Tỉ lệ sức khỏe tâm thần ước lượng ở trong trường học là báo nhiều

3 triệu thanh thiếu niên VN có vấn đề sức khỏe tâm thần là con số được nêu theo báo cáo vừa được công bố của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc [UNICEF] mới đây. Đây có phải con số bất thường?

Nhóm người trẻ ngồi uống bia, chơi bóng cười và chuyền tay nhau một "điếu thuốc tự vấn" tại phố Bùi Viện, Q.1, TP.HCM 

Thời điểm đầu một năm học gần đây, có học sinh vừa học xong lớp 5 ở TP.HCM nhảy lầu tự tử sau khi vào năm học mới 2 ngày. Lý do là ba mẹ cháu muốn cháu vào học lớp 6 ở một trường học chất lượng cao của thành phố, còn cháu thì muốn học trường gần nhà cùng các bạn. Trước khi tự tử, cháu viết trong cuốn vở học sinh: "Con đã thưa với bố mẹ nhiều lần là con muốn học chung với các bạn con".

Thanh thiếu niên có vấn đề sức khỏe tăng

"Rất đơn giản, tôi thấy cha mẹ quan tâm đến con nhưng quan tâm theo kiểu học cho cha mẹ, phải học trường điểm, không phải học cho đứa bé"- cán bộ của Sở Lao động - thương binh và xã hội TP.HCM tham gia cuộc khảo sát do UNICEF tổ chức cho biết. Báo cáo vừa được công bố tháng 10 vừa qua.

Điều đáng lo ngại, theo báo cáo này, ước tính có đến 3 triệu thanh thiếu niên VN có vấn đề sức khỏe tâm thần. Theo bác sĩ Nguyễn Hữu Chiến - phó giám đốc Bệnh viện Tâm thần T.Ư 1, mặc dù chưa có khảo sát nào trên diện rộng, nhưng qua thăm khám hằng ngày cho thấy số lượng thanh thiếu niên có vấn đề sức khỏe tâm thần gia tăng, trong đó có các trường hợp rối loạn hành vi [như trộm cắp, nghiện hút, trầm cảm lo âu, đi lang thang], nghiện chất kích thích, đặc biệt ma túy đá, rối loạn sức khỏe tâm thần học đường do sức ép học tập…

Nhiều kiểu rối loạn

Nam học sinh lớp 10 ở Thanh Hóa vào điều trị tại Viện sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai [Hà Nội] trong tình trạng rất khó đánh giá bệnh lý. Cậu học sinh nói năng lưu loát, mặt luôn vui vẻ. Điều bất thường chỉ là khi bày tỏ ước mơ, nam sinh này nói sau này sẽ trở thành ca sĩ nổi tiếng và cho biết em rất thích hát. Tuy nhiên theo bác sĩ, nam sinh này hát không hay nhưng mang chứng hoang tưởng khiến em nghĩ mình hát hay và luôn có những hành vi bất thường xung quanh giọng hát của mình. Gia đình đành đưa em vào Viện sức khỏe tâm thần.

Đây chỉ là một trong những bạn trẻ có vấn đề về sức khỏe tâm thần. Thực tế đang có rất nhiều trường hợp như vậy nhưng gia đình có thể không nhận ra và không kịp thời điều trị tâm lý cho con. Các biểu hiện bất thường có thể là thoáng qua và không dễ nhận biết như hay cáu kỉnh, khó hòa nhập, trò chuyện khi tham gia vào môi trường nhiều người lạ, tính cách yếu đuối, có khi làm tự thương bản thân… Rất nhiều bậc cha mẹ có con có những hành vi bất thường trong thời gian dài nhưng không nhận ra, hoặc cho rằng đó là do con mình có… "cá tính".

Theo khảo sát vừa được UNICEF công bố, ước tính số thanh thiếu niên cần dịch vụ chăm sóc và điều trị về sức khỏe tâm thần lên tới 12%, tương đương khoảng 3 triệu em. Theo các tác giả, khảo sát này được thực hiện trên mẫu đại diện quốc gia của 10/63 tỉnh thành. Các dấu hiệu bệnh lý phổ biến nhất là lo âu, thấy buồn về cuộc sống, thiếu tự tin, trầm cảm, có ý định tự tử và tự tử… Các khảo sát kéo dài từ năm 2003 đến nay cho thấy tỉ lệ thanh thiếu niên được hỏi và cho biết từng có ý định tự tử lên tới 3,4 - 6,1%.

