Tầm quan trọng của giá cả đối với doanh nghiệp

Giá cả mang nhiều tên gọi khác nhau. Đằng sau của những tên gọi đó, các hiện tượng giá cả luôn mang một ý nghĩa chung là lợi ích kinh tế bằng tiền. Trong các biến số của marketing – mix chỉ có biến số giá cả là trực tiếp tạo ra doanh thu và lợi nhuận thực tế. Nhìn từ nhiều góc độ khác nhau thì có rất nhiều quan điểm khác nhau về giá.

“Theo học thuyết giá trị thì giá là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá, đồng thời biểu hiện nhiều mối quan hệ lớn trong nền kinh tế.

Theo quan niệm của người mua thì giá cả là số lượng tiền mà họ phải trả để nhận được một số lượng hàng hoá hay dịch vụ nhất định để có thể sử dụng hay chiếm hữu hàng hoá hay dịch vụ đó.

Còn theo quan điểm của người bán thì giá cả là phần thu nhập hay doanh thu mà họ nhận được khi tiêu thụ một đơn vị hay số lượng sản phẩm nhất định.

Những quyết định về giá luôn giữ vai trò quan trọng và phức tạp nhất mà một công ty phải đối mặt khi soạn thảo các hoạt động marketing của mình.”[Thầy Vũ Minh Đức]

Những đặc trưng cơ bản của giá cả gồm:

“Giá cả thị trường thì lấy giá trị thị trường làm cơ sở hay giá cả thị trường được hình thành trên cơ sở giá thị trường. Trong đó giá trị thị trường được coi là giá trị trung bình hay mức hao phí lao động xã hội được bình quân hoá cho một đơn vị sản phẩm được sản xuất và tiêu thụ; mặt khác, trong một số trường hợp gía trị thị trường là giá trị cá biệt của những hàng hoá chiếm tuyệt đại bộ phận trên thị trường.

Giá thị trường được hình thành trong quan hệ mua bán và được hai bên cung cầu chấp nhận, nó thể hiện mối quan hệ trực tiếp trong hành vi giữa người mua và người bán và sự thừa nhận trực tiếp từ thị trường về những sản phẩm được đưa ra trao đổi.

Giá cả là công cụ để giải quyết những mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa người mua và người bán. Bởi vì đối với người mua thì giá cả là các căn cứ trực tiếp giữa cái được và cái mất khi họ muốn sử dụng hay chiếm hữu nó, còn đối với người bán, giá cả là căn cứ trực tiếp đến doanh thu hoặc thu nhập.”[Thầy Vũ Minh Đức]

Với tư cách là một công cụ và là bộ phận trong chính sách marketing-mix của doanh nghiệp, giá cả đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai các hoạt động và đạt tới những mục tiêu nhất định. Hơn thế nữa , trong điều kiện thị trường có sức mua bán hạn chế thì giá cả là công cụ cạnh tranh quan trọng. Giá cả cũng là một trong những yếu tố linh động nhất của hệ thống marketing-mix, trong đó giá cả có thể thay đổi nhanh chóng, không giống như các tính chất của sản phẩm và những cam kết của kênh.

Đối với nhà doanh nghiệp, giá cả là yếu tố quyết định về mức độ lẫn khả năng bù đắp chi phí sản xuất và có thể đạt đến mức độ lợi nhuận nhất định. Giá cả là căn cứ quan trọng để giúp cho doanh nghiệp có phương án kinh doanh và là một tái hiện quan trọng giúp cho doanh nghiệp nhận biết và đánh giá các cơ hội kinh doanh. Vì vậy, việc định giá và cạnh tranh giá cả là vấn đề số một đặt ra cho các nhà quản trị marketing. Dù vậy nhiều công ty vẫn không xử lý tốt việc định giá. Sau đây là những sai lầm phổ biến nhất: việc định giá hướng quá nhiều vào chi phí;giá không được rà soát lại thường xuyên để lợi dụng những biến động của thị trường; giá được ấn định độc lập với phần còn lại của marketing mix, chứ không như một yếu tố nội tại của của chiến lược xác định vị trí trên thị trường; và giá không được thay đổi linh hoạt đúng mức đối với những mặt hàng khác nhau, những khúc thị trường khác nhau và những thời điểm mua sắm khác nhau.

Đối với người tiêu dùng, giá tác động như một yếu tố quyết định việc lựa chọn của người mua. Giá cả còn là yếu tố đánh giá sự hiểu biết của người mua về sản phẩm mà họ mua. Giá hàng hoá là chỉ số đánh giá phần được và chi phí người mua phải bỏ ra để sở hữu và tiêu dùng hàng hoá.

