Top 10 chim chích chòe than đẹp năm 2022

Bạn đang xem bài viết Đá Chích Chòe Than Và Cách Chấm Điểm / 2023 được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nói về tính sân si háu đá thì Chích Choe Than có thể hăng hơn giống Họa Mi, vì vậy đá Chích Chòe Than thường hấp dẫn người xem hơn.

Hơn nữa, cách đá Chích Chòe Than và Họa Mi cũng khác nhau. Đá Họa Mi thì mỗi đối thủ được ở trong lồng của mình, chỉ đá nhau qua khe hở của đôi đũa ngáng cửa lồng, vì vậy chỉ có đôi chân và phần đầu của chim cảnh là thông thương qua lại để báu víu, khóa chặt và cắn mổ lẫn nhau. Đá Họa Mi ít ai thông lồng (tức hai con đá chung một lồng). Còn đá Chích Chòe Than là lối đá thông lồng, hai đối thủ được nhốt chung một lồng, mặc sức đấu đá chí tử với nhau, y như cách đá gà nòi trong “bồ” vậy. Chỉ khi hết giờ thi đấu, hoặc khi Giám Khảo (Trọng Tài) cuộc thi tuyên bố ăn thua ra sao mới được can ngăn ra mà thôi.

Đá theo cách thông lồng, ít khi huề, chỉ thấy ăn thua. Huề là trường hợp đã hết giờ thi đá qui định mà hai đối thủ vẫn đồng điểm với nhau…

Việc thi đá Chích Chòe Than nếu được tổ chức qui mô có treo giải thưởng đàng hoàng thì Ban Tổ Chức phải có nhiệm vụ loan báo rộng rãi cho tất cả nghệ nhân trong vùng hay biết, trước ngày tổ chức một thời gian, như một tháng hoặc nhiều tuần để mọi người lo chuẩn bị chu đáo. Vì rằng, muốn có chim dự thi, nghệ nhân nuôi chim phải có mội thời gian tối thiểu cần thiết nào đó, để nuôi dưỡng, tập dượt kỹ càng cho con “chim mòi” của mình có đủ phong độ, đủ “lửa” ít ra cũng bảy tám phần trăm trở lên mới dám ghi danh dự cuộc tranh tài.

Cũng như các cuộc thi chim hót hay chim đá khác, cuộc thi đá Chích Chòe Than cũng có thành phần Ban Tổ Chức là những vị nào, thành phần Ban Giám Khảo là những ai, họ do Ban Tổ Chức để cử hay do những nghệ nhân chim đá dự thi bầu bán ra công khai. Ban Giám Khảo có nơi gọi là Ban Trọng Tài có nhiệm vụ lo chấm điểm cho công bằng.

Ngoài ra, cuộc thi đá Chích Chòe Than còn có một vị đại diện được bầu ra, vị này có nhiệm vụ sang lồng cho chim, hoặc can chim ra khi được phép của Tổ Trọng Tài.

Tất nhiên đây là người vừa nhanh nhẹn, vừa thạo việc, lại vừa đứng đắn công tâm được đa số nghệ nhân quen biết và tín nhiệm cao độ.

Điều lệ thi đá:

Muốn tham dự cuộc thi, nghệ nhân phải đăng ký trước với Ban Tổ Chức cuộc thi, trễ lắm cũng trước một hai giờ cuộc thi đá mở màn, để Ban Tổ Chức nắm vững được số lượng chim dự thi là bao nhiêu để tiện sắp xếp mọi việc. Khi đã khóa số thì những chim đem đến trễ sẽ bị từ chối, không cho tham dự.

Mỗi nghệ nhân có quyền đăng ký từ một đến nhiều chim. Ban Tổ Chức sẽ sắp số thứ tự (tức số báo danh) cho mỗi chim dự thi, và bản số này sẽ được dán lên lồng, và nghệ nhân có quyền đem chim treo vào những chỗ thích hợp theo ý mình muốn. Chờ lúc nào Trọng Tài gọi đúng sĩ số thì mang chim mình vào dự cuộc đấu đá.

Ban Trọng Tài sẽ bắt thăm để biết chim nào sẽ đá với chim nào rồi xướng danh lên cho chủ chim hay biết mà mang chim vào bàn thi đá. Mỗi lần như vậy là hai con…

Đá Chích Chòe Than như quý vị đã biết không cần có chim mái “sè” thúc giục như cách đá chim Họa Mi. Đây là cách đá thông lồng, nếu hai chim gặp nhau mà cùng chịu đấu đá với nhau, thì chúng chỉ biết xáp vào mà khóa cổ, khóa đầu, cắn mổ nhau trí mạng. Hai anh hùng này đâu cằn chi các “mụ vợ nỏ mồm” đứng hên ngoài xúi biểu lôi thôi”?

Chích Chòe Than khi đã lâm trận thì đá rất hăng, đá quên trời đất, sấm bổ hên tai cũng không hề hoảng sợ… Ngay ngoài thiên nhiên, ta có thể bắt được bằng tay không những cặp chim say máu đấu đá một cách dễ dàng…

Cách thi đá và chấm điểm:

Đá Chích Chòe Than là đá từng cặp. Trọng Tài bốc thăm ra hai con số thì hai chim mang số đó sẽ được chủ nuôi mang vào thi đá. Việc bắt thăm này được tổ chức công khai chứ không phải do sự sắp xếp trước.

Hai chim mang vào được đặt lên bàn, trước sự chứng kiến của Ban Giám Khảo (hay Tổ Trọng Tài) và tất cả nghệ nhân và khán giả tham sự vây quanh…

Vị đại diện bây giờ mới xuất hiện, để hai lồng chim đặt sát nhau, hai cửa lồng hướng vào nhau, sau đó ông ta kéo hai cửa lồng lên cao. Chim cảnh nào hay qua lồng đối thủ thì cửa lồng đó sẽ được sập xuống, và nơi đây được coi là đấu trường. Tất nhiên chiếc lồng trước kia sẽ được nhấc ra nơi khác để khỏi vướng víu tầm nhìn của người tham dự… Đá như vậy gọi là đá thông lồng.

Hiệp một:

Hiệp mội được kéo dài 5 phút, và số điểm của chim thắng là 300 điểm.

Nếu đá suốt 5 phút của hiệp một mà cả hai chim trổ tài ngang ngửa với nhau, không con nào chạy mất con nào, thì đương nhiên mỗi con được 300 điểm và cùng được lọt qua hiệp hai.

