Thế nào là điều chỉnh cục bộ quy hoạch

A/ TRÌNH TỰ THỰC HIỆN:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Quy hoạch – Kiến trúc [Địa chỉ: Số 168 Pasteur - Phường Bến Nghé - Quận 1], từ thứ hai đến thứ sáu và sáng thứ bảy [buổi sáng từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút, buổi chiều từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút].

Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Quy hoạch – Kiến trúc tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ:

      + Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ: Chuyên viên nhận, lập và giao biên nhận cho người nộp hồ sơ;

      + Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ: Chuyên viên hướng dẫn, giải thích để cá nhân, tổ chức bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ; trả lại hồ sơ kèm theo phiếu yêu cầu bổ sung hồ sơ cho người nộp hồ sơ.

Bước 3: Trong thời hạn quy định kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Quy hoạch – Kiến trúc xem xét giải quyết.

B/ CÁCH THỨC THỰC HIỆN: 

Nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp tại Sở Quy hoạch – Kiến trúc. [Địa chỉ: Số 168 Pasteur - Phường Bến Nghé - Quận 1]

C/ THÀNH PHẦN , SỐ LƯỢNG HỒ SƠ:

     - Thành phần hồ sơ:

  • Tờ trình đề nghị điều chỉnh cục bộ quy hoạch đô thị của cơ quan tổ chức lập quy hoạch đô thị [có nêu lý do, nội dung và kế hoạch điều chỉnh cục bộ quy hoạch đô thị];
  • Bản chính hoặc bản sao [có chứng thực] văn bản ý kiến của cơ quan có trách nhiệm rà soát quy hoạch đô thị theo quy định sau khi rà soát, đánh giá thực hiện quy hoạch đô thị [đối với các quy hoạch chi tiết của các dự án đầu tư xây dựng thì cần có bản sao [có chứng thực] văn bản ý kiến của UBND quận- huyện về việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết sau khi chủ đầu tư báo lý do, đề xuất nội dung điều chỉnh];
  • Bản sao [có chứng thực] Quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch đô thị cần điều chỉnh cục bộ;
  • Bản chính hoặc bản sao [có chứng thực] văn bản tổng hợp ý kiến của cộng đồng dân cư trong khu vực điều chỉnh cục bộ quy hoạch đô thị và các khu vực xung quanh chịu ảnh hưởng trực tiếp;
  • Bản sao [có chứng thực] các văn bản khác có liên quan [nếu có];
  • Thành phần bản vẽ [tỷ lệ các bản đồ điều chỉnh cục bộ theo tỷ lệ các bản đồ của đồ án quy hoạch đô thị đã được phê duyệt]:

          + Đối với điều chỉnh cục bộ một khu vực; một hay nhiều ô đường:

                   * Bản sao các bản đồ quy hoạch của đồ án quy hoạch đô thị đã được phê duyệt;

                   * Bản đồ vị trí, giới hạn ô đường, khu vực cần điều chỉnh cục bộ [trích từ bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất đã được phê duyệt];

                   * Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất theo phương án điều chỉnh [chỉ thể hiện khu vực điều chỉnh cục bộ và khu vực tiếp cận để đánh giá sự hài hòa về tổ chức không gian, cảnh quan kiến trúc và nối kết hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tại khu vực];

                   * Đối với trường hợp nội dung điều chỉnh có tác động ảnh hưởng cần phải điều chỉnh quy hoạch giao thông, quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác thì cần có thêm: bản đồ quy hoạch giao thông, chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, các bản đồ quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác [gồm các bản vẽ như trường hợp lập mới các loại quy hoạch đô thị] theo phương án điều chỉnh trong phạm vi khu vực điều chỉnh cục bộ.

                   [Tùy theo quy mô khu vực điều chỉnh cục bộ, có thể gộp chung các bản đồ vị trí, bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất khu vực điều chỉnh vào chung một bản vẽ].

                   * Đĩa CD lưu trữ toàn bộ nội dung tờ trình, thành phần bản vẽ phương án điều chỉnh cục bộ quy hoạch đô thị.

           + Đối với điều chỉnh cục bộ một lô đất, khu đất [không thuộc trường hợp cấp giấy phép quy hoạch]:

                   * Bản sao bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng quy hoạch sử dụng đất của đồ án quy hoạch đô thị đã được phê duyệt;

                   * Bản đồ vị trí lô đất, khu đất cần điều chỉnh cục bộ trích từ bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất đã được phê duyệt.

