Trình bày những tư tưởng của lý thuyết quản trị học

Chương 2SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TƯ TƯỞNG QUẢN TRỊMục đích và yêu cầu của chươngSự hình thành của một lý thuyết quản trị thường phải trải qua mộtthời gian dài thực hành quản trị, khi một lý thuyết được hình thànhthì bản thân nó đã kế thừa những kinh nghiệm quá khứ và đồng thờilà cơ sở cho sự phát triển những lý thuyết sau này, điều đó chứng tỏtầm quan trọng của việc nghiên cứu lịch sử hình thành của các lýthuyết quản trị. Mục đích của chương này là cung cấp cho bạn đọcmột bức tranh toàn cảnh sự ra đời và phát triển cũng như vai trò củacác lý thuyết quản trị từ cổ điển đến hiện đại. Khi nghiên cứu xongchương này bạn đọc sẽ hiểu được:• Bối cảnh lịch sử của sự ra đời, các quan điểm và nguyên tắc cơbản của các lý thuyết quản trị.• Hiểu rõ khả năng áp dụng của các lý thuyết quản trị trongnhững tình huống nhất định.2.1.BỐI CẢNH LỊCH SỬ2.1.1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA NGHIÊN cứu LỊCH sử PHÁTTRIỂN CÁC TƯ TƯỞNG QUẢN TRỊNhiều nhà quản trị thường hay quên mất rằng cách học tốt nhất làhọc quá khứ. Những người bênh vực cho tư tưởng hiện đại thì chorằng lịch sử không liên quan gì đến các vấn đề mà các nhà quản trịđang phải đối phó hiện nay. Nhưng thực ra các nhà quản trị ngàynay vẫn dùng những kinh nghiêm và lý thuyết quấn trị đã hình thànhtrong lịch sử vào trong nghề nghiệp của mình. Một lý thuyết là mộttập hợp những mối tương quan giữa những tư tưởng vừa giải thíchvừa tiên đoán những hiện tượng xã hội. Lý thuyết quản trị cũng thế,quản trị được thực hành trong thế giới thực tại nên lý thuyết quản trị.cũng phải dựa trên thực tế và quản trị đã được nghiên cứu có hệthống qua các thời đại, nhất là từ thế kỷ 19, để lại một di sản vềquản trị đồ sộ và phong phú mà các nhà quản trị ngày nay đangthừa hưởng. Chính vì thế mà việc nghiên cứu sự tiến triển của tưtưởng quản trị là cần thiết cho các nhà quản trị trong lý luận và thựchành, cho hiện tại và cả tương lai.• NGUỒN GỐC CỦA TƯ TƯỞNG QUẢN TRỊRất đúng khi nói rằng quản trị cùng tuổi với văn minh nhân ' loại.Năm nghìn năm trước công nguyên người Sumerian [vùng Iraq hiệnnay] đã hoàn thiện một hệ thống phức tạp những qui trình thươngmại với hệ thống cân đong. Người Ai Cập thành lập nhà nước banghìn năm trước công nguyên và những kim tự tháp là dấu tích củatrình độ kế hoạch, tổ chức và kiểm soát một công trình phức tạp.Người Trung Hoa cũng có những định chế chính quyền chặt chẽ thểhiện một trình độ tổ chút cao.♦ Ở Châu Âu, những kỹ thuật và phương pháp quản trị bắt đầu đượcáp dụng trong kinh doanh từ thế kỷ 16, khi hoạt động thương mại đãphát triển mạnh. Còn trước đó, lý thuyết quản trị chưa được pháttriển trong kinh doanh vì các đơn vị sản xuất kinh doanh chỉ đóngkhung trong phạm vi gia đình.Đến thế kỷ 18, cuộc cách mạng công nghiệp với sự áp dụng của máymóc cơ khí đã chuyển sản xuất từ phạm vi gia đình sang nhà máy.Đây là những hình thức tổ chúc sản xuất khác hẳn với tổ chức sảnxuất trong gia đình, qui mô và độ phức tạp gia tăng, việc nghiên cứuquản trị bắt đầu trở nên cấp bách. Nhưng sự chú ý cũng chỉ tậptrung vào khía cạnh kỹ thuật của sản xuất hơn là vào nội dung củaquản trị.Sự phát triển càng ngày càng lớn. mạnh của hoạt động sản xuấtvốn càng ngày càng trở thành một nhu cầu bức thiết. Nhu cầu thuhút nhiều vốn để hỗ trợ cho hoạt động sản xuất đã đưa đến việc ápdụng ngày càng nhiều các hình thức tổ chức công ty kinh doanh, đặcbiệt là công ty cổ phần. Đó là một đơn vị có pháp nhân riêng, có thểbán cổ phần cho nhiều người để huy động một số vốn lớn. Cho đếnkhoảng giữa thế kỷ 19 luật pháp các nước Châu Âu chính thức chogiới kinh doanh sử dụng hìnhthức này, vào thời kỳ mà những sựphát triển khoa học - kỹthuật đã thúc đẩy phải gia tăng qui mô của các đơn vị sản xuất vìtình hình vốn trọng gia đình không đủ cho chủ sở hữu của nhiềungười. Do có quá nhiều người góp vốn, nhiều chủ sở hữu của vốn đãkhông thể trực tiếp tham gia quản trị. Đến lúc này, có thể nói rằngsự phân biệt giữa chức năng chủ sở hữu và chức năng của ngườiquản trị đã trở nên rõ rệt. Chính sự phân biệt này đã tạo điều kiệncho các nhà nghiên cứu tập trung vào cáchoạt động quản trị một cách mạnh mẽ hơn.Đến thế kỷ 19, sự quan tâm đến những hoạt động quản trị mới thựcsự sôi nổi, từ những nhà khoa học đến những người trực tiếp quản trịnhững cơ sở sản xuất kinh doanh. Sự quan tâm vẫn tập trung nhiềuvào khía cạnh của sản xuất, nhưng đồng thời cũng chú ý đến khíacạnh lao động trong quản trị. Như Rober Owen đã tìm cách cải thiệnđiều kiện làm việc và điều kiện sông của công nhân. Xét về phươngdiện quản trị, việc làm của Owen đã đặt nền móng cho các nghiêncứu quản trị, nhất là các nghiên cứu về mối quan hệ giữa điều kiệnlao động với kết quả của xí nghiệp.Có thể nói từ cuối thế kỷ 19 những nỗ lực nghiên cứu nhằm đưa ranhững lý thuyết quản trị đã được tiến hành rộng khắp. Và chínhFrederick W Taylor vào đầu thế kỷ 20 với tứ tưởng quản trị có khoahọc của mình đã là người đặt nền móng cho quản trị hiện đại và từđó đến nay các lý thuyết quản trị đã phát triển nhanh chóng, gópphần tích cực cho sự phát triển kỳ diệu của xã hội loài người trongnhững năm gần đây. Sự phát triển của các lý thuyết quản trị gắn liềnvới sự ra đời và phát triển của các trung tâm kinh tế — chính trịthế giới đồng thời chính lý thuyết quản trị lại có những đóng góptích cực cho sự phát triển xã hội.