Trống chiêng là gì

Người M’nông không làm ra cồng chiêng mà thường mua lại của người Lào hoặc của người Việt. Cồng chiêng được đúc bằng hợp kim bao gồm đồng và một số kim loại khác. Những chiếc cồng chiêng quý thường có thêm bạc. Chất lượng âm thanh phụ thuộc vào tỷ lệ hợp kim sử dụng đúc cồng chiêng. Khi mua về, đồng bào M’nông chỉnh âm thanh hết sức tinh tế bằng nhiều cách khác nhau như dùng búa sắt, dùi gỗ cứng đập vào lòng chiếc cồng, chiêng… Chiêng có núm được gọi là cồng và chiêng không có núm gọi là chiêng bằng. Cồng cấu tạo gồm 3 bộ phận: núm, mặt và thành cồng. Trong đó: núm là bộ phận được làm vồng theo hình bán cầu ở chính giữa mặt cồng, vị trí dùng để gõ, tạo ra âm thanh vang, ngân dài và có tiếng rung; mặt cồng là một mặt phẳng xung quanh núm, có hình vòng tròn - đây là bộ phận quyết định âm thanh như độ cao, sự tròn tiếng, đầy tiếng và độ vang; thành cồng là một bộ phận nối liền với mặt thành một bản rộng bao quanh và khum vào trong.

Bộ chiêng bằng 6 chiếc của người M’nông.

Chiêng bằng cấu tạo gồm hai bộ phận: mặt chiêng và thành chiêng. Mặt chiêng là một mặt phẳng có hình vòng tròn, quyết định âm thanh như: độ cao, sự tròn tiếng, đầy tiếng và độ vang; thành chiêng nối liền với mặt chiêng thành một bản rộng bao quanh mặt chiêng và không khum vào trong.

Cồng chiêng M’nông gồm có 2 bộ: bộ chiêng 6 chiếc và bộ cồng 3 chiếc có kích thước khác nhau. Mỗi chiếc mang một chức năng riêng trong khi hòa điệu và có những tên gọi khác nhau tùy theo từng nhóm địa phương. Tên gọi bộ chiêng 6 chiếc theo thứ tự: Chiêng lớn nhất được gọi là chiêng mẹ [mei, me hay măi]; chiêng lớn thứ hai gọi là rênul [nhóm M’nông Nong gọi là nêgrơm]; chiếc thứ ba gọi thống nhất là n'dơt hay n'dất; chiếc thứ tư gọi là tru [M’nông Preh, M’nông Nong và M’nông Prâng], gọi là dua [M’nông Chil, M’nông Rlăm]; chiếc thứ năm gọi là trơ [M’nông Preh, M’nông Nong, M’nông Prâng] và gọi là thơ [M’nông Chil và M’nông Rlăm]; chiêng nhỏ nhất gọi là chiêng con [kon]. Bộ cồng 3 chiếc: Chiếc lớn nhất gọi là cồng mẹ; chiếc thứ hai làm chuẩn trong khi hòa nhạc và được gọi là tru [M’nông Prâng], du gong [M’nông Rlăm và M’nông Chil]; chiếc nhỏ nhất là cồng con [kuôn gong hay kon gong]. Ngoài ra, người M’nông còn có một chiếc chiêng lớn gọi là Char, giống như chiêng Char của người Êđê nhưng hiếm khi họ sử dụng chiếc chiêng này.

Bộ cồng 3 chiếc.

Người M’nông dùng nắm tay phải đánh vào mặt chiêng, tay trái giữ mặt trong lòng chiêng để làm nhịp, điều chỉnh âm thanh. Riêng nhóm M’nông Chil ở Lắk đôi khi cũng đánh chiêng bằng dùi và tạo âm thanh ở mặt lõm, nhưng sự ảnh hưởng này chưa được phổ biến. Cồng được đánh bằng dùi, tác động tạo âm thanh ở mặt lồi, trên phần chóp núm. Khi tấu nhạc, cồng có thể được treo lên dàn rồi dùng tay trái giữ dây, tay phải đánh hoặc được úp vào hai đầu gối người chơi. Cồng và chiêng là loại nhạc cụ chủ yếu để dùng trong nghi lễ. Người M’nông thường sử dụng bộ chiêng 6 chiếc. Các nghi lễ dùng vật hiến sinh là heo hay gà, người M’nông tấu nhạc bằng bộ chiêng 6 chiếc. Trong các cuộc rượu ngày thường, đôi khi bộ chiêng 6 chiếc cũng được đem ra hòa điệu. Trường hợp trong buôn có khách từ xa tới, chủ nhà đãi khách rượu cần và khi đấy thường phải sử dụng bộ chiêng 6 chiếc như một nghi thức đón mừng để tỏ lòng hiếu khách của toàn buôn. Đây cũng là dịp để bà con trong buôn đến vui chung. Ngoài tang lễ, hôn lễ và những dịp vui, những nghi lễ khác thường được tổ chức tấu cồng chiêng như: lễ kết bạn, cúng hồn lúa, cúng cơm mới sau ngày thu hoạch, lễ chúc sức khỏe người chủ nhà trong dịp dựng nhà mới đối với hầu hết các nhóm M’nông; lễ lên nhà mới của người M’nông Chil; lễ hoàn công một ngôi nhà, cúng rường cột của người M’nông Rlăm... Ứng với mỗi hoàn cảnh ấy là một bài chiêng khác nhau. Ngay trong một lễ hội, các bài chiêng cũng được đánh theo tiết tấu, nhịp điệu khác nhau, tùy theo không khí chung của lễ hội.