Bao bọc quá, trẻ có thể bị rối loạn

Nhóm nghiên cứu cho rằng ngược đãi trẻ em là một trong những căn nguyên dẫn đến vấn đề sức khỏe tâm thần. Khảo sát cho thấy xấp xỉ 80% trẻ 2-14 tuổi từng bị bạo hành, trong khi bạo hành có mối liên quan với tình trạng lo âu, trầm cảm, buồn bã ở thanh thiếu niên. 

Nghiên cứu cũng cho rằng các trừng phạt hà khắc hay xảy ra ở nông thôn, gia đình học vấn thấp hoặc ở vùng dân tộc, nhưng cũng đã có những trường hợp cha/mẹ đẻ có học vấn cao, việc làm tốt cũng bạo hành trẻ hà khắc [năm 2017 có người cha đẻ từng dạy lái xe trên truyền hình đánh con trai bị sẹo ở đầu và toàn thân, tổn hại nghiêm trọng về sức khỏe].

Qua khảo sát các lý do dẫn đến tình trạng tự tử ở trẻ em, nhóm nghiên cứu đánh giá có năm nhóm nguyên nhân cơ bản như: vấn đề liên quan đến trường học, vấn đề gia đình, thất bại trong chuyện tình cảm, do áp lực vì được/bị kỳ vọng và không muốn chia sẻ cảm xúc. Cha mẹ không hiểu trẻ và không chia sẻ với trẻ cũng là những lý do làm trẻ không được chia sẻ.

Một bác sĩ của Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM nói với nhóm khảo sát trước đây các thành viên thường gặp gỡ, chia sẻ ở bữa cơm gia đình. Giờ đây cha mẹ bận nên giao con cho người giúp việc, hoặc cho trẻ dùng các thiết bị điện tử từ sớm, hoặc bao bọc trẻ quá, khi trẻ có vấn đề gì thì cha mẹ đứng ra giải quyết, dẫn đến trẻ không có kỹ năng đối phó với các tình huống xảy ra trong cuộc sống và bị rối loạn sức khỏe tâm thần khi gặp bất kỳ trở ngại nào.

Tư vấn tâm lý cho trẻ ở nhà và trường học

Nhóm thực hiện khảo sát cho biết hiện đã có một số trường học ở Hà Nội có phòng tư vấn tâm lý. Ở đó, các cán bộ tư vấn sẽ chia sẻ ngay khi phát hiện trong lớp/trường có trường hợp có vấn đề. Ở gia đình, rất cần cha mẹ lắng nghe và chia sẻ với con.

Theo bà Phan Lan Hương - phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu quyền trẻ em, cần làm bạn với con từ rất sớm, khi trẻ học mẫu giáo; nếu để muộn hơn thì trẻ có thể hình thành tâm lý phản kháng, ít chia sẻ với cha mẹ, không tin cậy cha mẹ và khi trẻ gặp rắc rối, rất có thể cha mẹ sẽ không nắm được để xử lý sớm vấn đề.

Áp lực từ nhiều phía

Trong cuộc trao đổi gần đây với phụ huynh, bà Phan Lan Hương, phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu quyền trẻ em, chia sẻ nhiều bạn trẻ đã gọi đến tổng đài trẻ em quốc gia để bày tỏ sự bất bình rằng các em phải học quá nhiều.

"Có cháu nói bố mẹ có giờ nghỉ, nghỉ có thể giải trí, nhưng khi cháu hết giờ học chính là phải ăn vội chiếc bánh mì rồi vào lớp học thêm. Áp lực từ gia đình và nhà trường khiến trẻ có đến 3 gương mặt: gương mặt với cha mẹ, với bạn bè và với thầy cô. Có những cháu gương mặt ở nhà khác hẳn gương mặt ở trường"- bà Hương cho biết.

Nguồn: //tuoitre.vn

TPO - “Ước tính, ở Việt Nam, tỷ lệ thanh thiếu niên và trẻ em có các vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng khoảng 12%, tương đương 3 triệu thanh thiếu niên có nhu cầu hỗ trợ và trị liệu? PGS.TS tâm lý Trần Thành Nam cho rằng, đó là dấu hiệu cảnh báo chúng ta cần phải quan tâm một cách nghiêm túc đến vấn đề sức khỏe tâm thần ở độ tuổi học đường.

Trong một hội thảo gần đây, phó giáo sư - tiến sĩ [PGS-TS] Đặng Hoàng Minh, Trường đại học Giáo dục [Đại học Quốc gia Hà Nội], thông tin, khoảng 50% trẻ ở độ tuổi từ 14-15 có vấn đề về sức khỏe tâm thần. Đặc biệt, tình trạng tự tử ở tuổi vị thành niên đang tăng cao nhưng nhiều người chưa biết cách hỗ trợ và can thiệp.