• TRƯỜNG PHÁI QUẢN TRỊ CỔ ĐIỂNTrường phái này bao gồm: Tư tưởng quản trị khoa học và tư tưởngquản trị tổng quát. Những tư tưởng này dựa trên niềm tin là conngười rất duy lý, luôn chọn đường lỗi hành động mộtcách hợp. lý để đạt hiệu quả kinh tế nhất.• TRƯỜNG PHÁI QUẢN TRỊ KHOA HỌCQuản trị khoa học là tiến hành hoạt động quản trị trị theo nhữngnguyên tắc khoa học dựa trên nhưng dữ kiện có được do quansát, thí nghiệm, suy luận có hệ thống. Trường phái này quan tâmđến năng suất lao động thông qua việc quản lý và hợp lý hóa côngviệc.2.2.1.1. Các nhà nghiên cứu tiên phomgCharles Babbage [1792 - 1871]: Ông là một nhà toán học Anhtìm cách tăng năng suất lao động. Cùng với Adam Smith chủ trươngchuyên môn hóa lao động, dùng toán học để tính toán cách sử dụngnguyên vật liệu tôi ưu nhất. Ông chủ trương các nhà quản trị phảinghiên cứu thời gian cần thiết để. hoàn thành một công việc, từ đóấn định tiêu chuẩn công việc, đưa ra việc thưởng cho những côngnhân vượt tiêu chuẩn. Ông cũng là người đầu tiên đề nghị phươngpháp chia lợi nhuận để duy trì quan hệ giữa công nhân và ngườiquản lý.Frederick W. Taylor [1856 - 1915]: Được coi là cha đẻ củaphương phẩp quạh trị khoa học. Trong thời gian làm nhiệm vụ củanhà quản trị ở các xí nghiệp nhất là trong các xí nghiệp luyện kim,ông đã tìm ra và chỉ trích mãnh mạnh mẽ các nhược điểm trongcách quản lý cũ. Theo ông, các nhược điểm chính là:• Thuê mướn nhân công trên cơ sở ai đến trước mướn trước,không lưu ý đến khả năng và nghề nghiệp của công nhân.• Công tác huấn luyện nhân viên hầu như không có, không có hệthông tổ chức học việc.• Công việc làm theo thói quen, không có tiêu chuẩn và phươngpháp.• Hầu hết các công việc và trách nhiệm đều được giao cho ngườicông nhân.• Nhà quản trị làm việc bên cạnh người thợ, quên mất chức năngchính là lập kế hoạch và tổ chức công việc. Tính chuyên nghiệpcủa nhà quản trị không được thừa nhận.Các tư tưởng chính của ông được tập trung trong tác phẩm nổi tiếng“Những nguyên tắc trong quản trị khoa học” được xuất bản tại Hoakỳ, trong đó ông chủ trương: “Mục tiêu chính của quản trị là bảođảm sự thịnh vượng cho chủ và sự sung túc cho công nhân”, trongtác phẩm của mình, ông nêu ra 4 nguyên tắc quản trị khoa học,được coi là nền tảng cho phương pháp quản lý Taylor, các nguyêntắc này trở thành nguyên tắc vàng trong quản trị đầu thế kỷ 20. Nóđược ứng dụng rộng rãi trong các xí nghiệp công nghiệp, tạo ra mộtthời kỳ phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới, đặc biệt là tạiHoa kỳ, các nguyên tắc như sau:Bảng 2.1: Các nguyên tắc TaylorNGUYÊN TẮC TAYLORCÔNG TÁC QUẢN TRỊ TƯƠNGỨNGNghiên cứu thời gian và các,1. Xây dựng cơ sở khoahọc cho các công việc với thao tác hợp lý nhất đểthực . hiện một công việcnhững định mức và cácphương pháp phải tuântheo2. Chọn công nhân mộtcách khoa học, chú trọngkỹ năng và sự phù hợp vớicông việc, huấn luyện mộtcách tốt nhất để hoànthành công việc3. Khen thưởng để bảođảm tinh thần hợp tác,trang bị nơi làm việc mộtcách đầy đủ và hiệu quả.Dùng cách mô tả công việcđể chọn lựa công nhân, thiếtlập hệ thống tiêu chuẩn vàhệ thống huấn luyện chínhthứcTrả lương theo năng suất,khuyến khích thưởng theosản lượng, bảo đảm an toànlao động bằng các dụng cụthích hợp.4. Phân nhiệm giữa quảnThăng tiến trong công việc,'trị và sản xuất, tạo ra tínhchú trọng việc lập kế hoạchchuyên nghiệp của nhàvà tổ chức hoạt động.quản trị.Trước hết tìm cho mỗi công việc một cơ sở khoa học dựa trên nhữngqui luật thao tác và những điều kiện làm việc thích hợp. Thứ đếnphải chọn lựa công nhân có tài và có khả năng phù hợp với nhữngcông việc. Thứ ba huấn luyện cho công nhân làm những cống việcđó một cách tốt nhạt, khuyến khích họ làm việc theo nắng suất. Thứtư, phải yểm trợ công nhân bằng những kế hoạch và cách thức tổchức hợp lý. Chẳng những Taylor chủ trương tăng năng suất lao độngmà ông còn cổ động cách quản trị mới theo các nguyên tắc khoahọc. Tư tưởng của ông như một cuộc cách mạng tinh thần cho cảngười quản trị lẫn công nhân , hòa hợp với nhau nhằm hướng tớiquyền lợi cho cả hai bên.Frank và Lillian Gilbreth: Frank [1868 -1924] và Lillian [1878 -1972]là những người tiên phong trong việc nghiên cứu thời gian - động tácvà phát triển lý thuyết quàn trị khác hẳn Taỵlor. Hai ông bà pháttriển một hệ thống thao tác để hoàn thành một công việc, đưa ramột hệ thống xếp loại bao gồm cácđộng tác như: cách nắm đồvật, cách di chuyển... Hệ thống các động tác khoa học nêu lênnhững tượng quan giữa loại động tác và tần số với sự mệt nhọctrong lao động, xác định những động tác dư thừa làm phí phạm nănglực. Loại bỏ những động tác dư thừa, chú tâm vào những động tácthích hợp làm giảm mệt mỏivà tăng năng suất lao động. Ngoài raLillian Gilbreth được coi là đệ nhất phu nhân của quản trị vì bà còntập trung vào việc nghiên cứu khía cạnh nhân bản của quản trị.Henry Grant: Ông vốn là một kỹ sư chuyên về hệ thông kiểm soáttrong các nhà máy. Ông phát triển sơ đồ Grant mô tả dòng công việccần để hoàn thành một nhiệm vụ, vạch ra những giai đoạn của côngviệc theo kế hoạch, ghi cả thời gian hoạch định và thời gian thực sự.Ngày nay, phương pháp Grant là một công cụ quan trọng trongquản trị tác nghiệp. Grant cũng đưa ra một hệ thông chỉ tiêu côngviệc và hệ thống khẹn thưởng