Trong kinh tế, giá cả là giá trị dưới dạng bằng tiền của hàng hoá, dịch vụ. Theo ý nghĩa thực tế, giá cả là số tiền trả cho một số lượng hàng hoá, dịch vụ nào đó.

Giá cả của sản phẩm, đặc biệt giá dịch vụ được gọi bằng rất nhiều cái tên khác nhau tuỳ thuộc vào loại sản phẩm, dịch vụ. Tuy cách gọi khác nhau đối với các sản phẩm /dịch vụ khác nhau, nhưng bản chất của giá là thống nhất. Tùy vào đối tượng mà giá cả có ý nghĩa khác nhau. 

Đối với người mua, giá cả là khoản tiền họ phải trả để được quyền sử dụng/sở hữu sản phẩm.

Đối với người bán, giá cả là khoản thu nhập mà họ nhận được nhờ việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng. 

Đối với người làm Marketing, giá cả có các ý nghiã sau đây:

Thứ nhất, giá cả là biến số Marketing duy nhất mang lại doanh thu cho doanh nghiệp. Các biến số Marketing khác khi được thực thi đều phải chịu chi phí bỏ ra.

Thứ hai, quyết định về giá cả có tác động nhanh chóng đến thị trường, tác động đến doanh thu, chi phí, lợi nhuận, thị phần và tính cạnh tranh của sản phẩm. Do vậy, quyết định về giá là một quyết định có tầm quan trọng nhất trong các quyết định kinh doanh. 

Nguồn: TS. Nguyễn Thượng Thái [Quantri.vn biên tập và hệ thống hóa]

