: lăng, chiên, nheo, chép, măng... Trong đó, cá lăng, cá chiên có giá bán cao nhất, từ 150.000 - 400.000 đồng/kg tùy theo trọng lượng. Tẩn A Đành, người có thâm niên lái xuồng chở thuê từ trước khi xây thủy điện Sơn La, nay cũng đầu tư vó bè bắt cá, cho biết: Bây giờ nhiều người đánh bắt nên cá không nhiều như ngày mới dâng nước, mỗi đêm kéo được khoảng 5 – 10kg cá tôm các loại, đêm nào may mắn có thể kéo được vài chục ki lô gam. Bình quân mỗi đêm kéo vó cũng thu nhập từ 200.000 – 300.000 đồng. Tôm, cá được lái buôn thu mua tại bến sông từ sáng sớm rồi ngược lên tiêu thụ ở thị xã Mường Lay hoặc xuôi dòng xuống Quỳnh Nhai [tỉnh Sơn La]. Cũng có người từ trung tâm huyện vào mua về bán tại chợ huyện.

Tiếp chúng tôi trong căn nhà sàn cột nghiến, mái tôn khang trang, ông Phàn A Châu, bản Huổi Lóng chia sẻ: “Lúc trước, phải rời bỏ bản cũ cũng buồn lắm. Nhưng khi lên đây mới thấy mình... may mắn! Chúng tôi được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư điện, đường, xây dựng thủy lợi, trường học; hỗ trợ tiền đền bù di chuyển, tái định cư... lại có thêm nguồn sống từ dòng sông, cuộc sống của bà con dân bản khá hơn rất nhiều.”.

Cuộc sống mới của người dân tái định cư ven sông Đà càng khởi sắc hơn khi chợ phiên cụm xã Huổi Só được tổ chức 3 phiên/tháng. Mơ ước bao lâu của người dân ven sông đã thành hiện thực. Trước đây, muốn bán nông sản hay mua sắm những vật dụng cần thiết khác, người dân phải ra tận thị trấn Tủa Chùa hoặc xuôi thuyền về Quỳnh Nhai [Sơn La]. Giờ đây, vào các phiên chợ, người dân trong xã Huổi Só và các xã lân cận mang ngô, sắn, măng rừng, các loại vật nuôi để bán và mua lại những mặt hàng cần thiết như mắm muối, mì tôm, quần áo, giày dép, bột giặt, nông cụ, vật dụng sinh hoạt… Mỗi người đến chợ phiên, ngoài mục đích mua bán, trao đổi hàng hóa còn là dịp để giao lưu, chia sẻ với mọi người.

Tận mắt chứng kiến việc mưu sinh thuận lợi của người dân Huổi Trẳng, Huổi Lóng mới thấy những lợi thế từ khi sông Đà tích nước. Nguồn thủy sản dồi dào, vấn đề giao thương hàng hóa đã tạo cho người dân cơ hội đổi đời sau khi tái định cư. Cuộc sống đã ổn định và đang khởi sắc nơi bản mới của bà con dân tộc Thái, Dao ở Huổi Trẳng, Huổi Lóng -  những người đã tự nguyện dời nơi “chôn nhau cắt rốn” của mình vì dòng điện ngày mai của Tổ quốc.

Sông Đà [còn gọi là sông Bờ hay Đà Giang] là phụ lưu lớn nhất của sông Hồng. Sông dài 910 km [có tài liệu ghi 983 km], diện tích lưu vực là 52.900 km², bắt nguồn từ núi Vô Lượng, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc chảy theo hướng tây bắc - đông nam để rồi nhập với sông Hồng ở Phú Thọ. Trong một số tiếng châu Âu, sông Đà được dịch là sông Đen [tiếng Anh: Black River; tiếng Pháp: rivière Noire].

Ở Trung Quốc

Đoạn thượng nguồn sông Đà ở Trung Quốc, được gọi là Lý Tiên Giang [Li Xianjiang, 李仙江], do hai nhánh Bả Biên Giang và A Mặc Giang hợp thành. Đoạn này dài khoảng 400 km từ núi Nguy Bảo [巍寶山] ở huyện tự trị người Di người Hồi Nguy Sơn phía nam châu tự trị châu tự trị dân tộc Bạch Đại Lý chảy theo hướng tây bắc-đông nam qua Phổ Nhĩ.

