Trong phòng, chống ma tuý xâm hại học đường, nhà trường có những trách nhiệm?

Công tác phòng chống, ngăn ngừa tệ nạn ma túy xâm nhập vào học đường luôn được lãnh đạo tỉnh và ngành chức năng quan tâm.

Tổng kết công tác phòng chống tội phạm [PCTP] và xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh năm 2021, ngành giáo dục tỉnh đã nêu những ưu điểm và hạn chế trong công tác giáo dục phòng chống ma túy [PCMT] trong trường học. Trong đó, Sở Giáo dục và Đào tạo đã quan tâm, quán triệt các văn bản chỉ đạo về PCMT của Trung ương và tỉnh trong toàn ngành; chỉ đạo và thực hiện nhiều giải pháp hiệu quả trong PCMT xâm nhập vào học đường, phù hợp với tình hình thực tế.

Tăng cường phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong PCMT là giải pháp hàng đầu được ngành giáo dục quan tâm nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tệ nạn ma túy xâm nhập học đường. Trong đó, chú trọng các nhiệm vụ trọng tâm như: khảo sát, đánh giá thực trạng công tác PCMT trong học đường; tổ chức các chương trình tập huấn về công tác phòng chống AIDS, ma túy, mại dâm, tệ nạn xã hội cho cán bộ quản lý, giáo viên kiêm nhiệm công tác Đoàn, Đội của các nhà trường; xã hội hóa các chương trình tuyên truyền, giáo dục, nâng cao kiến thức, kỹ năng phòng chống AIDS, ma túy, mại dâm, tệ nạn xã hội trong trường học; phối hợp thí điểm xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể [thông qua xét nghiệm nước tiểu] cho học sinh trong trường học; triển khai bộ tài liệu “Kỹ năng PCMT” cho các trường học, cơ sở giáo dục.

Ngành giáo dục đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả PCMT trong nhà trường bằng việc nâng cao vai trò, trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị, giáo viên trong công tác tuyên truyền PCMT; tăng cường công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong tuyên truyền, giáo dục, quản lý học sinh. Hình thức tuyên truyền được thực hiện đa dạng như tổ chức trên các trang web, cổng thông tin điện tử hoặc cấp phát tờ rơi giao lưu, nói chuyện chuyên đề, tọa đàm…

Ngoài ra, ngành giáo dục tỉnh cũng đã đề nghị thành lập các câu lạc bộ như Câu lạc bộ “Tuổi trẻ PCMT” trong các trường học. Thông qua sinh hoạt của câu lạc bộ nhằm giúp học sinh hiểu biết về tác hại của từng loại ma túy, thủ đoạn hoạt động của tội phạm ma túy và các biện pháp để phòng tránh cho bản thân và gia đình; hiểu về vai trò, trách nhiệm của cộng đồng tham gia công tác cai nghiện ma túy và đấu tranh PCMT. Đồng thời, lồng ghép nội dung giáo dục PCMT vào các môn học chính khóa phù hợp với các cấp học.

Tin, ảnh: Đức Chính

Tác hại của ma túy đối với xã hội là vô cùng to lớn, ma túy không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng con người mà còn gây ra tệ nạn về ma túy và nghiêm trọng hơn là các tội phạm ma túy, xâm phạm đến trật tự, an toàn xã hội và sự phát triển lành mạnh của đời sống con người.

Ma túy bao gồm chất gây nghiện và chất hướng thần được quy định trong danh mục chất ma túy tại Nghị định số 73/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ và được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 60/2020/NĐ-CP ngày 29 tháng 5 năm 2020.

Theo định nghĩa của Luật phòng, chống ma túy năm 2021 tại Điều 2, chất gây nghiện và chất hướng thần được hiểu như sau:

- Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng.

- Chất hướng thần là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng.

Trong suốt tiến trình phát triển của con người, ma túy gây ra những hậu quả về mọi mặt trong đời sống xã hội.