Nếu trong hiệp một này chim nào đá chưa đủ 5 phút đã chạy thì chim đó bị loại hẳn, không cho thi đá nữa. Còn con chim thắng kia, chỉ đá vài phút mà thắng thì… Trọng tài bắt thăm con khác cho vào để nó đá tiếp. Tất nhiên, nếu thắng nữa, sẽ được cộng thêm điểm để vào vòng hai.

Hiệp hai:

Những con thắng trong hiệp một đều được lọt vào hiệp hai.

Hiệp hai này kéo dài 20 phút và đá ăn thua luôn. Nghĩa là đá hiệp hai này chim nào thua sẽ bị loại hẳn.

Chim thắng hiệp hai sẽ được cộng hai lần điểm (hiệp 1, hiệp 2) và lọt vào hiệp ba thi đá tiếp…

Hiệp ba:

Chim thua trong hiệp ba cùng bị loại hẳn, và chim thắng cũng được cộng thêm điểm hiệp này, và lọt tiếp vào hiệp sau…

Tùy theo số chim tham dự nhiều hai ít mà cuộc thi có ít hay nhiều hiệp. Từ đó trọng tài sẽ cộng số điểm của từng con thắng mà sắp hạng Nhất, Nhì, Ba, và các hạng khuyến khích, nếu có.

Chim Chích Chòe Than đá rất hăng, có nhiều chim rất dữ. Kết thúc thắng bại đối khi chỉ cần vài phút, nhưng cũng có cặp “kỳ phùng địch thủ”, đá suốt 20 phút đôi khi còn …huề!

Cách đá của Chích Chòe Than cũng như chim Họa Mi, lợi hại nhờ vào đôi chân như những gọng kềm thép và cái mỏ như cái rìu cuốc đất. Chúng có nhiều thế đá độc hiểm, đến nổi chim thua có thể bị đui mắt, bể đầu, long gối hoặc sút móng, sái khớp ngón… coi như bị thương tật suốt đời!

Khi nhập lồng với nhau, ít con chịu xù đầu thua ngay. Trong trường hợp này một là chủ chim đứng ra tuyên bố thua, hoặc Ban Giám Khảo tuyên bố… bắt chim ra, để con chim kia tiếp tục thi đá với chim khác. Cặp nào mà chịu đá thì chúng đâm bổ vào nhau hoặc xòe cánh hay xáp lá cà vào nhau mà cắn, mổ, đá lia lịa. Có khi chim cũng tung mình lên cao để tìm chỗ sơ hở của địch thủ mà tấn công vào. Có khi chúng dùng 8 ngón chân và 8 móng bén nhọn bấu chặt vào nhau, lôi nhau dồn cục xuống đáy lồng rồi cắn mổ liên hồi…

Có con thông minh đến độ chỉ biết cắn mổ những yêu huyệt của địch thủ như mãi, mỏ, đầu, cổ, gối, ngón…khiến địch thủ của nó bị thắm đòn nặng mà thua mau. Những con chim này là chim dữ. Tất nhiên, cũng có những con dại dột, chưa kinh nghiệm chiến trường nên gặp đâu mổ đấy, có khi ngay phút đấu đã bị kẻ địch khóa cổ, khóa chân chẳng khác nào heo đã bị trói bỏ rọ không còn biết xoay trở cách nào để thoát nạn nữa!

Coi chim Chích Chòe Than đá nhiều khi còn hấp dẫn hơn việc voi gà nòi đá độ. Chim lâm trận ít khi chết, nhưng bể đầu, xệ cánh, bị thương tật khắp nơi đến nỗi phải hò hét, máu me ướt đẫm cả mình là chuyện thường thấy…

Ngoài xem không những khoái trá được coi mãn nhãn, mà còn nhận ra được những đòn thế độc hiểm đến độ tài tình của những con chim dữ trong phút xuất thần thi thố hết tài năng…

Chích Chòe Than Nuôi Thi Hót Và Thi Đá / 2023

Cũng đa tài như chim Họa Mi, Chích ChòeThan (tên khoa học là COPSYCHUS SAULARIS) là giống chim cảnh hót hay đá giỏi, nên được hầu hết nghệ nhân chơi chim ưa chuộng.

Chích Chòe Than tuy là giống chim rừng, nhưng thích sống gần người. Khắp nước ta từ Nam chí Bắc, nơi nào có nhà ở, có ruộng vườn, nương rẫy là có chim Chích Chòe Than xuất hiện, thậm chí còn làm tổ trong vườn.

Ở miền Bắc và miền Bắc Trung phần, khởi thủy nó tên là chim Chìa Vôi, sau đó là Chích Chòe. Ở miền Nam, nó có tên là Chích Chòe Than, phân biệt với Chích Chòe Lửa và Chích Chòe Đất (hai giống chim Lửa và Đất miền Trung và Bắc không có).

Bản tính của Chích Chòe Than là ưa hót, nhưng cũng háu đá (chiến). Khi chúng đã lâm trận thì chỉ biết có vùi đầu vào việc… sống chết, chứ không còn biết sợ hài là gì. Sống ngoài thiên nhiên, trong mùa sinh sản, ta thường bắt gặp nhiều cặp chim say mê đá nhau, chân con này ngoéo vào chân con kia như cột chặt lại, đến nỗi bị người vồ trong tay mà vẫn tiếp tục cắn mổ liên hồi… còn nuôi để đá (chiến), do được ăn uống bổ dưỡng lại được tập luyện thường xuyên nên cái tính háo thắng của chúng lại càng táo tợn hơn nhiều.

