Tiêm lao cho trẻ sơ sinh khi nào năm 2024

Những năm tháng đầu đời, hệ thống miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện. Việc ghi nhớ lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh và đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ giúp hệ thống miễn dịch sản sinh lượng kháng thể cần thiết để chống lại các tác nhân gây bệnh. Nếu bỏ lỡ bất cứ một cột mốc tiêm chủng nào, trẻ có thể sẽ mất đi cơ hội được bảo vệ tối ưu suốt đời bởi vắc xin.

Bài viết được sự tư vấn chuyên môn của BS.CKI Nguyễn Lê Nga, Quản lý Y khoa vùng 1 miền Bắc, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC.

Tiêm lao cho trẻ sơ sinh khi nào năm 2024

Vì sao trẻ sơ sinh cần tiêm chủng vắc xin đầy đủ, đúng lịch?

Những tháng đầu đời sau sinh, hệ miễn dịch ở trẻ còn non yếu, chưa hoàn thiện nên đặc biệt nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài như vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng,… Để ngăn chặn các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, vắc xin được nghiên cứu và được sử dụng để giúp hệ miễn dịch kích thích kháng thể cần thiết nhằm tiêu diệt các kháng nguyên lạ mặt xâm nhập vào cơ thể một cách kịp thời. Chính vì vậy, bố mẹ cần nắm đầy đủ lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh để giúp trẻ được bảo vệ sức khỏe và phát triển toàn diện từ lúc lọt lòng đến khi trưởng thành. (1)

Sau khi chào đời, trẻ sơ sinh cần tiêm chủng vắc xin đầy đủ, đúng lịch bởi:

  • Miễn dịch thụ động nhận được từ mẹ sẽ giảm dần theo thời gian: Trong suốt thai kỳ, trẻ nhận được một lượng kháng thể IgG từ mẹ truyền qua thông qua hàng rào nhau thai, nhiều nhất trong những tháng cuối thai kỳ. Sau sinh, lượng kháng thể được mẹ truyền qua nhau thai cộng với kháng thể có từ sữa mẹ sẽ bảo vệ trẻ chống lại các yếu tố bên ngoài môi trường. Tuy nhiên, lượng kháng thể này sẽ suy giảm dần theo thời gian và không phải loại bệnh nào trẻ cũng nhận được kháng thể từ mẹ. Đây là lúc này trẻ cần được tiêm vắc xin đầy đủ, đúng lịch để cơ thể kịp thời sản xuất ra lượng kháng thể mới chống lại các tác nhân gây bệnh nguy hiểm, hạn chế biến chứng nguy hiểm và nguy cơ tử vong cao.
  • Trẻ phải tiếp xúc môi trường bên ngoài bụng mẹ: Sau khi chào đời, trẻ phải tiếp xúc với môi trường hoàn toàn xa lạ từ nhiệt độ, độ ẩm, vi sinh vật, virus, vi khuẩn càng làm gia tăng nguy cơ nhiễm và mắc bệnh. Đặc biệt, trong những trường hợp trẻ sinh thiếu tháng, sinh non, nhẹ cân hoặc mắc các bệnh lý bẩm sinh càng cần phải tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch để tạo miễn dịch đặc hiệu giúp trẻ chống lại nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
  • Chi phí chi trả cho tiêm chủng thấp hơn rất nhiều so với chi phí chi trả cho quá trình điều trị: Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) ước tính cho thấy đầu tư cho tiêm chủng là khoản đầu tư tài chính khôn ngoan cho bản thân bởi chi phí chi trả cho quá trình điều trị bệnh tốn kém hơn rất nhiều so với chi phí chi trả cho tiêm chủng. Cứ mỗi 100 USD (khoảng 2,5 triệu đồng) đầu tư vào tiêm chủng sẽ giúp tiết kiệm 1.600 USD (khoảng 40 triệu đồng) chi phí chi trả cho y tế.
  • Không để trẻ bỏ lỡ “giai đoạn vàng” trong tiêm chủng: Có một số loại vắc xin như Rotavirus, 6 trong 1, Lao… sẽ giới hạn về độ tuổi tiêm chủng, nếu bỏ lỡ cột mốc tiêm chủng được khuyến cáo này trẻ sẽ mất đi cơ hội phòng bệnh tối ưu duy nhất trong đời. Chính vì vậy, bố mẹ cần ghi nhớ lịch tiêm chủng cho trẻ sơ sinh để trẻ được tiêm chủng sớm khi đến độ tuổi, có đầy đủ miễn dịch phòng bệnh sớm nhất.
    Tiêm lao cho trẻ sơ sinh khi nào năm 2024
    Tuân thủ lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh sẽ giúp trẻ xây dựng hệ miễn dịch và bảo vệ sức khỏe toàn diện.