                   * Bản chính hoặc bản sao [có chứng thực] bản đồ hiện trạng địa hình [lồng ghép bản đồ địa chính], xác định vị trí giới hạn lô đất, khu đất cần điều chỉnh cục tỷ lệ 1/200- 1/500.

                   * Đĩa CD lưu trữ toàn bộ nội dung tờ trình, thành phần bản vẽ vị trí, hiện trạng lô đất, khu đất điều chỉnh cục bộ quy hoạch đô thị.

- Số lượng hồ sơ: 17 [mười bảy] bộ hồ sơ. [theo Khoản 4 Mục IX Hướng dẫn 2345/HD-SQHKT ngày 10/8/2011]

    Để tránh lãng phí thời gian và kinh phí in lại các bộ bản vẽ cho các cơ quan, tổ chức lập quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị riêng, bản vẽ tổng mặt bằng - phương án kiến trúc công trình [do có khả năng phải chỉnh sửa hồ sơ trong quá trình thẩm định]; số lượng bộ hồ sơ và tiến độ tiếp nhận hồ sơ được thực hiện như sau:

    - Tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ lần đầu: nộp 02 bộ hồ sơ.

    - Sau khi chỉnh sửa hoàn chỉnh theo văn bản hướng dẫn của Sở Quy hoạch- Kiến trúc [nếu có]: nộp 02 tập thuyết minh và 02 bộ bản vẽ [đính kèm 02 văn bản của cơ quan tổ chức lập quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị riêng về việc bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ].

    - Sau khi Sở Quy hoạch- Kiến trúc ký Tờ trình đề nghị UBND thành phố phê duyệt: nộp 15 tập thuyết minh, 15 bộ bản vẽ [nếu không có yêu cầu chỉnh sửa trước đó thì gồm 17 tập thuyết minh và 17 bộ bản vẽ] và 01 đĩa CD lưu trữ các bản vẽ đã chỉnh sửa hoàn chỉnh.

D/ THỜI HẠN GIẢI QUYẾT: 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định [theo khoản 4 điều 11 Quyết định số 28/QĐ-UBND ngày 19/5/2011 của UBND TP]

Đ/ ĐỐI TƯỢNG NỘP HỒ SƠ: UBND Quận, huyện

E/ CƠ QUAN THẨM ĐỊNH: Sở Quy hoạch – Kiến trúc TP.HCM

F/ CƠ QUAN PHÊ DUYỆT: UBND Thành phố HCM.

G/ KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT HỒ SƠ TRONG THẨM QUYỀN SỞ QUY HOẠCH - KIẾN TRÚC: 

Trường hợp hồ sơ Thẩm định đạt:

     - Tờ trình UBND Thành phố phê duyệt

     - Bản vẽ có chữ ký của thủ trưởng và con dấu của Cơ quan thẩm định là Sở Quy hoạch - Kiến trúc.

 Trường hợp hồ sơ Thẩm định không đạt:

     - Văn bản hướng dẫn chỉnh sửa, bổ sung.

H/ PHÍ, LỆ PHÍ: không

I/ CĂN CỨ PHÁP LÝ:

    - Nghị định 37/2010/NĐ-CP ngày 7/4/2010    - Thông tư 10/2010/TT-BXD ngày 11/8/2010

    - Quyết định 28/2011/QĐ-UBND ngày 19/5/2011

Quy định về điều chỉnh quy hoạch xây dựng. Các loại điều chỉnh quy hoạch xây dựng. Trình tự điều chỉnh quy hoạch xây dựng theo quy định của pháp luật.

Các loại điều chỉnh quy hoạch xây dựng. Trình tự điều chỉnh quy hoạch xây dựng theo quy định của pháp luật.

Quy hoạch xây dựng là một hoạt động mang tĩnh vĩ mô trong xây dựng, giữ vai trò chủ đạo trong việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng đất nước. Quy hoạch xây dựng bao gồm quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù và quy hoạch xây dựng nông thôn.