Ngoài thiên nhiên, chim thường hót vào sáng tinh mơ, có khi đến chín mười giờ sáng. Khi hót thì chúng có thói quen chọn cành cây cao nhất trong vườn mà đậu, do đó tiếng hót lanh lảnh bay xa hàng cây số… Chim có thể hỏi liên tục nhiều giờ liền… Chim nuôi trong lồng, do được ăn uống no đủ nên có thể hót cả ngày, và có con vẫn hót dai dẳng, nghe thật sướng tai. Nếu gặp đối thủ xứng đôi, hai con sẽ thi đấu hàng giờ mà không ngơi nghỉ, với đủ giọng luyến láy cao tháp bổng trầm, chẳng khác nào đội nhạc công tài danh đang thi nhau trổ tài cao thấp

Xuất xứ:

Chích Chòe Than gốc tích từ Nam Dương quần đảo, sau đó đó có mặt nhiều nước ở Châu Á. Chim thích hợp với khí hậu ôn đới, vì vậy vào mùa lạnh chim phải sống di cư lại những vùng có khí hậu ấm áp hơn. Tại nước ta, Chích Chòe Than sống khắp mọi nơi, nhưng ở miền Nam khí hậu thích hợp với giống chim này nhất. Tại miền Bắc vào mùa đông giá rét, Chích Chòe Than di cư vào phương Nam, sau đó đến mùa Xuân chúng lại trở về. Giống chim này thích sống gần người, thích làm tổ trong các bóng cây gỗ hoặc làm tổ thô sơ trên cây bưởi, cây cam. Muốn bất chim con, người ta chỉ gác trên cháng ba một cây nào đó ở ngoài vườn, chiều cao ngang tay với của người, một cái hũ (hay tỉn nước mắm) là chim cứ thế vào đẻ…

Chích Chòe Than là giống chim háu đá (chiến), chúng dùng tiếng hót lảnh lót của mình để đe dọa kẻ thù đến xâm phạm cương thổ của chúng, vì vậy chim thích đậu chót vót những cành cây cao nhất để hót, và có khi hót cả giờ liền, sau đó mới chịu rời chỗ hay đi tìm mồi.

Hình dáng:

Chích Chòe Than có thân hình nhỏ bằng nửa chim sáo sậu, mình có hai sắc lông đen trắng. Các phần đầu, cổ, ức, lưng, đuổi, mỏ và chân đều đen, chỉ trừ phần bụng và bên dưới đuôi cùng rỉa cánh là lông trắng. Tuy vậy sự phân chia của hai thứ lông đen trắng có ranh giới rạch ròi khiến con chim cũng có cái đẹp riêng của nó.

Ở miền Bắc nước ta, còn chim Chích Chòe Than có thân hình to hơn và đôi chân cao hơn con chim ở trong Nam. Vì có cặp thân cao nghệu nên trông điệu bộ con chim đi đứng có vẻ lỏng khỏng, thiếu sự vững vàng. Sự thật tuy chân nhỏ, và cao, nhưng không yếu, Chim Chích Chòe Than không những đi đứng vững vàng mà còn đá những đòn rất độc.

Xưa nay, hễ cô cậu nào có đôi chân ốm yếu cao nghệu thì bị các cụ chế giễu là đôi chân… chìa vôi. Vì vừa giống chân chim Chìa Vôi, mà cũng giống với cái chìa vôi của các bà ghiền trầu dùng để quệt vôi vào lá trầu, ăn cho mặn miệng…

Tuy đôi chân mảnh dẻ nhưng mạnh, lại có hai cánh khỏe nên động tác của Chích Chòe Than lúc nào cũng nhanh lẹ, vụt biến vụt hiện người ta khó tiếp cận với chúng!

Cách nuôi chim bổi:

Giữa mùa Xuân khí hậu ấm áp là mùa sinh sản của chim. Đây là lúc ta có thể ra vườn tìm bắt chim con về nuôi. Tại các gian hàng bán chim kiểng, chim con được bán với nhiều cỡ: chim mới nở được năm bảy ngày cho đến một hai tháng tuổi, giá độ ba bốn chục ngàn một con. Còn chim bổi thì được bán quanh năm, với giá rất rẻ, độ bảy tám ngàn một con, vừa với túi tiền của mọi người.

Giống Chích Chòe than tuy nhát người nhưng lại để đánh bẫy. Do cái tính háu đá (chiến), thích sân si của chim, nên người đánh bây chỉ cần nghe ở đâu có tiếng chim Chích Chòe Than hót là tìm đến treo lục chim mồi lên… Chỉ chờ chim mồi cất tiếng hót là chim rừng ào ào sà đến đấu đá cho bằng được. Thế là chúng thi nhau sa vào lưới rập… Con nào may mắn sẩy đi, thì trước sau gì cũng quay lại nộp mạng…

Con gà ghét nhau vì tiếng gáy, thì Chích Chòe Than cũng ghét nhau vì tiếng hót. Do đó, người bẫy chim giỏi mỗi ngày có thể đánh được vài ba mười con chim bổi là chuyện không khó khăn gì.

Với chim con nuôi cũng dễ sống. Mỗi ngày ta phải chịu khó đút mồi cho chúng ăn nhiều lần, bằng các loại mồi như cào cào, ruột bánh mì, cơm và thỉnh thoảng nhớ cho uống chút nước. Chim non rất mau lớn, độ tháng tuổi là chim đã khôn ngoan, bộ lông vũ đã mọc đầy đủ, và tự mổ được thức ăn do người chế biến.

Vì sống gần người nến chim con dạn người, đến nỗi có thể nuôi thả, hoặc cho đứng trên tay chim vẫn hót chứ không tỏ ra chút sợ hãi gì.

Nhưng với chim bổi, do là thứ chim rừng quen sống ngoài thiên nhiên cao rộng nên bắt về thuần dưỡng trong lồng nuôi chật hẹp, tù túng tất nhiên không thích hợp với chúng.

Có con không chịu ăn uống mà chết, có con nuôi đến vài ba năm vẫn còn nhát… như cáy, thấy hỏng người lại gần là bay nhảy tứ tung có khi tróc cả da đầu hoặc dập cả trán… Tuy vậy, vẫn có người thích thuần dưỡng loại chim bổi này, vì chúng hót rất hay: hót giọng rừng mang âm điệu vừa lạ vừa hay. Con chim bổi mà “đứng lồng” được ba bốn mùa vẫn có giá trị riêng của nó.

Muốn nuôi chim Chích Chòe bổi trước hết ta nên chọn một cái lồng tre hoặc mây chắc chắn (lồng khoảng 49 nan) trong đó có treo sẵn nhiều cóng đựng thức ăn, nước uống, cào cào, sâu tươi để chim ăn thỏa thích trong bốn năm ngày liền. Sau đó ta thả chim bổi vào rồi trùm áo lồng hên ngoài kín mít cho chim đỡ sợ.

Chim bổi trước khi sập bẫy là những con chim dũng mãnh, hót hay đá giỏi, nhưng khi lọt vào bẫy rập bị người bắt nhót nên hồn vía lên mây, do đó con nào cùng nhát như cáy. Vì vậy, giúp chim mau tỉnh hồn lại vía là việc người nuôi chim bổi cần phải lưu ý trước tiên.