Trẻ sơ sinh cần tiêm các mũi vắc xin nào?

Việc tiêm vắc xin cho trẻ ngay từ lúc chào đời là cực kỳ quan trọng bởi ngay sau khi lọt lòng, trẻ đã phải chiến đấu với rất nhiều tác nhân gây bệnh nguy hiểm trong khi hệ miễn dịch chưa hoàn thiện để sản xuất ra miễn dịch đặc hiệu kịp thời. Vậy trẻ sơ sinh cần tiêm những loại vắc xin nào?

Các chuyên gia cho biết ngay trong vòng 24 giờ đầu sau sinh trẻ cần được tiêm vắc xin phòng bệnh Lao và viêm gan B bởi:

Viêm gan B là căn bệnh đặc biệt nguy hiểm với trẻ sơ sinh. Nếu chẳng may trẻ bị mắc viêm gan B từ mẹ có nguy cơ cao đối mặt với biến chứng xơ gan, ung thư gan khi trưởng thành là rất cao. Chính vì vậy, trong vòng 24 giờ sau sinh trẻ cần được tiêm vắc xin viêm gan B càng sớm càng tốt và hoàn thành các liều tiêm nhắc đầy đủ để bảo vệ trẻ khỏi c viêm gan B gây ra ung thư gan trong tương lai. (2)

Theo thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới, Việt Nam đứng thứ 15 trong 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao cao nhất trên toàn cầu. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, 24 giờ sau sinh là “thời điểm vàng” để tiêm vắc xin phòng bệnh lao cho trẻ bởi khi mới lọt lòng, trẻ chưa tiếp xúc với trực khuẩn lao nên việc tiêm sớm sẽ giúp cơ thể luyện tập được việc nhận diện được kháng nguyên lạ mặt, ngăn chặn trực khuẩn lao tấn công cơ thể non nớt của trẻ. Do đó, bố mẹ tuyệt đối không được bỏ nhỡ mũi tiêm vắc xin phòng bệnh lao cho trẻ sau sinh để hạn chế tối đa nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm do lao gây ra.

Lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh

LỊCH TIÊM ĐẦY ĐỦ CHO TRẺ TỪ 0-12 THÁNG TUỔI Vắc xin Sơ sinh 2 tháng 3 tháng 4 tháng 6 tháng 7 tháng 8 tháng 9 tháng 10 tháng 12 tháng BCG – Vắc xin Lao liều sơ sinh ✔ Heberbiovac, Gene-HBvax, Euvax B – Vắc xin Viêm gan B liều sơ sinh ✔ Infanrix Hexa (Bỉ)/ Hexaxim (Pháp)

(vắc xin 6 trong 1)

Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, Hib và viêm gan B ✔ ✔ ✔ Pentaxim (Pháp)/ Infanrix IPV+Hib (Bỉ) (vắc xin 5 trong 1) Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và Hib Rotarix (Bỉ) Tiêu chảy cấp do Rotavirus ✔ ✔ Rotateq (Mỹ) ✔ ✔ ✔ Rotavin (Việt Nam) ✔ ✔ Synflorix (Bỉ) Các bệnh do phế cầu khuẩn ✔ ✔ ✔ ✔ Prevenar 13 (Bỉ) ✔ ✔ ✔ ✔ VA-Mengoc-BC (Cu Ba)