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINHMÔN: MARKETING CĂN BẢN“Ý NGHĨA VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIÁ - ĐỊNH GIÁ”GVHD: Nguyễn Thị Ngọc TrâmLỚP: 210700504NHÓM: MKCB14Nội dung•Phần 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN•Phần 2: ỨNG DỤNG THỰC TIỄNPhần 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN•1.1. Tầm quan trọng của giá•1.2. Những yếu tố cần xem xét khi xác định giá cả•1.3. Các phương pháp định giáPhần 2: ỨNG DỤNG THỰC TIỄN•2.1. Giới thiệu chung về doanh nghiệp•2.2. Phân tích ứng dụng thực tiễn tại doanh nghiệpPhần 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN•1.1. Tầm quan trọng của giá Giá [giá cả] là số lượng đơn vị tiền tệ cần thiết mà khách hàng phải bỏ ra để có được một sản phẩm với một chất lượng nhất định, vào một thời điểm nhất định, ở một nơi nhất định.1.1. Tầm quan trọng của giá•Giá cả có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế, công ty kinh doanh và trong tâm trí của khách hàng•Giá là yếu tố cơ bản, là một trong bốn biến số quan trọng của Marketing mix1.1. Tầm quan trọng của giá•Giá là yếu tố quan trọng nhất quyết định thị phần của doanh nghiệp và khả năng sinh lời. •Giá là công cụ hữu hiệu để thâm nhập thị trường, thu hút và giữ khách hàng.1.2. Những yếu tố cần xem xét khi xác định giá cảYếu tố bên ngoài•Bản chất của thị trường và lượng cầu.•Cạnh tranh.•Những yếu tố môi trường khác[ nền kinh tế, bán lại, chính phủ]Yếu tố bên trong•Mục tiêu Marketing•Chiến lược Marketing hỗn hợp•Chi phí•Tổ chức định giáCác quyết định về giá1.2.1. Các yếu tố bên trong:Các mục tiêu MarketingTồn tại lâu dàiTối đa hóa lợi nhuậnThâm nhập và chiếm lĩnh thị trườngDẫn đầu về chất lượng sản phẩmThu hồi vốn nhanhCác mục tiêu khác1.2.1. Các yếu tố bên trong Các quyết định về giá cần phải liên kết một cách chặt chẽ với việc thiết kế sản phẩm, vấn đề phân phối và với các quyết định xúc tiến bán hàng nhằm mục đích hình thành chương trình Marketing nhất bộ, có hiệu quả.Chiến lược Marketing hỗn hợp1.2.1. Các yếu tố bên trongChi phíTạo nền cho việc đánh giá một sản phẩmNếu chi phí của doanh nghiệp cao hơn chi phí của những đối thủ cạnh tranh khi sản xuất và bán một sản phẩm tương đương thì doanh nghiệp sẽ phải đề ra một mức giá cao hơn và khi đó sẽ ở vào một thế bất lợi trong cạnh tranh.1.2.1. Các yếu tố bên trong•Tổ chức xây dựng giá cả Việc xác định về giá cả còn quan hệ đến phương pháp xây dựng giá cả, các bước làm giá và phân công ai xây dựng giá trong nội bộ xí nghiệp, công ty.1.2.2. Các yếu tố bên ngoàiThị trường và lượng cầu•Giá cả trong các loại thị trường khác nhau - Thị trường cạnh tranh hoàn toàn. - Thị trường cạnh tranh độc quyền. - Thị trường độc quyền nhóm. - Thị trường độc quyền hoàn toàn.Thị trường và lượng cầu•Cảm nhận của khách hàng về giá cả và giá trị. Yếu tố tâm lý ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức về giá của khách hàng. Hiện . Nhận thức của khách hàng về nhãn hiệu cũng là một yếu tố quan trọng quyết định việc chấp nhận giá của họ.Thị trường và lượng cầu•Mối quan hệ giữa giá cả và lượng cầu Khi khách hàng có nhu cầu cao đối với một sản phẩm nào đó trong khoảng thời gian nào đó thì họ sẵn sàng mua sản phẩm với mức giá cao và ngược lại.Thị trường và lượng cầu•Độ co giãn của lượng cầu trước sự biến động của giá cả. Mỗi mức giá mà doanh nghiệp đưa ra đều sẽ dẫn đến một mức cầu khác nhau. Để định giá sản phẩm các doanh nghiệp cần phải xác định hệ số co giãn của cầu đối với giá khi định giá. Thị trường và lượng cầu•Sản phẩm, giá cả, và chi phí của đối thủ cạnh tranh Doanh nghiệp phải so sánh sản phẩm của mình so với đối thủ xem có lợi thế, bất lợi thế nào.•Các yếu tố ngoại vi khác Điều kiện kinh tế, các yếu tố kinh tế như lạm phát, nạn thất nghiệp, lãi suất, suy thoái kinh tế,…1.3. Các phương pháp định giá•1.3.1. Định giá dựa vào chi phí [cost-based pricing]•1.3.2. Định giá dựa trên cảm nhận của người mua [Buyer-Based Pricing]•1.3.3. Định giá dựa vào cạnh tranh [Competition- based pricing]1.3.1. Định giá dựa vào chi phí [cost-based pricing] 1.3.1.1. Định giá bằng cách cộng thêm vào chi phí [cost-plus pricing] Giá dự kiến = Chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm + Lãi dự kiến1.3.1.1. Định giá bằng cách cộng thêm vào chi phí [cost-plus pricing]•Ưu điểm: + Tính toán đơn giản, dễ làm. + Giảm bớt sự cạnh tranh về giá giữa các doanh nghiệp. + Cách tính này thuận lợi và có vẻ công bằng cho cả nhà sản xuất và người tiêu dùng1.3.1.1. Định giá bằng cách cộng thêm vào chi phí [cost-plus pricing]•Nhược điểm: Bỏ qua yếu tố cầu và cạnh tranh trên thị trường.1.3.1. Định giá dựa vào chi phí [cost-based pricing]•1.3.1.2. Định giá theo lợi nhuận mục tiêu [target profit pricing].•Sản lượng hòa vốn = [Tổng chi phí cố định] : [ Giá bán một SP- Chi phí biến đổi một SP]•Doanh thu hòa vốn = [ Sản lượng hòa vốn ] X [ Giá bán một đơn vị SP]•Thời hạn hòa vốn = [ Doanh thu hòa vốn] : [ Doanh thu bình quân tháng] 1.3.1.2. Định giá theo lợi nhuận mục tiêu [target profit pricing].•Ưu điểm:•-Rất hiệu quả khi doanh nghiệp dự đoán được chính xác khối lượng tiêu thụ.•-Cho phép xem xét tới các mức giá khác nhau và ước tính được những ảnh hưởng có thể có của chúng đến khối lượng tiêu thụ và lợi nhuận.•-Dự báo được thời gian nào bắt đầu đạt lợi nhuận. 1.3.1.2. Định giá theo lợi nhuận mục tiêu [target profit pricing].•Nhược điểm: Không tính ảnh hưởng của đối thủ cạnh tranh và độ co giãn của cầu với giá.1.3.2. Định giá dựa trên cảm nhận của người mua [Buyer-Based Pricing]Sản phẩmChi phí Giá cả Giá trị Khách hàngĐịnh giá dựa trên chi phíSản phẩmChi phíGiá cảGiá trịKhách hàngĐịnh giá dựa trên giá trị

Video liên quan

Chủ Đề