Muốn vậy, ta phải tìm nơi yên tĩnh thực sự để treo lồng chim, giúp chim quen dần với cuộc sống tù túng hiện tại. Đây là thời gian thử thách của chim: nếu chúng chịu ăn mồi thì sống, con nào quá nhát không chịu ăn mồi thì đành chết đói. .

Sau bốn năm ngày, liệu chừng thức ăn nước uống đã cạn, ta nhẹ nhàng đến hé sơ áo lồng ra để ghé mắt nhìn vào xem tình trạng sức khỏe của chim ra sao. Nếu thấy chim vẫn sống sởn sơ, cóng thức ăn nước uống có vơi dần, thì ta có thể yên tâm châm thêm thức ăn nước uống cho đầy, hé áo lồng ra một chút rồi treo chim lại chỗ cũ để chim bắt đầu làm quen với cảnh trí bên ngoài…

Đó là cách tập cho chim bổi dạn dàn…

Xin được lưu ý là việc châm thêm thức ăn nước uống này ta nên làm thật nhanh để tránh cho chim bổi khỏi sợ hài quá độ, nhiều con phải bay nhảy bể đầu xệ cánh.

Chích Chòe Than rất thích lắm, dù đó là con chim mới bắt được một hai ngày. Nhưng cũng có con vì quá sợ nên không chịu tắm. Mỗi lần tấm tạ nên cho chúng sang lồng tắm, tắm xong cho chúng sang trở lại lồng nuôi. Với những chim quá nhát chưa chịu tắm thì nên đặt lồng lắm vào chỗ khuất, và tránh mặt đẻ chim yên tâm nhảy vào đĩa nước… Nếu được tắm mỗi ngày, chim bổi sẽ mau dạn.

Khi chim đã dạn người, có nghĩa là nó đã thích nghi với cuộc sống mới, đã chấp nhận sống trong cái giang sơn chật hẹp thì lúc đó chúng mới bình tĩnh cất tiếng hót. Nói một cách khác, con chim bổi đã chịu hót là coi như chúng đã lấy lại sự tự chủ, không còn lo sợ vẩn vơ như trước đây nữa.

Cũng có trường hợp do “lửa rừng” còn, nên chim bổi quên sự nhát sợ, dám cất tiếng hót trong những ngày đầu mới bị bắt về. Người nuôi gặp được những con chim này sẽ bớt khó khăn trong việc thuần dưỡng…

Đây cũng là lúc ta nên cẩn thận thẩm định giá trị của con chim bổi ra sao: chọn nuôi hót hay chọn nuôi đá (chiến)?

Con chim nuôi thi hót chỉ cần dáng vóc đẹp, các bộ phận mắt, mỏ, chân, móng đầy đủ, lại có giọng hót hay và siêng hót là được. Nhưng, với chim nuôi đá (chiến) việc chọn lựa phải nói là rất công phu. Đây không phải là việc làm của một ngày, mà là nhiều ngày, phải chọn đi chọn lại nhiều lần, phải cân nhắc kỹ lưỡng, do đó có khi mười con chưa chắc đã chọn được một!

Yêu cầu của một con Chích Chòe Than nuôi đá (chiến) là phải có thân hình to lớn, vóc dáng hùng dũng của một con chim võ sĩ, trông qua là biết nó gan góc, mạnh khỏe rồi.

Thân to, mình dài, dáng uy dũng

Đầu như đầu rắn, đỉnh đầu bằng chứ không gồ lên gần như thẳng hàng với mỏ chim.

Mắt méo (thường con chim mắt méo là chim đang đủ lửa, sức lực cường tráng).

Mỏ tương đối ngăn, dày, dài và chót mỏ không quặp xuống như mỏ chim ưng. Con chim đá thường dùng mỏ để mổ vào các yếu huyệt của đối thủ, chứ không phải dùng chiếc mỏ quắp để giữ chặt đối thủ của mình, do đó ta mới cần chim có cái mỏ rắn chắc để mổ đau.

Chân chim phải thật khỏe, không thương tật. Ngón và móng không những đầy đủ mà còn chắc khỏe mới mong đấu đá với đối thủ.

Lông mỏng chừng nào lót chừng nấy. Con chim lông mỏng là chim có nhiều sinh lực chất chứa trong mình.

Hội đủ cho bằng được tất cả những yếu tó đó thì con Chích Chòe Than ấy mới xứng đấng làm một con chim đá có nhiều triển vọng sau này.

Cách nuôi để thi hót:

Con chim Chích Chòe Than nào tính bẩm sinh cũng biết hót. Nhưng, muốn cho chim hót thật hay để ra trường thi đấu với chim khác thì phải nhờ vào cách chăm sóc chu đáo của người nuôi.

Nói đến cách chăm sóc thì gần như mỗi người có một kinh nghiệm riêng, ít ai giống ai, và cũng chăng ai chịu phục ai. Phương pháp mà chúng tôi trình bày ra đã được nhiều người áp dụng nhất, và qua kinh nghiệm bản thân cũng thấy có kết quả tốt.

Thức ăn:

Chích Chòe Than nuôi thi hót cần phải có tiêu chuẩn ăn uống như nhau: Thức ăn phải mang tính nhiệt, làm cho con chim “nóng” thúc giục hót hoài. Vì mang danh là chim hót lại để dự thi hót mà lười hót, lại hót không bài bán thì làm sao mong đoạt được chức quán quân? Thức ăn phù hợp đã đồng góp tích cực cho sự hót hay và hay hót của chim.

Thức ăn của Chích Chòe Than thường được chế biến như sau:

Bột đậu phọng một lon (rang vàng)

06 lòng đỏ trứng gà.

01 muỗng cà phê đường cát.

Nửa lon (hoặc 1 lon) sâu khô.

Bốn thứ này trộn lẫn vào nhau, bỏ vào hộp đậy kín cho chim ăn dần.

Có điều xin phép được lưu ý các bạn: nếu chim Chích Chòe Than đang ở thời kỳ thay lông thì hột đậu phọng chỉ nên rang hơi vàng, không cho ăn sâu khô, mà thay vào đó hàng sâu tươi và cào cào (độ ba mươi con một ngày).

Nhưng, nếu chim đang đủ lửa, có thể thi hót được thì bột đậu phụng phải rang thật vàng, trộn sàu khô với tỷ lộ cao chừng 50 đến 100 phần trăm, không cho ăn sâu tươi mà chỉ ăn cào cào.