Các phụ lưu của Lý Tiên Giang gồm:

  • Tiểu Hắc Giang [小黒江] bắt nguồn từ Trung Quốc, làm thành biên giới tự nhiên giữa Việt Nam và Trung Quốc rồi hợp lưu với Lý Tiên Giang ngay biên giới ở Mù Cá, Mường Tè, Lai Châu. Phụ lục này lại có hai phụ lưu nhỏ hợp lưu tại Lục Xuân là:
    • Mãnh Mạn [Mengman] bắt nguồn từ Lục Xuân
    • Tra Ma [渣嗎河] bắt nguồn từ Lục Xuân
  • A Mặc Giang mà đoạn thượng lưu có nhiều tên gọi địa phương khác bắt nguồn từ Cảnh Đông
    • Tứ Nam hợp lưu với A Mặc Giang ở huyện Mặc Giang
    • Hoa Kiều hợp lưu với A Mặc Giang ở Tân Bình, Ngọc Khê
  • Bả Biên Giang có đoạn thượng nguồn gọi là Xuyên Hà bắt nguồn từ huyện tự trị dân tộc Di Nam Giản
    • Mengye bắt nguồn từ Giang Thành, Phổ Nhĩ chảy vòng vèo từ bắc xuống nam rồi từ đông sang tây rồi lại từ nam lên bắc, hợp lưu với Bả Biên Giang ngay trong Giang Thành
    • Nanjian hợp lưu với Xuyên Hà ở huyện tự trị dân tộc Di Cảnh Đông.
    • Đại Bá Hà [大壩河] mà phần thượng nguồn gọi là Wenbu cũng hợp lưu với Xuyên Hà ở Cảnh Đông.
    • Ngõa Vĩ Hà [瓦偉河] hợp lưu với Xuyên Hà cũng ở Cảnh Đông

Đoạn ở Việt Nam dài 527 km [có tài liệu ghi 543 km]. Điểm đầu là biên giới Việt Nam-Trung Quốc tại huyện Mường Tè [Lai Châu]. Sông chảy qua các tỉnh Tây Bắc Việt Nam là Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ [phân chia huyện Thanh Thủy, Phú Thọ với Ba Vì, Hà Nội]. Điểm cuối là ngã ba Hồng Đà, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.

Các phụ lưu trên lãnh thổ Việt Nam gồm Nậm Na [ở tả ngạn], Nậm Mức [ở hữu ngạn].1

Lê Quý Đôn viết về sông Đà như sau:"... Sông Đà ở về bên trái sông Mã, phát nguyên từ châu Ninh Viễn tỉnh Vân Nam Trung Quốc, chảy đến bên phải chỗ ngã ba thuộc huyện Kiến Thủy,... [Đoạn này Quý Đôn nói về sông Mê Kông và nhầm 2 sông thông với nhau] ..., về đường chính có một chi chảy xuống làm thành sông Hắc Thủy, chảy qua Tuy Phụ [Mường Tè], Hoàng Nham [Mường Tông], Khiêm Châu đến Mường Lễ thuộc Lai Châu nước ta. Về bên trái là sông Na, từ sông Kim Tử [Kim Thủy Hà [金水河]] châu Quảng Lăng [Mãnh Lạp [勐拉, Meng La]] chảy đến hội tụ, đấy là sông Đà, nước sông trong suốt, chảy xuống các động Phù Tây, Hảo Tế thuộc châu Quỳnh Nhai, về bên trái hợp lưu với Tề Giang chảy qua các xứ Vạn Mỏ thuộc châu Thuận, Vạn châu, Vạn Lộc thuộc châu Mai Sơn, Vạn Thụy, Vạn Giang, Hinh Miêng thuộc châu Mộc đều về bên phải. Đường sông thác ghềnh hiểm trở, gồm 83 thác có tiếng [tên], mà Vạn Bờ là thác nguy hiểm thứ nhất, bờ bên phải là Thượng Động, Hạ Động thuộc châu Mai, bờ bên trái là các động Tân An, Hào Tráng, Hiền Lương, Dĩ Lý thuộc châu Mộc. Hạ lưu, về bên trái chảy qua Vĩnh Điều, Thái Hòa, Vô Song, Sơn Bạn, Tu Vũ, Phượng Mao, Lăng Sương, Đồng Luận, Đoan Thượng, Đoan Hạ, Bảo Khang, Thượng Lạc, Đồng Lâm, La Phù, Hoa Thôn, Thạch Uyển, Quang Bị, Hạ Bì, La Thượng, La Hạ thuộc huyện Bất Bạt, đến Hoàng Cương, Hạ Nông và xứ Gót Nung thuộc huyện Tam Nông hợp lưu với sông Thao."2

Dòng chính sông Đà vào Việt Nam ở Mù Cả, Mường Tè. Đoạn đầu sông trên lãnh thổ Việt Nam, sông Đà còn được gọi là Nậm Tè chạy dọc theo biên giới gặp phụ lưu Tiểu Hắc ở Mù Cá, Mường Tè. Phụ lưu Tiểu Hắc vào Việt Nam ở xã Ka Lăng, Mường Tè, chảy dọc theo biên giới về phía tây và hợp lưu với dòng chính sông Đà ở Mù Cả.

