Thuốc kháng sinh có uống cùng sữa được không

Thuốc thường rất đắng nên các bé sẽ không dám uống hoặc uống rồi lại nhổ ra, vì thế, bậc phụ huynh thường pha thuốc kháng sinh với sữa cho con dễ uống hơn. Vậy pha thuốc kháng sinh với sữa có ảnh hưởng gì không?

Pha thuốc kháng sinh với sữa có ảnh hưởng gì không?

Theo bác sĩ tư vấn cho biết: Trong sữa có các thành phần: nước, các chất hữu cơ, chất khoáng đa vi lượng. Với độ kiềm cao cộng thêm hàm lượng lipid cao là nguyên nhân làm chậm sự hấp thu của 1 số loại thuốc như: thuốc kháng sinh cefuroxim. Đặc biệt là sữa có chứa hàm lượng canxi cao sẽ tác dụng với thuốc tạo ra phức hợp khó tan và không hấp thu được.

Một số loại kháng sinh có thể mất hiệu lực khi dùng cùng với sữa như kháng sinh fluoroquinolon. Và tetracyclin cũng có sự tương tác với canxi trong sữa và tác dụng của penicillamin và trientin có thể bị mất đi nếu kết hợp uống thuốc với sữa. Đó là một số ví dụ dẫn chứng cho sự tương tác giữa thuốc và sữa cho bé.

Hậu quả của việc pha thuốc kháng sinh với sữa cho trẻ

Bác sĩ tại trường Cao đẳng Dược cho hay: Bé có thể không bú hết lượng sữa trong bình dẫn tới không cung cấp đủ năng lượng và dưỡng chất cho các vận động của bé trong ngày.

Thuốc bị dính lại ở thành bình làm cho bé uống thuốc không đủ liều, bệnh sẽ không nhanh khỏi.

Một số bé sẽ sợ bình sữa và không dám bú sữa bình nữa và có thể bỏ bú vì ám ảnh của hỗn hợp sữa-thuốc quá đắng.

Nên ưu tiên chọn cho trẻ uống thuốc dạng siro hoặc thuốc giọt

Nên cho bé uống thuốc như thế nào?

Thường thuốc dành cho bé thường ở dạng bào chế, vì thế, bạn nên ưu tiên cho bé sử dụng thuốc uống dạng siro hoặc thuốc giọt để bé dễ uống hơn. Bởi ở dạng thuốc này sẽ đỡ đắng và một số thuốc còn có vị ngọt, vì vậy, mẹ sẽ không phải quá vất vả khi cho con uống thuốc.

Đối với trẻ buộc phải uống thuốc có vị đắng, các bà mẹ có thể áp dụng theo những phương pháp sau:

  • Làm tê đầu lưỡi của trẻ bằng 1 viên đá nhỏ, cho bé uống thuốc và sau khi uống xong cho trẻ ngậm 1 viên kẹo ngọt ngay để tránh dư vị của thuốc còn sót lại.
  • Những trẻ có tuổi nhỏ hơn bạn có thể nghiền nát thuốc hòa với nước sôi để nguội và có thể cho thêm 1 chút đường để bé dễ uống hơn.

Nếu nguồn dinh dưỡng chính của bé là sữa thì để làm giảm sự tương tác giữa sữa và thuốc, mẹ hãy cho bé uống thuốc ít nhất hai giờ sau hoặc trước khi cho bé uống sữa. Mẹ có thể lưu tâm thêm 10 điều nên tránh khi pha sữa cho bé để đảm bảo cung cấp cho bé có một nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất.

Bên cạnh đó lại có những loại thuốc được khuyên dùng lúc no, có thể pha với sữa bột cho bé uống để tránh hiện tượng kích ứng dạ dày của bé như: các glucocorticoid, các kháng viêm NSAID. Chính vì thế mẹ nên hỏi kĩ bác sĩ và dược sĩ về thời gian uống thuốc cũng như là những thực phẩm có thể uống kèm với thuốc để việc dùng thuốc cho bé được an toàn và hiệu quả nhất nhé!

Nguồn: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

10 điều cấm kỵ khi sử dụng thuốc:

1. Tùy tiện về thời gian: Nếu hướng dẫn sử dụng ghi “ngày uống 3 lần”, nghĩa là bạn nên chia đều thời gian, cứ 8 tiếng uống một lần. 

