Tình hình tiêm vaccine tại việt nam

Trong văn bản về tăng cường triển khai tiêm vaccine COVID-19 gửi 9 bộ: Bộ Quốc phòng; Bộ Công an; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Công thương; Bộ Giao thông vận tải; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Xây dựng và Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng UBND các tỉnh, thành phố, Bộ Y tế cho biết, trong thời gian gần đây, tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam có những diễn biến mới phức tạp, gia tăng số ca mắc bệnh với sự xuất hiện của nhiều ca mắc biến chủng mới BA.4, BA.5…

Việc tiêm vaccine COVID-19 là biện pháp hiệu quả và có ý nghĩa chiến lược trong phòng, chống dịch bệnh.

Bộ Y tế đã có đầy đủ các hướng dẫn chuyên môn về tiêm các mũi vaccine COVID-19, tuy nhiên thời gian vừa qua có những thông tin chưa chính xác về cách gọi tên các mũi tiêm.

Để thống nhất và tăng cường hơn nữa công tác triển khai tiêm chủng vaccine COVID-19, tăng nhanh tỷ lệ bao phủ các mũi vaccine cho các nhóm đối tượng, đặc biệt là trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi và những người có nguy cơ cao, đảm bảo an toàn, thích ứng linh hoạt trong mọi diễn biến dịch mới có thể xảy ra theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế điều chỉnh, làm rõ về cách xác định các mũi tiêm và thời gian tiêm.

Tình hình tiêm vaccine tại việt nam

Tại hướng dẫn mới nhất về thời gian tiêm vaccine COVID-19, Bộ Y tế nêu rõ người từ 18 tuổi trở lên tiêm mũi 3 ngay sau tiêm mũi 2 ba tháng, tiêm mũi 4 ngay sau tiêm mũi 3 bốn tháng; Người từ 12- dưới 18 tuổi tiêm mũi 3 ngay sau tiêm mũi 2 năm tháng...

Tiêm ngay cho các đối tượng ngay sau khi đủ thời gian, cụ thể:

  • Người trên 18 tuổi: Tiêm mũi 3 ngay sau mũi 2 ba tháng; người đã mắc COVID-19 thì tiêm ngay sau khi khỏi bệnh.
  • Người từ 12 - dưới 18 tuổi: Tiêm mũi 3 ngay sau mũi 2 năm tháng; người đã mắc COVID-19 thì tiêm ngay sau khi khỏi bệnh ba tháng.

Tiêm mũi 4 ngay sau mũi 3 bốn tháng; người đã mắc COVID-19 thì tiêm ngay sau khi khỏi bệnh ba tháng;

Tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi: trẻ đã mắc COVID-19 thì tiêm ngay sau khi khỏi bệnh ba tháng.

Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông về tác dụng, hiệu quả của vaccine; tập trung truyền thông và tiêm chủng cho các đối tượng, đặc biệt cho trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi, lưu ý các trẻ có nguy cơ cao, trẻ sống ở khu vực có tỷ lệ bao phủ vaccine thấp; tổ chức các đội tuyên truyền, vận động tiêm vaccine đến từng địa bàn dân cư.

Công khai các điểm tiêm chủng trên địa bàn (địa chỉ, người phụ trách, thông tin liên hệ) và thông tin đến người dân để người dân biết và đi tiêm chủng kịp thời.

Cũng tại văn bản này Bộ Y tế đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo tăng tốc độ tiêm chủng vaccine cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên đặc biệt ưu tiên trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi và trẻ có nguy cơ cao; nhanh chóng hoàn thành tiêm mũi 3, mũi 4 cho cán bộ, công nhân viên chức và người lao động trong ngành theo hướng dẫn của Bộ Y tế;

Tăng cường truyền thông, tư vấn cho học sinh, sinh viên, cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của trẻ em, học sinh về tác dụng, lợi ích của việc tiêm chủng, những phản ứng có thể gặp sau tiêm chủng và trách nhiệm bảo đảm quyền được tiêm chủng của trẻ em để tạo sự đồng thuận, vận động các em và phụ huynh, người giám hộ hợp pháp của trẻ đưa con em đi tiêm chủng đầy đủ, kịp thời.

Bộ Y tế đề nghị các Bộ chỉ đạo đẩy nhanh hơn nữa việc tiêm vaccine cho cán bộ, công nhân viên chức, người lao động, quân nhân, chiến sỹ trong toàn ngành đảm bảo hoàn thành tiêm hết các đối tượng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Theo thông tin của Bộ Y tế, đến hết ngày 21/7, tổng số liều vaccine COVID-19 đã được tiêm là 241.480.787 liều, trong đó:

+ Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 210.612.349 liều: Mũi 1 là 71.298.413 liều; Mũi 2 là 68.814.862 liều; Mũi 3 (vaccine Abdala) là 1.515.146 liều; Mũi bổ sung là 14.048.754 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 47.347.351 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 7.587.823 liều.

+ Số liều tiêm cho trẻ từ 12 - dưới 18 tuổi là 19.949.234 liều: Mũi 1 là 9.030.318 liều; Mũi 2 là 8.695.112 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 2.223.804 liều.

+ Số liều tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi là 10.919.204 liều: Mũi 1 là 7.388.541 liều; Mũi 2 là 3.530.663 liều.

Theo đánh giá của Bộ Y tế thời gian qua, tiến độ tiêm mũi 3 và mũi 4 cho các đối tượng từ 12 tuổi trở lên theo hướng dẫn của Bộ Y tế còn chậm; tiến độ tiêm mũi 1 và 2 của trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi rất chậm, đến nay nhiều địa phương tiêm mũi 2 chỉ đạt dưới 17%.

Thái Bình

Bộ Y tế tối ngày 5/8 đã cập nhật thông tin mới nhất về tiêm vaccine COVID-19 nước ta. Theo đó trong ngày 4/8 có 387.222 liều vaccine COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm đến nay là 247.726.474 liều.

Về tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi, tính đến chiều cùng ngày tổng số mũi tiêm trên cả nước là 12.595.990 liều.

Trong đó kết quả tiêm mũi 1: 8.117.257 trẻ (đạt tỷ lệ 71,1%); tăng 0,4% so với ngày trước đó; 5 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm mũi 1 thấp dưới 52% là: Hà Nội (51,9%); Hà Tĩnh (48,1%); Đà Nẵng (36,9%); Quảng Nam (41,3%); TP Hồ Chí Minh (46,2%).

Mũi 2: 4.478.733 trẻ ( đạt tỷ lệ 39,3%); tăng 0,3% so với ngày trước đó; 5 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm thấp dưới 22% là: Hà Nội (18,3%); Vĩnh Phúc (21,6%); Đà Nẵng (15,8%); Quảng Nam (12,9%); Khánh Hòa (18,5%).

Tình hình tiêm vaccine tại việt nam

Sau hơn 3,5 tháng triển khai tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 5 - 12 tuổi, đến nay cả nước tiêm được gần 12,6 triệu liềuẢnh: Trần Minh

3 tỉnh tiêm cao: Ninh Thuận (73,2%); Sóc Trăng (81,6%); Vĩnh Long (69,6%); Bạc Liêu (73,2%).

Kết quả tiêm mũi 3 đến chiều cùng ngày là: Tổng số có 48.591.603 mũi tiêm (đạt tỷ lệ 74,0%) tăng 0,8% so với ngày trước đó, trong ngày có 46 tỉnh triển khai với 173.275 người được tiêm: 

5 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm mũi 3 thấp: Quảng Nam (53,8%); Bình Định (55,5%); Khánh Hòa (54,6%); Đồng Nai (46,5%); Cần Thơ (53,1%).

3 tỉnh có tỷ lệ tiêm mũi 3 cao: Bắc Giang (96,6%); Nghệ An (99,5%); Bến Tre (95,4%).

Tiêm mũi 4: Tổng số có 10.429.849 mũi tiêm (đạt tỷ lệ 53,6%) tăng 1,7% so với ngày trước đó, trong ngày có 49 tỉnh triển khai với 174.383 người được tiêm. 

6 tỉnh, thành phố có tỷ lệ tiêm mũi 4 thấp: Thái Bình (30,5%); Hải Dương (30,9%); Bắc Cạn (30,7%); Nghệ An (26,5%); Quảng Trị (31,1%); An Giang (30.9%).

