Trong phép chiếu xuyên tâm hai đường thẳng song song có thể được chia thành

Khi mà học sinh chưa được học về quan hệ song song trong không gian thì bài toán xác định thiết diện của hình chóp khi cắt bởi một mặt phẳng khá hạn chế. Lúc đó, để giải quyết các bài toán mà đáy là hình bình hành, hình thoi, hình chữ nhật… chúng ta phải sử dụng đến phương pháp phép chiếu xuyên tâm [còn được gọi là Phương pháp đường gióng – đường dóng].

Xem thêm:

1. Phép chiếu xuyên tâm là gì?

Phép chiếu xuyên tâm [còn được gọi là phép phối cảnh, tiếng Anh: inner projection] được giới thiệu ngay từ lớp 8, trong chương trình công nghệ – vẽ kỹ thuật.

Trong không gian, cho một điểm S và một mặt phẳng [P] không đi qua S. Quy tắc biến mỗi điểm M trong không gian thành điểm M’ là giao điểm của mặt phẳng [P] và đường thẳng SM được gọi là phép chiếu xuyên tâm [tâm S] xuống mặt phẳng [P].

  • Trong phép chiếu này, các điểm M nằm trong mặt phẳng [Q] đi qua S và song song với [P] thì không có ảnh. Trong chương trình vẽ kỹ thuật, để cho mọi điểm trong không gian đều có ảnh, người ta bổ sung cho [P] một đường thẳng ở vô tận, coi như giao của [P] và [Q].
  • Nếu ta hạn chế chỉ xét phép chiếu trên một mặt [R] nào đó trong không gian thì phép chiếu xuyên tâm nói trên gọi là phép chiếu xuyên tâm [tâm S] từ mặt [R] xuống mặt phẳng [P].
  • Phép chiếu xuyên tâm bảo toàn tỉ số kép.

2. Các ví dụ xác định thiết diện bằng phép chiếu xuyên tâm

Bài toán. Xác định thiết diện của hình chóp khi cắt bởi mặt phẳng $[\alpha]$.

Phương pháp phép chiếu xuyên tâm [Inner Projection Method]

  • Chọn một tam giác trên mặt phẳng $[\alpha]$, gọi là tam giác cơ sở và xác định hình chiếu của tam giác cơ sở đó lên mặt đáy qua phép chiếu xuyên tâm với tâm là đỉnh của hình chóp.
  • Xác định các giao điểm của tam giác hình chiếu với các cạnh, đường chéo của đáy.
  • Dựa vào quan hệ liên thuộc, tìm các điểm trên mặt phẳng $[\alpha]$ tương ứng với các điểm ở dưới mặt đáy.

Ví dụ 1. Cho hình chóp $S.ABCD$ có $ C’ $ là một điểm trên cạnh $ SC. $ Xác định thiết diện của hình chóp khi cắt bởi mặt phẳng $ [ABC’]. $

Hướng dẫn.

  • Rõ ràng vì đáy là một tứ giác bất kỳ, nên có nhiều khả năng kéo dài các cạnh đáy chúng sẽ không thể cắt nhau. Do đó ta không thể sử dụng phương pháp giao tuyến gốc.
  • Trong mặt phẳng $[ABC’]$, ta chọn một tam giác làm tam giác cơ sở, chính là tam giác $ABC’$  luôn. Ta tìm ảnh của nó qua phép chiếu xuyên tâm $S$ lên mặt phẳng đáy, chính là tam giác $ABC$.
  • Tiếp theo, ta xác định giao điểm của tam giác $ABC$ này với các cạnh và đường chéo của đáy. Ta tìm thấy $ O$ là giao điểm của $AC$ và $BD $.
    Lưu ý rằng, điểm $O$ trên mặt phẳng đáy, mà $ O$ thuộc vào cạnh $ AC$, cạnh $ AC$ lại là ảnh của cạnh $ AC’$ qua phép chiếu. Điều này chứng tỏ phải có một điểm nào đó [tạm đặt tên là $ I$], mà qua phép chiếu thì tạo thành điểm $ O$. Mục đích của ta là đi tìm điểm $ I$ này.
  • Trong mặt phẳng $ [SAC] $ giao điểm của $SO$ và $AC’ $ chính là điểm $I$ nói trên. Lúc này, mặt phẳng $ [ABC,]$ xuất hiện một đường thẳng mới là đường thẳng $ BI$, mà đường thẳng này có thể cắt được $ SD.$
  • Trong mặt phẳng $ [SBD] $ gọi $ D’$ là giao điểm của $BI$ và $ SD. $
  • Dễ dàng chỉ ra thiết diện cần tìm là tứ giác $ ABC’D’. $

Ví dụ 2. Cho hình chóp $S.ABCD$ có ba điểm $ M,N,P $ lần lượt thuộc $ SA,SB,SC. $ Xác định thiết diện của hình chóp khi cắt bởi mặt phẳng $ [MNP]. $

Ví dụ 3. Cho hình chóp $S.ABCD$ có $ M $ là một điểm thuộc miền trong tam giác $ SCD. $ Tìm thiết diện của hình chóp khi cắt bởi mặt phẳng $ [ABM]. $

Ví dụ 4. Cho hình chóp $ S.ABCD $ có đáy là hình bình hành và $ M $ là trung điểm $ SB. $ Xác định thiết diện của hình chóp khi cắt bởi mặt phẳng $ [AMD]. $