Nếu uống cả vào ban ngày, nồng độ thuốc trong máu tăng cao, có thể gây nguy hiểm, trong khi buổi đêm lại không đạt hiệu quả điều trị. Nếu có hướng dẫn “uống trước khi ăn", bạn cần dùng khi dạ dày còn trống. Nếu trong vòng 1-2 giờ trước khi uống thuốc, bạn vừa ăn một lô quà vặt thì vẫn là không đúng.
Nếu bạn dùng thuốc cho con mình mà trẻ không nuốt được cả viên, nên hỏi bác sĩ xem loại thuốc đó có thể nghiền nhỏ hay không.

2. Nằm uống thuốc: Với tư thế này, thuốc sẽ dễ bị dính vào vách thực quản, không những giảm hiệu quả điều trị mà còn gây kích ứng thực quản, dẫn đến ho, viêm, thậm chí tổn thương vách thực quản. Bởi vậy, nên ngồi hoặc đứng khi uống thuốc.

3. Nuốt thuốc khô: Một số không dùng nước mà nuốt thuốc luôn. Thuốc có thể làm tổn thương thực quản. Mặt khác do không có đủ nước để làm tan, một số loại thuốc sẽ kết thành sỏi ở trong cơ thể.

4. Nghiền thuốc hòa với nước uống: Một số loại thuốc được bào chế dưới dạng tác dụng chậm, phóng thích dần vào cơ thể. Nếu bạn nghiền nhỏ ra, thuốc sẽ cho tác dụng cấp tập một lần, gây nguy hiểm. 

Nếu bạn dùng thuốc cho con mình mà trẻ không nuốt được cả viên, nên hỏi bác sĩ xem loại thuốc đó có thể nghiền nhỏ hay không.

5. Các loại nước không nên dùng với thuốc: Cách đúng nhất là dùng nước lọc ấm. Sữa, nước hoa quả, trà, côca, cà phê, rượu... đều có tương tác với thuốc, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị, thậm chí gây hại.

- Nước nho ép: dùng nước nho ép để uống thuốc có thể làm giảm tác dụng và làm tăng phản ứng phụ của thuốc chữa bệnh. Lý do: nước nho ép có thể ức chế các men trong quá trình hấp thụ thuốc, chẳng hạn như thuốc điều trị bệnh tim mạch và thuốc chống nấm. - Cà phê, nước trà, cô-ca: trong thời gian đang điều trị bằng thuốc uống, nếu dùng thuốc bằng nước trà hay cà phê thì có thể làm giảm tác dụng của thuốc. Ngoài ra, cà phê còn có thể có hại cho dạ dày, nhất là khi dùng các loại thuốc kháng viêm thì không nên dùng nước trà, cà phê hay cô-ca để uống thuốc. - Sữa: canxi có trong sữa có thể làm cản trở mức hấp thu của một số loại thuốc kháng sinh, do đó không nên dùng sữa để uống thuốc. - Rượu: trong khi đang dùng thuốc, nhất là loại thuốc có hoạt chất là acetaminophen, nếu uống rượu sẽ làm tăng nguy cơ phá hủy gan. Ngoài ra, rượu còn hạn chế tác dụng chữa bệnh của các loại thuốc như: thuốc chống trầm cảm, thuốc chữa bệnh thần kinh và làm tăng tác dụng phụ của một số loại thuốc chữa bệnh khác. Tốt nhất là trong quá trình điều trị, uống thuốc thì không nên dùng rượu, bia.

6. Uống thuốc thẳng từ chai: Thường gặp với dạng thuốc nước. Cách uống này dễ làm thuốc bị nhiễm bẩn, nhanh biến chất, lại không thể kiểm soát chính xác liều lượng, dẫn đến không đạt hiệu quả điều trị hoặc quá liều.

7. Uống nhiều loại thuốc cùng lúc: Làm như vậy, bạn sẽ khó tránh khỏi sự tương tác giữa các loại thuốc. Mỗi một loại thuốc có một tính năng và công hiệu riêng, nó có những tính chất và phản ứng khác nhau, có tác dụng đối với các bộ phận trong cơ thể con người và có công hiệu trong thời gian cũng khác nhau.

