Thời hiệu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu

Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu là thời hạn mà cá nhân, tổ chức theo quy định pháp luật có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bộ giao dịch dân sự vô hiệu, hết thời hạn này, cá nhân, tổ chức không có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Thời hiệu này có thể không liên tục trong các trường hợp tạm hoãn, tính lại thời hiệu theo pháp luật dân sự. Điều 132 Bộ luật dân sự quy định về thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu như sau:

“ 1. Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu quy định tại các Điều 125, 126, 127, 128 và 129 của Bộ luật này là 02 năm, kể từ ngày: 

a) Người đại diện của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự biết hoặc phải biết người được đại diện tự mình xác lập, thực hiện giao dịch; 

b) Người bị nhầm lẫn, bị lừa dối biết hoặc phải biết giao dịch được xác lập do bị nhầm lẫn, do bị lừa dối; 

c) Người có hành vi đe dọa, cưỡng ép chấm dứt hành vi đe dọa, cưỡng ép;

d) Người không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình xác lập giao dịch;

đ) Giao dịch dân sự được xác lập trong trường hợp giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức.

2. Hết thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều này mà không có yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch dân sự có hiệu lực. đ 3. Đối với giao dịch dân sự quy định tại Điều 123 và Điều 124 của Bộ luật này thì thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu không bị hạn chế.”

Tư vấn quy định Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu

Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu được hiểu là một khoảng thời gian do pháp luật quy định và khi kết thúc thời hạn của thời hiệu này thì quyền yêu cầu của chủ thể bị triệt tiêu. (Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu là 02 năm được áp dụng đối với những giao dịch sau đây:

– Giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện.

– Giao dịch dân sự do bị nhầm lẫn;

– Giao dịch dân sự do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép mà xác lập;

– Giao dịch dân sự do người xác lập không nhận thức và làm chủ hành vi của mình;

– Giao dịch dân sự do không tuân thủ hình thức.

Giao dịch dân sự vi phạm một trong năm trường hợp xác định trên đây có thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu là 02 năm kể từ ngày biết hoặc phải được về những hành vi vi phạm trong việc xác lập giao dịch. Hết thời hạn 02 năm kể từ ngày biết hoặc buộc phải biết có hành vi phạm trong việc xác lập giao dịch dân sự, mà bên có quyền hoặc người đại diện hợp pháp của bên có quyền bị xâm phạm, mà không yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì mất quyền khởi kiện.

Hết thời hiệu 02 năm luật quy định, mà bên có quyền bị xâm phạm trong việc xác lập giao dịch dân sự, thì giao dịch dân sự có hiệu lực. Quy định này nhằm bảo đảm cho quyền tự định đoạt của chủ thể tham gia giao dịch dân sự là khởi kiện hoặc không khởi kiện để yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu trong trường hợp giao dịch được xác lập trái ý trí của mình.

Đối với các giao dịch vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội và giao dịch được xác lập do giả tạo theo quy định tại các Điều 123 và 124 BLDS thì thời hiệu yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu không bị hạn chế. Những giao dịch vi phạm điều cấm của pháp luật như vi phạm về đối tượng, vị phạm về mục đích, vi phạm về nội dung và trái đạo đức xã hội, những giao dịch giả tạo thì không bị hạn chế về thời gian yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu.

Lorem Ipsum is that it has a more-or-less normal distribution of letters, as opposed to using ‘Content here, content here’, making it look like readable English.

Mục lục bài viết

  • 1. Giao dịch dân sự được coi là có hiệu lực khi nào?
  • 1.1 Giao dịch dân sự là gì ?
  • 1.2 Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự là gì?
  • 1.3Quy định về hình thức của giao dịch dân sự ?
  • 1.4 Giao dịch dân sự vô hiệu trong những trường hợp nào ?
  • 2. Tuyên bốgiao dịch dân sự vô hiệu như thế nào?
  • 3. Tòa án tuyên bốhợp đồngvô hiệu khi nào ?
  • 4. Thời hiệu yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu ?

1. Giao dịch dân sự được coi là có hiệu lực khi nào?

Chào luật sư, Xin giải đáp cho em vấn đề sau: Một giao dịch dân sự được coi là có hiệu lực khi nào ? Một giao dịch dân sự có thể được thể hiện dưới những hình thức nào ? trong trường hợp nào thì giao dịch dân sự bị coi là vô hiệu ?

Cám ơn.

>> Luật sư tư vấn luật Dân sự về giao dịch dân sự vô hiệu, gọi: 1900.6162

Luật sư tư vấn:

1.1 Giao dịch dân sự là gì ?

Điều 116 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về giao dịch dân sự như sau:

"Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự."

1.2 Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự là gì?