Đó là điều quan trọng cần biết trong hai giai đoạn “thay lông” và “đủ lửa” của chim.

Dượt chim:

Nuôi chim Chích Chòe Than mà không cho thi dượt thì chim sẽ biếng hót dần và lại hót không hay, thiếu bài bản. Ta phải năng cho chim thi dượt, mỗi tuần ít ra vài lần. Trong thời gian sắp cho ra trường thi đấu, mỗi ngày chim phải được đi dượt thường xuyên. Dượt chim có nghĩa là đem chim đến các tụ điểm treo chim của các Câu Lạc Bộ chơi chim hói gần nơi mình cư ngụ, hoặc nhiều nghệ nhân rủ nhau tụ họp lại một địa điểm thuận lợi và rộng rãi nào đó như quán cà phê, một khu vườn rộng để chim được đầu hót thỏa thích với nhau.

Tất nhiên, con chim mang đi dượt phải là chim đã cứng lông (thay lông xong), đã đủ lửa, tức là chim đang độ sung sức, chỉ thích dượt đấu hót, đấu đá với chim khác. Nếu mang chim chưa đủ lửa đến các nơi này chỉ làm cho chim nhát thêm mà thôi.

Chim mang đi dượt, đến nơi chúng có thể hót vang lên (nếu đủ lửa cần thiết) hoặc chỉ đứng… nghe thiên hạ hót trổ tài. Nhưng, khi mang về nhà chúng như được “hà hơi tiếp sức”, con nào cũng hót rân lên, hăng hái hơn trước bội phần.

Vì như chúng ta biết, chim Chích Chòe Than rất nhạy cảm trong việc bắt chước tiếng chim lạ. Đến nơi đông vui này, chúng có dịp tốt để bắt chước những giọng hót hay hơn, và nhất là hăng hái hơn, sung sức hơn.

Những ngày đầu ta nên treo chim mình gần những con chim yếu hoặc bằng lửa với nó để nó khỏi khớp. Chim khớp thì sợ hãi xù đầu không hót, trái lại còn nhảy lồng loạn xạ như muốn trốn chạy. Khi chim đã hăng lên, thì ta tìm dịp treo lồng gần những chim dữ hơn để nó quen dần với những đối thủ mạnh… Đó là đối với các bạn mới vào nghề; kinh nghiệm chưa được bao nhiêu nên phải “dò dẫm” từng bước một. Trái lại, với người đã có kinh nghiệm trong nghề, họ chỉ quan sát sơ con chim là đủ biết chim đã đủ lửa hay không, đã đến kỳ đấu đá được hay không… Nhưng, dù người nuôi chim có kinh nghiệm đến đâu thì việc đem chim đi dượt cũng phải làm chứ không trễ nãi được. Chim mà thiếu dượt thì không đủ sức ra trường thi thố tài năng với chim khác! Do đó, dù là tốn hao thì giờ, vào sáng sớm, các nghệ nhân nuôi chim thi hót và thi đá vẫn phải mang chim đến các tụ điểm chơi chim, ít ra cũng một vài giờ…

Trình bày như vậy đề các bạn biết được việc dượt chim cần thiết đến mức nào!

Cách nuôi để thi đá (chiến):

Biết đá và háu đá là bản tính hung hăng của giống Chích Chòe Than. Nói một cách khác, con Chích Chòe Than nào cũng biết đá, nhưng đá hay hoặc dở là còn tùy ở tài năng của mỗi con, và phương pháp nuôi nấng chăm sóc của người nuôi.

Trước hết, như phần trên đã trình bày, ta phải có con mắt nhà nghề để chọn ra con chim có những tiêu chuẩn cần thiết để nuôi đá (chiến).

Với con chim để thi hót, không những chỉ cần tiếng hót hay, nhiều giọng mà còn có vóc dáng thể hình đẹp đè (vì trong điểm thi hót có điểm chấm về dáng vóc đẹp của con chim). Thi đá cũng vậy, ngoài tài võ nghẹ, con chim thí sinh cũng được cộng thêm điểm về điệu bộ, dáng vóc, tức là đánh giá công chăm sóc nuôi nấng của chủ chim.

Chọn được con chim đá (chiến) vừa ý là chuyện khó khăn, nhưng công nuôi dưỡng chăm sóc nó lại càng vất vả nhiều hơn.

Thức ăn:

Nuôi Chích Chòc Than để thi đá thức ăn chẳng khác gì nuôi chim thi hót. Tùy theo tình trạng sức khỏe của chim mà để nguyên hoặc tăng thêm phần bổ dưỡng. Nếu tăng thì tăng lượng lòng đỏ trứng gà vào bột, tăng thêm lượng sâu khô và sâu tươi. Chất đạm động vật càng nhiều chim càng mau sung sức, lúc nào cũng hăng hái, cắn mổ bố lồng và thích gây sự với chim treo bên cạnh…

Chăm sóc:

Chích Chòe Than nuôi đá, chủ chim nên chăm sóc chu đáo hơn chim nuôi thi hốt. Ngoài thức ăn bổ dưỡng ra, “nóng” hơn, chim phải được đi dượt nhiều hơn. Kinh nghiệm cho thấy chim càng được dượt nhiều thì càng mau sung sức. Chủ nuôi phải để tâm theo dõi thường xuyên đến độ “lửa” của chim, biết con chim lúc nào có thể đem đấu đá được, hoặc cần phải nuôi thúc cách nào cho đủ lửa để ra ưường.

Xin lưu ý là trước khi thi đá (chiến) một tuần, ta không nên tắm chim.

Xổ chim:

Xổ chim là một hình thức cho chim làm quen vơi trận mạc, theo cách xổ gà nòi. Việc xổ chim này không phri chờ đến lúc gần ngày ra trường mới lo thực hiện, mà phải thực hiện từ những tuần đầu…

Từ ngày lựa được con chim để nuôi đá, chủ chim đã phải xổ chim để biết tài năng của con chim ra sao, nếu hay thì nuôi tiếp, còn dở thì loại ra nuôi hót.