Ví dụ 5. Cho hình chóp $S.ABCD$ có $ M $ là một điểm thuộc miền trong tam giác $ SCD. $ Xác định thiết diện của hình chóp khi cắt bởi mặt phẳng $ [ABM]. $
Hướng dẫn.
Trong mặt phẳng $ [SCD] $ gọi $ E=SM\cap CD, $ trong mặt phẳng $ [ABCD] $ gọi $ F=AC\cap BE, $ trong mặt phẳng $ [SBE] $ gọi $ I=BM\cap SF, $ trong mặt phẳng $ [SAC] $ gọi $ N=AI\cap SC, $ trong mặt phẳng $ [SCD] $ gọi $ H=MN\cap SD. $ Thiết diện là tứ giác $ ABNH. $

3. Bài tập tìm thiết diện sử dụng phép chiếu xuyên tâm

18/08/2021 1,554

C. song song hoặc trùng nhau

Đáp án chính xác

Cho mặt phẳng [α] và đường thẳng Δ cắt [α]. Với mỗi điểm M trong không gian, đường thẳng đi qua M và song song hoặc trùng với A cắt [α] tại điểm M’ xác định.

Điểm M’ được gọi là hình chiếu song song của điểm M trên mặt phẳng [α] theo phương Δ.

Mặt phẳng [α] được gọi là mặt phẳng chiếu, phương của đường thẳng Δ được gọi là phương chiếu.

Phép đặt tương ứng mỗi điểm M trong không gian với hình chiếu M’ của nó trên mặt phẳng [α] được gọi là phép chiếu song song lên [α] theo phương Δ.

II. CÁC TÍNH CHẤT CỦA PHÉP CHIẾU SONG SONG

1. Phép chiếu song song biến ba điểm thẳng hàng thành ba điểm thẳng hàng và không làm thay đổi thứ tự ba điểm đó.

2. Phép chiếu song song biến đường thẳng thành đường thẳng, biến tia thành tia, biến đoạn thẳng thành đoạn thẳng.

3. Phép chiếu song song biến hai đường thẳng song song thành hai đường thẳng song song hoặc trùng nhau.

4. Phép chiếu song song không làm thay đổi tỉ số độ dài của hai đoạn thẳng nằm trên hai đường thẳng song song hoặc cùng nằm trên một đường thẳng.

III. HÌNH BIỂU DIỄN CỦA MỘT SỐ HÌNH KHÔNG GIAN TRÊN MẶT PHẲNG

1. Một tam giác bất kì báo giờ cũng có thể coi là hình biểu diễn của một tam giác tuỳ ý cho trước [có thể là tam giác đều, tam giác cân, tam giác vuông …].

2. Một hình bình hành bất kì bao giờ cũng có thể coi là hình biểu diễn của một hình bình hành tuỳ ý cho trước [có thể là hình bình hành, hình vuông, hình chữ nhật, hình thoi…].

3. Một hình thang bất kì bao giờ cũng có thể coi là hình biểu diễn của một hình thang tuỳ ý cho trước, miễn là tỉ số độ dài hai đáy của hình biểu diễn phải bằng tỉ số độ dài hai đáy của hình đã cho.

4. Người ta thường dùng hình elip để biểu diễn hình tròn.

B. DẠNG TOÁN CƠ BẢN

Vấn đề 1

Vẽ hình biểu diễn của một hình H cho trước

1. Phương pháp giải

a] Xác định các yếu tố song song của hình H.

b] Xác định tỉ số điểm M chia đoạn AB

c] Hình H là hình biểu diễn của hình H phải có tính chất

  • Bảo đảm tính song song trên hình H
  • Bảo đảm tỉ số của điểm M chia đoạn AB.

2. Ví dụ

Ví dụ 1. Chứng minh rằng trọng tâm G của tam giác ABC có hình chiếu song

song là trọng tâm G’ của tam giác A’B’C’ trong đó A’B’C’ là hình chiếu song

song của tam giác ABC.

Giải

Gọi I là trung điểm của cạnh AB.

Hình chiếu I’ của I là trung điểm của A’B’ [h.2.19].

G ∈ CI nên G’ ∈ C’I’;

Vậy G’ là trọng tâm tam giác A’B’C’.

Ví dụ 2. Hình thang có thể là hình biểu diễn của hình bình hành không ?

Giải

Hình thang không thể là hình biểu diễn của hình bình hành vì hai cạnh bên của hình thang không song song trong khi đó cặp cạnh đối của hình bình hành thì song song.

C. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

2.32. Hình chiếu song song của hai đường thẳng chéo nhau có thể song song với nhau hay không ? Hình chiếu song song của hai đường thẳng cắt nhau có song song với nhau hay không ?

Xem đáp án tại đây.

2.33. Trong mặt phẳng [α] cho một tam giác ABC bất kì. Chứng minh rằng có thể xem tam giác ABC là hình chiếu song song của một tam giác đều nào đó.

Xem đáp án tại đây.

2.34. Vẽ hình biểu diễn của một hình lục giác đều.

Xem đáp án tại đây.

2.35. Hãy vẽ hình biểu diễn của một đường tròn cùng với hai đường kính vuông góc của đường tròn đó.

Xem đáp án tại đây.

2.36. Hãy chọn phép chiếu song song với phương chiếu và mặt phẳng chiếu thích hợp để hình chiếu song song của một tứ diện cho trước là một hình bình hành.

Xem đáp án tại đây.

Related

Tags:Phép chiếu song song · sách bài tập toán hình học 11

Video liên quan

Chủ Đề