Hay mới đây, hai chị em sinh đôi người Malaysia học tại một trường quốc tế ở TP.HCM tự tử đã làm dấy lên lo ngại về sức khỏe tâm thần của học sinh.

Vậy đây có phải thực sự là điều đáng báo động không?

PV Tiền Phong đã trao đổi với PGS- TS tâm lý Trần Thành Nam [ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội] để hiểu thêm về vấn đề này.

 PGS- TS tâm lý Trần Thành Nam [ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội]

50% học sinh bỏ học có vấn đề về sức khỏe tâm thần

PV: Theo nghiên cứu có khoảng 50% trẻ ở độ tuổi từ 14-15 có vấn đề về sức khỏe tâm thần. Đặc biệt, tình trạng tự tử ở tuổi vị thành niên đang tăng cao nhưng nhiều người chưa biết cách hỗ trợ và can thiệp. Ông nghĩ sao về con số này?

PGS- TS Trần Thành Nam: Số liệu nghiên cứu của các đồng nghiệp chúng tôi tại trường Đại học Giáo dục [ĐH Quốc gia Hà Nội] đã chia sẻ trong Hội Quốc tế lần thứ 5 về Sức khỏe Tâm thần trẻ em Việt Nam, là 50% các vấn đề về sức khỏe tinh thần bắt đầu từ lứa tuổi vị thành niên. Có khoảng 50% học sinh bỏ học có nguyên nhân do các vấn đề về sức khỏe tinh thần. Khoảng 70% thanh niên ở các trường giáo dưỡng hoặc nhà tù có vấn đề về sức khỏe tinh thần.

Nghiên cứu cũng cho thấy có khoảng 90% những người tự tử đều có các dấu hiệu tổn thương sức khỏe tâm thần trong khi đó việc tìm kiếm các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần thường diễn ra quá muộn. Các nghiên cứu trên thế giới chỉ ra việc tìm kiếm can thiệp trị liệu các vấn đề sức khỏe tâm thần có thể muộn tới 10 năm.

PV:  Nguyên nhân của thực trạng trên là gì, thưa ông?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ tổn thương sức khỏe tinh thần của học sinh. Một trong số đó là các sang chấn tâm lý trong môi trường sống và học tập. Những yếu tố gây áp lực lớn cho học sinh bao gồm mâu thuẫn trong các mối quan hệ. Đầu tiên là mâu thuẫn giữa kỳ vọng của cha mẹ về học tập, định hướng nghề nghiệp và mong muốn bản thân, mâu thuẫn với bạn bè và các mối quan hệ xã hội khác thể hiện trong việc bị cô lập, bị bắt nạt, bạo lực trực tiếp hoặc trực tuyến; mâu thuẫn với giáo viên liên quan đến phương pháp học tập và kỳ vong kết quả. Ngoài ra, các vấn đề khác cũng có thể gây ra những áp lực lớn như vấn đề sức khỏe thể chất của cá nhân, vướng mắc với pháp luật hoặc nguy cơ tài chính của gia đình...

Ngoài ra, các bạn trẻ ngày càng dành nhiều thời gian cho điện thoại thông minh, mạng xã hội và game online nên ít có thời gian dành cho bạn bè, người thân và các mối quan hệ có ý nghĩa. Thanh thiếu niên ít thời gian ngủ hơn, ít có điều kiện để thực hành các kỹ năng xử lý tình huống, giải quyết vấn đề, kiểm soát cảm xúc trong đời sống thực. Do đó, các em không thể huy động các nguồn trợ giúp khi bế tắc. Bên cạnh đó, nhiều em chịu bạo lực, quấy rối, bắt nạt trên mạng xã hội khiến cá nhân cảm thấy cuộc sống không có lối thoát.

Lý do của việc chậm tìm kiếm sự giúp đỡ đối với các vấn đề sức khỏe tâm thần chính là không có nhận thức đầy đủ về sức khỏe tâm thần trong cộng đồng cũng như trong các chính sách. Người dân còn nhiều thành kiến về tổn thương sức khỏe tâm thần, gắn nhãn những người bị tổn thương là kém cỏi, yếu đuối, thiếu động cơ, không có ý chí, miệt thị bằng cách so sánh với người “điên”, “tâm thần”. Nhiều người vẫn tin rằng người tổn thương sức khỏe tâm thần nguy hiểm, không làm chủ được ý thức hành vi của mình, không đồng ý để con mình giao tiếp hay kết bạn với những người tổn thương sức khỏe tâm thần.