Xổ chim là cho hai chim đá (chiến)với nhau trong năm mười phút (đá thực sự) để chim bền sức, và học hỏi được những đòn thế của địch thủ, đồng thời cũng tự tìm ra cách hóa giải được những thế hiểm của địch thủ. Chuyện mới nghe thật khó tin, nhưng nếu ta chứng kiến được tận mắt hai chim đang đấu đá, ta sẽ thấy chúng có những thế đá, những cú cắn mổ rất thông minh, và bén nhạy. Luật sinh tồn đã giúp chúng khôn khéo trong việc tránh nó và tìm cách đối phó hữu hiệu với kẻ thù… Do đó, nếu được xổ thường xuyên, chim sẽ thuần thục hơn, giỏi giang hơn, quyền biến hơn trong những đòn thế… Đồng thời, càng xổ, chim càng bền sức, vì vậy thời gian xổ thử nên tăng dần lên. Lúc đầu có thể vài phút, rồi tăng dần lên năm phía, rồi mười phút…

Vì đá xổ chứ không phải đá thật, nên hễ gặp tình huống quá gây cấn, làm tổn hại quá mức đến sức khỏe của chim, hoặc có thể gây ra thương tật trầm trọng thì ta nên can ngăn ra kịp thời…

Chim xổ xong nên cho nghỉ ngơi, và nuôi dưỡng chu đáo lại, ít ra cũng mươi ngày sau mới xổ thử lại. Vì nếu xổ liên tiếp trong nhiều ngày liền, chim sẽ kiệt sức.

Tóm lại, nuôi Chích Chòe Than dù là để thi hót hay thi đá (chiến), ta cùng có cách nuôi dưỡng riêng. Cách nuôi dưỡng có thể mỗi người mỗi khác, nhưng tựu trung cũng nhằm vào việc thúc cho chim hăng hái lên để đấu đá thành công như ý của chủ nuôi.

– Nên lựa chim trống là chim có đốm lông t I. Kỹ thuật nuôi chích chòe than 1. Cách chọn chim Rắng ở hai cánh, chim mái không có đốm trắng này. Mua chim non nên chọn chim đã mở mắt, mình phủ lông non và đã hết bọng cứt. Chim nở được một tuần tuổi, mép vàng, há mỏ đòi ăn, chứng tỏ chim khỏe mạnh, không sợ chết yểu.

– Xem mắt, mỏ, cánh, chân không bị dị tật, các ngón chân còn đầy đủ móng là được. Sắc lông phải đen, trắng rõ ràng thì sau này chim trưởng thành mới đẹp…Lựa chim roi roi lông mỏng thì tốt, chim kệch cỡm dầy lông, cụt đòn sẽ không đẹp. Mua được chim con ở vùng Đức Hòa, Đức Huệ (Long An) hoặc Bến Sỏi (Tây Ninh) thì rất tốt vì chim vùng này siêng hót, mỏng lông, dài đòn, lông đen lông trắng rõ ràng không lem nhem như các vùng khác, đặc biệt chim xòe bản đuôi rất rộng. Lưu ý khi muốn nuôi chim non ta nên chọn chim con “đầu mùa” để nuôi, chim khỏe, ăn mạnh, mau lớn.

2. Cho ăn – Mỗi ngày nên cho chim non ăn sớm vì qua một đêm chim rất đói. Đút cho chim ăn đến khi chim ngậm mỏ không ăn nữa thì thôi, mỗi giờ nên đút một lần, đến 8 giờ tối thì chùm áo lồng cho chim ngủ, tránh cho chim bị muỗi đốt, kiến cắn và giữ ấm cho chim.

– Cho chim ăn các loại sau: trứng kiến, cào cào nhúng nước, dế và ăn dặm thêm bột đậu phộng trộn trứng (trộn với nước cho nhão rồi vo viên đút cho chim ăn). Đừng quên cho chim uống nước, nhờ nước chim mau lớn, thiếu nước chim sẽ chết.

– Sau 7 – 10 ngày đút ăn, chim con có thể nhảy đứng lên cầu, nên để cầu thật thấp để chim có thể nhảy lên nhảy xuống dễ dàng, tạo cho chim hoạt động – “tập thể dục” sẽ dễ tiêu hóa thức ăn, ăn nhiều và mau lớn. Đến lúc này ta treo thêm cóng nước, cóng sâu cho chim tập tự ăn, vẫn đút thêm cào cào non để chim quen chủ và dạn dĩ.

– Tuần thứ ba có thể cho chim ăn bột nhão trộn với ít sâu tươi, bột nhão chỉ cho ăn trong ngày, nếu ăn không hết thì phải đổ bỏ, bột bị chua chim ăn sẽ đau bụng. Chim non là loại háu ăn nên lớn nhanh như thổi, đến tuần thứ tư chim có thể sống tự lập, ăn uống không cần phải bón, đút nữa.

Nói gió là chim “ba 3. Chim nói gió Hoa chích chòe” trong miệng nho nhỏ, tự mình nghe. Lúc đó cổ họng chim phồng lên, xẹp xuống liên tục phát ra những âm thanh “có dây có nhợ”…Mới đầu chim nói gió nho nhỏ, dần dần lớn hơn, rõ hơn, dài hơn và ta đã có thể thưởng thức tài nghệ của chú chim rồi.

4. Tập tắm – Chim đã nên hình nên vóc, lông non đã cứng, nhảy nhót tung tăng, thấy tay người biết đeo mổ là có thể tập tắm nước.

– Sang chim qua lồng tắm, mới đầu chim không chịu qua lồng tắm thì bắt chim thả qua, chim thấy lạ sẽ nhảy lung tung, ta nên để chim ở nơi yên tĩnh, trước đó trong chậu tắm (không có nước) ta để sẵn một ít sâu tươi, chim thấy sâu bò, sẵn đang đói thì xuống ăn, chờ chim ăn xong ta đuổi chim về lồng nuôi. Đuổi qua lồng tắm, dụ chim ăn sâu trong chậu tắm rồi đuổi về lông nuôi cho chim quen, đó là tập cho chim phản xạ có điều kiện và quen dần với lồng tắm. Về sau tiếp tục cho ít nước và sâu vào chậu, chim ham ăn sâu, xuống nước quen rồi thì sẽ tự tắm. Nên lưu ý không cho nước quá gối chim vì chích chòe đất là loài nhát nước, nếu đổ nhiều nước chim sợ chết chìm sẽ không tắm. Cho chim tắm khoảng từ 10 – 12 giờ trưa là tốt, chim tự tắm thì sẽ tự rỉa lông, chim lấu dầu ở bầu phao câu rỉa từng cọng lông cho bộ lông mượt mà. Không nên gấp gáp bắt ép chim tắm khi đang còn lo sợ, chim không chịu tắm sau này sẽ khó tập lại được.

