Vì sao bé không chịu uống sữa

Hỏi

Xin chào bác sĩ!

Con em hiện tại 12 tháng tuổi, uống sữa công thức hoàn toàn. Mấy tháng gần đây uống sữa ngày một ít. Một ngày chỉ uống được 300ml sữa. Bé nặng 9kg và cao 70cm. Mỗi lần bú bé đều uống sữa khó khăn và lâu. Mấy hôm nay thì hầu như không chịu uống sữa, cứ đưa bình lại là bé đẩy ra dù đã đổi nhiều loại sữa. Vừa đủ 12 tháng tuổi là em đã cho bé uống sữa tươi nhưng bé vẫn không uống sữa. Bé sử dụng một loại bình từ nhỏ tới giờ. Bé mới mọc được 2 răng, biết nói vài từ như “cha, bà, không, hả,...”, tự đứng được 5 giây. Xin hỏi trẻ 12 tháng tuổi không chịu uống sữa là do đâu? Do bình hay do sữa vậy ạ? Em xin cảm ơn.

Lê Yến Nhi [1992]

Trả lời

Chào em!

Khi bé 12 tháng thường nhu cầu sữa của bé sẽ ít lại và tăng nhu cầu ăn. Trong trường hợp trẻ 12 tháng tuổi không chịu uống sữa, em nên cho bé uống sữa bằng cốc thìa.

Nhu cầu dinh dưỡng của bé trai và bé gái khác nhau. Theo bảng tiêu chuẩn cân nặng, chiều cao của trẻ, đối với bé gái 12 tháng tuổi, chuẩn trung bình nặng 9kg và cao 73cm; bé trai nặng 9,5kg, cao 76cm. Bé được cho là suy dinh dưỡng nếu bé trai nặng dưới 7,5kg, cao dưới 70cm; bé gái nặng dưới 7kg, cao dưới 68cm.

Con em hiện đang trong kênh dinh dưỡng bình thường. Nếu bé vẫn trên đà tăng lên thì không sao, nhưng nếu bé không giữ yên cân nặng chiều cao hoặc giảm cân thì bé có nguy cơ rơi vào kênh suy dinh dưỡng. Nếu bé không lên cân và chiều cao, em nên đưa con đi khám dinh dưỡng để kiểm tra và điều chỉnh chế độ ăn cho con.

Bé 12 tháng biết nói được một số từ là phát triển đúng theo độ tuổi.

Trung bình bé đứng vào khoảng 11-13 tháng, đi khoảng từ 12-15 tháng. Tùy bé có thể đứng và đi sớm hơn một chút.

Về răng thông thường tính số tháng tuổi trừ đi 6. Tuy nhiên có vài bé sẽ mọc răng chậm hơn một chút, nên em không cần quá lo lắng về số răng của con.

Chúc bé ăn ngoan, vui vẻ chóng lớn!

Cảm ơn em đã đặt câu hỏi tới Hệ thống Y tế Vinmec, rất mong được gặp em để được tư vấn trực tiếp. Trân trọng!

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Được giải đáp bởi Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Thị Diễm Thúy - Bác sĩ tư vấn vắc-xin - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Con đang uống sữa bột rất ngoan ngoãn đột nhiên lại từ chối không chịu uống nữa khiến mẹ lo lắng đến “mất ăn mất ngủ”. Vậy mẹ phải làm như thế nào? Trước hết hãy cùng các chuyên gia Hàn Quốc tìm hiểu kỹ lý do để tìm cách xử lý thật thích hợp nhé.

 

Tại sao con lại từ chối ăn sữa bột?

Sữa bột là một dạng bột được làm bằng cách phân tách từng loại chất dinh dưỡng có trong sữa sau đó tổng hợp lại theo tiêu chuẩn cấu tạo dinh dưỡng của sữa mẹ. Sữa bột bổ sung cho con các chất dinh dưỡng như canxi, sắt với lượng phù hợp với khả năng tiêu hóa của con và được sản xuất mô phỏng giống thật như sữa mẹ. Chất béo có trong sữa bột đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển não và thần kinh của con. Đối với trường hợp con ăn tốt, nếu đột nhiên tại từ chối không ăn sữa bột thì trước tiên mẹ phải tìm hiểu xem con có bị đau ở đâu không, hay có gặp vấn đề gì trong việc đi ngoài hoặc thể trọng không. Dù con ăn với lượng ít hơn lượng sữa bột cần hấp thu nhưng không gặp vấn đề gì trong việc đi ngoài hoặc vẫn tăng thể trọng bình thường thì mẹ không cần phải lo lắng. Còn nếu con từ chối không ăn sữa bột mà lại không có triệu chứng gì đặc biệt thì mẹ phải quan sát xem môi trường xung quanh khi mẹ cho con uống sữa có gì thay đổi không, hay mẹ có thay đổi loại bình khiến con cảm thấy bất tiện không để biết được nguyên nhân chính xác nhé.