Điều 117 BLDS năm 2015 quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự:

"1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định."

Như vậy, khi đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên, về chủ thể, mục đích và nội dung giao dịch cũng như về mặt hình thức thì giao dịch dân sự được coi là có hiệu lực.

1.3Quy định về hình thức của giao dịch dân sự ?

Điều 119, BLDS năm 2015 quy định về hình thức giao dịch dân sự:

"1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.Giao dịch dân sự

thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó."

Như vậy, giao dịch dân sự có thể được thể hiện thông qua lời nói, văn bản hoặc hành vi; trong một số trường hơp do luật quy định, giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực.

1.4 Giao dịch dân sự vô hiệu trong những trường hợp nào ?

Giao dịch dân sự không đáp ứng được một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 nêu trên thì bị coi là vô hiệu, trừ các trường hợp khác theo quy định của BLDS.

Giao dịch dân sự bị coi là vô hiệu trong những trường hợp sau:

- Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội: Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định; đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.

- Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo: trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba, hoặc nhằm che giấu một giao dịch khác thì giao dịch giả tạo vô hiệu.

- Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện: Điều 125 BLDS năm 2015 quy định về vấn đề này:

"1. Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Giao dịch dân sự của người quy định tại khoản 1 Điều này không bị vô hiệu trong trường hợp sau đây:

a) Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó;

b) Giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ;

c) Giao dịch dân sự được người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau khi đã thành niên hoặc sau khi khôi phục năng lực hành vi dân sự."

- Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn: Điều 126 BLDS năm 2015 quy định như sau:

"1. Trường hợp giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn không vô hiệu trong trường hợp mục đích xác lập giao dịch dân sự của các bên đã đạt được hoặc các bên có thể khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc xác lập giao dịch dân sự vẫn đạt được."

- Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép: Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ 3 nhằm khiến bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó. Đe dọa, cưỡng ép là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ 3 làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dư, uy tín,...của mình hoặc người thân thích.

- Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình: Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

- Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức: Điều 129 BLDS năm 2015 quy định như sau:

"Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:

1. Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.

2. Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực."

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.6162 để được giải đáp.

2. Tuyên bốgiao dịch dân sự vô hiệu như thế nào?

Thưa luật sư! Nhờ luật sư giúp e ạ! 10/2/2016 A đặt mua B một âm ly qua mạng. Sau thoả thuận B bán cho A âm ly hiệu Decmon trị giá 25 triệu ( A thanh toán bằng hình thức chuyển khoản cho B). 12/2/2016 B giao hàng và ghi rõ "kiểm tra hàng khi nhận, sau khi nhận bên B sẽ không chịu trách nhiệm."Do không biết sử dụng nên 3 ngày sao A nhờ C hướng dẫn nhưng phát hiện là đồ Trung quốc trị giá chỉ 5 triệu. A gọi điện yêu cầu B bồi thường nhưng B không đồng ý với lý do A đã kiểm tra hàng.

Hỏi: giao dịch của A và B có bị tuyên bố vô hiệu không. Tại sao? Căn cứ pháp lý? Hậu quả pháp lý khi bị tuyên bô vô hiệu sẽ như thế nào?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến, gọi: 1900.6162

Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại Bộ Luật dân sự năm 2005 thì:

Điều 132. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa.

Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa thì có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

Lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.

Đe dọa trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của cha, mẹ, vợ, chồng, con của mình.

Điều 137. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.

Do vậy, giao dịch giữa bạn và người đàn ông kia là giao dịch dân sự vô hiệu do bạn bị lừa dối. Và quyền lợi của bạn được hưởng khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162hoặc gửi qua email:Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

3. Tòa án tuyên bốhợp đồngvô hiệu khi nào ?

Kính chào các Quý luật sư Công ty tư vấn Luật Minh Khuê, Tôi có một vấn đề mong luật sư giải đáp như sau: Tôi có người chị mua đất ở Bình Chánh vào năm 2007 bằng giấy tay đồng thời xây nhà luôn trong năm 2007. khi bán người bán chưa có giấy chủ quyền, trong lúc mua bán thì thỏa thuận với chị tôi là sẽ làm sổ ra tên chị tôi luôn. đến năm 2010 người này làm sổ xong và bán cho một người khác.

Luậtcho tôi hỏi: Khi kiện ra tòa chị tôi có bị tòa tuyên hợp đồng vô hiệu không?

Tôi xin chân thành cảm ơn và rất mong sự phản hồi từ các Quý Luật sư công tư vấn Luật Minh Khuê. Tôi rất mong nhận được lời tư vấn vào địa chỉ email này. Kính thư!