Trước hết, ma túy ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bản thân người trực tiếp sử dụng ma túy. Ma túy được đưa vào cơ thể qua các con đường: hút, hít, nhai, nuốt, tiêm chích… từ đó gây ra trạng thái nhiễm độc, lú lẫn tâm trí, rối loạn tâm thần, tổn thất lên hệ thống thần kinh trung ương gây nên những trạng thái tâm lý không bình thường, tạo ra ảo giác, cảm giác mới lạ hoặc làm giảm cơn đau. Nếu sử dụng lâu dài sẽ gây ra tình trạng lệ thuộc vào ma túy, khi ngừng sử dụng tiếp, người nghiện sẽ bị mắc các chứng rối loại như tiêu chảy, nôn, đau nhức cơ xương, tim đập hỗn loạn, chán ăn, mất ngủ,… làm cho người nghiện bắt buộc phải tiếp tục sử dụng ma túy. Ma túy tổn hại đến sức khỏe con người, làm suy giảm thần kinh, mất khả năng lao động, học tập của con người.

Ngoài ra, ma túy nếu sử dụng quá liều sẽ dẫn đến tử vong, ma túy còn là nguy cơ gây ra các căn bệnh nguy hiểm cho người sử dụng như: HIV/AIDS, viêm gan B, viêm gan C, nghiêm trọng hơn nó còn gây hại cho hệ thống hooc-môn sinh sản làm suy yếu nòi giống.

Tệ nạn ma túy không chỉ có tác hại đối với bản thân người sử dụng ma túy mà nó còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến xã hội. Người nghiện ma túy là nguyên nhân gây ra tệ nạn ma túy và các tệ nạn xã hội khác như tệ nạn cờ bạc, mại dâm,… Nghiêm trọng hơn là sự xuất hiện của tội phạm ma túy và các tội phạm nguy hiểm khác như: trộm cắp, giết người,… do người nghiện ma túy có thể làm bất kì điều gì để thỏa mãn cơn nghiện của mình.

Theo thống kê của Báo Thanh niên Việt Nam, bà Đặng Thị Minh Thư, quản lý truyền thông SCDI, độ tuổi sử dụng ma túy đá tại 3 thành phố lớn đang trẻ hóa. Tuổi trung bình sử dụng ma túy tại Hà Nội và Hải Phòng là 16 tuổi, trong khi tại TP.HCM là 17 tuổi. Bên cạnh đó, có tới 30% - 40% vị thành niên từ 13 tuổi trở lên sử dụng ma túy đá. Ngoài ra, thông tin về tình hình sử dụng ma túy tại Việt Nam, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Nguyễn Trọng Đàm cho biết, người sử dụng ma túy tập trung ở độ tuổi dưới 35, là lực lượng lao động chính của xã hội, có 8% người nghiện ma túy ở tuổi vị thành niên, học sinh.

Theo báo cáo của Chủ tịch UBND Thành phố Huỳnh Đức Thơ gửi HĐND Thành phố Đà Nẵng, đối tượng của tội phạm ma túy bị phát hiện tăng 12,2% so với năm 2019, trong đó số người phạm tội từ 18 – 30 tuổi chiếm 77% trong tổng số. Đáng chú ý, theo Công an Thành phố, có 2,7% sinh viên tham gia mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy, số người sử dụng trái phép chất ma túy từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi tăng 169%.

Qua đây, ta có thể thấy đối tượng sử dụng trái phép chất ma túy và tội phạm ma túy là học sinh, sinh viên chiếm số lượng đáng kể trong xã hội. Nguyên nhân có thể là do bị lôi kéo, do thiếu hiểu biết, tò mò hay hoàn cảnh gia đình khó khan dẫn đến tình trạng các em dễ rơi vào tệ nạn ma túy và phạm tội liên quan đến ma túy.

