Văn bản hạt gạo làng ta có thể xem là một bài thơ không vì sao

Đề 1 :
Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy…
( Trích “ Hạt gạo làng ta” – Trần Đăng Khoa)

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.
Câu 2. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ.
Câu 4. Đoạn thơ gợi cho anh/chị suy nghĩ, tình cảm gì đối với những người làm ra hạt gạo?   ( Trình bày khoảng 5 đến 7 dòng) Đáp án “:  

Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

2.Thể thơ tự do 3. So sánh, Phóng đại -Khẳng định, nhấn mạnh nỗi vất vả của người nông dân trong quá trình tạo ra hạt gạo. 4. Đoạn văn chặt chẽ. -Thể hiện suy nghĩ, tình cảm tích cực: thấu hiểu nỗi vất vả của người dân, trân trọng sản phẩm lao động của họ,… Đề 2 : Cũng đoạn thơ trên

Câu 5. Nêu hình ảnh đối lập được sử dụng trong đoạn thơ. (0,25 điểm)


Câu 6. Qua đoạn thơ, tác giả muốn khẳng định những giá trị gì của “hạt gạo làng ta”? (0,25 điểm)
Câu 7. Chỉ ra và nêu hiệu quả biểu đạt của phép tu từ được sử dụng trong hai câu thơ Nước như ai nấu/Chết cả cá cờ. (0,5 điểm)
Câu 8. Viết một đoạn văn khoảng 5 – 7 dòng trình bày suy nghĩ của anh/chị về thái độ cần có của mỗi người với những sản phẩm lao động giống như “hạt gạo” được nhắc đến trong đoạn thơ trên. (0,5 điểm) Đáp án:

Câu 5. Hình ảnh đối lập: Cua ngoi lên bờ – Mẹ em xuống cấy

 

Câu 6. Qua đoạn thơ, tác giả muốn khẳng định hạt gạo là sự kết tinh của cả công sức lao động vất vả của con người lẫn tinh hoa của trời đất. Vì thế, nó mang cả giá trị vật chất lẫn giá trị tinh thần.

 

Câu 7.  Phép tu từ so sánh: Nước như ai nấu.


Hiệu quả: làm hình ảnh hiện lên cụ thể hơn, gợi được sức nóng của nước – mức độ khắc nghiệt của thời tiết; đồng thời gợi ra được nỗi vất vả, cơ cực của người nông dân. – Điểm 0,5: Nêu đầy đủ phép tu từ và phân tích hiệu quả biểu đạt – Điểm 0,25: Chỉ nêu được phép tu từ, không phân tích được hiệu quả biểu đạt (hoặc phân tích sai)

Câu 8. HS có thể có những suy nghĩ khác nhau, nhưng cần bày tỏ được thái độ tích cực: nâng niu, trân trọng những sản phẩm lao động; biết ơn và quý trọng những người đã làm ra những sản phẩm ấy.


Xem thêm : tuyển tập bộ đề đọc hiểu ôn thi thpt quốc gia môn ngữ văn
Những bài văn nghị luận xã hội hay lớp 12

HẠT GẠO LÀNG TA

Hạt gạo làng ta Có vị phù sa Của sông Kinh Thầy Có hương sen thơm Trong hồ nước đầy Có lời mẹ hát Ngọt bùi đắng cay... Hạt gạo làng ta Có bão tháng bảy Có mưa tháng ba Giọt mồ hôi sa Những trưa tháng sáu Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy... Hạt gạo làng ta Những năm bom Mỹ Trút trên mái nhà Những năm khẩu súng Theo người đi xa Những năm băng đạn Vàng như lúa đồng Bát cơm mùa gặt Thơm hào giao thông... Hạt gạo làng ta Có công các bạn Sớm nào chống hạn Vục mẻ miệng gàu Trưa nào bắt sâu Lúa cao rát mặt Chiều nào gánh phân Quang trành quết đất Hạt gạo làng ta Gửi ra tiền tuyến Gửi về phương xa Em vui em hát 

Hạt vàng làng ta...

