Thời nguyên thủy cách đây bao nhiêu năm

Việt Nam từ thời Nguyên Thủy đến Thế Kỉ XV

Bài 13:VIỆT NAM THỜI NGUYÊN THỦY



Lược đồ một số di chỉ khảo cổ ở Việt nam
1. Những dấu tích Người Tối cổ ở Việt Nam
-       Dấu tích Người Tối Cổ ở VN có niên đại 30-43 vạn năm, công cụ đá ghè đẽo thô sơ ở Lạng Sơn, Thanh Hóa [núi Đọ- hình 29], Đồng Nai, Bình Phước.
-       Người Tối cổ sống thành từng bày, săn bắt, hái lượm [rìu tay đá cũ Núi Đọ].

                                                                                                            Răng của Người tối cổ  ở hang Thẩm Hai – Lạng Sơn

                                                                                                                           Rìu tay đá cũ Núi Đọ - Thanh Hoá
 2. Sự hình thành và phát triển của công xã thị tộc

                                                                                                                        Đời sống bầy người nguyên thuỷ
Văn hóa Sơn Vi
-       Di tích văn hóa Ngườm [Võ Nhai - Thái Nguyên], Sơn vi [Lâm Thao - Phú Thọ]: sống trong hang động, mái đá, ven sông suối từ Sơn La, Lai Châu đến Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, sống thành thị tộc.
-       Sử dụng công cụ đá ghè đẽo, săn bắt, hái lượm.

                                                                                                                              Công cụ chặt ở Nậm Tun [Lai Châu]
Văn hóa Hòa Bình - Bắc Sơn: văn hóa sơ kỳ đá mới [ 6.000-12.000 năm].
-       Sống định cư  trong hang động, mái đá gần nguồn nước họp thành thị tộc, săn bắt, hái lượm, trồng rau củ, quả.
-       Người Hòa Bình ghè đẽo, mài lưỡi rìu, làm công cụ bằng xương, tre, gỗ, người Bắc Sơn biết mài rộng trên lưỡi rìu đá, làm đồ gốm.
-       Cuộc sống vật chất được nâng cao.

                                                                                                                                        Rìu đá Bắc Sơn.

                                                                                                                                        Rìu đá Hoà Bình
-       Ở nhiều địa phương của nước ta đã tìm thấy những hóa thạch răng và nhiều công cụ đá của Người hiện đại ở các di tích văn hóa Ngườm, Sơn Vi,... [Cách đây 2 vạn năm].
-       Chủ nhân văn hóa Sơn Vi sống trong mái đá, hang động, ven bờ sông, suối trên địa bàn rộng từ Sơn La đến Quảng Trị.

                                                                                                                                            Rìu đá Hạ Long

                                                                                                                                Hình vòng tay, khuyên tai đá
c. Cách nay khoảng 5.000- 6.000 năm
-       Sử dụng cưa, khoan đá, bàn xoay, công cụ lao động được cải tiến,năng xuất lao động tăng.
-       Nông nghiệp trồng lúa dùng cuốc đá.
-       Dân số gia tăng, tao đổi sản phẩm, đời sống vật chất được ổn định, đời sống tinh thần được nâng cao ® Cuộc cách mạng đá mới.
3. Sự ra đời của thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước.
-       Cách nay khoảng 3.000-4.000 năm, kỹ thuật chế tác đá, làm đồ gốm ; sử dụng nguyên liệu đồng và thuật luyện kim để chế tạo công cụ,nghề  nông trồng lúa nước.
-       Cư dân Phùng Nguyên,cư dân  Hoa Lộc - Thanh Hóa, sông Cả - Nghệ An:
+        Trồng lúa nước, sống định cư lâu dài trong các công xã thị tộc mẫu hệ.
+        Công cụ bằng đá,làm đồ gốm bằng bàn xoay, dùng tre, gỗ, xương để làm đồ dùng, biết xe chỉ, dệt vải, chăn nuôi.
+        Di chỉ: cục đồng, dây đồng, xỉ đồng, dùi đồng.
-       Cư dân văn hóa Sa Huỳnh – Nam Trung Bộ  biết thuật luyện kim, nông nghiệp trồng lúa, cây trồng khác, chế tác và sử dụng đồ sắt, làm gốm, dệt vải, đồ trang sức ; thiêu xác chết.
-       Cư dân  văn hóa Đồng Nai làm nghể nông trồng lúa nước, khai thác lâm sản, săn bắt, làm nghề thủ công, công cụ đá, đồng, thủy tinh.
-       Thời  đại Kim khí, bước sang giai đoạn mới.