Do vị trí quan trọng của nó đối với nền kinh tế đất nước nên việc lập quy hoạch xây dựng có sự tham gia của rất nhiều các bộ, ngành, cơ quan chức năng để phù hợp với điều kiện, biến động của tình hình kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước khiên điều kiện tự nhiên, địa lý, xã hội có sự biến động không ngừng khiến cho không phải lúc nào quy hoạch xây dựng cũng hoàn hảo, phù hợp cho mọi thời điểm, thời kỳ. Vì vậy, để đảm bảo trong việc tổ chức không gian của đô thị, nông thôn và khu chức năng đặc thù, tổ chức hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; tạo lập môi trường thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, khi có sự điều chỉnh, thay đổi cơ bản về những yếu tố quyết định thì cơ quan tổ chức lập quy hoạch xây dựng phải tiến hành hoạt động điều chỉnh quy hoạch xây dựng.

Việc điều chỉnh quy hoạch xây dựng của cơ quan tổ chức lập quy hoạch phải trên cơ sở phân tích, đánh giá hiện trạng, kết quả thực hiện quy hoạch hiện có, xác định rõ yêu cầu cải tạo, chỉnh trang của khu vực để đề xuất điều chỉnh chỉ tiêu về sử dụng đất, giải pháp tổ chức không gian, cảnh quan đối với từng khu vực; giải pháp về cải tạo hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội phù hợp với yêu cầu phát triển, nội dung quy hoạch xây dựng điều chỉnh phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định.

Vậy có bao nhiêu loại điều chỉnh quy hoạch xây dựng và trình tự điều chỉnh quy hoạch xây dựng được quy định như thế nào?

1. Điều kiện điều chỉnh quy hoạch xây dựng:

Điều kiện điều chỉnh quy hoạch xây dựng được quy định tại Điều 35 Luật Xây dựng 2014, với mỗi loại quy hoạch xây dựng được quy định những điều kiện cụ thể khác nhau:

a. Điều kiện điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng:

Quy hoạch xây dựng vùng là việc tổ chức hệ thống đô thị, nông thôn, khu chức năng đặc thù cùng với hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong địa giới hành chính của một tỉnh hoặc một huyện, liên tỉnh, liên huyện sao cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ.

Theo đó, quy hoạch xây dựng vùng được điều chỉnh khi xuất hiện 1 trong các trường hợp sau:

– Trường hợp có điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của vùng, quy hoạch phát triển ngành của vùng; quy định về bảo vệ tài nguyên và môi trường; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; chiến lược quốc phòng, an ninh; dự án động lực phát triển vùng;

– Trường hợp có thay đổi về điều kiện địa lý tự nhiên, địa giới hành chính, biến động lớn về dân số và kinh tế – xã hội.

b. Điều kiện điều chỉnh quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù:

Quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù là việc tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật hoặc hạ tầng xã hội trong phạm vi một khu chức năng đặc thù. Quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù gồm quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch phân khu xây dựng và cả quy hoạch chi tiết xây dựng.

Quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù được điều chỉnh khi xuất hiện 1 trong các trường hợp sau:

– Trường hợp có điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch xây dựng, quy hoạch phát triển ngành của vùng;

– Tường hợp hình thành dự án trọng điểm có ý nghĩa quốc gia gây ảnh hưởng lớn đến sử dụng đất, môi trường, bố cục không gian của khu chức năng;

– Trường hợp quy hoạch xây dựng không thực hiện được hoặc việc triển khai sẽ thực hiện gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, an sinh xã hội và môi trường sinh thái, di tích lịch sử – văn hóa và ý kiến cộng đồng;

– Trường hợp có biến động về khí hậu, địa chất, thủy văn;

– Trường hợp điều chỉnh nhằm phục vụ lợi ích quốc gia và lợi ích cộng đồng.

c. Điều kiện điều chỉnh quy hoạch xây dựng nông thôn:

Quy hoạch xây dựng nông thôn là việc tổ chức không gian, sử dụng đất, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của nông thôn. Quy hoạch xây dựng nông thôn bao gồm quy hoạch chung xây dựng xã và quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn.

Quy hoạch xây dựng nông thôn được điều chỉnh khi xuất hiện 1 trong các trường hợp sau:

– Trường hợp có điều chỉnh về quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương;

– Trường hợp có điều chỉnh về quy hoạch xây dựng vùng;

– Trường hợp có điều chỉnh về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương;

– Trường hợp có biến động về điều kiện địa lý, tự nhiên.

