Thuốc nhỏ mũi elossy có dùng được cho bà bầu

Kết luận trên đưa ra bởi Tiến sĩ, bác sĩ người Mỹ Allen Mitchell, đến từ Đại học Arizona và được công bố trên tạp chí Dịch tễ học Mỹ [American Journal of Epidemiology].

Nhóm nghiên cứu này đã tiến hành phân tích các trường hợp của 12.700 trẻ bị dị tật và 7.600 trẻ bình thường trong suốt quãng thời gian 18 năm [từ 1993 đến 2010]. Sau khi đã tiến hành điều tra các loại thuốc bà bầu sử dụng, thậm chí cả những loại thuốc sử dụng trước khi mang thai 2 tháng và sàng lọc kết quả, nhóm của Tiến sĩ Mitchell đã có được kết quả đáng ngạc nhiên: thành phần có tên pseudoephedrine - nằm trong các loại thuốc không cần ghi toa được các bà bầu sử dụng rất rộng rãi là nguyên nhân gây nên một số những nguy cơ ở trẻ. Không chỉ có pseudoephedrine, một số thành phần như phenylephrine, phenylpropanolamin hay imidazolines [sử dụng phổ biến trong các thuốc bán không cần ghi toa] cũng là tác nhân có hại cho bào thai.

Cụ thể, nếu trong ba tháng đầu của thai kì, bà mẹ sử dụng các thuốc xịt mũi có chứa phenylephrine [công dụng chính là điều trị cảm lạnh, dị ứng, phù nề] sẽ làm tăng nguy cơ mắc các dị tật về tim ở trẻ gấp 8 lần, nếu có chứa phenylpropanolamin [các thuốc chứa chất này đã được chính phủ Mỹ thu hồi và cấm ban hành tuy nhiên chưa có công bố nào tại Việt Nam] sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến thính giác và dạ dày gấp 8 lần.

 Bên cạnh đó, khi các bà bầu sử dụng thuốc có chứa pseudoephedrine [thành phần trong nhiều thuốc trị các bệnh về mắt, tai, mũi, họng] có thể khiến cho trẻ mắc các dị tật ở các chi cao hơn gấp 3 lần. Cuối cùng là hoạt chất imidazolines, thành phần cũng khá phổ biến ở một số thuốc xịt mũi và nhỏ mắt sẽ khiến trẻ gặp nguy cơ về các biến chứng liên quan đến khí quản, thực quản gấp 2 lần.

Tăng nguy cơ gây dị tật thai nhi

Mặc dù kết luận được đưa ra trong nghiên cứu của Mỹ song các thành phần trên được sử dụng rộng rãi trong bào chế thuốc trên thế giới. Mặt khác, việc sử dụng thuốc không cần ghi toa hiện nay ở nước ta rất phổ biến, do đó, nguy cơ các bà mẹ sử dụng thuốc xịt mũi, thuốc nhỏ mắt có chứa thành phần của các chất trên sẽ là khá cao.

Trao đổi về vấn đề này, TS. BSCKII. Võ Văn Phúc [Phó Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Tp.HCM] cho biết, các chất này đã được các bác sĩ khuyến cáo không nên sử dụng đối với trẻ dưới 3 tuổi, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. Tuy nhiên, trên thực tế, khuyến cáo này vẫn còn rất nhiều người chưa biết đến và đang tiếp tục sử dụng.

Theo bác sĩ Phúc, hiện nay trên thị trường hiện nay có 5 loại thuốc xịt mũi cơ bản: thuốc xịt mũi sinh lý, thuốc xịt mũi sinh lý thảo dược, thuốc xịt mũi chống dị ứng, thuốc xịt mũi chứa kháng sinh và thuốc xịt mũi kết hợp co mạch. Trong số đó, thuốc xịt mũi kết hợp co mạch chính là loại thuốc có chứa các thành phần được khuyến cáo.

“Đối với thuốc xịt mũi kết hợp co mạch, khi phụ nữ có thai hoặc trẻ em sử dụng có thể dẫn đến hiện tượng co thắt mạch máu não, biểu hiện sẽ là co giật ở trẻ em và bào thai của mẹ” - bác sĩ Phúc khẳng định. Lý giải việc gây ra các biến chứng cũng như dị tật ở trẻ em nếu bà mẹ sử dụng thuốc xịt mũi kết hợp co mạch trong vòng 3 tháng đầu của thai kỳ, bác sĩ cho hay: “Trong thời kì mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu, đây là giai đoạn phôi thai đang hình thành các cơ quan nội tạng và não bộ, khi bà mẹ sử dụng thuốc xịt mũi có chứa các thành phần như phenylephrine hay pseudoephedrine sẽ gây ảnh hưởng bởi con đường cung cấp máu cho nhau thai của người mẹ có thể bị co hẹp, bào thai không nhận được đầy đủ dinh dưỡng có thể sẽ dẫn đến dị dạng hoặc kém phát triển về trí tuệ sau sinh”.