cho công nhân và quản trị viên đạt vàvượt chỉ tiêu. Hệ thống nàygiông như hệ thông chia lợi nhuậnmà theo đó người công nhânsẽ được nhiều quyền lợi hơn khi họ hoàn thành tốt công việc củamình.2.2.1.2 Đánh giá trường phái quản trị khoa họcTrường phái quản trị khoa học có nhiều đóng góp có giá trịcho việc phát triển cửa tư tưởng quản trị. Họ phát triển kỹ năng quảntrị qua phân công và chuyến môn hóa quá trình lao động, hìnhthành đường lối sản xuất dây chuyền. Họ là những người đầu tiênnêu lên tầm quan trọng của việc tuyển chọn và huấn luyện nhânviên, đầu tiên dùng đãi ngộ để tăng năng suất. Họ cũng là nhữngngười nhấn mạnh việc giảm giá thành để tăng hiệu quả, dùngnhững phương pháp có hệ thống và hợp lý đểgiải quyết các vấnđề quản trị. Cuối cùng cũng chính họ coi quảntrị như là một đôitượng nghiên cứu khoa học.Tuy vậy, trường phái này cũng có những giới hạn nhấtđịnh.Trước hết trường phái này chỉ áp dụng tốt trong trường hợpmôitrường ổn định, khó áp dụng trong môi trường phức tạpnhiềuthay đổi. Thứ đến họ quá đề cao bản chất kinh tế và duy lý củacon người mà đánh giá thấp nhu cầu xã hội và tự thể hiện của conngười, do vậy vấn đề nhân bản ít được quan tâm. Cuối cùng trườngphái này cố áp dụng những nguyên tắc quản trị tổng quát cho mọihoàn cảnh mà không thấy tính đặc thù của môi trường, và họ cũngquá chú tâm tới khía cạnh kỹ thuật của quản trị.• TRƯỜNG PHÁI QUẢN TRỊ HÀNH CHÁNHTrong khi trường phái quản trị khoa học chú trọng đến hợp lý hóacông việc và những nhiệm vụ mà các công nhân phải làm thì trườngphái quản trị tổng quát lại phát triển những nguyên tắc quản trịchung cho cả một tổ chức, chính vì thế trường phái này còn được gọỉlà tư tưởng quản trị tổ chức cổ điển2.2.2.1 Các nhà tiên phong của trường pháiHenry Fayol [1841 - 1925] là một nhà quản trị hành chánh ngườiPháp, là người đầu tiên đề xuất quan điểm chức năng trong quản trị.Ông chia công việc quản trị thành nhiều chức năng tương ứng vớicác giai đoạn hoạt động. Theo ông, công việc quản trị nằm trong 6phạm trù:1. Kỹ thuật chế tạo sản phẩm2. Thương mại mua bán3. Tài chính - Kiểm soát tư bản4. An ninh - bảo vệ công nhân và tài sản5. Kế toán - thông kê6. Hành chánhHenry Fayol tập trung vào hành chánh hay hành vi quản trị, đưa ra14 nguyên tắc quản trị gọi là các nguyên tắc quản trị tổng quát, ôngkhuyên cáo rằng các nguyên tắc này không được áp dụng cứngnhắc cho các vấn đề mà phải uyển chuyển, tùy từng trường hợp vàphụ thuộc vào sự đa dạng của các yếu tố. Các nguyên tắc quản trịtổng quát của Fayol:1.Phân chia công việc: Sự phân chia công việc, bảo đảm sự chuyênmôn hóa là rất cần thiết. Nó bảo đảm công việc được hoàn thànhnhanh chóng và có chất lượng cao.2. Thẩm quyền và trách nhiệm: Thẩm quyền và trách nhiệm có quanhệ mật thiết với nhau, gắn liền với nhau. Giao trách nhiệm mà khônggiao quyền thì công việc không hoàn thành được. Có quyền quyếtđịnh mà không có trách nhiệm về các quyết định đã đưa ra thì sẽdẫn tới thói vô trách nhiệm và những hậu quả xấu.3.Kỷ luật: Bao hẳm sự tuân thủ và tôn trọng những thỏa thuận nhằmđạt đến sự tuân lệnh. Fayol cho rằng kỷ luật đòi hỏi có những nhàquản trị tốt ở mọi cấp, chất lượng và hiệu quả cao trong kinh doanh.Kỷ luật cũng bao hàm quyền trừng phạt công bằng.4.Thống nhất chỉ huy. Nhân viên chỉ nhận được lệnh từ một thượngcấp mà thôi.5.Thống nhất điều khiển:Mỗi nhóm hoạt động có một mục tiêucho nhóm nhưng tất cả phải có chung một kế hoạch hoạt độngthông nhất để cùng các nhóm khác hoàn thành mục tiêu chung củatổ chức.6.Lợi ích cá nhân phụ thuộc lợi ích chúng: Quyền lợi của cánhân phải phù hợp với quyền lợi của tổ chức, điều đó bảo dam sự hàihòa và tính khả thi trong hoạt động của con người và tổ chức.7.Thù lao xứng đáng: Cách trả công phải công bằng, hợp lý và manglại sự thỏa mãn tối đa có thể cho chủ nhân và người thợ.8.Tập trung và phân tán: Là mức độ quan hệ và thẩm quyền giữatập trung và phân tán. Chuẩn mực của mối quan hệ nậy phải dẫnđến “năng suất toàn bộ cao nhất”.9.Hệ thống quyền hành, [tuyến xích lãnh đạo]: Là thứ bậc từ cấp caonhất đến cấp thấp nhất. Phải bảo đảm nguyên tắc, không được đichệch đường dây. Sự vận dụng phải linh hoạt không cứng nhắc.10.Trật tự: Người nào, vật nào cũng có chỗ riêng của nó cần phải đặtđúng người đúng chỗ. Đây là nguyên tắc quan trọng trong việc sắpxếp và sử dụng con người và dụng cụ máy móc.11.Công bằng: Sự công bằng trong cách đối xử với cấp dưới và nhânviên cũng như lòng tử tế đối với họ là sự cần thiết tạo nên lòng trungthành và sự tận tụy của nhân viên đối với tổ chức.12.