Chính vì vậy, chính bản thân những người bị tổn thương sức khỏe tâm thần cũng không chấp nhận họ bị trầm cảm hay lo âu. Họ thường triệu chứng hóa tổn thương của mình bằng cách phàn nàn đau đầu, đau bụng, mất ngủ, mệt mỏi… và đi khám các vấn đề thực thể thay vì đến với các nhà tâm lý hay bác sỹ tâm thần.

Nội dung giáo dục về sức khỏe tinh thần chưa có?

PV: Theo công bố, ở Việt Nam, tỷ lệ thanh thiếu niên và trẻ em có các vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng khoảng 12%, tương đương 3 triệu thanh thiếu niên có nhu cầu hỗ trợ và trị liệu? Thực sự, con số này có lớn không, thưa ông?

Đúng vậy, đó là những con số do tổ chức Y tế thế giới công bố. Mặc dầu so với các quốc gia khác con số này cũng không cao hơn nhưng nó là dấu hiệu cảnh báo chúng ta cần phải quan tâm một cách nghiêm túc đến vấn đề sức khỏe tâm thần ở độ tuổi học đường. Cá nhân tôi cũng cho rằng chúng ta đang xây dựng trường học hạnh phúc thì cũng không thể tách rời được việc giáo dục và nâng cao sức khỏe tinh thần cho các đối tượng trong các Nhà trường.

PV: Có ý kiến cho rằng, từ trước đến nay chúng ta thường quan tâm đến sức khỏe thể chất nhưng lại ít quan tâm đến sức khỏe tâm thần? Ông có nghĩ như vậy không?

Phải thừa nhận rằng chúng ta chưa quan tâm nhiều đến việc giáo dục sức khỏe cho học sinh kể nói chung cả sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần. Mặc dầu trong tương quan giữa sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần thì ít nhất trong trường học còn có môn giáo dục thể chất hay các giờ thể dục còn các nội dung giáo dục về sức khỏe tâm thần thì hầu như không có.

Ngay cả trong chương trình đào tạo giáo viên cũng không có học phần liên quan đến sức khỏe tâm thần, chuẩn đầu ra của các chương trình đào tạo giáo viên cũng không có nhắc đến kiến thức thái độ về các vấn đề sức khỏe tâm thần hay kỹ năng ứng xử phù hợp với những học sinh tổn thương sức khỏe tâm thần

PV: Thông tư của Bộ GD&ĐT quy định các trường có tham vấn tâm lý học đường nhưng vẫn là giáo viên kiêm nhiệm chứ không có giáo viên tham vấn chuyên nghiệp? Ông có nghĩ như vậy không?

Điều quan trọng là chúng ta cần nhận thức đúng vị trí vai trò của người giáo viên trong việc hỗ trợ học sinh. Trong mô hình hỗ trợ tâm lý 3 tầng, giáo viên kiêm nhiệm được bồi dưỡng đào tạo cũng chỉ có thể thực hiện được các nhiệm vụ ở tầng 1 tức là tầng phòng ngừa.

Bao gồm các hoạt động đánh giá sàng lọc các vấn đề tổn thương tâm lý định kỳ, tổ chức các hoạt động giáo dục tâm lý cho học sinh về các vấn đề của nhóm tuổi, các khóa học về kỹ năng sống, giá trị sống cho toàn trường [Ví dụ như chủ đề phòng chống xâm hại tình dục với khối tiểu học, chủ đề luên quan đến ứng xử trong tình bạn-tình yêu-tình dục, quản lý cảm xúc, bắt nạt và bạo lực học đường cho khối THCS, hay hướng nghiệp cho THPT…]; thực hiện sơ cứu tâm lý và phản ứng trước khủng hoảng.

Còn với những hoạt động can thiệp chuyên sâu, giáo viên cần giới thiệu chuyển tuyến đến các chuyên gia như nhà tâm lý học đường, bác sỹ tâm thần .

Xin cảm ơn ông!

Phó hiệu trưởng bị lộ ảnh 'nóng' trên email nhà trường tiếp tục khiếu nại

Thay đổi ở Bộ GD&ĐT, ai đảm nhiệm công việc của cố Thứ trưởng Lê Hải An?

Kỷ luật nữ sinh bị đánh hội đồng, xử phạt người quay clip tung lên mạng

Nụ cười của nữ sinh Ngoại thương phát hiện ung thư vú năm 19 tuổi

Đại diện ĐHQG Hà Nội đoạt ngôi quán quân VMoot 2019

Bí ẩn gì trong bức tranh có giá hơn 2300 tỷ của danh họa Picasso

Phó phòng Kế toán ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vinh rơi từ tầng 8 khách sạn

Bí mật của đất nước khiến người Việt nể phục: Không lo xa, ắt có họa gần!

Đỗ Hợp [thực hiện] ​

Video liên quan

Chủ Đề