Viêm màng não do não mô cầu tuýp B,C

✔ ✔ Vaxigrip Tetra (Pháp)/ Influvac (Hà Lan)- Cúm ✔ ✔ MVVac (Việt Nam) – Sởi ✔ ✔ Priorix (Bỉ) – Sởi, Quai bị, Rubella ✔ Menactra (Mỹ) – Viêm màng não do mô cầu tuýp A, C, Y, W-135 ✔ ✔ Imojev (Thái Lan) – Viêm não Nhật Bản ✔ Varilrix (Bỉ) Thủy đậu ✔ ✔ Varivax (Mỹ)/

Varicella (Hàn Quốc)

✔ MMR-II (Mỹ) phòng Sởi – Quai bị – Rubella ✔ Jevax (Việt Nam) – viêm não Nhật Bản ✔ Twinrix (Bỉ) – viêm gan A+B ✔ AVAXIM 80U (Pháp) – Viêm gan A ✔

Nhỡ lịch tiêm chủng cho trẻ sơ sinh phải làm sao?

Việc tuân thủ đúng lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh về nguyên tắc sẽ giúp vắc xin phát huy tối đa được hiệu quả bảo vệ. Tuy nhiên, thực tế có nhiều bố mẹ quá bận bịu mà chậm trễ lịch tiêm chủng của con có thể khiến trẻ có nguy cơ cao đối mặt với nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khi trẻ chưa được tiêm đủ các mũi cơ bản hoặc các mũi tiêm nhắc, nhất là vào các mùa cao điểm của dịch bệnh.

Bên cạnh đó, một số loại vắc xin để đạt hiệu quả tốt nhất cần được tiêm theo đúng lịch trình và thời gian. Việc nhỡ lịch tiêm chủng hoặc trì hoãn lịch tiêm chủng có thể làm giảm khả năng bảo vệ của loại vắc xin đó và trẻ cần phải tiêm liều tăng cường để cung cấp sự bảo vệ tốt nhất.

Chuyên gia cho biết, trong trường hợp nhỡ lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh, bố mẹ có thể ứng phó và giải quyết bằng một hướng như sau: (3)

  • Chủ động cập nhật và bám sát lịch chích ngừa cho trẻ sơ sinh. Bố mẹ cần có kiến thức cơ bản về các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, hiểu rõ về các loại vắc xin, cột mốc tiêm chủng cho từng loại vắc xin cụ thể để chủ động về thời điểm đưa con đi tiêm.
  • Liên hệ với cán bộ y tế tại bệnh viện hoặc các trung tâm tiêm chủng để được tư vấn về việc tiếp tục thực hiện tiêm vắc xin cho trẻ. Dựa vào lịch sử tiêm chủng và sức khỏe của từng trẻ, cán bộ y tế sẽ chỉ định lịch tiêm thay thế để trẻ được tiêm bù các loại vắc xin bỏ nhỡ. Điều này có nghĩa là trẻ sẽ phải tiêm tăng cường một số loại vắc xin để đảm bảo trẻ có được mức bảo vệ tối ưu nhất. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần tuân thủ lịch tiêm thay thế được chỉ định để con có được sự bảo vệ tốt nhất từ vắc xin.
  • Trong một số trường hợp, trẻ đến lịch tiêm mũi cơ bản hoặc cần tiêm mũi nhắc thuộc chương trình Tiêm chủng mở rộng nhưng các trạm Y tế ở phường xã hết vắc xin, bố mẹ có thể lựa chọn đưa con đến các trung tâm tiêm chủng dịch vụ hoặc bệnh viện để không nhỡ lịch tiêm chủng cho con.
    Tiêm lao cho trẻ sơ sinh khi nào năm 2024
    Nếu nhỡ lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh, bố mẹ có thể thực hiện các mũi tiêm bổ sung càng sớm càng tốt để đảm bảo trẻ có được mức bảo vệ tối ưu nhất.

