Tính logic là gì

1. Tư duy logic là gì?

Khái niệm tư duy logic

Logic còn được biết đến với cái tên lý luận học. Đây là từ dùng để miêu tả cách lập luận, suy nghĩ và lý trí minh mẫn của con người.

Tư duy logic là hoạt động tư duy, suy luận của não bộ con người nhằm giải quyết một vấn đề nào đó và để đạt được một mục đích cụ thể. Từ tư duy logic mà con người có thể nhận ra các điểm liên quan, suy luận và sắp xếp các sự vật, hiện tượng theo thứ tự liên quan phù hợp với nhau, tạo ra một kế hoạch phù hợp và có khả năng thực thi cao nhất.

Ví dụ, khi giải một bài toán, các em học sinh sẽ đọc đề bài, từ đó não bộ sẽ lọc ra các thông tin cần thiết, sắp xếp và tìm ra mối liên hệ giữa các thông tin này. Sau đó, não bộ sẽ vạch ra kế hoạch - tức cách giải bài toán tối ưu nhất để đưa ra được giá trị mà đề bài yêu cầu tìm kiếm.

Hành trình tạo nên tư duy

Bản thân con người sinh ra đã có tư duy. Có thể nói học cách tư duy logic là khả năng thiên bẩm của con người và giúp con người tách khỏi thế giới động vật nguyên thủy ban đầu. Bản thân động vật có thể hành động là nhờ bản năng còn con người hoạt động là do có tính tự giác và tư duy.

Từ chính cuộc sống hằng ngày đã thấy được não bộ luôn không ngừng học cách tư duy. Khi bắt đầu bất cứ công việc gì con người đầu tiên là lên kế hoạch. Bước lên kế hoạch, dự định đó để sao có hiệu quả cao nhất đó chính là cách rèn luyện tư duy logic đơn giản nhất.

Hay nói dễ hiểu hơn nữa thì muốn rèn luyện tư duy logic cần đưa vào trí não 3 điều gồm:

- Các thông tin về vấn đề.

- Các suy nghĩ xoay quanh vấn đề đó và một hay nhiều ý tưởng.

- Từ những ý tưởng đó đưa ra suy nghĩ sâu để giải quyết vấn đề.

Tác dụng của tư duy logic

Tư duy logic đóng một vai trò quan trọng và cần thiết từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc quá trình học tập của người học. Nó là yếu tố nền tảng cho việc phát triển não bộ toàn diện, tăng khả năng sáng tạo và kỹ năng giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Nếu các em có được những khả năng và kỹ năng quan trọng này thì việc học sẽ trở nên dễ dàng, thoải mái, chủ động và ham học hơn.

2. Phương pháp rèn luyện tư duy logic cho trẻ

Tạo nền tảng toán học vững chắc

Toán học là môn các em được tiếp cận ngay từ khi bắt đầu tuổi đi học. Tuy nhiên, những kiến thức ban đầu các em được học thường khá dễ. Nó sẽ khó dần lên khi các em học đến các lớp cao hơn. Chính vì vậy, những kiến thức từ thuở đầu cơ bản đó các em nên ghi nhớ và nắm chắc vì sẽ giúp ích rất nhiều cho những kiến thức nâng cao về sau. Dần dần các em sẽ tự xây dựng được một hệ thống các kiến thức toán học. Khi các em có một nền tảng toán học vững thì gặp bất kỳ một bài toán hay một vấn đề gì cần giải quyết tư duy của các em sẽ hoạt động rất linh hoạt và nhạy bén.