TRẦN ĐĂNG KHOA

- Kinh thầy: Sông chia nước của sông Thái Bình, chảy qua tỉnh Hải Dương

- Hào giao thông: Đường đào sâu dưới đất để đi lại được an toàn trong chiến đấu

- Trành ( còn gọi là giành, xảo): Dụng cụ đan bằng tre, nứa, bằng phẳng, có thành, dùng để vận chuyển đất, đá, phân trâu bò...

Đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10: Chỉ và nêu hiệu quả biểu đạt của phép tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: “Nước như ai nấu/ Chết cả cá cờ.”

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 đ) 

Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Hạt gạo làng ta

Có bão tháng bảy

Có mưa tháng ba

Giọt mồ hôi sa

Những trưa tháng sáu

Nước như ai nấu

Chết cả cá cờ

Cua ngoi lên bờ

Mẹ  em xuống cấy…

(Trích“ Hạt gạo làng ta” – Trần Đăng Khoa)

Câu 1. Nêu hình ảnh đối lập được sử dụng trong đoạn thơ. (1,0đ)

Câu 2. Qua đoạn thơ, tác giả muốn khẳng định những giá trị g ìcủa “hạt gạo làng ta”? (1,0đ)

Câu 3. Chỉ và nêu hiệu quả biểu đạt của phép tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: “Nước như ai nấu/ Chết cả cá cờ.” (1.0đ)

PHẦN TỰ LUẬN (7,0đ)

Câu 1 (2, 0đ). Viết một đoạn văn (khoảng 7 – 10 dòng) trình bày suy nghĩ của anh/chị về thái độ cần có của mỗi người với những sản phẩm lao động giống như “hạt gạo” được nhắc đến trong đoạn thơ trên.

Câu 2 (5, 0đ):

Cảm nhận của anh (chị) về mười hai câu thơ đầu trong đoạn trích“Trao duyên”

(Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Văn bản hạt gạo làng ta có thể xem là một bài thơ không vì sao

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 đ) 

1. Hình ảnh đối lập: Cua ngoi lên bờ – Mẹ em xuống cấy

2. Qua đoạn thơ,  tác giả muốn khẳng định hạt gạo là sự kết tinh của cả công sức lao động vất vả của con người lẫn tinh hoacủa trời đất. Vì thế, nó mang cả giá trị vật chất lẫn giá trị tinh thần.

3. Phép tu từ so sánh: Nước như ai nấu.

Hiệu quả: làm hình ảnh hiện lên cụ thể hơn, gợi được sức nóng của nước – mức độ khắc nghiệt của thời tiết; đồng thời gợi ra được nỗi vấtvả, cơ cực của người nông dân.

II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0đ)

1. HS có thể có những suy nghĩ khác nhau, nhưng cần bày tỏ được thái độ tích cực:

– Nâng niu, trân trọng những sản phẩm lao động.

– Biết ơn,quý trọng những người đã làm ra những sảnphẩm ấy.

2. Phân tích lời nhờ cậy, thuyết phục của Thúy Kiều khi trao duyên trong 12 câu đầu trong đoạn trích “Trao duyên”.

a.Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ; diễn đạt lưu loát, văn có xúc cảm tự nhiên, sâu sắc; đảm bảo quy định về dung từ, đặt câu, chính tả.

b.Yêu cầu về kiến thức:

1/ Mở bài: giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm và vị trí đoạn trích.

2/ Thân bài: Học sinh có nhiều hướng phân tích khác nhau, nhưng cần đáp ứng các ý sau đây:

*  Đặc sắc về nội dung (3,0đ)

– Mở đầu bằng những lời yêu cầu khẩn thiết: “Cậy em em có chịu lời

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”

+ Lời lẽ hết sức phù hợp và chính xác:

. Cậy: nhờ, tin tưởng, tin cậy (chỉ có em là chị tin cậy nhất mà thôi)

. Chịu: nhận vì thông cảm, không thể từ chối -> Kiều vẫn lựa chọn được những từ ngữ thích hợp nhất để thuyết phục em.

Vì Kiều hiểu hoàn cảnh hiện tại của mình và sự khó xử của Vân . Lạy, thưa: tạo không khí thiêng liêng khi sắp nói ra một chuyện vô cùng hệ trọng đối với Kiều và cả Vân.

⟹ Hành động đó làm tăng sự hệ trọng, thiêng liêng, trang nghiêm của cuộc trao duyên.