Theo quan niệm của người M’nông, âm thanh của hai loại nhạc cụ cồng chiêng trong lễ hội vang lên sẽ kết nối với các thần linh, có thể gọi thần tốt đến và nhờ sự trợ giúp của họ đuổi các ma xấu. Vì thế, tính tâm linh ở các lễ hội trong đời sống văn hóa tinh thần qua tiếng chiêng luôn được đồng bào gìn giữ và phát huy.

Theo baodaklak.vn

  • Cồng chiêng Tây Nguyên
  • Người M'nông
  • Văn hóa M'nông

Đề xuất

Cồng chiêng đã được tổ chức văn hóa thế giới UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, các bạn hãy cùng dodongphongthuy.net tìm hiểu về cồng chiêng để hiểu được giá trị phi vật thể của hai nhạc cụ dân tộc này

1. Sơ lược về cồng chiêng

Cồng, Chiêng là nhạc khí tự thân vang, Cồng có khả năng đã xuất hiện trước hoặc cùng thời với Trống Ðồng vì trong các hoa văn Trống Ðồng đã có khắc họa hình một dàn Cồng, Chiêng. “Cồng” để chỉ loại có núm, và “Chiêng” để chỉ loại không núm, tuy nhiên trong dân gian không có sự phân biệt rõ ràng, đồng bào Tây Nguyên cho rằng Cồng [có núm] có tuổi đời xưa hơn là Chiêng [không có núm]. Nghệ thuật Cồng, Chiêng ở Việt Nam đã gắn chặt với nền Văn hóa cổ truyền của Dân tộc [lễ nghi, phong tục và tín ngưỡng] và mỗi dân tộc đều sử dụng Cồng, Chiêng theo những hình thức khác nhau về loại hình và biên chế.

2. Chất liệu:

   

Cồng, Chiêng làm bằng đồng thau hay còn gọi là đồng vàng, hình tròn ở giữa hơi phồng lên, chung quanh có bờ gọi là thành, có loại cồng chiêng gò và cồng chiêng đúc

3 Kích thước:

Cồng, Chiêng có nhiều cỡ to nhỏ, dày mỏng khác nhau, đường kính từ 15cm – 120cm có loại đường kính rộng từ 90cm, phải treo lên giá đỡ, khi đánh lên tiếng ngân rền như sấm, có loại nhỏ đường kính chỉ 15cm, tiếng cao, trong trẻo.

Ý nghĩa biểu tượng của cồng chiêng

Từ ngàn xưa tiếng trống, tiếng cồng chiêng đã gắn liền với cuộc sống thường ngày cũng như trong chiến trận chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, tiếng cồng chiêng ngoài việc vang lên để cổ vũ những chiến binh trong các trận đánh chống lại quân thù hay thú dữ đến phá hoại mùa màng, còn được vang lên để thể hiện niềm vui sau những vụ mùa bội thu hay những trận chiến thắng lợi, ngày nay tiếng cồng chiêng thường vang lên trong những dịp lễ hội, phục vụ tín ngưỡng .
Ngoài vai trò là những nhạc cụ, cồng chiêng còn là phương tiện giao tiếp của người miền núi giữa họ trong cộng đồng và ngay cả với thần linh. Theo quan niệm của người Tây Nguyên, mỗi cái cồng con chiêng đều mang trên mình một vị thần, họ cũng có đời sống tình cảm và gia đình riêng. Đó là những vị thần có sức mạnh, và những vị thần linh này có thể mang đến niềm hạnh phúc, sự thịnh vượng nhưng cũng kéo đến những sự bất hạnh cho buôn làng khi bị làm cho nổi giận.

Giá trị của Cồng chiêng không chỉ thể hiện ở kỹ thuật diễn tấu mà nó còn có ý nghĩa tâm linh, được sử dụng trong nhiều nghi lễ, tín ngưỡng quan trọng. Khi âm thanh của Cồng chiêng vang lên, người ta quan niệm có thể giúp con người thông tin trực tiếp đến các đấng thần linh, là chiếc cầu nối giữa các thành viên trong cộng đồng.

Hiện nay cơ sở chế tác đồ đồng thủ công mỹ nghệ Vũ Dương, một cơ sở chế tác đồ đồng uy tín của làng nghề gò và đúc đồng nổi tiếng – làng nghề Đại Bái, chúng tôi chuyên chế tác cồng chiêng các loại từ cồng chiêng gò, cồng chiêng đúc, sản phẩm được chế tác trên chất liệu đồng thau cao cấp, nguyên chất để đảm bảo độ ngân vang, cồng chiêng được chế tác và lấy âm bởi các nghệ nhân gò chiêng cấp quốc gia.

Video liên quan

Chủ Đề