                                                                                                                       Hoa văn trên gốm Hoa Lộc – Thanh Hoá

                                                                                                                              Rìu đá Phùng Nguyên – Phú Thọ

                                                                                                                    Cục đồng, dây đồng, xỉ đồng, dùi đồng.

                                                                                                                                             Hạt gạo cháy


Bài 14. CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI TRÊN ĐẤT NƯỚC  VIỆT NAM


1. Quốc gia Văn Lang - Âu Lạc
* Thời gian đầu của cư dân văn hóa Đông Sơn [thiên niên kỷ I TCN đến thế  kỷ I sau CN]:
-       Công cụ bằng đồng thau, bằng sắt, nông nghiệp trồng lúa nước  tại châu thổ sông Hồng, sông Mã, sông Cả, săn bắt, chăn nuôi,đánh cá, làm nghề thủ công  như đúc đồng, làm gốm.
-       Xuất hiện sự phân công lao động  giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp.
-       Sự  phân hóa xã hội: kẻ giàu, người nghèo.
-       Do nhu cầu trị thủy và chống ngoại xâm  dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang - Âu Lạc.

                                                                                                                      Cơ cấu tổ chức nhà nước thời Hùng Vương
* Tổ chức nhà nước Văn Lang- Âu Lạc:
-       Đứng đầu nhà nước Văn Lang là vua Hùng, nhà nước Âu Lạc là vua Thục  An Dương Vương.
-      Giúp vua có Lạc Hầu và Lạc Tướng, cả nước chia làm 15 bộ, dưới bộ là các xóm làng do Bồ chính cai quản.
-       Kinh đô của Văn Lang là Bạch Hạc [Việt Trì ], kinh đô của Âu Lạc là Cổ Loa [ Đông Anh - Hà Nội]
* Nhận xét
-       Nhà nước  Văn Lang đơn giản,sơ khai chưa có luật pháp và quân đội.
-      Nhà nước  Âu Lạc được  mở rộng hơn về mặt lãnh thổ, hoàn chỉnh hơn về bộ máy nhà nước như có quân đội mạnh, có vũ khí tốt, và thành Cổ Loa kiên cố  nên đã đánh thắng được cuộc xâm lược của Triệu Đà  năm 179 TCN.
* Xã hội  có các tầng lớp: vua, quý tộc, dân tự do và nô tỳ,cuộc sống vật chất và tinh thần khá phong phú.
* Lương thực chính là thóc gạo, khoai săn, thức ăn có cá, thịt, rau, củ.
* Tập quán:ở nhà sàn, nhuộm răng đen, ăn trầu, xâm mình, dùng đồ trang sức; nữ mặc áo váy, nam đóng khố.
* Tín ngưỡng: thờ thần Mặt Trời, thần Sông thần Núi và tục phồn thực, thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc.
* Tục lệ: cưới xin, ma chay, lễ hội …
 