3 tỉnh có tỷ lệ tiêm mũi 4 cao: Hà Nam (93,9%); Điện Biên (99,3%); Vĩnh Long (92,3%).

Đối với nhóm từ 12-17 tuổi:Tiêm mũi 3 là: 3.222.299 trẻ (đạt tỷ lệ 37,2%) tăng 1,0% so với ngày trước đó. 

6 tỉnh, thành tiêm mũi 4 thấp: Hà Tĩnh (16,2%); Đà Nẵng (13,5%); Phú Yên (9,8%); Bình Thuận (16,2%); Bà Rịa – Vũng Tàu (11,6%); Đồng Nai (19,2%).

3 tỉnh có tỷ lệ tiêm mũi 4 cao: Bắc Giang (80,5%); Sóc Trăng (71,5%); Trà Vinh (76,8%).

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7 (diễn ra vào ngày 3/8), Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, số ca mắc COVID-19 trong nước tăng do sự xuất hiện của biến chủng mới. Công tác tiêm vaccine phòng COVID-19 tại một số địa phương chưa đạt mục tiêu đề ra.

Thủ tướng chỉ rõ, trong số các nguyên nhân chủ quan và khách quan, có nguyên nhân do vẫn còn một số tập thể lãnh đạo, đặc biệt là người đứng đầu chưa thực sự sâu sát, quyết liệt, chưa bám sát công việc, kiểm tra đôn đốc và đôi khi còn lơ là, chủ quan.

Trong khi tại hội nghị trực tuyến do Bộ Y tế tổ chức vào ngày 2/8, đại diện WHO tại Việt Nam nhấn mạnh, đến thời điểm hiện tại, chiến lược tiêm vaccine COVID-19 vẫn hết sức quan trọng trong bối cảnh các biến thể mới lây lan nhanh hơn, gây khó khăn trong công tác phòng, chống dịch.

Việc vaccine COVID-19 vẫn có tác dụng phòng bệnh trở nặng và tử vong khi mắc. Chương trình tiêm vaccine COVID-19 cũng sẽ giúp giảm thiểu quá tải hệ thống y tế, đặc biệt tại các bệnh viện và tiêm vaccine COVID-19 sẽ giúp giảm tỉ lệ truyền nhiễm bệnh trên phạm vi toàn thế giới, vì thông qua giảm nhiễm sẽ hạn chế được biến chủng mới.

Thái Bình

Cập nhật mới nhất lúc 09h00 ngày 03-06-2022

Tình hình tiêm vaccine tại việt nam

Với quy trình khoa học và thần tốc, dự án vắc xin phòng Covid-19 tại Việt Nam đang được các hãng vắc xin dồn lực sản xuất và thử nghiệm. Trong số này, 4 dự án nổi bật đang chạy nhanh về vạch đích, đây cũng là 4 nhà sản xuất vắc xin tạo ra cuộc đua mang tính nội bộ ở lĩnh vực này tại Việt Nam.

Bắt đầu thử nghiệm lâm sàng từ tháng 12/2020, vắc xin Nanocovax do Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học dược Nanogen sản xuất là vắc xin Covid-19 “made in Việt Nam” tiến nhanh nhất trong cuộc đua tại thị trường nội địa. Ba đơn vị còn lại thuộc bộ Y tế, gồm Viện vắc xin và Sinh phẩm y tế (IVAC), Công ty Vắc xin và sinh phẩm số 1 (Vabiotech) và Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế (Polyvac).

Cập nhật tiến trình sản xuất vắc xin phòng Covid-19 tại Việt Nam

15/3/2022: Covivac của Viện Vắc xin và sinh phẩm Nha Trang đã đánh giá kết quả giữa kì thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1; đã hoàn thành tiêm 2 liều của thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 và hoàn thành báo cáo giữa kỳ thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2, hiện đang hoàn thiện đề cương thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3. NanoCovax của Cty Cổ phần Công nghệ sinh học Dược Nanogen hiện đang tiếp tục thu thập dữ liệu đánh giá tính an toàn, tính sinh miễn dịch và hiệu quả bảo vệ thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 và giai đoạn 3 của vắc xin theo đề cương nghiên cứu. ARCT-154 đã hoàn thành tiêm 2 mũi thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 và 3a, 3b, 3c. Hiện nay, nhóm nghiên cứu đang thu thập, xử lý, phân tích dữ liệu nghiên cứu để đánh giá kết quả giữa kì thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3.