Ổn định nhiệm vụ: Sự ổn định nhiệm vụ là nguyên tắc cầnthiết trong quản trị. Nó bảo đảm cho sự hoạt động với mục tiêu rõràng và có điều kiện chuẩn bị chu đáo. Sự thay đổi luôn luôn thườngkéo theo sự bất ổn và lãng phí.13.Sáng kiến: Sáng kiến được quan niệm là sự suy nghĩ ra và thựchiện công việc một cách sáng tạo. Fayol khuyên các nhà quản trịnên “hy sinh long tự kiêu cá nhân” để cho phép cấp dưới thực hiệnsự sáng tạo của họ, điều này rất có lợi cho công việc.14.Tinh thần đoàn kết: Đoàn kết là sức mạnh, đem lại nhữnghiệu quả to lớn.Max Weber [1864 - 1920] là một nhà xã hội học người Đức,cónhiều đóng góp vào lý thuyết quản trị thông qua việc phát triển mộttổ chức quan liêu bàn giấy là phương thức hợp lý tổ chức một côngty phức tạp. Khái niệm quan liêu bàn giấy được định nghĩa là hệthông chức vụ và nhiệm vụ được xác định rõ ràng, phân công phânnhiệm chính xác, các mục tiêu phân biệt, hệ thông quyền hành cótôn ti trật tự. Cơ sở tư tưởng của Weber là ý niệm thẩm quyền hợppháp và hợp lý. Ngày nay thuật ngữ “quan liêu” gợi lên một hình ảnhmột tổ chức cứng nhắc, lỗi thời, bị chìm ngập trong thủ tục hànhchánh phiền hà và nó hoàn toàn xa lạ với các tư tưởng ban đầu cuaWeber. Thực chất những đặc tính của chủ nghĩa quan liêu của Weberlà:1. Phân công lao động với thẩm quyền và trách nhiệm được qui địnhrõ và được hợp pháp hóa như nhiệm vụ chính thức.2.Các chức vụ được thiết lập theo hệ thống chỉ huy, mỗi chức vụnằm dưới một chức vụ khác cao hơn.3.Nhân sự được tuyển dụng và thăng cấp theo khả năng qua thi cử,huấn luyện và kinh nghiệm.4.Các hành vi hành chánh và các quyết định phải thành văn bản.5.Quản trị phải tách rời sở hữu6.Các nhà quản trị phải tuân thủ điều lệ và thủ tục. Luật lệ phải côngbằng và được áp dụng thông nhất cho mọi người.Chester Barnard [1886 - 1961]: Ông cho rằng một tổ chức là mộthệ thông hợp pháp của nhiều người với 3 yếu tố cơ bản:1. Sự sẵn sàng hợp tác.2. Có mục tiêu chung.3. Có sự thông đạt.Nếu thiếu một trong ba yếu tố này tổ chức sẽ tan vỡ, cũng nhưWeber, Barnard nhấn mạnh đến yếu tố quyền hành trong tổ chức.Nhưng Barnard cho rằng nguồn gốc của quyền hành không xuấtphát từ người ra lệnh mà Xuất phát từ sự chấp nhận của cấp dưới. Sựchấp nhận đó chỉ có thể có với bốn điều kiện:1. cấp dưới hiểu rõ mênh lệnh.2. Nội dung ra lệnh phù hợp với mục tiêu tổ chức.3. Nội dung ra lệnh phù hợp với lời ích cá nhân của họ.4. Họ có khả năng thực hiện mệnh lệnh đó.Lý thuyết này được Barnard gọi là lý thuyết về sự chấp nhận quyềnhành, và ông chọ rằng mục tiêu của hoạt động quản trị phải đem lạihiệu quả, tuy nhiên theo Barnard hiệu quả được hiểu là sự thỏa mãntâm lý và. tinh thần cửa mọi người trong tổ chức.Herbert Simon: là giáo sư đại học Havard, ông cho rằng lý thuyếtbiết hết và quyết định hợp lý của trường phái quản trị khoa học chỉlà tưởng tượng, và nhà quản trị không thể hiểu biết hết mọi vấn đềnên giải pháp đề ra có giới hạn. Ông khẳng định nhà quản trị là conngười hành chánh chứ không phải con người kinh tế dò đó quyếtđịnh của họ là tương đối. Lý luận chủ yếu của Simon được trình bàynhư sau:Bảng 2.2:quan điểm của Herbert SimonCON NGƯỜI KINH TẾCON NGƯỜI HÀNH CHÁNH1. Tối đa hóa chọn giảipháp tốt nhất trongcác giải pháp.2. Đối diện với thế giớithực tại với toàn bộtính phức tạp của nó.3. Đòi hỏi phải hiểu đầyđủ - đoán được hậuquả.,4. Đòi hỏi phải biết tất cảcác giải pháp có thể.1. Tìm một giải pháp tạmđược tùy hoàn cảnh.2. Coi thế giới chỉ là môhình đơn giản hóa củathế giới thực tại.3. Chỉ hiểu từng phần.4. Chỉ cần vài giải pháp làđược.Như vậy nhà quản trị là con người hành chánh nên ông ta làm quyếtđịnh theo thực nghiệm, không đòi hỏi quá khả năng tư duy, với mộthoàn cảnh đơn giản với những yếụ tố quan trọng nhất có liên quan.2.1.2. Nhận xét trường phái quản trị hành chánhTrường phái này chủ trương rằng năng suất lao động sẽ cao trongmột tổ chức được sắp đặt. hợp lý. Nó đóng góp rất nhiều trong lýluận cũng như thực hành quản trị, nhiều nguyên tắc quản trị của tưtưởng này vẫn còn áp dụng ngày nay. Các hình thức tổ chức, cácnguyên tắc tổ chức, quyền lực và sự uỷ quyền ... đang ứng dụng phổbiến ngày nay chính là sự đóng góp quan trọng của trường pháiquản trị hành chánh.Giới hạn của trường phái này là các tư tưởng được thiết lập trongmột tổ chức ổn định, ít thay đổi quan điểm quản trị cứng rắn, ít chúý đến con người và xã hội nên dễ dẫn tới việc xa rời thực tế. Nên vấnđề quan trọng là phải biết cách vận dụng các nguyên tắc quản trịcho phù hợp với các yêu cầu thực tế, chứ không phải là từ bỏ nguyêntắc đó.2.3. TRƯỜNG PHÁI TÂM LÝ XÃ HỘI TRONG QUẢN TRỊLý thuyết tâm lý xã hội trong quản trị là những quan niệm quản trịnhấn mạnh đến vai trò của yếu tố tâm lý, tình cảm, quan hệ xã hộicủa con người trong công việc. Lý thuyết này cho rằng hiệu quả củaquản trí do năng suất lao động quyết định, nhưng năng suất laođộng không chỉ do các yếu tố vật chất quyết định mà còn do sự thỏamãn các nhu cầu tâm lý xã hội của con người.Trong những thập niên đầu của thê' kỷ 20, giới quản trị ở phươngtây giành hết sự dam mê và tín nhiệm cho lý thuyết quản trị cổ điển.Vì vậy, ngay từ những nám 20 của thê' kỷ này đã có những tắc giảnêu lên khía cạnh tâm lý trong quản trị,nhưng bị lãng quên. Chỉ sau này, tư tưởng này mới phát triểnmạnh.• CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TIÊN PHONGRobert Owen [1771-1858]: Là kỹ nghệ gia người Anh, làngười đầu tiên nói đến nhân lực trong tổ chức. Ông chỉ trích các nhàcông nghiệp bỏ tiền ra phát triển máy móc nhưng lại không cải tiênsố phận của những “máy móc người”.Hugo Munsterberg [1863-1916]: Nghiên cứu tâm lý ứng dụngtrong môi trường tổ chức, ông được coi là cha đẻ của ngànhtâm lýhộc công nghiệp. Trong tác phẩm nhan đề “Tâm lý họcvà hiệu quảtrong công nghiệp” xuất bản nẳm 1913 ông nhân mạnh là phảinghiên cứu một cách khoa học tác phong của conngười để tìmra những mẫu mực chung và giải thích những sựkhác biệt. Ông chorang năng suất lao động sẽ cao hơn nếu côngviệc giao phó cho họđược nghiên cứu phân tích chu đáo, và hợp với những kỹ năng cũngnhư tâm lý của họ.Munsterberg đã đề nghị những nhà quản trị dùng các bài trắcnghiệm