Thuốc trừ cỏ trên cây trồng cạn

Muốn sử dụng thuốc trừ cỏ hiệu quả không gây độc hại cho con người và môi trường cần tuân thủ nguyên tắc 4 đúng: dùng đúng thuốc, dùng đúng lúc, dùng đúng nồng độ và liều lượng, dùng đúng cách


Phun thuốc diệt trừ cỏ dại Thuốc trừ cỏ là những hóa chất tự nhiên hoặc tổng hợp có tác dụng làm rối loạn trao đổi chất, ức chế sinh trưởng và tiêu diệt cỏ dại mà không hoặc rất ít ảnh hưởng đến cây trồng.

Tùy theo phổ tác động mà người ta chia ra thuốc trừ cỏ có tác động chọn lọc [chỉ diệt được một số loài cỏ] và thuốc trừ cỏ có tác động không chọn lọc [tiêu diệt mọi loài cỏ].

Tùy theo thời điểm dùng mà có thể chia ra thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm [có tác dụng tiêu diệt cỏ trước khi nảy mầm] và thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm [tiêu diệt cỏ sau nảy mầm đang sinh trưởng tốt]. Tùy mức độ chọn lọc có thể phân ra thuốc trừ cỏ một lá mầm [chỉ tiêu diệt nhóm cỏ thuộc thực vật một lá mầm] và thuốc trừ cỏ 2 lá mầm [chỉ tiêu diệt nhóm cỏ thuộc thực vật 2 lá mầm]. Tùy thuộc cơ chế tác động mà người ta chia ra thuốc trừ cỏ nội hấp và thuốc trừ cỏ tiếp xúc, thuốc trừ cỏ lá rộng và thuốc trừ cỏ lá kim, thuốc trừ cỏ hằng niên và thuốc trừ cỏ đa niên…
Xuất phát từ đặc điểm trên của thuốc trừ cỏ, đặc điểm của cỏ dại, vị trí cần diệt cỏ mà ta dùng thuốc cho hợp lý, đạt hiệu quả cao. Ví dụ trên đường giao thông, nhà xưởng… ta có thể dùng thuốc trừ cỏ có phổ tác động rộng [tiêu diệt được mọi loài cỏ ] và thuốc có hiệu lực dài [có thể sau 2-3 tháng mới cần phun lại]. Tuy vậy thuốc trừ cỏ là một hóa chất bảo vệ thực vật có độ độc khác nhau đối với con người và môi trường cũng như hệ sinh thái nói chung, nên khi sử dụng phải tuân thủ nguyên tắc 4 đúng:

1. Dùng đúng thuốc: Nên sử dụng thuốc trừ cỏ có hiệu quả cao với loài cỏ dại cần phòng trừ nhưng ít độc hại với con người và môi trường. Không sử dụng thuốc cấm, thuốc không nằm trong danh mục được phép sử dụng. Ví dụ khi dùng thuốc trừ cỏ cho lúa nước phải dùng thuốc trừ cỏ chọn lọc được khuyến cáo sử dụng cho lúa nước [Sofit 300EC, Ferim 18,5WP…], không được dùng thuốc trừ cỏ có phổ tác động rộng và thuốc trừ cỏ một lá mầm để phun trừ cỏ trên ruộng lúa [lúa là thực vật một lá mầm], nếu không tuân thủ điều này thì cả lúa và cỏ dại đều bị tiêu diệt.

2. Dùng đúng lúc: Dùng đúng lúc với thuốc trừ cỏ là phải biết kết hợp cơ chế tác động của thuốc với giai đoạn sinh trưởng của cỏ dại. Không phun thuốc khi trời sắp mưa, có gió lớn, khi cây trồng đang thời kỳ xung yếu [dễ mẫn cảm với thuốc]. Ví dụ muốn diệt cỏ cho ruộng trước khi trồng lạc, đậu tương… ta phải dùng thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm như Acotab 330EC, Butan 60EC… Trong vườn cây ăn quả [cam ,xoài, vải, nhãn…] nếu muốn diệt cỏ đang sinh trưởng tốt phải dùng thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm như Basta 6SL, Vilapon 80BTN…

3. Dùng đúng nồng độ và liều lượng: Liều lượng là lượng thuốc tối thiểu trên đơn vị diện tích để đảm bảo tiêu diệt hết cỏ dại nhưng không gây hại tới cây trồng [thường tính bằng lít, kg thuốc thành phẩm hoặc nguyên chất cho 1 ha]. Nồng độ là độ pha loãng của thuốc để trừ dịch hại nói chung và cỏ dại nói riêng thường được tính bằng %, gam, ml. Riêng nguyên tắc này với thuốc trừ cỏ cần căn cứ vào loài cỏ dại, mật độ cỏ và nơi cần trừ cỏ. Ví dụ nơi cần diệt cỏ mà không gieo trồng [đường giao thông, nhà xưởng…] có thể pha thuốc tăng nồng độ và liều lượng so với qui định [tối đa không vượt quá 25% so với khuyến cáo]. Nhưng khi phun thuốc có cả cây trồng và cỏ dại thì chúng ta bắt buộc phải tuân thủ nguyên tắc này, nếu không cả cây trồng và cỏ dại đều bị tiêu diệt.