30/12/2021: Hội đồng Đạo đức đánh giá về hiệu lực của vắc xin Nanocovax. Vừa qua, Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh quốc gia đã có cuộc họp đánh giá về hiệu lực bảo vệ qua kết quả thử nghiệm lâm sàng vắc xin Covid-19 Nanocovax. Theo kết quả nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 và giai đoạn 3 được báo cáo tại cuộc họp, vắc xin Nanocovax làm giảm số mắc Covid-19, giảm nguy cơ diễn tiến nặng và tử vong khi mắc Covid-19. Cụ thể, hiệu quả bảo vệ nhiễm bệnh có triệu chứng của vắc xin Nanocovax (cộng gộp giai đoạn 2 và giai đoạn 3) là 52,1%. Hiệu lực bảo vệ diễn tiến nặng của vắc xin Nanocovax (cộng gộp giai đoạn 2 và giai đoạn 3) là 92%. Hiệu lực bảo vệ tử vong của vắc xin Nanocovax là 100%.

Ngày 20/12/2021: Dự kiến 2022, Việt Nam sẽ có 2 loại vắc xin phòng Covid-19 được cấp phép lưu hành khẩn cấp là vắc xin ARCT 154 và Nano Covax. Theo đó, vắc xin Nano Covax của Công ty Nanogen đã kết thúc thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3c trên 13.000 người. Kết quả an toàn và đang tiếp tục đánh giá hiệu quả bảo vệ. Còn vắc xin ARCT 154 của tập đoàn Vingroup được sản xuất theo công nghệ mRNA, đã hoàn thành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3c trên hơn 20.000 người. Nếu kết quả cho thấy hiệu quả với người tiêm dự kiến được cấp phép khẩn cấp vào đầu năm sau.

Ngày 29/9/2021: Thử nghiệm giai đoạn 2 và 3a vắc xin ARCT-154. Sáng 29/9, vắc xin ARCT-154 bắt hầu thử nghiệm giai đoạn 2 và 3a với 82 người tiêm mũi một tại huyện Yên Phong, Bắc Ninh. Được biết, giai đoạn thử nghiệm này được triển khai gối đầu, tổ chức tại Bắc Ninh, Hà Nội và Long An, tổng số tình nguyện viên là 1.000 người. Theo kế hoạch, thử nghiệm giai đoạn 3a kết thúc vào ngày 24/11. Nhóm nghiên cứu đánh giá và báo cáo kết quả thử nghiệm vào ngày 30/12.

Ngày 27/8/2021: Hội đồng đạo đức thông qua kết quả giữa kỳ giai đoạn 3a vắc xin Nanocovax, chờ họp cấp phép. Theo quy trình, sau khi được Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Quốc gia thông qua, hồ sơ của vaccine Nanocovax được chuyển sang Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc, Bộ Y tế để tiếp tục xem xét cấp phép khẩn cấp cho vaccine Nanocovax.Theo hướng dẫn từ Bộ Y tế, vaccine có thể được cấp phép trong vòng 20 ngày kể từ khi đại diện công ty nộp đủ hồ sơ đăng ký lưu hành cho Cục Quản lý dược.

Ngày 22/8/2021: Đánh giá giữa kỳ giai đoạn 3a cho thấy vắc xin Nano Covax có tỷ lệ chuyển đổi huyết thanh lên tới 99,2% ở ngày thứ 42. Kết quả đánh giá hiệu giá kháng thể trung hòa virus bằng phương pháp PRNT50 của những người đã tiêm vaccine Nano Covax cho thấy ở thời điểm ngày thứ 42 sau tiêm mũi 1 và là ngày 14 sau tiêm mũi 2, tỉ lệ có khả năng trung hòa virus sống là 96,5%. Hội đồng Đạo đức sẽ tiếp tục xem xét kỹ báo cáo trước khi đưa ra thông cáo báo chí cuối cùng.