Do đó, nếu uống nhiều loại thuốc cùng một lúc thì sẽ làm ảnh hưởng đến việc hấp thu, phân bố, trao đổi giữa các thuốc và sự đào thải thuốc ra ngoài cơ thể, cũng như sự kết hợp giữa các loại thuốc với nhau. Nếu như loại thuốc có chất chua uống cùng với thuốc kháng sinh, sẽ làm giảm công hiệu của thuốc. Hai loại thuốc này nên uống cách nhau 2 - 3 giờ. Vì vậy, nếu bắt buộc phải uống nhiều loại thuốc thì nhất định phải sắp xếp thời gian và số lần cho hợp lý. Uống mỗi một loại thuốc ít nhất là phải cách nhau khoảng một giờ.

8. Uống quá nhiều nước: Điều này sẽ làm giảm lượng axít có trong dạ dày, không có lợi cho việc làm tan và hấp thụ thuốc. Thông thường, với thuốc viên, bạn chỉ cần một cốc nước ấm nhỏ. Với thuốc nước vị ngọt, nên uống nước sau 5 phút.

9. Vận động ngay sau khi uống thuốc: Thường phải sau 30-60 phút thì dạ dày mới hấp thụ hết và thuốc mới phát huy tác dụng. Quá trình này cần có đủ lượng máu tham gia tuần hoàn. Việc vận động ngay sau khi dùng thuốc sẽ khiến các cơ quan nội tạng không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết, làm giảm hiệu quả hấp thu thuốc.

10. Ăn uống tùy tiện: Ngay cả thuốc Tây cũng có những kiêng kị trong ăn uống để tránh giảm hiệu quả trị liệu hoặc những tương tác nguy hiểm. 

Chẳng hạn khi dùng thuốc hạ huyết áp, chống đau tim, bạn cần kiêng ăn mặn, rượu và thuốc lá. Do đó, bạn nên hỏi bác sĩ và đọc kỹ hướng dẫn xem có phải kiêng gì không.
Dùng nước lọc ấm để uống thuốc là cách đúng nhất khi sử dụng thuốc.

Lưu ý cách sử dụng đối với từng loại thuốc nhất định Tờ Sức khỏe và đời sống đưa ra lừi khuyên sử dụng đối với 3 loại thuốc cơ bản sau:

1. Thuốc viên: Có thể uống theo các cách sau:

- Uống cả viên với nước, tốt nhất là nước đun sôi để nguội. - Hòa tan thuốc hoàn toàn trong nước và uống [đối với viên nén sủi bọt]. - Nhai nát trước khi uống [đối với viên khá lớn, thường là thuốc kháng axit trị viêm loét dạ dày]. - Ngậm hoặc đặt dưới lưỡi cho tan [một số thuốc trị đau thắt ngực]. Cũng có loại thuốc viên nén không được uống mà phải dùng ngoài, đó là viên nén phụ khoa, được đặt sâu vào âm đạo của phụ nữ sau khi nhúng ướt viên thuốc.

2. Thuốc bao tan ở ruột

Là dạng thuốc được bọc một lớp phim mỏng để  không bị tan khi đến dạ dày, và chỉ tan rã, phóng thích hoạt chất khi đến ruột. Nhờ bao phim, thuốc không bị dịch vị ở dạ dày phân hủy và do đó không gây tổn hại niêm mạc dạ dày. Thuốc bao tan ở ruột có thể ở dạng viên nén bao phim [như Aspirin pH8] hoặc viên nhộng chứa các vi hạt được bao [như Zymoplex]. Đối với dạng thuốc này, bệnh nhân không được nhai, bẻ nhỏ hoặc mở viên nang.

3. Thuốc có tác dụng kéo dài

Là dạng thuốc phóng thích hoạt chất liên tục theo tốc độ có kiểm soát trong thời gian dài [thường là 12 giờ]. Thuốc được sản xuất dưới dạng viên nén được bao, viên nang chứa vi hạt được bao, hoặc viên nén là khung [matrix] không tan tẩm hoạt chất, có tác dụng phóng thích hoạt chất ra từ từ. Tên thuốc loại này thường kèm với chữ Adalate LP, Procan SR, Adalat LA, nghĩa là "có tác dụng kéo dài" hoặc "tác dụng chậm". Đối với dạng thuốc này, bệnh nhân cũng không được nhai, bẻ nhỏ hoặc mở viên nang mà phải uống cả viên. Do chứa liều cao hơn dạng thuốc thông thường cho nên phải dùng đúng số viên, số lần trong ngày theo chỉ định, nếu không có thể bị nguy hiểm do quá liều.

Video liên quan

Chủ Đề