tâm lý để tuyển chọn nhân viên, và tìm hiểu tác phong conngười trước khi đi tìm những kỹ thuật thích hợp để động viên họ làmviệc. Những ý kiến đó lúc sinh thời của Munsterberg đã không đượcchú ý thì ngày nay lại được ứng dụng rộng rãi.Elton Mayo [1880-1949]: Là giáo sư tâm lý học Havard cùng cácđồng sự tiến hành cuộc nghiên cứu tại nhà máy Hawthornes thuộccông ty điện miền tây, là một sự kiện lớn trong lịch sử phát triển củatư tưởng quản trị. Ban đầu cuộc nghiên cứu chỉ là áp dụng kỹ thuậtquản trị khoa học của Taylor để tăng hiệu suất lao động. Cuộcnghiên cứu ban đầu là thay đổi chiếu sáng cho một toán công nhânđể so sánh sản lượng của họ với nhóm khác làm việc dưới điều kiệnánh sáng không đổi. Mayo ngạc nhiên thấy rằng khi chiếu sáng chonhóm 1 thì năng suất tăng lên cả hai nhóm. Hơn nữa năng suất vẫntàng lên ở cả2 nhóm khi ngưng chiếu sáng ở nhóm 1. Ông kết luận rằng “yếu tốxã hội” mới chính là nguyên nhân tăng năng suất lao động ở hainhóm, tức là giữa tâm lý và tác phong có mối liên hệ rất mật thiết.Khi làm việc chung trong tập thể thì ảnh hưởng của tập thể lại đóngmột vai trò quạn trọng trong việc tạo ra tác phong cá nhân. Nhữngkhám phá mới này đưa tói những nhận thức mới về yếu tố con ngườitrong quản trị. Cuộc nghiên cứu mở ra một kỷ nguyên mới trongquản trị, được gọi là “phong trào quan hệ con người” đối lại với“phong trào quản trị khoa học” của Taylor trước đó. Với việc nhấnmạnh đến quan hệ con người trong quản trị, các nhà quản trị phảitìm cách tảng sự thỏa mãn tâm lý và tinh thần của nhân viên.Mary Parker Follett [1863-1933]: Là nhà nghiên cứu quản trịngay từ những năm 20 đã chú ý đên yếu tố tâm lý trong quản trị, bàcó nhiều đóng góp có giá trị về nhóm lao động và quan hệ xã hộitrong quản trị. Bà cho rằng nhóm, là cơ chế duynhất gọi là cộng đồng, người ta có thể phôi hợp nhiều tài năng vớinhau để phục vụ một lợi ích cao đẹp hơn của tổ chức. Trong tổ chức,nhà quản trị và nhân viên sống hoà hợp với nhau, việc phân biệtgiữa họ trong một thang bậc làm mất đi tính thân hữu tự nhiên vốncó. Trong mô hình kiểm soát tổng hợp bà chỉ ra rằng bản chất tựkiểm soát của nhóm tác động qua lại với nhau, đồng thời bị ảnhhưởng của áp lực môi trường làm việc, Những ý kiến này đã trởthành những giả thiết khoa học hướng dẫn rất nhiều cho các nhànghiên cứu quản trị sau này.Abraham Maslow[1908-1970]: Là nhà tâm lý học đã xây dựngmột lý thuyết về nhu cầu của con người. Sự quản trị hữu hiệu phảicăn cứ vào nhu cầu thực sự đang cần được thõa mãn của con người,Lý thuyết này của Maslow được gọi là lý thuyết “Bậc thang nhu cầu”,được ứng dụng rất rộng rãi tronng quản trị từ giữa thế kỷ 20 đếnnày.Doulas Mc Gregor[1960-1964]: Chịu ảnh hưởng của Mayo vàMaslow, ông phát triển lý thuyết tác phong trong quản trị. Mc Gregorcho rằng các nhà quản trị trước đây đã tiến hành các cách thức quảntrị trên những giả thiết sai lầm về tác phong của con người. Nhữnggiả thuyết đó cho rằng phần đông mọi người đề không thích làmviệc, thích được chỉ huy hơn là tự chịu trách nhiệm, và hầu hết mọingười làm việc vì lợi ích vật chất, và như vậy các nhà quản trị đã xâydựng những bộ máy tổ chức với quyền hành tập trung đặt ra nhiềuqui tắc thủ tục, đồng thời với một hệ thống kiểm tra giám sát chặtchẽ. Gergor gọi những giả thiết đó là X, và đề nghị một loại giả thiếtkhác mà ông gọi là Y. Thuyết Y cho rằng con người sẽ thích thú vớicông việc nếu có được những thuận lợi và họ có thể đóng góp nhiềuđiều hơn cho tổ chức. Mc Gergor cho rằng thay vì nhấn mạnh đếncơ chế kiểm tra thì nhà quản trị nên quan tâm nhiều hơn đến sự phốihợp hoạt động.Chris Argyris[ 1923- ]: Nghiên cứ tư cách con người cà các yếutố đời sống tổ chức và cho rằng một sự nhấn mạnh thái quá của nhàquản trị đối với việc kiểm soát nhân viên sẽ dẫn tới nhân viênn cóthái độ thụ động, lệ thuộc và né tránh trách nhiệm. Trong trang tháitâm lý đó họ sẽ cảm thấy bất bình và có những thái độ tiêu cực đốivới việc hoàn thành mục tiêu chung. Argris cho rằng bản chất conngười luôn muốn là người trường thành, tức là muốn sự độc lập, sựphong phú trong hành động, sự đa dạng trong mối quan tâm và khảnăng tụ chủ. Nhà quản trị hữu hiệu là người biết tạo điều kiện chonhân viên ứng xử như những người trưởng thành, và điều đó sẽ có lợicho tổ chức.• NHẬN XÉT VỀ TRƯỜNG PHÁI TÁC PHONG TRONG QUẢNTRỊ■ Tư tưởng của trường phái tác phong nhấn mạnh nhu cầu xã hội,được qúy trọng và tự thể hiện mình của người công nhân. Lý thuyếtnày bổ sung cho lý thuyết cổ điển khi cho rằng năng suất không chỉthuần túy là vấn đề kỹ thuật. Nó cũng giúp cải tiến cách thức và tácphong quản trị trong tổ chúc, xác nhận mối liên hệ giữa nâng suấtvà tác phong hoạt động. Điều đó thật sự được nhận thấy và gây nênmột phong trào rầm rộ được gọi là “phong trào quản trị con người”trong thập niên 50 không kém gì “phong trào quản trị khoa học” củaTaylor trước đây. Lý thuyết tác phong có sự đóng góp lớn lao trang Ịýluận và thực hành qủản tri. Nhờ có những đóng góp nậy mà ngàynay các nhà quản trị hiểu rõ hơn về sự động viên của con người, vềảnh hưởng của tập thể đôi với tác phong cũng như các vấn đề tâm lýquản trị.Có nhiều ý kiến phê phán lý thuyết tác phong là đã quá, chú ý đếnyếu tô' xã hội của con người khiến trở thành thiên lệch. Khái niệm“con người xã hội” chỉ có thể bố sung cho khái niệm “con người kinhtế” chứ không thể thay thế. Không phải lúc nào những “con ngườithoả mãn” đều là nhũng lao động có năng suất cao. Hơn nữa lýthuyết nay coi con người là phần tử trong hệ thống khép kín, đỉều đókhông thể có trên thực té. Mặc dù vậy, không thể phủ nhận đónggóp của trường phái này đối với lý , thuyết quản trị. Trong các yếu tốcủa quản trị thì con người là yếu tố khó sử dụng nhất và cũngthường gây lãng phí nhất. Lý thuyết này quan tâm đến con. ngườicũng là hướng về quan điểm: quản trị là hoàn thành công việc bằngvà thông qua con người.2.4. TRƯƠNG PHÁI ĐỊNH LƯỢNG TRONG QUẢNTRỊChuyển sang xã hội thông tin kéo theo nó là những thay đổi có tínhcách mạng trong việc áp dụng những kỹ thuật vào các quá trình laođộng. Cùng với những trào lưu này, trường phái quản trị định lượngvới cơ sở là lý thuyết quyết định, áp dụng thông kê vào quá trình làmquyết định và sự phát triển của mô hình toán kinh tế với sự trợ giúpcủa máy tính điện tử. Trường phái này dựa trên suy đoán là tất cảvấn đề đều có thể 'giải quyết được bằng các mô hình toán, và nó cócác đặc tính sau:• Chủ yếu tập trung vào làm quyết định vì cho rằng quá trìnhphân tích làm quyết định đã bao hàm những hành vi quản trị.• Dựa trên lý thuyết quyết định kinh tế, lựa chọn phải mang lạilợi ích kinh tế.• Dùng các mô hình toán học để giải quyết vấn đề.• Coi máy tính là công cụ cơ bản trong việc giải quyết các môhình và các bài toán quản trị.Trường phái này tiếp cận trên 3 hướng cơ bản là quản trị khoa học,quản trị tác nghiệp và quản trị hệ thông thông tin.7. QUẢN TRỊ KHOA HỌCMột trong những áp dụng chính của trường phái này là quản trị khoahọc, cần phải .phân biệt với tư tưởng quản trị khoa học của Taylor rađời ở đầu thế kỷ này. Ớ đây khoá học quản trị là đường lôi quản trịdùng những phân tích toán học trong qụỵết định, sử dụng các côngcụ thông kê, các mô hình toán học. Khoa học quản trị có nguồn gốcsau chiến tranh thế giới thứ 2 khi kỹ thuật chiến tranh phát triểncao, nhu cầu ứng dụng các kiến thức định lượng và tối ưu hóa ngàycàng bức thiết. Hơn nữa các quá trình sản xuất ngày càng phức tạphơn SO với phương pháp quản trị truyền thông. Sự liên kết giữa cácphương pháp tổ chức sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp vũ khí vớisản xuất dân dụng là tiền đề xuất hiện khảo hướng này.‘• QUẢN TRỊ TÁC NGHIỆPQuản trị tác nghiệp là áp dụng phương pháp định lượng vào công táctổ chức và kiểm soát hoạt động, nó có nhiều ứng dụng trong côngtác quản trị hàng ngày. Quản trị hoạt động sử dụng nhiều kỹ thuậtđịnh lượng như tiên đoán, kiểm tra hàng tồn kho, lập trình tuyếntính, lý thuyết hệ quả, lý thuyết hệ thống. Chính khảo hướng này mởra các phương pháp quản lý hiện đại như phương pháp KABAN,phựơng pháp TQM hay 6 SIGMA hiện nay.• QUẢN TRỊ HỆ THONG THÔNG TINQuản trị hệ thống thông tin là những chương trình tích hợp thu thậpvà sử lý các thông tin giúp việc ra quyết định. Thông thường các hệthống này đươc trợ giúp tích cực của hệ thông máy tính. Hệ thốngthông tin là kết quả hợp Ịý của việc ngày càng có sự công nhận sứcmạnh và giá trị của thông tin, và thông tin phải sẵn sàng dưới dạngthích hợp, đúng thời điểm cho các nhà quản trị làm quyết định. Hệthống thông tin không ẽhỉ có máy tính mà còn là con người, chươngtrình, dữ liệu. Do đó nhất thiết phải có sự quản trị thích hợp hệ thốngthông tin đó.• NHẬN XÉT VỀ TRƯỜNG PHÁI ĐỊNH LƯỢNG TRONG QUẢNTRỊTrường phái định lượng thâm nhập hầu hết trong mọi tổ chức chứchiện đại với những kỹ thuật phức tạp. Khoa học quản trị, quản trị tácnghiệp và quản trị hệ thống thông tin rất quan trọng cho các nhàquản trị các tổ chức lớn và hiện đại ngày nay. Các kỹ thuật củatrường phái này đã đóng góp rất lớn trong việc nâng cao trình độhoạch định và kiểm tra hoạt động.Mặc dù các kỹ thuật định lượng được áp dụng rộng rãi nhưngvẫn chưa giải quyết thoả đáng khía cạnh nhân bản và ,tác phongcon người trong xí nghiệp. Các nhà quản trị cũng nhận xét bằng cáckhái niệm và kỹ thuật của lý thuyết này tương đối khó hiểu đối vớicác nhà quản trị. Trong thực tế chỉ có các chuyên gia được đào tạokỹ lưỡng trong lãnh vực này mới có thể sử dụng các kỹ thuật đótrong thực tế. Bởi lẽ đó, chừng nào các kỹ thuật định lượng còn làmột lãnh vực khoa học thuộc thẩm quyền trí thức riêng của các nhà“khoa học quản trị” thì sự phổ biến lý thuyết này vẫn còn bị hạnchế. Tuy vậy sang thế kỷ 21, cùng với sự phát triển mạnh mẽ củatin học và máy tính điện tử thì các .kỹ thuật định lượng trong quảntrịngày càng được phổ biến. Sựkết hợp giữa kỹ thuật tin học vớicác biện pháp quản lý khoa học ngày càng phát triển và có nhữngbước tiến nhảy vọt.2.5. TRƯỜNG PHÁI HỘI NHẬP TRONG QUẢN TRỊTrong những năm gần đây có những cố gắng tổng hợp các lýthuyết cổ điển, lý thuyết tác phong và lý thuyết định lượng, sử dụngnhững tư tưởng tốt nhất của mỗi trường phái. Những tư tưởng nàytạo thành trường phái tích hợp hay còn gọi là trường phái hội nhập.Nó bao gồm nhiều lý thuyết phát triển, tạo ra nhiều trường phái rấtđa dạng, thịnh hành trong thập kỷ 1960- 1980.2.5.1. TRƯỜNG PHÁI “QUÁ TRÌNH QUẢN TRỊ”Thực chất khảo hướng này được đề cập từ đầu thế 20 qua tưtưởng của Henri Fayol, nhưng thực sự chỉ phát triển mạnh từnăm 1960 do công của Harold Koontz và các đồng sự. Tư tưởngnày cho rằng quản trị là một quá trình liền tục của các chức năngquản trị đó là hoạch định, tổ chức, điều khiển và kiểm soát. Các chứcnăng này được gọi là những chức năng chung của quả' trị. Bất cứtrong lãnh vực nào, dù đơn giản đến phức tạp, dù trong lãnh vực sảnxụất hay dịch vụ thì bản chất của quản trị là không thay đổi đó làviệc thực hiện đầy đủ các chức năng quản trị.Hình 2.1 Tư tưởng quá trình quá trìnhQuà trình quản trịHoạch ĐịnhTổ chứcĐiều KhiểnKiểm SoátTừ khi được Koontz phát triển thì khảo hướng này được trở thành"một khảo hướng được chú ý nhất, và được rất nhiều các nhà quản trịtừ lý thuyết đến thực hành ưa chuộng.