Ngày 12/08/2021: Đại diện Học viện Quân y cho biết 12.303 tình nguyện viên thử nghiệm vaccine Nanocovax giai đoạn 3 hiện đã được tiêm đủ hai liều. Đại diện nhóm nghiên cứu vắc xin cho biết, chiều 12/8 sẽ nộp hồ sơ nghiên cứu lâm sàng giai đoạn 3a cho Bộ Y tế. Dự kiến ngày 15/8, Hội đồng đạo đức trong Nghiên cứu y sinh học, Bộ Y tế, sẽ họp đánh giá kết quả giai đoạn 3a.

Ngày 11/08/2021: vắc xin Covivac bắt đầu thử nghiệm giai đoạn 2. Địa điểm thử nghiệm giai đoạn hai diễn ra ở huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Theo kế hoạch thử nghiệm giai đoạn hai, số lượng người tình nguyện tăng lên 375, chia ba nhóm gồm 18-39 tuổi, từ 40 đến 59 tuổi và từ 60 tuổi trở lên. Mỗi nhóm khoảng 125 người, tỷ lệ nam nữ tương đối cân bằng. Trong ba nhóm, thì hai nhóm sẽ tiêm thử nghiệm hai mức liều là 3 mcg, 6 mcg và một nhóm tiêm vắc xin đối chứng. Covivac dự kiến thử nghiệm giai đoạn ba vào tháng 11, đến đầu năm 2022 có đầy đủ báo cáo giữa kỳ của cả 3 giai đoạn thử nghiệm.

Ngày 10/08/2021: Chiều 10/8 Tổng giám đốc Công ty Nanogen cho biết đã ký thỏa thuận bảo mật về chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin cho công ty Ấn Độ. Hợp tác giữa hai công ty mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bối cảnh dịch bệnh đang hoành hành ở Ấn Độ, Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới. Việc sớm đưa Nanocovax vào thử nghiệm, sản xuất và phân phối trên quy mô lớn sẽ góp phần đẩy lùi đại dịch.

Ngày 28/7/2021: 12.000 tìn nguyện viên bắt đầu tiêm liều hai Nano Covax giai đoạn 3 tại 4 điểm tiêm gồm Hà Nội, Hưng Yên, Long An, Tiền Giang. Theo Bộ Y tế, vaccine Nano Covax đang thử nghiệm lâm sàng giai đoạn ba, tổng số tình nguyện viên tham gia là 13.000 người, từ 18 tuổi trở lên. Trong đó, 3.000 người tiêm ở Hà Nội, 4.000 người tiêm ở Hưng Yên, gồm 2.000 người tại Long An và 4.000 người tại Tiền Giang. Giai đoạn ba nhằm đánh giá tính an toàn, đáp ứng miễn dịch và hiệu lực bảo vệ của vaccine. Các chỉ số đánh giá tính sinh miễn dịch của giai đoạn ba đều được thực hiện tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương.

Ngày 20/7/2021: Các trung tâm tham gia nghiên cứu thử nghiệm vaccine Nano Covax giai đoạn 3 đã hoàn thành mũi tiêm thứ 2 cho hơn 1.000 tình nguyện viên đầu tiên. Sau khi tiêm, sức khỏe các tình nguyện viên ổn định, không ai gặp phản ứng ngoài dự kiến. Tuần sau, 12.000 tình nguyện viên còn lại sẽ được tiêm thử nghiệm mũi thứ 2.

Ngày 17/7/2021: Bộ Y tế cho biết Việt Nam phấn đấu cuối năm 2021 sẽ nghiên cứu, sản xuất thành công 1 vắc xin ngừa Covid-19 để phục vụ tiêm chủng. Hiện tại, nước ta có 2 ứng viên vắc xin Covid-19 triển vọng, gồm: vắc xin Covid-19 Nano Covax của Công ty Nanogen đang triển khai giai đoạn 3b trên 12.000 tình nguyện viên, đã tiêm xong mũi 1 ngày 14-7, dự kiến hoàn tất mũi 2 trước ngày 15-8 để có dữ liệu báo cáo Bộ Y tế vào cuối tháng 8; vắc xin Covivac của Ivac đã thử nghiệm xong giai đoạn 1, đang chuẩn bị thử nghiệm giai đoạn 2.