Tip: lượng sữa bột thích hợp theo từng độ tuổi?

Trước 12 tháng sau sinh, lượng năng lượng mà con cần là 100kcal cho mỗi kg cân nặng. Sữa mẹ hay sữa bột sản sinh ra 70kcal năng lượng trong mỗi 100cc. Giả sử cân nặng của con là 5kg thì con cần 500kcal, nghĩa là con phải uống 700cc sữa mẹ hoặc sữa bột. Nếu con bắt đầu ăn dặm thì ngoài năng lượng có được qua đồ ăn dặm, cũng nên bổ sung thêm cho con sữa bột.

1. Lượng sữa bột và lượng nước uống quá nhiều

Mẹ nên kiểm tra lại xem lượng sữa mẹ cho con uống trong một ngày có bị nhiều quá không. Ngoài ra lượng sữa có liên quan mật thiết tới lượng nước nên trước khi con tròn 1 tuổi thì lượng nước hấp thu chỉ là 100cc cho mỗi kg cân nặng, ít hơn nhiều so với lượng sữa bột nên dù con không cần uống thêm nước cũng vẫn đủ cho cơ thể. Nếu lượng nước con uống vào quá nhiều thì tự nhiên con sẽ không muốn uống thêm nhiều sữa bột nữa. Trái lại, lượng sữa bột con ăn vào nhiều hơn so với số tháng tuổi thì trong lúc cho con ăn, mẹ có thể cho con uống nước vào giữa chừng để có thể điều chỉnh lại lượng ăn thích hợp.

2. Con bị đau

Cũng giống như người lớn, khi con bị đau thì cơ thể trở nên mệt mỏi khiến con có thể từ chối uống sữa. Mẹ nên để ý khi con không uống sữa và tình trạng cơ thể cũng khác so với thường ngày thì cần đưa con đi gặp bác sĩ. Thời gian con từ chối uống sữa nếu kéo dài sẽ khiến cho cơ thể rơi vào tình trạng mất nước, từ đó phát sinh nhiều bệnh như viêm tai giữa do khi uống sữa áp lực đè lên tai, hay viêm lở bên trong miệng. Khi tình trạng cơ thể con khỏe hơn thì lượng sữa con ăn vào sẽ tăng dần nên mẹ không cần phải lo lắng nhiều.

3. Cho con uống sữa hỗn hợp

Khi mẹ cho con uống kết hợp vừa sữa mẹ và sữa bột có thể gây ra sự lẫn lộn cách bú đối với con. Đối với bình sữa, con dùng môi và lợi mút vào núm vú để sữa chảy ra, khi này lưỡi có tác dụng ngăn sữa lại nếu lượng sữa bị mút vào quá nhiều. Còn khi bú sữa mẹ, bé ngậm đầu vú của mẹ vào thật sâu bên trong miệng và sau đó dùng lưỡi để nhấn vào giúp sữa tiết ra. Với hai cách hoàn toàn khác nhau như vậy nên nhiều khi con chỉ chịu bú mẹ mà không thích bú bình. Lúc này, mẹ cần phải kiên nhẫn và từ từ tăng số lần bú bình lên nhiều hơn. Khi con buồn ngủ hoặc sau khi tắm hoặc ngủ dậy con thường cảm thấy đói bụng nên đây là lúc thích hợp nhất cho con bú bình. Nếu con từ chối đẩy bình ra xa thì mẹ cũng không nên nóng vội đẩy ngay bình sữa vào miệng ép buộc con bú ngay mà nên nhẹ nhàng để núm vú vào sát môi con để con từ từ ngậm vào. Mẹ cũng có thể đổi tư thế cho con bú sữa hoặc thay đổi nhiệt độ của núm vú. Nếu con vẫn tiếp tục từ chối bú bình, thì mẹ có thể thay thế bằng muỗng hoặc ly, vì sau sinh 1 tháng, con đã có thể uống sữa bằng muỗng hoặc ly rồi.

4. Thay đổi loại sữa

Mỗi loại sữa sẽ có những độ ngọt khác nhau làm cho vị sữa cũng khác nhau. Khứu giác và cảm giác ở khoang miệng của con còn rất nhạy cảm nên nếu chỉ là vị của một loại sữa bột khác cũng có thể khiến con bị tiêu chảy, táo bón. Tuy nhiên con vẫn có thể thích nghi với thay đổi khi mẹ trộn tỷ lệ sữa con đang uống với sữa mới theo tỷ lệ 7:3 thì dần dần con sẽ quen với sữa mới mà không ảnh hưởng gì.

