Tác dụng phụ của tiêm thuốc dưỡng thai

Phóng to
Thuốc Đông y cũng có thể gây hại cho thai nhi
Khi có thai, bà mẹ cũng như người thân trong gia đình đều mong muốn con cái họ sinh ra sẽ khỏe mạnh, thông minh và đẹp đẽ. Rất nhiều người đã tìm mua các thuốc bổ để dưỡng thai, thuốc nam, thuốc bắc cho an toàn hơn thuốc Tây.

Thực tế về mặt khoa học, khi người mẹ mang thai, cơ thể đòi hỏi nhiều chất bổ để không những nuôi dưỡng cơ thể mình mà còn cung cấp cho sự phát triển và hoàn thiện của thai nhi trong bụng mẹ. Vì thế một trong các công tác chăm sóc trước đẻ cho bà mẹ của người cán bộ y tế là phải thực hiện tư vấn tốt cho bà mẹ có thai về dinh dưỡng sao cho mẹ khỏe mạnh, con phát triển bình thường.

Thực sự bà mẹ có thai có chế độ ăn uống tốt, thức ăn đa dạng cung cấp đủ các chất dinh dưỡng như đạm, mỡ, bột đường, vitamin và muối khoáng thì không cần phải bổ sung thuốc bổ [hay thuốc dưỡng thai]. Bạn sẽ đặt câu hỏi: “Thế tại sao y tế lại khuyên những người có thai cần uống viên sắt và axit folic?”. Sở dĩ có lời khuyên đó vì tỷ lệ thiếu máu của phụ nữ có thai ở nước ta rất phổ biến, viên sắt và axit folic ngoài việc chống thiếu máu cho thai phụ và thai nhi còn ngăn ngừa một dị tật của thai là nứt đốt sống do thiếu loại axit này.

Nhiều người cho rằng uống thuốc bổ là vô hại nhưng không phải. Thuốc bổ Tây y thường được sử dụng là các vitamin nhưng nếu thực sự cơ thể không thiếu thì không cần uống. Uống thừa vitamin thì cơ thể cũng đào thải ra ngoài qua các chất bài tiết [với những vitamin tan trong nước như các vitamin nhóm B, vitamin C]; nhưng với các vitamin tan trong dầu [như vitamin A, D, K, E] thì chúng có thể lưu giữ lại trong mỡ và khi dùng nhiều có thể gây ngộ độc, gây dị tật cho thai nhi.

Với thuốc nam, thuốc bắc được coi là thuốc “dưỡng thai” thì đều do kinh nghiệm của các ông bà lang. Theo các kinh nghiệm đó có thể các thuốc này không gây nguy hại gì cho bà mẹ cũng như thai nhi, tuy nhiên không một ai có thể biết đích xác trong các chén thuốc dưỡng thai này có những hoạt chất gì.

Đối với Tây y, thuốc men đưa ra sử dụng đều là đơn chất, được chiết xuất từ một hợp chất hoặc từ cây cỏ. Các hoạt chất này được làm thuần khiết, được thử nghiệm trên các con vật thí nghiệm về tác dụng cũng như liều dùng rồi phải đem dùng thử trên các nhóm người tự nguyện thấy an toàn mới được đưa ra thị trường. Rất nhiều thuốc men do chưa có được những nhận xét xác đáng, đầy đủ về nguy cơ cho thai nhi đều được khuyên không nên sử dụng cho người có thai hoặc đang nuôi con bú.

Với thuốc nam, thuốc bắc, mỗi chén thuốc có rất nhiều vị; mỗi vị đó chứa không biết bao nhiêu hoạt chất khác nhau làm cho một thang thuốc có thể có tới hàng chục hoặc hàng trăm hoạt chất. Có thể nhiều hoạt chất trong chén thuốc đó không gây hại gì cho thai nhi nhưng chỉ cần một vài chất nào đó có nguy cơ thì đã có thể gây tai biến. Vì vậy tốt nhất khi có thai không nên nghe lời mách bảo của bạn bè để dùng thuốc. Nếu thật sự bạn thấy cơ thể mệt mỏi, “có vấn đề” trong lúc mang thai thì nên đi khám thai và đề nghị thầy thuốc hoặc thầy lang có kinh nghiệm cấp đơn dùng thuốc là an toàn hơn cả.