Để ngăn chặn, đấu tranh tệ nạn ma túy và tội phạm ma túy xảy ra đối với học sinh, sinh viên, các đối tượng trẻ của xã hội, Nhà nước phối, kết hợp cùng các cơ quan, các bộ, ngành xây dựng, ban hành các kế hoạch, chương trình phòng, chống ma túy, đặc biệt để tác động trực tiếp và hiệu quả đến học sinh, sinh viên, ngành giáo dục có trách nhiệm và nghĩa vụ quan trọng nhất trong việc tuyên truyển, giáo dục ý thức đấu tranh phòng, chống ma túy của các đối tượng này. Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 quy định trách nhiệm của cơ sở giáo dục trong phòng, chống ma túy tại Điều 8 như sau:

Điều 8. Trách nhiệm của cơ sở giáo dục

1. Tổ chức thực hiện chương trình giáo dục về phòng, chống ma túy; phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy cho học sinh, sinh viên, học viên; quản lý chặt chẽ, ngăn chặn học sinh, sinh viên, học viên vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy.

2. Phối hợp với gia đình, cơ quan, tổ chức và chính quyền địa phương để quản lý, giáo dục học sinh, sinh viên, học viên về phòng, chống ma túy.

3. Phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tổ chức xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể khi cần thiết để phát hiện học sinh, sinh viên, học viên sử dụng trái phép chất ma túy.”

Trên đây là những nhiệm vụ cơ bản pháp luật quy định đối với cơ sở giáo dục trong công tác phòng, chống ma túy cho học sinh, sinh viên. Đối với mỗi cơ sở giáo dục trên địa phương cần nắm bắt và tổ chức triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy một cách nhanh chóng, nghiêm túc và hiệu quả góp phần làm giảm số lượng học sinh, sinh viên – lực lượng lao động tương lai của đất nước trong việc sử dụng trái phép chất ma túy và phạm tội về ma túy.

Luật Hoàng Anh

Nhà trường và các cơ sở giáo dục có trách nhiệm gì trong việc phòng, chống ma túy cho học sinh, sinh viên?

Tóm tắt câu hỏi:

Tệ nạn ma túy trong học đường đang là vấn đề quan tâm, lo lắng của xã hội, nhất là các phụ huynh học sinh. Xin hỏi nhà trường và các cơ sở giáo dục khác có trách nhiệm gì trong việc phòng, chống ma túy cho học sinh, sinh viên?

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau: 

Ma túy là chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong danh mục chất ma túy do Chính phủ ban hành:

Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng.

Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng.

Danh mục chất gây nghiện hiện nay được quy định tại Nghị định 73/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 và được bổ sung thêm bởi Nghị định 60/2020/NĐ-CP ngày 29 tháng 5 năm 2020. Do các tội phạm ma túy ngày càng tinh vi, chế tạo và sản xuất ra nhiều chất mới nên trong tương lai Chính phủ có thể sẽ có thêm nhiều Nghị định bổ sung thêm danh mục chất gây nghiện nhằm kịp thời có cơ sở pháp lý để xử lý tội phạm.

Nói đến ma túy là nói đến một tệ nạn xã hội nhức nhối không chỉ riêng ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Bởi các chất ma túy khi xâm nhập vào cơ thể người sẽ làm thay đổi trạng thái ý thức và sinh lý, có thể dẫn đến nghiện và từ đó gây tác hại về nhiều mặt đối với xã hội.

Đối với bản thân người sử dụng ma tuý gây tổn hại về sức khoẻ như hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, các bệnh về da, làm suy giảm chức năng thải độc, dẫn đến tình trạng suy nhược toàn thân, suy giảm sức lao động. Nghiện ma tuý dẫn đến tình trạng nhiễm độc ma tuý mãn tính, người gầy gò, xanh xao, mắt trắng, môi thâm, nước da tái xám, dáng đi xiêu vẹo, cơ thể gầy đét do suy kiệt hoặc phù nề do thiếu dinh dưỡng, rối loạn nhịp sinh học, thức đêm ngủ ngày, sức khoẻ giảm sút rõ rệt. Người nghiện ma tuý bị suy giảm sức lao động, giảm hoặc mất khả năng lao động và khả năng tập trung trí óc. Trường hợp sử dụng ma tuý quá liều có thể bị chết đột ngột.