– Kiều nhắc đến hai biến cố của đời Kiều “Gặp chàng Kim” và “sóng gió bất kì” (Gia đình gặp nạn)

+ Tình sâu >< Hiếu nặng

⟶ Buộc Kiều phải lựa chọn, Kiều đã hi sinh tình yêu để làm tròn chữ hiếu “Làm con trước…sinh thành”.

– Vì vậy, Kiều muốn nhờ Vân:

“Ngày xuân em hãy còn dài

…Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây”

Kiều đưa ra lí do:

+ Vân còn trẻ, đời còn dài

+ Xót tình ruột rà, máu mủ chị em mà chấp nhận “thay lời nước non”(làm vợ Kim Trọng)

⟶ Nếu Vân chấp nhận thì dù có chết Kiều cũng thấy thơm lây cho hành động cao cả đó của Vân.

⟹ Lời tâm sự vừa thuyết phục, vừa ràng buộc, chí lí, chí tình. Kiều đã đạt được mục đích : nhờ Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng.

* Đặc sắc về nghệ thuật:

– Biệt tài miêu tả nội tâm nhân vật của ND

– Ngôn ngữ chuyển hóa linh hoạt (đối thoại ⟶ độc thoại)

Kết hợp nhuần nhuyễn giữa ngôn ngữ bình dân và ngôn ngữ bác học.

3/ Kết luận: Đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ.

Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
2. Bài soạn số 2

Soạn bài Tập đọc Hạt gạo làng ta

Soạn bài Hạt gạo làng ta, tập đọc, Ngắn 1

Nội dung chính: Bài thơ ca ngợi người lao động, ca ngợi hạt gạo. Để làm ra hạt gạo cần tốn nhiều công sức. Người nông dân tuy vất vả nhưng luôn vui vẻ, hạnh phúc vì đã làm việc tốt.

Câu 1 (trang 140 sgk Tiếng Việt 5): Đọc khổ thơ 1, em hiểu hạt gạo được làm nên từ những gì?

Trả lời:
Hạt gạo được làm từ thiên nhiên và con người: từ vị phù sa bồi đắp cho ruộng đồng màu mờ phì nhiêu, từ nước hồ sen tưới cho lúa tươi tốt, từ tình cảm và công sức của con người (người mẹ) một nắng hai sương đổ ra trên đồng ruộng.

Câu 2 (trang 140 sgk Tiếng Việt 5): Những hình ảnh nào nói lên nỗi vất vả của người nông dân?

Trả lời:
Đó là những hình ảnh: - Giọt mồ hôi sa. - Những trưa tháng sáu. - Nước như ai nấu. - Chet ca cá cờ. - Cua ngoi lên bờ. - Mẹ em xuống cấy.

Câu 3 (trang 140 sgk Tiếng Việt 5): Tuổi nhỏ đã góp công sức như thế nào để làm ra hạt gạo?

Trả lời:
Tuổi nhỏ đã cùng với người mẹ, người chị và các thế hệ khác ở lại hậu phương ra sức thi đua lao động sản xuất để làm ra hạt gạo tiếp tế cho chiến trường. Không kể sáng, trưa, chiều, tuổi nhỏ luôn có mặt ở ngoài đồng ruộng chống hạn, bắt sâu, gánh phân bón lót, bón thúc, làm cỏ ... góp công sức làm ra hạt gạo.

Câu 4 (trang 140 sgk Tiếng Việt 5): Vì sao tác giả gọi hạt gạo là "hạt vàng"?

Trả lời:
Hạt gạo được gọi là hạt vàng, vì hạt gạo rất quý. Có được hạt gạo, con người phải đổ bao nhiêu mồ hôi nước mắt "một nắng hai sương" trên đồng ruộng mới làm ra được hạt gạo. Do đó, tác giả mới đem so sánh hạt gạo với hạt vàng và gọi hạt gạo là hạt vàng.

Câu 5 (trang 140 sgk Tiếng Việt 5): Học thuộc lòng bài thơ.

Trả lời:

Học sinh tự học.