                                                                                                                                        Lưỡi cày đồng Cổ Loa

                                                                                                                                    Nhà cửa thời Văn Lang

                                                                                                                                 Trang phục nam nữ thời Văn Lang

                                                                                                            Lược đồ Giao Châu và Cham pa giữa thế kỷ VI đến X
2. Quốc gia cổ Cham pa
* Hình thành  ở ven biển miền Trung  và Nam Trung Bộ:
-       Nhà Hán đặt quận Nhật Nam chia thành 5 huyện [từ Hoành Sơn đến Quảng Nam]; huyện Tượng Lâm xa nhất [Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định].
-       Cuối thế kỷ II, Khu Liên lãnh đạo nhân dân Tượng Lâm  giành độc lập từ tay  nhà Hán, Khu Liên lên làm vua, đặt tên nước là Lâm Ấp.
-       Các vua Lâm Ấp mở rộng lãnh thổ từ  sông Gianh[Quảng Bình] đến Bình Thuận  và đổi tên nước là Cham pa.
* Kinh tế
-       Nông nghiệp trồng lúa, sử dụng công cụ sắt, sức kéo của trâu bò, dùng guồng nước.
-       Nghề thủ công như  dệt, đồ trang sức, vũ khí bằng kim loại, đóng gạch và xây dựng, khu Thánh địa Mỹ Sơn.
* Chính trị: theo thể chế quân chủ, vua nắm mọi quyền hành  về chính trị, kinh tế, tôn giáo, giúp việc có tể tướng và các đại thần, kinh đô ở Sin -ha-pu-ra [Quảng Nam], rồi In- đra-pu-ra [Quảng Nam], dời đến Vi-giay-a [Chà Bàn - Bình Định].
* Văn hóa:
-       Chữ viết bắt nguồn từ chữ Phạn.
-       Theo đạo Hin đu và Phật Giáo.
-       Ở nhà sàn, ăn trầu cau, hỏa táng người chết.
* Xã hội: tầng lớp quý tộc, dân tự do, nông dân lệ thuộc và nô lệ.
Thế Kỷ X-XV  phát triển, sau đó suy thoái  và là một bộ phận  của lãnh thổ, cư dân và  văn hóa Việt Nam.

                                                                                               Toàn cảnh Thánh Địa Mỹ Sơn của nhiếp ảnh gia Trần Thanh Sang

                                                                                                                   Mỹ Sơn vẫn còn những tấm bia đá mang chữ Phạn cổ.

                                                                                                                                     Vương quôc Phù Nam
3. Quốc gia cổ Phù Nam: hình thành tại châu thổ  sông Cửu Long[ An giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Bình Dương, Tây Ninh,Đồng Nai, tp Hồ Chí Minh]
-       Cách ngày nay 1500 đến 2000 năm  văn hóa Óc Eo  [nguồn là văn hóa Đồng Nai].
-       Là một quốc gia phát triển ở Đông Nam Á [thế kỷ III-V], có tiến nói thuộc ngữ hệ Tam Đảo, thể chế quân chủ do vua đứng đầu  nắm mọi quyền hành.
-       Sản xuất nông nghiệp, làm nghề thủ công, đáng cá và buôn bán.
-       Ở nhà sàn, theo đạo Phật và đạo Hin đu.
-       Nghệ thuật: ca, múa, nhạc.
-       Xã hội phân hóa giàu nghèo, tầng lớp quý tộc, bình dân và nô lệ.
Cuối thế kỷ VI, Phù Nam suy yếu, bị Chân Lạp thôn tính.

BÀI 15. THỜI BẮC THUỘC VÀ CÁC CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC
[Từ thế kỷ IITCN đến đầu thế kỷ X]