4. Dùng đúng cách: Cần phun rải đều để thuốc tiếp xúc tốt với cỏ dại sẽ làm tăng hiệu quả của thuốc. Phun thuốc đúng cách còn được hiểu là dùng phương pháp phun, cách phun làm tăng hiệu quả tiêu diệt cỏ dại của thuốc trừ cỏ và hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của thuốc đối với cây trồng. Ví dụ muốn trừ cỏ trong vườn cây ăn quả ta có thể dùng thuốc trừ cỏ có phổ tác động rộng như Round 480EC, Gramoxone 20SL... Khi muốn tiêu diệt cỏ cho vườn cà chua, dưa hấu… phải hạ thấp vòi phun không để thuốc tiếp xúc với phần xanh của cây trồng. Có làm như vậy chúng ta mới đảm bảo được yêu cầu vừa tiêu diệt được cỏ dại vừa bảo vệ được cây trồng.

Ngoài 4 nguyên tắc trên cần chú ý:

Chỉ được dùng nước sạch để pha chế thuốc trừ cỏ. Trên ruộng lúa không được tự hỗn hợp các loại thuốc trừ cỏ. Không hỗn hợp thuốc trừ cỏ với các loại thuốc 
trừ sâu và bệnh khác nếu không được hướng dẫn và không được phun lặp lại.

Trên vườn cây ăn quả, cây trồng cạn để tiêu diệt cỏ dại nhanh và tăng hiệu quả của thuốc ta có thể pha thêm phân đạm vào thuốc trừ cỏ nhằm làm tăng hiệu quả hấp phụ thuốc của cỏ dại.


50049-ntm.01111_su-dung-thuoc-tru-co.pdf

Kỹ sư  Trần Thành Tín

Broadsafe 200EC chứa hoạt chất Quizalofop – P – Ethyl 200g/l là thuốc trừ cỏ nội hấp, chọn lọc, hiệu lực trừ cỏ cao không ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng, tác động cỏ giai đoạn hậu nẩy mầm, là một sản phẩm tiên tiến quyết định đến việc thắng lợi đầu tiên khi vừa xuống giống, khẳng định tính ưu việt diệt trừ cỏ cao.

Broadsafe 200EC đặc trị cỏ lá hẹp hằng niên và đa niên thuộc nhóm hòa bản rất an toàn cho cây trồng lá rộng như: Đậu tương [đậu nành], lạc [đậu phộng], vừng [mè], khoai mỡ,….

Tại ruộng mè trồng luân canh trên ruộng lúa của anh Chỉnh ở xã Mỹ Hội, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, xử lý phun thuốc trừ cỏ Broadsafe 200 EC thời điểm 12 ngày sau gieo sạ, kết quả được đánh giá như sau: 05 ngày sau phun thuốc trên 85% cỏ bắt đầu héo và chết, thời điểm 7 ngày phun đạt trên 90% cây cỏ chết, trong khi cây mè vẫn phát triển, sinh trưởng bình thường không có dấu hiệu nào bị ảnh hưởng từ thuốc trừ cỏ.

Broadsafe 200EC là thuốc trừ cỏ nội hấp [lưu dẫn]. Khi phun thuốc Broadsafe 200EC xuống ruộng mè thuốc sẽ thấm sâu vào lá cỏ, lúa rài, đi vào mạch dẫn và sau đó lưu dẫn vào hệ thống rễ cỏ. Tất cả hệ thống rễ sẽ bị tiêu diệt khi tiếp xúc với thuốc, các đốt thân cỏ, lúa rài sẽ bị thối, đứt rời ra từng đoạn sau 7 ngày phun thuốc.

Theo kinh nghiệm anh Chỉnh nếu phun thuốc Broadsafe 200EC lúc giai đoạn cỏ được 3-8 lá sẽ cho hiệu quả cao nhất với liều sử dụng 20ml/bình 20 lít [0,4 lít/ha], phun 02 bình cho 1.000 m2. Trường hợp phun trễ 25 ngày sau gieo sạ, cỏ có trên 10 lá thì sử dụng liều lượng cao hơn 30ml/bình 20 lít nước [0,6 lít/ha], phun 02 bình cho 1.000 m2.

Ưu điểm nổi trội của thuốc trừ cỏ Broadsafe 200 EC:

- Tính lưu dẫn, nội hấp cao [phun sau 1 giờ nếu có mưa không cần phun lại].

- Chuyên trừ cỏ lá hẹp họ hòa bản [1 lá mầm]   

- Có khả năng chống rửa trôi.

- Rất an toàn cho cây trồng lá rộng.

- Bảo vệ môi trường, độc tính thấp, khả năng diệt cỏ cao.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc cỏ Broadsafe 200 EC:

- Không sử dụng trên cây trồng lá hẹp như: Lúa, ngô [bắp], mía,…

- Không pha với nước đục, nước nhiễm phèn, chỉ sử dụng trừ cỏ trên cây trồng cạn.

Hình ảnh: Tác động thuốc làm thối từng đoạn và héo vàng sau khi phun thuốc 4 ngày

 

Hình ảnh: Sau khi phun thuốc 7 ngày cỏ chết gần như hoàn toàn

 

Skip to content

Trang chủ - Thuốc trừ cỏ chọn lọc - PESO 480EC – Thuốc trừ cỏ diệt mầm trên cây trồng cạn

PESO 480EC là thuốc trừ cỏ diệt mầm trên cây trồng cạn như khoai lang, bắp, đậu phộng

Diệt trừ các loại cỏ như mần trầu, cỏ gà, lúa cỏ, lồng vực

Video liên quan

Chủ Đề