2. Những loại điều chỉnh quy hoạch xây dựng:

Điều chỉnh quy hoạch xây dựng được phân ra thành 2 loại, dựa vào quy mô, loại quy hoạch xây dựng, được quy định tại Điều 37 Luật Xây dựng 2014:

a. Điều chỉnh tổng thể:

– Điều chỉnh tổng thể được tiến hành khi tính chất, chức năng, quy mô của vùng, của khu vực lập quy hoạch thay đổi hoặc nội dung dự kiến điều chỉnh làm thay đổi cơ cấu, định hướng phát triển chung của vùng, khu vực quy hoạch;

– Điều chỉnh tổng thể phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu thực tế, phù hợp xu thế phát triển kinh tế – xã hội và định hướng phát triển của vùng, của khu vực trong tương lai, nâng cao chất lượng môi trường sống, cơ sở hạ tầng và cảnh quan, bảo đảm tính kế thừa mà không ảnh hưởng lớn đến các dự án đầu tư xây dựng đang triển khai.

b. Điều chỉnh cục bộ:

– Điều chỉnh cục bộ chỉ áp dụng đối với khu chức năng đặc thù và được tiến hành khi nội dung dự kiến điều chỉnh không ảnh hưởng lớn đến tính chất, chức năng, quy mô ranh giới, định hướng phát triển chung của khu vực quy hoạch và giải pháp quy hoạch chính của khu vực lập quy hoạch phân khu xây dựng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng;

– Điều chỉnh cục bộ phải xác định rõ phạm vi, mức độ, nội dung điều chỉnh; bảo đảm tính liên tục, đồng bộ của quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù hoặc quy hoạch phân khu xây dựng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng hiện có trên cơ sở phân tích, làm rõ nguyên nhân điều chỉnh; hiệu quả kinh tế – xã hội của việc điều chỉnh; giải pháp khắc phục những phát sinh do điều chỉnh quy hoạch xây dựng.

3. Trình tự điều chỉnh quy hoạch xây dựng:

a. Đối với điều chỉnh tổng thể quy hoạch xây dựng:

Trình tự điều chỉnh tổng thể quy hoạch xây dựng được quy định tại Điều 38 Luật Xây dựng 2014:

– Cơ quan tổ chức lập quy hoạch xây dựng báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xây dựng để xem xét, điều chỉnh tổng thể quy hoạch xây dựng căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế – xã hội và yếu tố tác động đến quá trình phát triển vùng, khu chức năng đặc thù, khu vực nông thôn; điều kiện điều chỉnh và sau khi rà soát quy hoạch xây dựng;

– Cơ quan tổ chức lập quy hoạch xây dựng có trách nhiệm tổ chức lập, lấy ý kiến; cơ quan, cá nhân có thẩm quyền có trách nhiệm thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch điều chỉnh tổng thể các quy hoạch xây dựng căn cứ Điều 16, Điều 17 và các mục 2, 3, 4 và 5 Chương II Luật Xây dựng 2014.

b. Đối với điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng:

Trình tự điều chỉnh tổng thể quy hoạch xây dựng được quy định tại Điều 39 Luật Xây dựng 2014:

– Cơ quan tổ chức lập quy hoạch xây dựng có trách nhiệm lập báo cáo nội dung và kế hoạch điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng, tổ chức xin ý kiến cộng đồng dân cư trong khu vực điều chỉnh quy hoạch và khu vực xung quanh có ảnh hưởng trực tiếp, cập nhật và thể hiện trong hồ sơ quy hoạch xây dựng những nội dung điều chỉnh và phải được công bố công khai và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xây dựng xem xét, quyết định việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng.

– Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền có trách nhiệm phê duyệt quy hoạch xây dựng quyết định việc điều chỉnh cục bộ bằng văn bản trên cơ sở ý kiến của cơ quan thẩm định quy hoạch xây dựng.

Chuyên viên tư vấn: Luật Dương Gia

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về pháp luật xây dựng của chúng tôi: 

– Tư vấn pháp luật xây dựng trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại

– Luật sư tư vấn pháp luật xây dựng trực tuyến qua email, bằng văn bản

– Luật sư tư vấn pháp luật về xây dựng nhà ở trực tiếp tại văn phòng

– Các dịch vụ Luật sư tư vấn – tranh tụng uy tín khác của Luật Dương Gia!

Trân trọng cám ơn! 

Video liên quan

Chủ Đề