– Cầu lồng tắm nên đặt Ngan g với cầu lồng nuôi, chim trông thấy bay qua đậu dễ dàng. Không nên thay đổi lồng tắm và chậu tắm khi chim đã quen cái cũ. Chim tắm là chim xuống nước ngâm mình đập cánh, đập đuôi, xù lông, nhún đầu vung vẩy nước văng tung toé, xong nhảy lên cầu rỉa lông là một đợt, cho chim tắm khoảng ba đợt là đủ, xong cho chim về lồng nuôi và cho phơi nắng. Phơi nắng, tắm nắng là chim đứng trên cầu rỉa lông, xuống đáy lồng duỗi cánh, duỗi đuôi, xù lông cho nắng đi vào da, lông diệt rận, mạt. Cho chim tắm nắng khoảng 20 phút thì mang vào chỗ mát, để chim khỏi “hóc nắng”, khi chim tắm ta tranh thủ vệ sinh lồng nuôi, thay bố lồng….và canh chừng chó, mèo vồ chim. Khi sang lồng tắm và đuổi chim về lồng nuôi nên cẩn thận coi chừng sổng mất chim.

5. Dợt chim – Sang đến tháng 5 dương lịch cũng bắt đầu mùa mưa, chim rũ bỏ lông “máu” để trổ lông trưởng thành. Mới đầu lún phún vài cọng lông đen nhánh trên đầu, trên mình. Lông đen dần dần từ đầu trổ xuống, lông cánh, lông đuôi mọc ra. Lúc này chim đang thay lông, sức khỏe sút gảm nên tẩm bổ cho chim và dành thời gian cho chim nghỉ ngơi, khoảng sau 2 tháng là chim thay lông xong, chim đã đổi mới hoàn toàn, chim có bộ lông mới với hai mầu đen trắng rõ rệt. Chim tập hót lớn nhưng còn ngắn chưa thành thục lúc này ta nên đem chim đi dợt là vừa.

– Mang chim đến những điểm dợt chim, ở đây chim gặp nhau khoe mẽ trổ giọng ganh đua. Chim non mới trưởng thành nên treo xa xa mà học lóm, không nên treo gần chim “già mùa” hung dữ sẽ làm cho chim mới hót hoảng sợ và ngừng hót luôn. Chim chích chòe đất thường có giọng “tè tè”, nếu được học giọng chích chòe than sớm từ nhỏ thì sẽ mất giọng tè tè cố hữu đó.

– Đến tháng 12 dương lịch là mùa khô, chim bắt đầu “có lửa” hót sổng, chim có lửa là chim “họng đen”, lông chim ép sát, thon thả gọn gàng. Lúc này chim vào mùa kết bạn nên thường xệ cánh, xòe đuôi múa may…và chuẩn bị cho ra những lứa chim non mới…

– Chích chòe đất được nuôi trong lồng cao 32cm, đường kính đáy 23 – 25cm là phù hợp, hiện nay chỉ cần ra tiệm chim nói mua lồng chòe đất là ta sẽ có được rất nhiều lựa chọn cho con chim cưng của mình

II. Kỹ thuật nuôi chích chòe lửa 1. Kỹ thuật nuôi – Chích Choè Lửa là một loại chim vừa hót hay vừa là loại chim đá rất hăng.

– Thức ăn và chăm sóc: Chích Chòe Lửa thích ăn cào cào, châu chấu, trùn dế, sâu gạo và đậu phộng trộn trứng. Trường hợp chim không biết ăn bột đậu phộng ta trộn chung bột và sâu cho chim ăn, dần dần chim sẽ quen và bắt đầu ăn bột.

– Lồng nuôi chim chọn lồng 72 nan tới 90 nan tùy theo đuôi của chim dài hay ngắn .cao 60 – 80cm cho chim dễ xoay xở và tránh đuôi của chim bị chạm trúng lồng sẽ bị tưa và xấu vì đuôi Chích Chòe Lửa khá dài và đẹp.

– Chích Chòe Lửa là loại chim có giọng hót vang dội, bắt chước rất hay các giọng hót của các loài chim khác. Giọng hót của chúng thành thót, du dương, trầm bổng chưa có loại chim nào sánh nổi. Có những con được huấn luyện, chăm sóc kỹ lưỡng có giọng hót cực kỳ quyến rũ và phong phú. Khi chim múa đuôi, chim làm điệu rất duyên dáng.

– Muốn chim hót căng, ta có thể nuôi thêm một con chim mái, nhưng tránh cho chúng nhìn thấy nhau. Chim trống chỉ cần nghe tiếng khẹt khẹt cạch cạch xuỳ của chim mái là nó sẽ hót ngay. Ngoài ra chế độ ăn uống của chim đúng tiêu chuẩn và đầy đủ cũng khiến chim sung căng lửa và siêng hót. Ngoài ra siêng cho chim nghe băng tiếng sáo, âm nhạc…để chim tập hót mỗi ngày, sẽ giúp cho chim học tập thêm nhiều giọng hót mới hay hơn.

2. Tiêu chuẩn chọn chim lửa đẹp – Dáng: Đầu xà, cổ thắt, mỏ thon nhỏ (mép mỏ dưới càng mỏng thì chim càng siêng hót), mình thon dài, lông đuôi thì tùy người (Người thích đuôi dài, người thích đuôi ngắn) nhưng nếu bạn chỉ nuôi hót thì chỉ cần chọn những con có lông đuôi cân đối với hình dáng của con chim là được, móng trắng …

– Thanh: Giọng hót to khỏe chim thường xuyên thay đổi giọng khi hót, để lựa đươc những em hót giọng to thì bạn nên chọn những em có khóe muỗi thông xuốt (ngồi bên này có thể nhìn xuyên qua khóe muỗi ở phía bên kia) …..

– Sắc: Lông phải ôm sát, màu lông phải sắc và bóng mượt …

– Bộ (Đây là yếu tố quyết định chim bạn có tài hay không): Chim ngoài yếu tố siêng hót và đổi giọng liên tục thì cũng cần phải đánh đuôi và chạy cầu liên tục…

Cách Nuôi Và Cách Chăm Sóc Chim Chích Chòe Than Chuyền / 2023

Chim chích chòe than chuyền là chim đã ra ràng , đang trong thời kỳ tập bay cho nên không thể bay xa, vut qua vụt lại từ khu vường này sang khu vườn khác như chim cha mẹ của nó.