                                                                                Lược đồ Âu Lạc thế kỷ I-III [Nhà Hán chia Âu Lạc thành ba quận là Giao Chỉ,Cửu Chân và Nhật Nam]
I. CHẾ ĐỘ CAI TRỊ CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC VÀ NHỮNG CHUYỂN BIẾN TRONG KINH TẾ , VĂN HÓA, XÃ HỘI VIỆT NAM
1. Chế độ cai trị
a. Tổ chức bộ máy cai trị
-       Nhà Triệu chia thành 2 quận, sáp nhập vào quốc gia Nam Việt.
-       Nhà Hán chia làm 3 quận, sáp nhập vào bộ Giao Chỉ cùng với một số quận của Trung Quốc.
-      Nhà Tùy, Đường chia làm nhiều châu.Từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40, chính quyền đô hộ cứ quan lại cai trị đến cáp huyện [Trực trị].
-       Các triều đại phong kiến phương Bắc từ nhà Triệu, Hán, Tùy, Đường đều chia nước ta thành các quận, huyện cử quan lại cai trị đến cấp huyện.
-       Mục đích của phong kiến phương Bắc là sáp nhập đất nước Âu Lạc cũ vào bản đồ Trung Quốc.
b. Chính sách bóc lột về kinh tế và đồng hóa về văn hóa.
*Chính sách bóc lột về kinh tế
-       Thực hiện chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề.
-       Nắm độc quyền muối và sắt.
-       Quan lại đô hộ bạo ngược tham ô ra sức bóc lột dân chúng để làm giàu.                                               
* Chính sách đồng hóa về văn hóa.
-       Truyền bá Nho giáo, mở lớp dạy chữ nho.
-       Bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục, tập quán theo người Hán.
-       Đưa người Hán vào sinh sống cùng người Việt.
-       Nhằm mục đích thực hiện âm mưu đồng hóa dân tộc Việt Nam.
* Chính quyền đô hộ còn áp dụng luật pháp hà khắc và thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta.
2. Những chuyển biến về kinh tế, văn hoá và xã hội
a. Về kinh tế
*Trong nông nghiệp:
-       Công cụ sắt được sử dụng phổ biến.
-       Công cuộc khai hoang được đẩy mạnh.
-       Thủy lợi được mở mang.       
® Năng suất lúa tăng hơn trước.
*Thủ công nghiệp, thương mại có sự chuyển biến đáng kể.
-       Nghề cũ phát triển hơn: Rèn sắt, khai thác vàng bạc làm đồ trang sức.
-       Một số nghề mới xuất hiện như làm giấy, làm thủy tinh.
-       Đường giao thông thủy bộ giữa các quận, vùng hình thành.
b. Về văn hóa - xã hội
*Về văn hóa:
-       Một mặt ta tiếp thu những yếu tố tích cực của văn hóa Trung Hoa thời Hán - Đường như ngôn ngữ, văn tự.
-       Bên cạnh đó nhân dân ta vẫn giữ được phong tục,tập quán: nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh dày, tôn trọng phụ nữ.
-       Nhân dân ta không bị đồng hóa.
*Về xã hội có chuyển biến:
-       Quan hệ xã hội là quan hệ giữa nhân dân với chính quyền đô hộ [thường xuyên căng thẳng].
-       Đấu tranh chống đô hộ.
-       Ở một số nơi nông dân tự do bị nông nô hóa, bị bóc lột theo kiểu địa tô phong kiến.
BÀI 16. THỜI BẮC THUỘC VÀ CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC
[Tiếp theo]
II. CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP [THẾ KỶ I - ĐẦU THẾ KỶ X]
1.  Khái quát phong trào đấu tranh từ thế kỷ I đến đầu thế kỷ X.

Thời gian

Tên cuộc khởi nghĩa

Địa bàn

40

Hai Bà Trưng

Hát Môn

100, 137, 144

Nhân dân  Nhật Nam

Quận Nhật Nam

157

ND Cửu Chân

Quận Cửu Chân

178, 190

ND Giao Chỉ

Quận Cửu Chân

248

Bà Triệu

Quận Giao Chỉ

542

Lý Bí

687

Lý Tự Tiên

722

Mai Thúc Loan

776- 791

Phùng Hưng

819- 820

Dương Thanh

905

Khúc Thừa Dụ

938

Ngô Quyền

* Nhận xét
-       Trong suốt 100o năm Bắc thuộc, dân Âu Lạc liên tiếp vùng dậy đấu tranh giành độc lập dân tộc.
-       Các cuộc khởi nghĩa nổ ra liên tiếp, rộng lớn, nhiều cuộc khởi nghĩa có nhân dân cả ba quận tham gia.
* Kết quả: Nhiều cuộc khởi nghĩa đã thắng lợi lập được chính quyền tự chủ [Hai Bà Trưng, Lý Bí, Khúc Thừa Dụ].
* Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm, ý chí tự chủ và tinh thần dân tộc của nhân dân Âu Lạc.