Học kiến thức mới dựa trên những gì đã học

Trong quá trình học tập, các em đều được học hai loại kiến thức là kiến thức cũ và kiến thức mới. Kiến thức cũ là các kiến thức các em đã được học, được hiểu và được áp dụng thực hành. Kiến thức mới là những kiến thức các em sẽ được học. Thực tế, các em hay lầm tưởng bản thân chỉ nên học và ôn lại các kiến thức cũ, còn kiến thức mới thầy cô chưa dạy thì chưa học, thậm chí không thể học được. Học và ôn lại kiến thức cũ là đúng. Thế nhưng, các em chưa tận dụng hết được lợi ích của các kiến thức cũ. Thay vì chờ đợi thầy cô dạy mới bắt đầu tìm hiểu bài mới thì các em nên dựa vào những kiến thức cũ để tìm tòi những vấn đề liên quan đến các kiến thức mới trước khi lên lớp. Điều này sẽ giúp các em chủ động hơn trong việc tìm kiếm thông tin mới dựa trên thông tin cũ, cũng như một bước rèn luyện tư duy logic hiệu quả hơn.

Rèn luyện tư duy logic qua các trò chơi

Trò chơi là một thứ ai cũng thích và đặc biệt là độ tuổi trẻ con. Để thay đổi cho các con những phương pháp học thay vì chỉ học không thì các bậc phụ huynh nên cho các em vừa học vừa chơi. Các em có thể rèn luyện kỹ năng tư duy logic thông qua các trò chơi như: câu đố tư duy, trò chơi trí não, ghép hình, … Những trò chơi rèn luyện tư duy suy luận logic này sẽ giúp các em vừa học vừa chơi, có được cảm giác thoải mái, không gò ép.

Nâng cao kỹ năng tư duy phản biện

Tư duy phản biện là một quá trình phân tích và đánh giá một vấn đề theo các cách nhìn nhận để làm sáng tỏ và khẳng định tính chính xác của vấn đề. Tư duy phản biện sẽ hỗ trợ hiệu quả cho các em rèn luyện tư duy logic. Khi phản biện các em cần phải xâu chuỗi, phân tích, mổ xẻ vấn đề để có thể tìm ra những vấn đề nảy sinh khác. Qua thời gian, các em sẽ tự hình thành cho mình được kỹ năng phản biện nhanh và nhờ đó kỹ năng tư duy cũng được cải thiện.

Các bậc phụ huynh có thể cho bé rèn luyện kỹ năng phản biện bằng việc hỏi bé rằng tại sao thịt sẽ thiu nếu không để vào tủ lạnh, tại sao lá rơi khi mùa thu đến, ... Đối với các bé lớn hơn, cha mẹ có thể để bé tự nhìn vào vấn đề và đặt ra nhiều câu hỏi khác nhau. Khi tìm lời giải cho vấn đề, các bé sẽ rèn được khả năng suy luận, tư duy phản biện và biết cách tìm kiếm bằng chứng để làm sáng tỏ thắc mắc của người khác hoặc chính mình.

Hướng dẫn người khác

Trong quá trình học tập các em chắc hẳn sẽ gặp lúng túng khi gặp một bài toán hoặc những kiến thức khó. Chính vì vậy, các em có thể hoàn toàn hiểu được cảm giác của các bạn khác khi chưa tìm ra được hướng giải quyết vấn đề nào đó. Thay vì ngồi một mình suy nghĩ tìm hướng đi, các em nên thảo luận với các bạn trong lớp để cùng nhau tìm ra hướng đi. Vì mỗi bạn một ý tưởng, một suy nghĩ khi góp nhặt lại có thể sẽ tìm ra phương hướng giải quyết. Cùng thảo luận một câu hỏi hoặc thắc mắc chưa bao giờ là mất thời gian và không có ích.  Cùng nhau học sẽ không chỉ giúp trí não được rèn luyện, nhớ lại những kiến thức cũ và hơn hết là rèn luyện khả năng giao tiếp, truyền đạt, thuyết phục người khác cũng như kỹ năng làm việc nhóm. Một lần thảo luận cùng nhau là một lần chính bản thân các em đang hướng dẫn người khác học tập tốt hơn.

Rèn luyện để trẻ có một bộ não khỏe mạnh

Thực tế, não bộ đóng vai trò quan trọng trong việc chỉ huy các bộ phận khác của cơ thể, để hoàn thành các nhiệm vụ mà các em mong muốn. Để khỏe mạnh, bộ não của các em cũng cần phải luyện tập. Mỗi ngày các em bỏ chút thời gian tập luyện não bộ sẽ không chỉ giúp tư duy của các em nhanh nhạy hơn mà còn cải thiện trí nhớ và có một bộ não khỏe mạnh.