Ngày 2/7/2021: Học viện Quân y đã triển khai tiêm thử nghiệm đợt 2, giai đoạn 3 của vắc xin phòng Covid-19 Nano Covax của Việt Nam nghiên cứu và phát triển tại Hưng Yên. Vắc xin phòng Covid-19 Nano Covax do Công ty Nanogen nghiên cứu và phát triển cũng là vắc xin phòng Covid-19 đầu tiên của Việt Nam tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3.

Ngày 11/6/2021: Bộ Y tế ngày 11/6 phê duyệt đề cương thử nghiệm giai đoạn ba của vắc xin phòng Covid-19 Nanocovax, 200 tình nguyện viên đầu tiên đã được tiêm mũi một. Theo kế hoạch, giai đoạn ba thử nghiệm lâm sàng Nanocovax thực hiện trên 13.000 người tại nhiều tỉnh thành như Hà Nội, Hưng Yên, Long An… Mục đích của thử nghiệm giai đoạn ba là đo hiệu lực bảo vệ của vắc xin.

Ngày 7/6/2021: Hơn 6.000 người đã đăng ký thử nghiệm vắc xin Nanocovax giai đoạn 3 sau gần 1 tuần mở đăng ký trực tuyến. Dự kiến, cần 13.000 người để tham gia thử nghiệm giai đoạn 3. Trong đó, khoảng 1.000 người đầu tiên sẽ tiêm vắc xin này ở Học viện Quân y và huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Số còn lại sẽ thử nghiệm tại một số địa phương như Hưng Yên, Tiền Giang. Số người đăng ký tại Long An chưa được địa phương thông tin.

Ngày 24/5/2021: Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh của Bộ Y tế sẽ họp xem xét thông qua đề cương thử nghiệm lâm sàng vắc xin ngừa Covid-19 đối với vắc xin Nano Covax. Theo Bộ Y tế, trường hợp được thông qua, sẽ tiêm thử nghiệm vắc xin trên nhóm lớn người tình nguyện từ cuối tháng 5 này.

Ngày 11/4/2021: Vắc xin phòng Covid-19 thứ hai của Việt Nam dự kiến sẽ được tung ra thị trường vào quý I năm 2022. Ngày 11/4, Viện Vắc xin và sinh phẩm y tế (IVAC), nghiên cứu vắc xin cho ra kết quả tốt. Vắc xin COVIVAC đã được đưa vào thử nghiệm và sẽ sớm được sản xuất ra thị trường khi được Bộ Y tế cấp phép, phê duyệt theo quy trình hoặc cấp phép trong trường hợp khẩn cấp.

Ngày 15/3/3021: Vắc xin COVIVAC do Viện Vắc xin và sinh phẩm y tế (IVAC) nghiên cứu, sản xuất chính thức tiêm thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 tại Trường Đại học Y Hà Nội. Người tình nguyện tham gia nghiên cứu gồm 120 người khỏe mạnh, độ tuổi 18-59, cả nam và nữ. Với liều  tiêm 2 mũi/0,5ml (tiêm vắc xin hoặc tiêm giả dược) cách nhau 28 ngày.

Ngày 10/3/2021: Sau 12 ngày tiêm, Việt Nam đã hoàn tất tiêm thử nghiệm mũi 1 giai đoạn 2 vắc xin phòng Covid-19 Nano Covax trên 560 tình nguyện viên. Hiện sức khoẻ tất cả các tình nguyện viên đều ổn định. Sau 28 ngày nữa, 560 tình nguyện viên này sẽ tiếp tục được tiêm mũi 2 vắc xin Nano Covax.

Ngày 5/3/2021: Đại học Y Hà Nội, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương sẽ bắt đầu nhận đăng ký tình nguyện viên tham gia tiêm thử nghiệm vắc xin Covid-19 có tên Covivac do Viện Vắc xin và sinh phẩm y tế Nha Trang nghiên cứu, phát triển.