Người gửi: Liem To

>>Luật sư tư vấn về quy định giao dịch dân sự vô hiệu, gọi: 1900.6162

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 1, Điều 689 của Bộ luật Dân sự năm 2005; điểm b, khoản 1, Điều 126; điểm b, khoản 1, Điều 127 của (Luật đất đai năm 2013)“Hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng đất bắt buộc phải được cơ quan có thẩm quyền công chứng, chứng thực.”

Trong trường hợp này người chị của bạn mua đất bằng giấy tờ viết tay thì có 2 khả năng xảy ra :

- Nếu giấy viết tay đó được công chứng,chứng thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì mới là hợp đồng có hiệu lực pháp luật.

- Nếu giấy viết tay không được công chứng,chứng thực thì đã vi phạm hình thức của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì khi kiện ra tòa,tòa án sẽ áp dụng Điều 130 BLDS, quyết định buộc các bên hoàn tất thủ tục về hình thức hợp đồng trong một thời hạn, quá thời hạn đó mà không thực hiện được thì tuyên bố hợp đồng vô hiệu.

- Khi tòa án tuyên hợp đồng vô hiệu thì tòa sẽ xác định lỗi làm cho hợp đồng vô hiệu của các bên và hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu quy định tại Điều 135 (Bộ luật dân sự năm 2015): Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập; các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền… Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.

>> Tham khảo thêm: Dịch vụ luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp tại tòa án

4. Thời hiệu yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu ?

Xin chào luật sư, Tôi và một người quen có thỏa thuận với nhau về một việc bằng văn bản có nội dung như sau. Tôi sẽ là người tán tính và làm cho vợ chồng nhà bạn gái cũ của người đấy ly hôn với chồng thì tôi sẽ được 50 triệu đồng. Tôi được ứng trước 20 triệu để làm phí cho các cuộc tán tỉnh, chi phí liên quan. Nay tôi thấy cô ấy tốt quá, cô ấy cũng rất lịch sự tiếp chuyện tôi và cũng nói có chồng rồi và chồng cũng không cấm việc nói chuyện với người ngoài. Vợ chồng cô ấy rất thương nhau nên tôi thấy mình làm vậy là có lỗi và không thực hiện việc phá hoại hạnh phúc gia đình cô ấy nữa. Tôi ngừng nên bên kia đã yêu cầu tôi phải bồi thường hợp đồng và trả lại 20 triệu tạm ứng.

Tôi không đồng ý bồi thường mà chỉ trả lại số tiền 20 triệu đã ứng. Tôi xin luật sư tư vấn cho tôi phải làm thế nào, việc này diễn ra từ năm 2014 đến nay cũng 4 năm rồi ?

Cảm ơn luật sư!

>>Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự, gọi: 1900.6162

Luật sư tư vấn:

Thứ nhất: Đối với trường hợp của bạn chúng tôi nhận thấy đây là một giao dịch dân sự vô hiệu, thực chất đây là giao dịch dân sự có thỏa thuận hợp đồng nhưng vô hiệu.

Căn cứ theo Điều 122, Điều 123 và Điều 117 của Bộ luật dân sự năm 2015 quy định như sau:

"Điều 122. Giao dịch dân sự vô hiệu

Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác.

Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

Điều 123. Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật,trái đạo đức xã hội.

Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.

Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.

Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng."

Thứ hai: Trong trường hợp này bạn hoàn toàn có đủ căn cứ để gửi đơn yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu, căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 132 quy định thì trường hợp của bạn vẫn được yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự giữa bạn với người kia là vô hiệu.

"Điều 132. Thời hạn yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu

1. Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu quy định tại các Điều 125, 126, 127, 128 và 129 của Bộ luật này là 02 năm, kể từ ngày:

a) Người đại diện của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự biết hoặc phải biết người được đại diện tự mình xác lập, thực hiện giao dịch;

b) Người bị nhầm lẫn, bị lừa dối biết hoặc phải biết giao dịch được xác lập do bị nhầm lẫn, do bị lừa dối;

c) Người có hành vi đe dọa, cưỡng ép chấm dứt hành vi đe dọa, cưỡng ép;

d) Người không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình xác lập giao dịch;

đ) Giao dịch dân sự được xác lập trong trường hợp giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức.

2. Hết thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều này mà không có yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch dân sự có hiệu lực.

3. Đối với giao dịch dân sự quy định tại Điều 123 và Điều 124 của Bộ luật này thì thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu không bị hạn chế."

Từ những căn cứ nêu trên bạn có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự giữa bạn với người kia là vô hiệu. Theo nguyên tắc giải quyết giao dịch dân sự vô hiệu quy định tại Điều 131 Bộ luật dân sự năm 2015 thì bạn chỉ phải trả lại người kia 20 triệu đã nhận chứ không phải bồi thường.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sưtư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: 1900.6162 để được giải đáp.