Phương pháp để rèn luyện não bộ thì có khá nhiều. Chính vì vậy, các em cần phải biết chọn lọc phương pháp để tìm ra cho mình một hoặc nhiều phương pháp phù hợp và hiệu quả.

Chương trình số học trí tuệ ANZAN - Phát triển não bộ toàn diện chuẩn Châu Âu sẽ giúp các em từ 4 đến 14 tuổi có một bộ não khỏe mạnh, ổn định, đồng thời nâng cao khả năng tư duy logic, tư duy sáng tạo cũng như phát triển các kỹ năng cần thiết.

ANZAN là một chương trình đào tạo đặc biệt bao gồm các kỹ thuật toán ngón tay, bàn tính lớn, Anzan, trò chơi trí tuệ và trí nhớ lớn. Chương trình sử dụng các kỹ thuật số học và trí nhớ tinh thần cùng với các trò chơi trí tuệ để thúc đẩy sự phát triển trí não của trẻ. Đồng thời, trẻ dành thời gian luyện tập 30 phút ở nhà mỗi ngày trên phần mềm của chương trình để rèn luyện sự tập trung ngày càng cao và tăng tốc phản xạ tư duy.

Các bậc phụ huynh quan tâm đến Chương trình số học trí tuệ Anzan giúp trẻ có bộ não khỏe mạnh vui lòng truy cập website //www.anzan.vn/ hoặc gọi đến hotline [024] 73000045 để được tư vấn.

Nhận xét Logic là gì? Có những loại nào? Cách cải thiện tư duy logic là ý tưởng trong bài viết hôm nay của Tienkiem.com.vn. Theo dõi nội dung để biết chi tiết nhé.

Logic là luận lý học. Logic là từ có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ λογική [logos], dịch ra là những điều, những từ ngữ được nói ra. Nhưng khi được du nhập vào châu Âu thì nghĩa của logic lại có một ít thay đổi, trở thành lập luận, lý trí hoặc suy nghĩ.

Đến hiện nay, logic được sử dụng như một “công cụ” để đánh giá xem luận cứ của một người, và luận cứ được xem là logic khi giải quyết được thỏa mãn được câu hỏi nào đấy mà mọi người đang đặt ra.

Khái niệm về Logic

Chẳng hạn, câu hỏi đặt ra là “Tại sao lại cần tưới cây hằng ngày?”. Các lý luận được xem là logic để trả lời câu hỏi này sẽ là cây cần nước để hỗ trợ quang hợp, nước giúp vận chuyển chất dinh dưỡng từ đất lên cây,…

2. Các loại logic

– Logic triết học [Philosophical logic]

Logic triết học là một nhánh của triết học, ám chỉ tập hợp các phương pháp dùng để giải quyết các vấn đề liên quan đến triết học. Ngoài ra, đây còn là phương tiện chính yếu trong việc phát triển triết học toàn diện [metaphilosophy].

Logic triết học là một nhánh của triết học

– Logic chính thức [Formal logic]

Logic chính thức được áp dụng trong việc đưa ra các định lý từ các lý thuyết đã được chứng minh trước đó. Có hai nhánh logic chính thức được sử dụng hiện nay, bao gồm logic biểu tượng [symbolic logic] và logic kiểu tam đoạn luận [Syllogistic logic].

Logic chính thức gồm logic biểu tượng và logic tam đoạn luận

– Logic đại trà [Informal logic]

Logic đại trà là ngành học phân tích về cuộc tranh luận thường nhật [natural language arguement], và logic đại trà trở thành tiêu chuẩn để đánh giá, phân tích một cuộc tranh luận. Ngoài ra, logic đại trà còn là nền tảng phát triển cho các kỹ năng suy nghĩ được nhiều người sử dụng hiện nay như tư duy phản biện [critical thinking].