Mùa sinh sản của chim chích chòe than vào đầu mùa mưa, khoảng tháng tư Âm lịch hàng năm . Mỗi mùa một cặp chim đẻ đến vài ba lứa , và mỗi lứa vậy trung bình mất khoảng tháng rưỡi :

– Thời gian đẻ trứng khoảng 5 ngày (lứa chừng ba bốn trứng , tối đa là 5 trứng )– Thời gian ấp trứng khoảng 16 ngày thì nở– Thời gian nuôi con từ lúc nở cho đến khi con ra ràng bay khổi tổ là 25 ngày.

Như vậy thì khoảng tháng sáu lứa chim con đầu tiên đã là chim chuyền rồi .

Chim con mới tập bay thì bay vụng về lắm . Trong ngày đầu chập chững ra khổi tổ , đôi mắt nhìn trời cao và rừng cây ngút ngàn trước mặt chim con tỏ vể lo sợ . Nó đứng tại chỗ và đôi cánh rung rung nửa , muốn bay theo đàn , nửa lại lo ngại . Chim cha mẹ thường quấn quít bên con , chúng chỉ chuyền qua chuyền lại từng quãng ngắn dể dẫn dắt những con bay chậm. Có những chim con vừa cất cánh bay đã lộn đầu xuống đất khiesn mẹ nó phải đáp xuống theo và cứ lẩn quẩn bên chim con…

Thường buổi tập bay đầu tiên này được diễn ra vào lúc sáng sớm và tiếng kêu to của đàn chim con vangdội khắp một vùng, đứng xa khoảng 50m vẫn nghe rõ. Mình có câu thành ngữ như vớ tổ là nói đến trường hợp chim rời tổ để tạp bay này.

Sở dĩ gọi là vỡ tổ vì khi bầy chim đã ra khỏi ổ mà tập bay thì coi như chúng ra rừng ở luôn chứ không trở lại tổ cũ mà ngủ nghê gì nữa, kể cả chim cha mẹ cũng vậy . Cái tổ từ đó cứ để hoang và mục nát dần qua năm tháng.

Có điều lạ là chim con khi còn trong tổ dù sắp ra ràng , cũng rất im ắng , chỉ lúc hết sức thanh vắng có lắng tai nghe ngóng thỉnh thoảng ta ta mới nghe được tiếng kêu nho nhỏ của chúng mà thôi . Vì vậy dù lén đến gần tổ cũng không ai tài nào đoán biết được bầy chim con trong tổ đã được bao nhiều ngày tuổi ? Thế nhưng , khi chúng ra khỏi tổ để tập bay thì cả bầy cứ chim chíp há họng kêu la như không cần phải e dè gì nữa ! Con chim bay trước một đoạn cũng kêu mà con chim chậm chan đằng sau cũng la toáng….

Trong ngày đầu ra khỏi ổ tập bay , tất nhiên chim con chỉ bay được từng quãng ngắn , và ít khi bay xa ra khỏi khu vuồn . Chúng cứ vòng qua vòng lại , bay tơi bay lui . ..Và cuối ngày khi chúng bay ra khỏi khu vườn là lúc cả bầy đã bay thành thạo.

Trong mấy tuần lễ đầu bầy chim con sống quấn quít bên nhau , vì vậy từ tháng 5 đến tháng mười , vào vườn ta thường bắt gặp sự đông vui của từng đàn nhỏ chích chòe than này…

Đánh bắt chim chuyền cũng dùng lục như bầy chim chích chòe than lớn . Nhưng theo kinh nghiệm của những người bẫy chim lâu năm thì nen thay con trong lồng bằng một con chích chòe than mái lại hiệu nghiệm hơn . Tiếng keu của chim mái tuy nhỏ nhưng chim con vẫn thính tai nghe được . Chúng tường lầm là chim mẹ nên xáp lại gần lục và sập lưới !

Chích chòe than chuyền tuy là vừa thoát khoải giai đoạn chim non , nhưng dù sao cũng đã có một thời gian ngắn sống tự do ở ngoài trời rồi , nên tính cũng nhát , cũng sợ gần người . Thế nhưng nhiều người vẫn thích nuôi chim chuyền vì những lý do sau đây :

Dạn dĩ hơn chim bổi nên thời gian thuần hóa được rút ngắn lại . và nếu nuôi khéo có thể sau này cũng dạn dĩ như nuôi chim con.

Chim bổi để nuôi , thường nuôi mười con sống đủ cả 10 vì chúng thích ứn được với môi trường sống mới rất nhanh .

Những tháng đầu mới nuôi thì vẫn nhút nhát , gặp người lại gần vẫn bay , nhưng tính nhát đó có mức độ . Nếu người nuôi chịu khó tiếp cận , gần gũi chim hằng ngày , như chịu khó thỉnh thoảng đút mồi cào cào cho chim thì chim mau dạn hơn.

Chính vì lẽ đó nên có người còn thích nuôi chích chòe chuyền còn hơn là nuôi chim con , vì đỡ vất vả trong việc chăm sóc , nuôi nấng .Chim chuyền vì thế giá cả còn cao hơn cả chim con ( giá gấp đôi ) và đắt hơn cả chục lần giá chim bổi .

Giá chim chuyền đắt hơn giá chim con củng phải , vì mua chim chuyền thì biết chắc con nào là trống mái , trong khi chim con nếu quá nhỏ thì việc lựa tróng mái chỉ là việc cầu may . Trừ trường hợp số ít người dày dạn kinh nghiệm trong nghê……

Chim chuyền đem về nhà cũng nuôi như chim bổi trong thời gian đầu. Có điều có thể hé áo lồng ra chút ít để con chim tập làm quen với quanh cảnh bên ngoài . Nếu quan sát kỹ ta sẽ thấy chim nào quá nhát thì sẻ bỏ ăn uống ngày đầu, hôm sau đã lần mò đến cóng nước , cóng sâu , rồi cóng bột . Con chim đã chịu ăn uống trong lồng là con chim không thể chết được . Điều càn là hãy để cho nó được sống yên tĩnh thật sự để nó quen dần với khung cảnh bên ngoài và tiếng động xảy ra chung quanh .

Chim chích chòe than chuyền là chim mới tập hót , chất giọng của nó cũng là giọng cảu chim con vài 3 tháng tuổi , vừa nhỏ vừa đơn điều không hay ho gì . Phải qua năm thứ 2 trở đi thì tiếng hót mới bắt đầu tròn trịa…

Cập nhật thông tin chi tiết về Đá Chích Chòe Than Và Cách Chấm Điểm / 2023 trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!