Lưu ý trước và sau khi tiêm ngừa vắc xin cho trẻ sơ sinh

BS.CKI Nguyễn Lê Nga, Quản lý Y khoa miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng chia sẻ để trẻ đảm bảo sức khỏe và quá trình tiêm chủng được diễn ra một cách an toàn, bố mẹ cần lưu ý một số vấn đề khi tiêm chủng cho trẻ sơ sinh như:

1. Trước khi đưa trẻ đi tiêm chủng

Bố mẹ cần chuẩn bị kỹ lưỡng những việc sau:

  • Mang theo sổ tiêm chủng của trẻ để bác sĩ nắm được lịch sử tiêm chủng, đồng thời thông báo đầy đủ các thông tin về tình trạng sức khỏe hiện tại, các bệnh lý bẩm sinh hay đang mắc, trẻ có tiền sử dị ứng hay dị ứng với bất kỳ thành phần nào của vắc xin trong lần tiêm chủng trước,…
  • Tuân thủ và thực hiện đúng các chỉ dẫn của cán bộ y tế, cần hiểu rõ các “Quy định an toàn tiêm chủng” để đối chiếu với việc thực hành an toàn tiêm chủng của cán bộ y tế, kiểm tra thông tin vắc xin trước khi tiêm (loại vắc xin, nhà sản xuất, hạn sử dụng, cách thức sử dụng, màu sắc của vắc xin…).

2. Sau khi trẻ tiêm chủng xong

  • Sau tiêm, bố mẹ cần cho trẻ lại trung tâm tiêm chủng 30 phút để theo dõi sức khoẻ sau tiêm chủng.
  • Tiếp tục theo dõi sức khỏe của trẻ tại nhà trong vòng 24-48 giờ sau tiêm theo hướng dẫn của cán bộ y tế, đặc biệt lưu ý trẻ vào ban đêm. Đồng thời, bố mẹ hoặc người chăm sóc trẻ cần có đầy đủ kiến thức về phản ứng sau tiêm để phát hiện những biểu hiện trẻ đang gặp phải là đến từ tiêm chủng hay đến từ nguyên nhân khác. Nếu trẻ có bất cứ biểu hiện nào bất thường như sốt cao kéo dài, khó thở, tại vết tiêm sưng, mẩn đỏ, phát ban, ngứa hoặc toàn thân trở nên tím tái,… bố mẹ cần nhanh chóng đưa con đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra. Trong một số trường hợp, các biểu hiện này có thể do bệnh lý trùng hợp với thời điểm trẻ được tiêm vắc xin nên bố mẹ tuyệt đối không nên chủ quan.
    Tiêm lao cho trẻ sơ sinh khi nào năm 2024
    Sau khi thực hiện lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh, trẻ cần được theo dõi 30 phút tại điểm tiêm chủng và tiếp tục theo dõi tại nhà trong 24-48 giờ để phát hiện kịp thời các phản ứng bất thường (nếu có).

Sau giai đoạn sơ sinh cần tiêm các mũi vắc xin nào cho bé sơ sinh?

Chăm sóc và nuôi con khỏe mạnh, cho con nền tảng sức khỏe vững chắc ngay từ nhỏ để phát triển toàn diện là mong mỏi của không ít các ông bố bà mẹ. Hành trình nuôi con là rất dài, tuy nhiên, những năm tháng đầu đời được xem là tiền đề quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển sau này của trẻ. Đây cũng chính là giai đoạn mà việc tiêm chủng vắc xin cho trẻ cần được ưu tiên hàng đầu để đảm bảo sức khỏe cho trẻ.