Sông chảy qua Mường Tè sang Mường Lay và thị xã Lai Châu. Đoạn ở Mường Tè và Mường Lay, sông Đà chảy trong thung lũng kẹp giữa hai dãy núi Pu Si Lung và Pu Đen Đinh. Đoạn qua thị xã Lai Châu, sông chảy trong thung lũng kẹp giữa hai dãy núi Hoàng Liên Sơn và Su Xung Chảo Chai. Sông chảy dọc theo ranh giới giữa Sìn Hồ [phía bắc, tả ngạn] và Tủa Chùa [phía nam, hữu ngạn]. Sông chảy tiếp sang địa phận Sơn La ở Quỳnh Nhai, rồi chạy dọc theo ranh giới Quỳnh Nhai, Mường La [phía bắc, tả ngạn] và Thuận Châu [phía nam, hữu ngạn]. Sông Đà chảy vào sâu Mường La, tại đây nhận thêm nước từ các phụ lưu Nâm Ma và Nậm Chang. Sông chạy dọc theo ranh giới Bắc Yên [phía bắc] và Mai Sơn [phía nam], vào sâu Mai Sơn rồi lại dọc theo ranh giới Phù Yên, Đà Bắc [phía bắc] và Mộc Châu [phía nam]. Sông chảy sâu vào Đà Bắc [Hòa Bình] rồi lại dọc theo ranh giới Đà Bắc [phía bắc] với Mai Châu, Tân Lạc, Cao Phong [phía nam]. Sông trở lại Đà Bắc rồi chuyển hướng nam lên bắc chảy qua giữa thành phố Hòa Bình, dọc theo ranh giới giữa thành phố Hòa Bình, Thanh Sơn, Thanh Thủy, Tam Nông [phía tây] và Kỳ Sơn, Ba Vì ở [phía đông]. Sông Đà đổ vào sông Hồng ở ngã ba giữa Hồng Đà [Tam Nông], Vĩnh Lại [Lâm Thao] và Phong Vân [Ba Vì], cách chỗ sông Lô hợp lưu với sông Hồng khoảng 12 km.

Sông có lưu lượng nước lớn, cung cấp 31% lượng nước cho sông Hồng và là một nguồn tài nguyên thủy điện lớn cho ngành công nghiệp điện Việt Nam. Năm 1994, khánh thành Nhà máy Thủy điện Hoà Bình có công suất 1.920 MW với 8 tổ máy. Năm 2005, khởi công công trình thủy điện Sơn La với công suất theo thiết kế là 2.400 MW. Đang xây dựng nhà máy thủy điện Lai Châu 1.200 M. Khởi công năm 2011, dự kiến hoàn thành tháng 12 năm 2016 ở thượng nguồn con sông này.

Lưu vực có tiềm năng tài nguyên to lớn với nhiều loại khoáng sản quý hiếm, các hệ sinh thái đặc trưng bao gồm các nguồn sinh vật với mức đa dạng sinh học cao.

Các cây cầu bắc qua sông Đà

Ở địa phận Việt Nam hiện có các cầu sau bắc qua dòng chính sông Đà:

  • Cầu công trình thủy điện Lai Châu
  • Cầu Hang Tôm mới [nối huyện Nậm Nhùn của tỉnh Lai Châu và thị xã Mường Lay của Điện Biên].
  • Cầu Pá Uôn [huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La].
  • Cầu công trình thủy điện Sơn La
  • Cầu Vạn Bú [Mường La], huyện Mường La, Sơn La
  • Cầu Tạ Bú, Mường La, Sơn La
  • Cầu Tạ Khoa [huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La].
  • Cầu Hòa Bình [thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình].
  • Cầu Hòa Bình 3, tỉnh Hòa Bình [đã khởi công]
  • Cầu Đồng Quang nối huyện Thanh Thủy, Phú Thọ và huyện Ba Vì, Hà Nội
  • Cầu Trung Hà [nối huyện Tam Nông của tỉnh Phú Thọ và huyện Ba Vì của thành phố Hà Nội].

Thủy điện

Sông Đà chảy qua vùng núi cao, có tiềm năng thủy điện lớn. Hiện trên dòng chính sông Đà thuộc địa phận Việt Nam có các nhà máy thủy điện sau [tính từ thượng nguồn xuống hạ nguồn]:

  • Nhà máy thủy điện Lai Châu;
  • Nhà máy thủy điện Sơn La;
  • Nhà máy thủy điện Hòa Bình.

Trên phụ lưu Nậm Na có các nhà máy thủy điện sau:

  • Nậm Na 3;
  • Nậm Na 2;
  • Nậm Na 1.

Trên phụ lưu Nậm Mức có các nhà máy sau:

Tham khảo

  1. ^ Lê Bá Thảo [2009]. Thiên nhiên Việt Nam . Nhà xuất bản Giáo dục. tr. 96. 
  2. ^ Kiến văn tiểu lục, Lê Quý Đôn, trang 297-298.

[Nguồn: Wikipedia]

Video liên quan

Chủ Đề