Critical Thinking

– Logic toán học [Mathematical logic]

Logic toán học là một nhánh phát triển của kiểu logic biểu tượng đã được đề cập ở mục Logic chính thức, và đây là mảng tập trung nghiên cứu về việc học thuyết mô hình [Model theory], học thuyết chứng minh [Proof theory], học thuyết tổ hợp [Set theory] và học thuyết đệ quy [Computability theory].

Symbolic Logic [Logic biểu tượng]

3. Ngành logic học là gì?

Logic học được xem là ngành nghiên cứu để tìm ra các công cụ, quy chuẩn để đánh tư duy của con người. Ngành học này còn các hướng nhỏ khác bao gồm điều khiển học, tâm lý học,…

Mục đích truyền tải của ngành học giúp cho học viên phân tích được cách tư duy của con người, từ đó giúp vạch ra các thao tác logic của tư duy hợp lý, đồng thời giúp họ đạt được nhận thức đúng đắn về thế giới khách quan.

Logic học nghiên cứu về tư duy con người

4. Cách cải thiện tư duy logic

Hai yếu tố mà bạn cần chú ý đến khi tham gia tranh luận đó là tính chân thậttính khách quan của những câu mà bạn đưa ra, và nếu không có 2 yếu tố này chắc chắn luận cứ của bạn sẽ dễ dàng bị bẻ gãy bởi thiếu tính logic.

Để cải thiện tư duy logic, dưới đây là một số kiểu lập luận phi logic mà bạn nên tham khảo thêm và tránh nhé!

– Lập luận dựa trên hiểu nhầm thường thấy

Như đã đề cập thì tính chân thật của luận cứ là điểm quan trọng nhất trong việc xác định xem kết luận đó có logic hay không. Nếu bỏ qua bước kiểm tra lại thông tin tiếp nhận từ số đông, lập luận của bạn sẽ trở nên rất lỏng lẻo và không đáng tin cậy.

Lập luận theo số đông

– Lập luận kiểu công kích cá nhân

Ví dụ minh họa cho kiểu lập luận này khi người A không thích B thì A sẽ làm mọi cách để chiến thắng luận điểm của người B, dù cho luận cứ của họ có hợp lý đi chăng nữa. Lời khuyên ở đây là khi tranh luận, chỉ nên chú ý vào luận điểm chứ không nên chú ý người nói là ai.

– Lập luận dựa trên niềm tin

Đây là kiểu lập luận thường thấy ở các bạn trẻ, nhất là các bạn học sinh, sinh viên, khi họ lấy dẫn chứng là những câu nói từ người có uy tín như giáo viên, giáo sư, tiến sĩ nổi tiếng. Dù có thể độ tin cậy sẽ cao hơn, tuy nhiên các phát biểu này không hoàn toàn chính xác, và có thể đang mang nặng tính chủ quan của người nói. Vì vậy, bạn cần tìm kiếm thêm các thông tin bên ngoài để biến những thông tin này thành dẫn chứng rắn rỏi của mình.

Tư duy lập luận

– Lập luận chi phối bởi cảm xúc

Một số nghiên cứu cho thấy việc để cảm xúc chèn vào trong cuộc tranh luận sẽ ảnh hưởng đến tính logic của các luận cứ. Thậm chí, nhiều người sẽ chấp nhận bỏ qua tính logic của câu chuyện mà mọi người đang đề cập.

– Lập luận kiểu vòng tròn [Circular reasoning]

Lập luận kiểu vòng tròn là kiểu lập luận mà luận cứ của họ cũng chính là mệnh đề. Để cụ thể hơn, một người nhận định mệnh đề X đúng vì Y, và sau đó cũng nhận định Y đúng vì X thì gọi là lập luận kiểu vòng tròn.

Lập luận vòng tròn

Xem thêm

Vừa rồi là các thông tin về Logic mà có thể bạn chưa biết. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn, cảm ơn bạn đã theo dõi, hẹn gặp lại trong những bài viết khác!

Video liên quan

Chủ Đề