Ngày 1/3/2021: Vắc xin phòng Covid-19 thứ hai tại Việt Nam là COVIVAC do IVAC nghiên cứu, phát triển, dự kiến sẽ chính thức thử nghiệm trên người vào đầu tháng 3/2021 và hoàn thành vào tháng 10/2021. Đơn vị nhận thử nghiệm là Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương (NIHE) và Trường đại học Y Hà Nội. Theo đánh giá ban đầu, vắc xin có hiệu quả với biến chủng của Anh và Nam Phi, có giá khoảng 60.000 đồng/liều.

Ngày 26/2/2021: Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn 2 của cuộc thử nghiệm vắc xin Covid-19 Nano Covax trên 560 người, độ tuổi từ 18 – 65, thời gian 6 tháng. Mỗi nhóm tiêm sẽ bao gồm khoảng 180 người với các độ tuổi khác nhau để từ đó có sự lựa chọn liều cho người dân một cách hiệu quả. 28 ngày sau mũi 1, các tình nguyện viện được tiêm mũi 2.Trong vòng 7 – 10 ngày sau mũi 2, các tình nguyện viên được lấy mẫu máu xét nghiệm, đánh giá tính sinh miễn dịch. Được biết, giai đoạn thử nghiệm 2 vẫn tiếp tục với ba nhóm liều 25 mg, 50 mg và 75 mg

Ngày 25/2/2021: Học viện Quân y đã bắt đầu sàng lọc từ 50 đến 100 tình nguyện viên để tham gia vào thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 vắc xin Nano Covax của Công ty cổ phần Công nghệ sinh học dược Nanogen. Mũi tiêm thử nghiệm đầu tiên của Nano Covax giai đoạn 2 dự kiến diễn ra vào ngày 26/2/2021. Bên cạnh đó, vắc xin phòng Covid-19 của Ivac (vắc xin Covivac) cũng đã thử nghiệm giai đoạn 1 và cho những kết quả khả quan.

Ngày 28/1/2021: Việt Nam tiếp tục tiêm mũi 2 liều 50mcg vắc xin Nanocovax cho 10 tình nguyện viên nhóm 2. Thử nghiệm giai đoạn 1 của vắc xin Nanocovax đã hoàn thành 80%.

Ngày 22/12/2020: Học viện Quân y tiếp tục triển khai tiêm thử nghiệm vắc xin Nanocovax cho 17 tình nguyện viên tiếp theo với liều 25 microgam.

Ngày 17/12/2020: 3 ba tình nguyện viên đầu tiên tại Việt Nam đã tiêm mũi vắc xin Nanocovax thứ nhất.

Ngày 9/12/2020: Bộ Y tế phê duyệt thử nghiệm lâm sàng vắc xin của Nanogen có tên Nanocovax.

Ngày 5/12/2020: Bộ Y tế yêu cầu Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế (Polyvac) tiếp tục thực hiện việc nghiên cứu, sản xuất vaccine Covid-19 đồng thời hợp tác với các quốc gia khác.

Ngày 27/10/2020: Công ty Vắc xin và sinh phẩm số 1 (Vabiotech) tiến hành thử nghiệm vắc xin trên khỉ.

Tháng 5/2020:  Công ty Cổ phần công nghệ sinh học dược Nanogen tiến hành sản xuất vắc xin Covid-19

Tháng 5/2020: Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế (IVAC) phối hợp với các đối tác của Mỹ để nghiên cứu vắc xin Covid-19.

Tháng 5/2020: Công ty Vắc xin và sinh phẩm số 1 (Vabiotech) đẩy mạnh tiến độ triển khai nghiên cứu tiến tới thử nghiệm tiền lâm sàng.

Những “ứng viên” vắc xin Covid-19 tại Việt Nam

Nhà sản xuất Công nghệ Giai đoạn Tiến trình
Nanogen Protein tái tổ hợp Thử nghiệm giai đoạn 1 Giai đoạn một thử nghiệm lâm sàng, chia làm ba đợt tiêm, mỗi đợt 20 người, thử nghiệm các liều 25, 50 và 75 mcg.
Vabiotech Vector virus Tiền lâm sàng Đang trong giai đoạn nghiên cứu tiền lâm sàng
IVAC Vector virus Tiền lâm sàng Đang trong giai đoạn nghiên cứu tiền lâm sàng
Polyvac Vector virus Tiền lâm sàng Đang trong giai đoạn nghiên cứu tiền lâm sàng