Mặc dù được khuyến cáo không nên sử dụng với một số đối tượng song không thể phủ nhận ưu điểm của các loại thuốc xịt mũi kết hợp với co mạch. “Sau khi xịt xong, nhất là ở những bệnh nhân đang tắc nghẹt mũi, rất khó chịu sẽ được thông thở rất nhanh” - bác sĩ Phúc khẳng định.

Tuy nhiên, bác sĩ Phúc cũng cảnh báo: không nên sử dụng thuốc xịt mũi kết hợp co mạch thường xuyên và kéo dài ở những người bình thường. Nếu một người sử dụng thuốc xịt mũi kéo dài trong 1 tuần với tần suất 1 lọ/tuần thì đến tuần thứ 2 sẽ phải tăng liều bởi thuốc xịt mũi kết hợp co mạch dù tác động nhanh nhưng lại rất dễ khiến người dùng lờn thuốc. 

Đến một lúc nào đó thuốc sẽ hết tác dụng và gây ra bệnh lý viêm mũi do thuốc co mạch. Hậu quả để lại là bệnh nhân sẽ ngạt mũi thường xuyên và buộc phải tìm đến phẫu thuật để chữa trị. Chính vì vậy, việc sử dụng thuốc xịt mũi kết hợp co mạch phải có sự chỉ dẫn của bác sĩ - cụ thể là chỉ xịt hoặc nhỏ thuốc có chứa các thành phần này trong vòng 7 ngày, sau đó phải ngưng lại.

  • 15:45 04/05/2022
  • Xếp hạng 4.96/5 với 20427 phiếu bầu

Phụ nữ có thai là đối tượng đặc biệt cần phải thận trong khi dùng thuốc để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Trong thực tế, các bà mẹ thường băn khoăn, lo lắng khi phải dùng thuốc trong thai kỳ mà thường gặp là để điều trị các triệu chứng cảm lạnh, nghẹt hoặc sổ mũi. Không phải lúc nào cũng cần dùng thuốc điều trị và không phải thuốc nào cũng có thể dùng cho phụ nữ có thai, những lời khuyên sau có thể giúp “mẹ bầu” khỏe và an tâm hơn trong thai kỳ.

Phụ nữ có thai hay người lớn nói chung đều dễ mắc phải các triệu chứng hắt hơi, chảy mũi hoặc nghẹt mũi. Các triệu chứng này thường do cảm lạnh hoặc viêm mũi gây ra.

  • Cảm lạnh: biểu hiện bao gồm ho, chảy mũi, hắt hơi, đau họng ...hiếm khi gặp sốt. Nguyên nhân thường do virus gây ra và tự khỏi sau 3 đến 7 ngày; đôi khi các triệu chứng có thể kéo dài đến 2 tuần sau khi hồi phục. Người bệnh chỉ cần dùng các thuốc giảm triệu chứng thông thường tuy nhiên cũng cần phải thận trọng và lưu ý các triệu chứng tăng nặng của bệnh như sốt cao, kéo dài, biếng ăn hoặc khó thở... Khi gặp những biểu hiện như vậy, bệnh có thể đã diễn tiến nặng hơn sang viêm phế quản, viêm phổi ... cần phải được khám và điều trị tại các cơ sở y tế.
  • Viêm mũi dị ứng: là tình trạng viêm mũi gây ra bởi các tác nhân dị ứng như khói bụi trong không khí, phấn hoa, cỏ, bụi nhà hoặc lông thú vật, các loại nấm mốc trong môi trường. Triệu chứng bệnh bao gồm ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mũi hoặc ngạt mũi, chảy nước mắt đôi khi đau ngứa họng, hai tai ... Để tránh khởi phát triệu chứng cần phải tránh tiếp xúc với các tác nhân gậy dị ứng.
  • Viêm mũi thai kỳ: Là một dạng viêm mũi xuất hiện trong thai kỳ, thường trong khoảng 6 tuần cuối [hoặc trước đó] và dứt hẳn trong vòng 2 tuần sau khi sinh. Viêm mũi thai kỳ được xem là một dạng viêm mũi riêng, không do nguyên nhân dị ứng, nhiễm khuẩn hoặc cảm lạnh. Có khoảng 20% phụ nữ có thai gặp phải tình trạng này. Nguyên nhân gây bệnh chưa rõ, có thể do sự mất cân bằng của các nội tiết tố [như estrogen] trong quá trình mang thai.