• TRƯỜNG PHÁI “NGẪU NHIÊN”Lý thuyết này cho rằng kỹ thuật quản trị thích hợp cho một hoàncảnh nhất , định tùy thuộc vào bản chất và điều kiện của hoàn cảnhđó. Phương thức quản trị đúng hay tác phong quản trị trong một tìnhtrạng laọ động nhất định phụ thuộc vào nhiều biến số. Quan điểmngẫu nhiên lập luận rằng các hiện tượng về tổ chức xảy ra theo cáchình thái mà nhà quản trị có thể hiểu được, nhưng không thể có mộtkhuôn mẫu cho tất cả các trường hợp vì mỗi vấn đề tự nó đã là độcđáo. Khảo hướng ngẫu nhiên muốn kết hợp vầo thực tế bằng mộtcách hội nhập những nguyên tắc quản trị vào trong khuôn khổ hoàncảnh. Nó được xây dựng trên luận đề:''“Nếu có X thì tất có Y nhưngphụ thuộc vào điều kiện Z”, như vậy điều kiện Z là những biến sốngẫunhiên. Những cô' gắng gần đây của khảo hướng này là tìm cáchcách ly biến sô' z, thay bằng những yếu tố quyết định khác của hoàncảnh.Hình 2.2 Khảo hướng ngẫu nhiênKhảo hướng ngẫu nhiên được cho là hợp lý theo trực giác, vì nhữngtổ chức thì khác biệt nhau về kích thước, mục tiêu, nhiệm vụ, nênkhó có thể có những nguyên lý chung áp dụng một cách khái quát.• TRƯỜNG PHÁI “QUẢN TRỊ HỆ THỐNG”Hệ thông có thể được định nghĩa là một cơ cấu định hướng theo mụctiêu, gồm các thành phần liên kết với nhau sao cho toàn hệ thốnglớn hơn tổng số các thành phần. Một hệ thông phải có 4 thành phầncợ bản: đầu vào, quá trình biến đổi, đầu ra và phản hồi.Nguyên lý cơ bản của lý thuyết hệ thống là hệ thống nào cũng gồmnhững hệ thống nhỏ gọi là hệ thông con, giữa chúng có mối quan hệtác động hữu cơ với nhau, bất kỳ một thay đổi dù nhỏ của hệ thôngcon cũng có ảnh hưởng đến hệ thông và ngược lại. Nếu quản trị phốihợp hữu hiệu những nỗ lực của hệ thống con thì kết quả sẽ lớn hơntổng số những cô' gắng độc lập. Khảo hướng này còn giúp ta nhận rarằng tổ chức không phải là tồn tại độc lập, mà nó phải dựa vào môitrường hoạt động. Nhà quản trị phải hiểu trách nhiệm của mình đốivới môi trường và những hạn chế mà môi trường đã áp đặt lên tổchức.Hình 2.3: Khảo hướng hệ thốngMÔI TRƯỜNG• NHẬN XÉT VỀ TRƯỜNG PHÁI HỘI NHẬPHiện nạy trường phái hội nhập đã có những ứng dụng thiết thựctrong quản trị, nó cung cấp cho nhà quản trị cái nhìn hệ thống đốivới những vấn đề nảy sinh trong quản trị. Các nhà quản trị đượckhuyến cáo là không có khuôn mẫu chung để giải quyết tất cả cáctrường hợp,, lý thuyết ngẫu nhiên thì lưu ý nhà quản trị đến tính độcđáo của môi trường, lý thuyết hệ thống thì chỉ ra sự liên hệ giữa môitrường và đơn vị, quản trị quá trình xác định các chức năng cơ bảhmà các nhà quản trị phải thực hiện trong họat động quản trị củamình. Chính trường phái này đã có công hội nhập các tư tưởng quảntrị trước nó vào một tư tưởng chung mang tính toàn vẹn và tổngquát.2.6. TRƯỜNG PHÁI QUẢN TRỊ HIỆN ĐẠIChính tính đa dạng hóa, đa phương hóa và môi trường toàn cầu củakinh doanh ngày nay không cho phép các nhà quản trị suy nghĩ theokiểu địa phương mà phải có suy nghĩ toàn cầu. Môi trường kinhdoanh hiện nay đòi hỏi mọi nhà quản trị muốn thành công phải suynghĩ trên tầm vóc quốc tế, cho dù ông hoạt động ở địa phương. Hậuquả là các phương pháp quản trị phải được xác định lại để hoạt độngtrong toàn cầu.2.6.1. LÝ THUYẾT ZLý thuyết z được một giáo sư người Mỹ gốc Nhật Bản là giáo sưWilliam Ouchi xây dựng trên cơ sở áp dạng cách quản lý của NhậtBản trong các công ty Mỹ. Lý thuyết ra đài nàm 1978, chú trong đếnquan hệ xã hội ,và yếu tố con người trong tể chức, rất được chú ý ởcuối thế kỷ 20. Lý thuyết z có các đặc điểm sau: Công việc dài hạn,quyết định thuận hợp, trách nhiệm cá nhân, xét thăng thưởng chậm,kiểm soát kín đáo bằng các biện pháp công khai, quan tâm đến tậpthể và cả gia đình nhân viên. Tuy nhiên, việc vận dụng lý thuyết zvào trong quản trị khá khó khăn, đòi hỏi những điều kiện nhất địnhvề môi trường văn hóa yà sự thay đổi về tư duy quản trị của các nhàquản trị trong tổ chức.• TIẾP CẬN THEO 7 YẾU Tố [7’S]Cách tiếp cận nấy nhấn mạnh rằng trong quản trị cần phải phối hợphài hoà 7 yếu tố quản trị có ảnh hưởng lên nhau, khi một yếu tố thayđổi kéo theo các yếu tố khác cũng bị ảnh hưởng. Nhà quản trị phải lànguời thông hiểu và sử dụng tốt trong quản trị, đó là:1. Chiến lược: Là phân phôi các ngụồn tài nguyên của tổ chứcvà ấn định đường lối hoạt động của tổ chức đó.2. Cơ cấu: Phân cấp trong tổ chức và xác định quyền hành.3. Hệ thống: Các qui trình tổ chức, thủ tục báo cáo và làm cáccông vỉệc hàng ngày.4. Nhân viên: Là những người hoạt động trong tổ chức, gắn bóvà hướng tới mục tiêu.5. Phong cách: Cách thức quản trị để đạt được mục tiêu cửa tổ chức.6.Kỹ năng: Trình độ chuyên môn của các nhân viên7.Giá trị chung: Là hệ thông giá trị mà mọi người chia sẻLý thuyết 7’S hình thành nhằm đáp ứng nhu cầu quản trị các công tycó qui mô lớn, mang tính cạnh tranh toàn cầu. Lý thuyết này thịnhhành đến