Theo BS PHÓ ĐỨC NHUẬNSức khỏe & đời sống

Chào các mẹ, mình bị động hồi 6 tuần nên lúc đó phải tiêm cách ngày một lần một mũi vào bắp tay và một mũi vào hông. Gần đây mới bỏ mũi ở hông và vẫn tiêm ở bắp. Nói chung mình ko hiểu lắm về thuốc, thấy bị động thì được bs Tuấn [trước ở ngõ huyện] tiêm thì yen tâm, nhưng vì do vợ bs là người tiêm, ko phải bs nên mình cũng có nhiều lo lắng, Chẳng hạn việc tiêm bắp tay dãn ra là do hôm vừa rồi vợ ông ấy đi vắng, ông ây tiêm trực tiếp mới hỏi mình là bao tuần rồi mà vẫn tiêm, mình trả lời là sang tuần thư 10, tiêm cách ngày, ông ấy mới kêu là: chết, tiêm nhiều thế, giờ cách 4,5 ngày mới tiêm nhé, :Sigh:. Rồi hôm bỏ ko tiêm mũi ở hông cũng là do vợ bs bảo thôi ko tiêm nữa nhé, tiêm nhiều mũi này ảnh hưởng đến giới tính của trẻ, :Crying:, chả hiểu gì cả, mình mới trả lời là em ko biết, bs bảo tiêm thế nào thièm tiêm thế. Đến hôm nay, mình lại nghe có một cô kể chuyện là trước kia do cô ấy bị động, cũng tiêm để giữ nhưng bs cho tiêm nhiều quá đến khi sinh ra, con cô ấy bị down, sợ quá. Mình đang lăn tăn quá, ko biết mình bị tiêm thế có nhiều quá ko, mà thực ra bs hẹn tuần 12 mới siêu âm lại, còn đâu giờ vẫn cứ tiêm cách 4 ngày một lần. Nhưng ngẫm thấy bs làm việc tắc trách quá, cứ tiêm cho mình mà ko cần hỏi là tuần bao nhiêu, ko biết có ảnh hưởng gì đến bé trong bụng ko, ngồi làm mà sốt hết cả ruột. Có mẹ nào biết về tác hại của những loại thuốc tên là Pregnyl và Preston... thì phải, đó là 2 loại mà mình đang bị tiêm thì chia sẻ cho mình biết với nhé. Cacs mẹ đã từng p hải tiêm thuốc giữ thai thì thường tiêm đến tuần thứ mấy và tiêm cách mấy ngày. Ngoài ra cho mình hỏi là thuốc Vaseston, thuốc nội tiết uống kèm thì uống đến tuần bao nhiêu thì dừng, mấy cái vụ thuốc này làm mình đau tim quá..

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BSCK II Phạm Thị Xuân Minh - Khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Sinh non là tình trạng xảy ra khi trẻ ra đời trước tuần thứ 37 của thai kỳ. Trẻ sinh non thường có nhiều vấn đề về sức khỏe hơn so với những trẻ sinh đủ tháng [sinh từ tuần 39 – 40 của thai kỳ]. Theo kết quả của nhiều nghiên cứu, progestogen có thể giúp phòng ngừa sinh non cho một số phụ nữ.

Sinh non là tình trạng xảy ra khi trẻ được sinh ra trước tuần thứ 37 của thai kỳ. Có khoảng 70% các ca sinh non xảy ra một cách tự nhiên, 30% các ca sinh non còn lại có thể do các do các quyết định y khoa hoặc là kết quả của các bệnh lý trên người mẹ hoặc thai nhi [tiền sản giật, nhau thai tiền đạo, thai chậm phát triển trong tử cung,...].

Sinh non là nguyên nhân hàng đầu gây khuyết tật về thần kinh và tử vong cho trẻ sơ sinh. Những yếu tố làm tăng nguy cơ sinh non gồm: tiền sử sinh non trước đó, chảy máu âm đạo, mang đa thai, chỉ số khối cơ thể [BMI] thấp, nhiễm trùng đường sinh dục,...

Progesterone giúp tử cung phát triển và giảm hiện tượng co bóp, giúp giảm nguy cơ sảy thai trong giai đoạn đầu

Progestogen là 1 trong 5 loại hormone steroid. Progestogen được chia thành 2 nhóm, nhóm ngoại sinh [progestin] và nhóm nội sinh [progesterone].

Progesterone là một hormone được cơ thể tạo ra, đóng vai trò quan trọng trong suốt thai kỳ. Trong giai đoạn đầu, progesterone giúp tử cung phát triển và giảm hiện tượng co bóp, giúp giảm nguy cơ sảy thai [vì nếu cơn co tử cung xảy ra trong giai đoạn đầu của thai kỳ có thể dẫn tới sảy thai – tình trạng thai chết trong tử cung trước 20 tuần].

Đối với giai đoạn sau của thai kỳ, progesterone giúp tuyến vú phát triển để sẵn sàng tiết sữa và giúp phổi hoạt động tốt hơn để cung cấp nhiều oxy hơn cho sự phát triển của thai nhi. Đồng thời, progesterone cũng điều chỉnh các phản ứng miễn dịch bằng việc giảm sản xuất các cytokine tiền viêm và giãn cơ trơn, từ đó ngăn chặn hoạt động của oxytocin và ức chế sự hình thành của phản ứng kích hoạt co cơ trơn tử cung. Đặc biệt, progesterone còn ngăn cản quá trình tự hủy của tế bào màng bào thai.

Có 2 dạng sử dụng progesterone trong phòng ngừa sinh non là:

Progesterone đặt âm đạo

Giảm nguy cơ sinh non trong trường hợp phụ nữ mang đơn thai và có cổ tử cung ngắn. Cổ tử cung ngắn nghĩa là chiều dài kênh cổ tử cung ngắn hơn bình thường [

Chủ Đề