Xem thêm: Điều kiện được xét kết nạp Đảng, điều kiện kết nạp Đảng của sinh viên

Với xã hội, hàng năm, Nhà nước phải chi phí hàng ngàn tỷ đồng cho việc xóa bỏ cây thuốc phiện, cho công tác cai nghiện ma tuý, công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý. Ma túy cũng làm suy giảm lực lượng lao động của gia đình và xã hội cả về số lượng và chất lượng; làm cho thu nhập quốc dân cũng giảm, chi phí cho dự phòng và chăm sóc y tế lại tăng; ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư nước ngoài, khách du dịch; Ma tuý là nguyên nhân làm nảy sinh, gia tăng tình hình tội phạm trong nước gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự [trộm, cướp, buôn bán ma túy, buôn bán người, khủng bố…]; là nguyên nhân, điều kiện nảy sinh, phát triển các tệ nạn xã hội khác [mại dâm,cờ bạc, cướp giật, trộm cắp,…].

Trước đây, thuốc phiện và một số chất ma túy thẩm lậu vào trường học đã gây ra nhiều nỗi đau, nỗi ám ảnh của những gia đình có con em nghiện, hệ lụy đó kéo dài đến nhiều năm sau. Tuy nhiên, thời gian gần đây, có nhiều biểu hiện hoạt động ma túy đã và đang quay trở lại thâm nhập trường học. Theo thống kê gần đây cho thấy, trong số hơn 235.000 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý của cả nước, dưới 16 tuổi chiếm 0,1%, từ 16 đến dưới 30 tuổi chiếm 48%, nếu tính đến độ tuổi 35 thì tỷ lệ này thậm chí lên đến 76%.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

Trong số những người sử dụng trái phép chất ma túy, có khoảng 60% người sử dụng ma túy lần đầu tiên có độ tuổi từ 15 tuổi đến 25 tuổi. Đặc biệt ngày nay với sự xuất hiện ngày càng phổ biến, đa dạng về chủng loại, giá thành ngày càng rẻ, dễ cất giấu, sử dụng, tính độc hại cao của ma túy tổng hợp, nhiều em 13-14 tuổi đã sử dụng ma túy.

Trước tình hình đó, ngành giáo dục đã phối hợp cùng với các bộ, ngành liên quan xây dựng một số đề án, dự án tăng cường năng lực phòng, chống ma túy trong trường học, phòng, chống và cai nghiện ma túy trong trường học.

Để phòng ngừa và loại bỏ tệ nạn ma túy trong học sinh, sinh viên, Điều 10 Luật Phòng, chống ma túy năm 2000 quy định trách nhiệm của nhà trường và các cơ sở giáo dục khác như sau:

– Tổ chức thực hiện chương trình giáo dục về phòng, chống ma tuý; giáo dục pháp luật về phòng, chống ma tuý và lối sống lành mạnh cho học sinh, sinh viên, học viên; quản lý chặt chẽ, ngăn chặn học sinh, sinh viên, học viên tham gia tệ nạn ma tuý;

Xem thêm: Quy định về xử lý kỷ luật với sinh viên đào tạo đại học hệ chính quy

– Phối hợp với gia đình, cơ quan, tổ chức và chính quyền địa phương để quản lý, giáo dục học sinh, sinh viên, học viên về phòng, chống ma tuý;

– Phối hợp với cơ quan y tế và chính quyền địa phương tổ chức xét nghiệm khi cần thiết để phát hiện học sinh, sinh viên, học viên nghiện ma tuý.

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568  để được giải đáp.

Video liên quan

Chủ Đề