Sau khi tiêm chủng đầy đủ vắc xin vắc xin phòng bệnh Lao và viêm gan B, bố mẹ cần tiếp tục theo dõi lịch tiêm chủng cho trẻ sơ sinh cho Bộ y tế khuyến cáo theo đúng cột mốc để chủ động đưa trẻ đi tiêm. Cụ thể:

Ở 2,3,4 tháng tuổi, trẻ cần tiêm lần lượt các vắc xin 6 trong 1 phòng Ho gà, Bạch hầu, Uốn ván, Bại liệt, Viêm gan B, các bệnh do Hib (trẻ có thể tiêm sớm từ 6 tuần tuổi), vắc xin phòng phế cầu khuẩn, vắc xin phòng tiêu chảy do Rotavirus (đường uống).

Theo lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh, từ 6 tháng tuổi, trẻ cần tiêm vắc xin phòng bệnh cúm và viêm màng não mô cầu BC. Cột mốc 9 tháng tuổi, trẻ cần tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản, vắc xin Sởi – Quai bị – Rubella và vắc xin Thủy đậu. Từ 12 tháng tuổi, trẻ cần tiêm bổ sung ít nhất 6 loại vắc xin, trong đó có những loại rất quan trọng như thuỷ đậu, phế cầu khuẩn, viêm não Nhật Bản, Sởi – Quai bị – Rubella,… (4)

Bên cạnh đó, bố mẹ cần lưu ý chọn trung tâm tiêm chủng uy tín như Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC để trẻ có cơ hội được tiếp cận với nguồn vắc xin chất lượng cao, nhập khẩu chính hãng cùng quy trình tiêm chủng an toàn để trẻ được bảo vệ hiệu quả trước những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC tự hào là đơn vị tiêm chủng uy tín hàng đầu tại Việt Nam về quy mô, chất lượng dịch vụ với mạng lưới hàng trăm cơ sở tiêm chủng hiện đại trên toàn quốc. Với nguồn lực tài chính vững mạnh là đối tác chiến lược toàn diện của nhiều hãng vắc xin trên thế giới và kinh nghiệm dự trù vắc xin trong nhiều năm, VNVC đảm bảo cung ứng bền vững đầy đủ các loại vắc xin quan trọng cho trẻ em và người lớn, kể cả các loại vắc xin thường xuyên khan hiếm trên thị trường như: vắc xin 5 trong 1, vắc xin 6 trong 1, vắc xin cúm mùa, vắc xin Sởi – Quai bị – Rubella, vắc xin phòng các bệnh do phế cầu khuẩn, vắc xin viêm não Nhật Bản, vắc xin phòng bệnh dại, vắc xin phòng ung thư cổ tử cung và các bệnh do HPV,…

Tiêm lao cho trẻ sơ sinh khi nào năm 2024
Tuân thủ lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh để trẻ được tiêm vắc xin đúng lịch, đủ mũi, bảo vệ toàn diện trước các mầm bệnh.

Toàn bộ vắc xin tại VNVC được lưu trữ và bảo quản trong hệ thống kho lạnh đạt chuẩn GSP và dây chuyền lạnh Cold Chain đạt chuẩn quốc tế đảm bảo an toàn và hiệu quả của vắc xin. Toàn bộ Khách hàng đến VNVC được khám sàng lọc miễn phí trước tiêm và thực hành an toàn tiêm chủng bởi đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng viên, nhân viên y tế chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, được đào tạo và cấp chứng chỉ An toàn tiêm chủng của Bộ Y tế.

Để đặt lịch tiêm chủng vắc xin cho trẻ em và người lớn tại Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC, Quý Khách hàng có thể gọi tới hotline 028 7102 6595, nhắn tin cho Fanpage VNVC – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn hoặc liên hệ trực tiếp Hệ thống các trung tâm tiêm chủng VNVC.

Ghi nhớ lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh để trẻ được tiêm vắc xin đủ mũi, đúng lịch, kể cả các mũi nhắc lại để vắc xin phát huy công dụng bảo vệ tối ưu nhất, giúp hệ miễn dịch được củng cố vững chắc chống lại các tác nhân gây bệnh cho trẻ trong những năm tháng đầu đời.