Soạn bài Hạt gạo làng ta, tập đọc, Ngắn 2

A. KĨ NĂNG ĐỌC DIỄN CẢM

Hạt gạo làng ta của Trần Đăng Khoa được sáng tác theo thể thơ bốn chữ, mang âm hưởng của những bài đồng dao. Nhịp thơ chủ yếu ngắt theo từng dòng thơ biểu hiện những cảm xúc hồn nhiên, tươi mát của trẻ thơ. Tuy vậy khi đọc cũng cần chú ý những dòng thơ ý chưa trọn mà phải "vắt" sang những dòng thơ sau ý thơ mới hoàn chỉnh được. Cấu tứ mang phong vị của thể thơ "vắt dòng". Cho nên, tùy thuộc vào ý thơ để có cách ngắt nhịp thích hợp với từng dòng thơ, khổ thơ.

- Ví dụ khổ thơ (1): Các dòng 2, 4, 6 đọc vắt luôn sang dòng thơ sau. Khố thơ thứ 3 dòng 2, 4, 6, 8 đọc vắt luôn sang dòng thơ kế tiếp. Khổ thơ 4 dòng 1, 2, 3 đọc vắt luôn. Nhưng hai câu thơ cuối thì ngắt ra thành từng nhịp:

Em vui / em hát /
Hạt vàng / làng ta

B. TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI

Câu 1: Đọc khổ thơ 1, em hiểu hạt gạo được làm nên từ những gì?
Trả lời: Hạt gạo được làm từ thiên nhiên và con người: từ vị phù sa bồi đắp cho ruộng đồng màu mờ phì nhiêu, từ nước hồ sen tưới cho lúa tươi tốt, từ tình cảm và công sức củavcon người (người mẹ) một nắng hai sương đổ ra trên đồng ruộng.

Câu 2: Những hình ảnh nào nói lên nỗi vất vả của người nông dân?

Trả lời: Đó là những hình ảnh:- Giọt mồ hôi sa.- Những trưa tháng sáu.- Nước như ai nấu.- Chết cả cá cờ.- Cua ngoi lên bờ.

- Mẹ em xuống cấy.

Câu 3: Tuổi nhỏ đã góp công sức như thế nào để làm ra hạt gạo?
Trả lời: Tuổi nhỏ đã cùng với người mẹ, người chị và các thế hệ khác ở lại hậu phương ra sức thi đua lao động sản xuất để làm ra hạt gạo tiếp tế cho chiến trường. Không kể sáng, trưa, chiều, tuổi nhỏ luôn có mặt ở ngoài đồng ruộng chống hạn, bắt sâu, gánh phân bón lót, bón thúc, làm cỏ ... góp công sức làm ra hạt gạo.

Câu 4: Vì sao tác giả gọi hạt gạo là "hạt vàng"?
Trả lời: Hạt gạo được gọi là hạt vàng, vì hạt gạo rất quý. Có được hạt gạo, con người phải đổ bao nhiêu mồ hôi nước mắt "một nắng hai sương" trên đồng ruộng mới làm ra được hạt gạo. Do đó, tác giả mới đem so sánh hạt gạo với hạt vàng và gọi hạt gạo là hạt vàng.

* Nội dung chính: Hạt gạo là sự kết tinh của cả máu, mồ hôi, nước mắt và trí tuệ của con người. Hạt gạo chính là hạt vàng.

-----------------------HẾT-----------------------

Ngoài ra Soạn bài Trồng rừng ngập mặn là một bài học quan trọng trong chương trình Tiếng Việt lớp 5 mà các em cần phải đặc biệt lưu tâm.

Trên đây là phần Soạn bài Hạt gạo làng ta, tập đọc. Các em có thể quay lại tìm hiể Tập làm văn: Làm biên bản cuộc họp và cùng với phần Soạn bài Luyện từ và câu: Ôn tập về từ loại, tuần 14, tiết 2 để học tốt tiếng Việt lớp 5 hơn.

Tham khảo Soạn bài Hạt gạo làng ta, tập đọc trang 140 SGK Tiếng Việt 5, tập 1 không chỉ giúp các em trả lời chính xác 5 câu hỏi trong sách giáo khoa mà qua đó còn thấy được sự vất vả, một nắng hai sương, sự cần cù, chăm chỉ của người nông dân để sản xuất ra hạt gạo.