                                                                                                                     Lược đồ đường tiên quân của Hai Bà Trưng
2. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu
a. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng  năm 40 chống nhà Đông Hán .
-       Tháng 3 - 40 Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa  ổ Hát Môn [ Phúc thọ - Hà Tây ]được nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng .
-       Hát Môn ® Mê Linh ® Cổ Loa à ® Luy Lâu
-       Chiếm được Cổ Loa, Luy Lâu buộc thái thú Tô Định trốn vềTrung Quôc. 
-       Khởi nghĩa thắng lợi, Trưng Trắc lên làm vua xây dựng chính quyền tự chủ.
-       Năm 42 Nhà Hán sai Mã Viện  đưa hai vạn quân sang xâm lược.
-       Hai Bà quyết chiến ở Lãng Bạc, rút về Cổ Loa, rồi về Hạ Lôi và Hy sinh tại Cấm Khê[Ba Vì - Hà Tây].
-       Hai Bà Trưng tổ chức kháng chiến anh dũng nhưng do chênh lệch về lực lượng, kháng chiến thất bại Hai Bà Trưng hi sinh.

                                                                                     Lược đồ khởi nghĩa Hai Bà Trưng và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán [40-43]

                                                                                                                     Đền thờ Hai bà Trưng  ở Mê Linh- Vĩnh Phúc
b. Cuộc khởi nghĩa của Lý Bí và sự thành lập nước vạn Xuân  542-603
    

 Lược đồ cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược 545-550
-       Năm 542 Lý Bí liên kết  với các hào kiệt  thuộc các châu ở  miền Bắc khởi nghĩa..Nghĩa quân chiếm được thành Long Biên [Bắc Ninh]. Lật đổ chế độ đô hộ của nhà Lương.
-       Năm 544 Lý Bí lên ngôi lập nước Vạn Xuân.Dựng kinh đô ở sông Tô Lịch.
-       Năm 544 nhà Lương đem quân xâm lược,Lý Nam đế phải rút quân về Vĩnh Phúc, rồi Phú Thọ .Lý Bí trao binh quyền cho Triệu Quang Phục tổ chức kháng chiến tại đầm Dạ Trạch – Hưng Yên  
-       Năm 550 thắng lợi. Triệu Quang Phục lên ngôi vua[Triệu Việt Vương]
-       Năm 571 Lý Phật Tử cướp ngôi.
-       Năm 603 nhà Tùy xâm lược, nước Vạn Xuân thất bại.
c. Cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ 905-938
-       Năm 905, nhà Đường suy yếu, Khúc Thừa Dụ được nhân dân ủng hộ đánh chiếm Tống Bình, dành quyền tự chủ [giành chức Tiết độ sứ].
-       Năm 907 Khúc Hạo lên thay  thực hiện  nhiều chính sách cải cách về các mặt  để xây dựng chính quyền độc lập tự chủ.
* Ý nghĩa
-       Lật đổ ách đô hộ của nhà Đường. giành độc lập tự chủ.
-       Đánh dấu thắng lợi căn bản trong cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta thời Bắc thuộc.
d. Ngô Quyền và chiến thắng Bạch  Đằng năm 938
-       Năm 931, Dương Đình Nghệ đánh bại  quân Nam Hán  giữ quyền tự chủ .
-       Năm 937 Ông bị Kiều Công tiễn giết hại để đoạt chức Tiết Độ sứ .
-       Tháng 10-938 Ngô quyền đem quân đánh Kiều Công Tiễn, Công Tiễn cầu cứu nhà Nam Hán .
-       Năm 938 quân Năm Hán xâm lược nước ta, Ngô Quyền lãnh đạo nhân dân giết chết tên phản tặc Kiều Công Tiễn và tổ chức đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, đập tan âm mưu xâm lược của nhà Nam Hán.
* Ý nghĩa
-       Bảo vệ vững chắc nền độc lập tự chủ của đất nước.
-       Mở ra một thời đại mới thời đại độc lập tự chủ lâu dài cho dân tộc.
-       Kết thúc vĩnh viễn 1 nghìn năm đô hộ của phong kiến phương Bắc.

                                                                                                                        Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng 938

Video liên quan

Chủ Đề