Dù do nguyên nhân nào các triệu chứng viêm mũi [ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mũi hoặc ngạt mũi ...] đều gây sự khó chịu bất tiện cho người bệnh đặc biệt là phụ nữ có thai. Các triệu chứng dai dẳng, tái lại, đặc biệt là về đêm, còn khiến chất lượng giấc ngủ bị giảm sút, gây căng thẳng ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Bà bầu ​bị ngạt mũi là do viêm mũi dị ứng hay viêm mũi thai kỳ thì đều không trực tiếp ảnh hưởng đến thai nhi.

Tất cả các thuốc dùng cho “mẹ bầu” luôn phải được lựa chọn kỹ càng dựa trên sự cần thiết phải dùng thuốc và sự an toàn cho cả mẹ và bé. Trong mọi trường hợp, mẹ bầu nên đến được thăm khám phù hợp hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi dùng thuốc. Một số trường hợp thông thường, không nghiêm trọng, các thuốc sau đây, thường có sẵn không cần kê đơn tại các nhà thuốc, có thể được sử dụng cho phụ nữ có thai.

  • Xịt rửa mũi thông thường: Một số sản phẩm xịt mũi chứa nước muối đẳng trương [Sterima, Neilmed Nasamist, Humer, ...] là các lựa chọn an toàn giúp xịt rửa, vệ sinh mũi, giảm kích ứng, chảy mũi hoặc nghẹt mũi. Các thành phần này an toàn, không hấp thu vào cơ thể và có thể được sử dụng dài ngày để dự phòng và giảm triệu chứng của viêm mũi.

Thuốc xịt mũi chứa Corticosteroids [như mometasone, budesonide, beclomethasone ...]: Có hiệu quả cao đặc biệt đối với viêm mũi dị ứng, giúp giảm triệu chứng nghẹt mũi và chảy dịch mũi sau [gây ho, ngứa họng]. Thuốc nên được sử dụng với liều thấp nhất có hiệu quả và giới hạn thời gian dùng.


Thuốc nhỏ mũi dành cho bà bầu bị viêm mũi dị ứng

  • Thuốc xịt giúp thông mũi [chứa oxymetazolin, xylometazolin]: Thuốc xịt thông mũi có thể giúp làm giảm tạm thời tình trạng ngạt mũi nặng. Tuy nhiên, thuốc chỉ nên dùng trong thời gian ngắn ví dụ như 3 ngày hoặc ít hơn và chỉ nên dùng khi các lựa chọn khác không đáp ứng hoặc hiệu quả không đầy đủ. Khi sử dụng lâu dài, người bệnh có nguy cơ phụ thuộc thuốc, không có lợi.
  • Ngoài ra, các thuốc kháng histamin đường uống: giúp giảm kích ứng, chảy mũi ... cũng được lựa chọn khi các dạng xịt mũi, nhỏ mũi không đạt hiệu quả mong muốn. Các thuốc như clorpheniramin [thế hệ 1, tác dụng phụ gây buồn ngủ] hoặc loratadine, cetirizine [thế hệ 2, ít gây buồn ngủ hơn] có thể được lựa chọn sử dụng.

Phụ nữ mang thai khi dùng thuốc cần cẩn trọng. Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng thuốc nhỏ mũi, xịt mũi dành cho mẹ bầu:

  • Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thuốc. Việc này giúp đảm bảo an toàn cho mẹ và bé cũng như giảm thiểu sử dụng các thuốc không cần thiết trong thai kỳ.
  • Đến khám tại các cơ sơ y tế nếu các triệu chứng diễn ra dai dẳng, không khỏi ngay cả khi đã dùng các thuốc thông thường hoặc khi xuất hiện các triệu chứng khác lạ như sốt, khó thở, nổi mẩn đỏ... xuất hiện.
  • Tránh tự ý mua và dùng các loại thuốc kê đơn, thuốc không rõ tính an toàn, không rõ tác dụng, hoặc mua theo lời khuyên của người khác. Cần thận trọng đặc biệt với các thuốc đường uống hoặc các loại thuốc được giới thiệu, quảng cáo mang lại tác dụng mạnh, tức thời,

Mẹ bầu không nên tự ý sử dụng thuốc, tránh gây ảnh hưởng đến thai nhi

Chuyên khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec chuyên khám và điều trị các bệnh lý tai mũi họng thông thường như: viêm mũi, viêm mũi dị ứng, viêm mũi mãn tính, viêm amidan, viêm đau họng, ù tai, viêm mũi không do dị ứng, ung thư cổ họng; các khối u vùng đầu mặt cổ, các dị tật bẩm sinh vùng tai mũi họng bằng các phương pháp ngoại khoa phổ biến.

Để đăng ký khám và điều trị bệnh lý Tai Mũi Họng tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Tài liệu tham khảo:

UptoDate, Recognition and management of allergic disease during pregnancy, 2020,

W. Steven Pray, Gabriel E. Pray, Self-Care of Rhinitis During Pregnancy, 2014,

XEM THÊM

Video liên quan

Chủ Đề