tận những năm đầu của thế kỷ 21, nó mở đường cho tràolưu xây dựng những “công ty tuyệt hảo” rất thịnh hành ở Mỹ và cácnước Châu Âu.TÓM TẮT1. Những kim tự tháp Ai Cập và Vạn lý trường thành ở Trung Hoalà những bằng chứng cho thấy những công trình lớn lao, đòi hỏinhững tài năng quản trị đã được thực hiện hàng nghìn nămtrước đây. Hơn hai trăm năm trước, Adam Smith đã nói về lợiích của phân chia lao động. Nhu cầu về một lý thuyết quản trịchính thức trở thành hiển nhiên trong thời kỳ cách mạng côngnghiệp.2. . Nửa đầu thế kỷ này là thời kỳ biệt lập về tư tưởng quản trị.Quản trị một cách khoa học tìm hiệu quả sản xuất thông quahợp lý hóa công việc, tư tưởng hành chánh tìm các nguyên tắcquản trị cho một tổ chức. Lý thuyết hành vi tập trung vào conngười, khảo hướng định lượng dùng các kỹ thuật định lượngtrong việc làm quyết định.3. Chỉ đến những năm 1960, sự hợp nhất các tư tưởng mới đượcđặt ra. Khảo hướng quá trình xem xét quản trị như một quátrình thường xuyên của các chức năng hoạch định, tổ chức,điều khiển và kiểm soát. Khảo hướng ngẫu nhiên coi mỗi hoàncảnh là đặc thù và nhà quản trị phải linh hoạt trong mỗi tìnhhuống. Khảo hướng hệ thống tìm cách liên hệ các thành phầncon trong một hệ thông với những điều kiện môi trường.4. Chính sự phát triển mang tình toàn cầu của các nền kinh tế đãdẫn tới quan điểm toàn cầu trong quản trị, sự thâm nhập củacác trường phái quản trị vào với nhau hình thành những tưtưởng quản trị mới phù hợp với thời đại đó là lý thuyết z,cáctiếp cận 7S, ... và sự phát triển không dùng lại, tạo ra nhữngthay đổi nhanh chóng trong các phương pháp quản trị củanhân loại.CÂU HỎI ÔN TẬP1. Tại sao các nhà quản trị phải nghiên cứu các lý thuyết quản trịđã có?2. Trường phái quản trị nào khiến bạn quan tâm nhất? Tại sao? 3.Xác định vai trò của trường phái quản trị cổ điển.3. Mối liên hệ giữa trường phái quản trị cổ điển và trường pháiquản trị tác phong.4. Tại sao có trường phái quản trị tích hợp? Nó có đặc điểm gì?5. Lý thuyết z là gì? Bạn có nghĩ rằng lý thuyết z sẽ thay thế tưtưởng quá trình quản trị không?tTÌNH HUỐNG QUẢN TRỊCông ty TD được thành lập giữa những năm 1970 chuyên về máytính. Vốn là quản trị viên IBM nên giám đốc Jim rất có kinh nghiệmtrong ngành kinh doanh máy tính. Sản phẩm chỉnh của công ty là hệthống máy tính song song cố độ tin cậy cao. Sản phẩm rất được cáckhách hàng là các ngân hàng ưa chuộng. Ong Jim duy trì qụi trìnhsản xuất với năng suất cao, tự do trong hành động và có tình thânhữu cao. Nhưng sau vài năm phát triển hiệu quả, công ty có hiệntượng xấu, tốc độ tăng trưởng và lợi nhuận giảm. Các chuyên gianhận thấy tinh thần tự do - là một động lực phát triển mạnh trongthời gian đầu - không thích hợp trong điều kiện phát triển mới, chínhnó là nguyên nhân gây cản trở hiện nay. Ông Jim liền tăng cườngquản lý, xiết chặt kiểm tra và hạn chế tính tự do vốn là truyền thốngcủa công ty. Ông còn thay đổi cách quản trị, hàng tuần họp giao banvà trực tiếp ông ra lệnh cho các cấp. Kết quả gây ấn tượng mạnh,doanh thu lên đến 1 tỷ USD/ năm, thời gian giao hàng rút xuống còn1 tuần thay vì 5 tuần như trước. Khách hàng đánh giá cao chất lượngsản phẩm và dịch vụ của công ty và công ty trở thành một đốì thủđáng kể trong ngành máy tính của Mỹ.1.Phân tích tính logic của quá trình phát triển của TD.2. Bạn thử nhận xét cách quản trị của công ty nghiêng theo tưtưởng nào ?3. Việc thay đổi cách quản trị có đánh mất tính sáng tạo của cácnhân viên trong công ty không?CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM1.a]b]c]d]2.a]b]c]d]3.a]b]c]d]4.a]b]Điểm quan tâm chung trong các trường phái quản trị lànăng suất lao độngcon ngườihiệu quảlợi nhuậnĐiểm quan tâm chung giữa các trường phái Quản trị khoa học,Quản trị Hành chính, Tâm lý-xã hội làcon ngườinăng suất lao độngcách thức quản trịlợi nhuậnCác lý thuyết quản trị cổ điển có hạn chế làquan niệm xí nghiệp là một hệ thống khép kín[*]chưa chú trọng đúng mức đến yếu tố con người[**]bao gồm [*] và [**]cách nhìn phiến diệnNgười đưa ra 14 nguyên tắc “Quản trị tổng quát" làFederic W.Taylor [1856-1915]Henry Fayol [1841 - 1925]c] Max Weber [1864 - 1920]d] Douglas Mc Gregor [1900 - 1964]5. "Trường phái quản trị quá trình " được Harold Koontz đề ra trêncơ sở tự tưởng củaa] Federic W.Taylor [1856-1915]b] Henry Fayol [1841 - 1925]c] Max Weber [1864 - 1920]d] Douglas Me Gregor [1900 - 1964]6. "'Năng suất lao động là chìa khoá để đạt hiệu quả quản trị" làquan điểm của trường pháia] tâm lý-xã hội trong quản trị[*]b]quản trị khoa học[**]c] cả[*]và[**]d] quản trị định lượng7. Trường phái "quá trình quản trị" được đề ra bởia] Harold Koontzb] Henry Fayolc] Winslow Taylord] tất cả đều sai8. Các yếu tố của mô hình 7'S làa] chiến lược, cơ cấu, hệ thống, tài chính, kỹ năng, nhân viên,mục tiêu phối hợpb] chiến lược, hệ thông, mục tiêu phối hợp, phong cách, côngnghệ, tài chính, nhân viênc] chiến lược, kỹ năng, mục tiêu phối hợp, cơ cấu, hệ thống, nhânviên, phong cáchd] chiến lược, cơ cấu, hệ thông, đào tạo, mục tiêu, kỹ năng, nhânviên9. Quản trị theo học thuyết Z làa] quản trị theo cách của Mỹ.b] quản trị theo cách của Nhật Bản.c] quản trị kết hợp theo cách của Mỹ và của Nhật Bản.d] các cách hiểu trên đều sai.10.Tác giả của học thuyết Z làa] William Ouchib] Federick Herzbergc] Douglas Mc Gregord] Một người khác

Video liên quan

Chủ Đề