5. Vì con nhạy cảm

Đối với những bé quá nhạy cảm thì chỉ cần một thay đổi nhỏ so với thường ngày về bình sữa hay loại sữa cũng đủ khiến con từ chối. Nếu con là một người có độ nhạy cảm cao như vậy thì cách tốt nhất là mẹ nên ôm con dỗ dành nhiều hơn để con cảm thấy dần dần thoải mái.

Q. Nếu con bắt đầu ăn dặm mà từ chối uống sữa bột thì có nên bỏ hẳn sữa cho con?

A. Độ tuổi mà dù con không uống sữa cũng không ảnh hưởng gì tới sức khỏe là từ 9 tới 10 tháng sau sinh. Lượng sữa con uống ít dần đi thì lượng đồ ăn dặm ăn vào càng phải nhiều hơn, và đến khi con bắt đầu ăn dặm hoàn toàn thì không cần cho con uống thêm sữa nữa. Một ngày mẹ cho con ăn 3 lần thì thay vì sữa, mẹ có thể cho con ăn dặm cả 3 lần.

Nguồn: ange.co.kr

Sữa bột là nguồn dưỡng chất thiết yếu giúp bé phát triển cân nặng, chiều cao, và trí tuệ tốt nhất. Tuy nhiên, rất nhiều bé không chịu uống sữa bột nên không hấp thụ được các chất dinh dưỡng cần thiết, dẫn đến chậm tăng cân, chậm phát triển, thậm chí suy dinh dưỡng. Vậy bé không chịu uống sữa bột phải làm sao đây? Các mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây để giúp con yêu chủ động uống sữa tốt hơn nhé!

                         Bé uống sữa tươi hay sữa bột thì tốt hơn?

                         Trẻ sơ sinh uống bao nhiêu sữa mỗi ngày để phát triển tốt?

                        ​​​​​​​ Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa công thức không?

                        ​​​​​​​ Mách mẹ cách pha sữa công thức cho trẻ sơ sinh đúng chuẩn nhất

Nguyên nhân và giải pháp khắc phục bé không chịu uống sữa công thức

Đối với thắc mắc bé không chịu uống sữa bột phải làm sao đây, các chuyên gia cho biết dựa vào mỗi trường hợp sẽ có nhiều nguyên nhân và cách khắc phục khác nhau. Cụ thể: 

1. Đối với bé mới bắt đầu bú sữa bột 

- Nguyên nhân: 

 + Bé quen với việc ti mẹ nên từ chối uống sữa bột bên ngoài.

 + Bé không thích không quen bú bình và ti giả, do chất liệu không giống ti thật. 

 + Sữa bột có vị không phù hợp với vị giác của bé, vì bé cũng có vị ưa thích riêng.

- Giải pháp: 

+ Hãy đợi đến khi bé đói mới cho bé bú sữa ngoài bằng bình sữa, vì lúc này bé sẽ dễ chấp nhận hơn. Tuy nhiên, mẹ không nên để bé quá đói sẽ khiến bé cáu kỉnh và khó ăn. 

 + Lựa chọn các loại ti tốt, có chất liệu gần giống ti mẹ nhất để bé dễ làm quen. Hoặc để giúp bé dễ chấp nhận hơn, mẹ có thể làm ấm ti giả trước khi cho bé ti. 

 + Xoa thêm một chút sữa mẹ lên núm da để dụ bé. 

 + Có thể cho bé ăn bằng muỗng hoặc cốc. 

 + Đổi sữa bột mới để tìm ra mùi vị thu hút bé hơn. Tốt nhất, thời gian đầu mẹ chỉ nên mua các sản phẩm sữa bột lon nhỏ để thay thế khi cần sẽ đỡ tốn kém hơn. 

2. Bé đang bú sữa bột thì đột nhiên từ chối 

- Nguyên nhân:

 + Mẹ đột ngột đổi sữa, khác về mùi và vị khiến hệ tiêu hóa bé chưa thích nghi kịp. 

 + Bé ngán loại sữa công thức đang dùng. 

 + Bé bị ốm mệt mỏi nên biếng ăn. 

 + Thay đổi môi trường sống: chuyển nhà, chuyển phòng cho bé, thay đổi người chăm sóc. 

 + Bé ăn quá nhiều gây ngang dạ hoặc mẹ ép bé uống sữa nhiều khiến bé sợ và từ chối. 

- Giải pháp:

+ Nguyên tắc khi thay đổi loại sữa cho bé là nên thay thế từ từ, một cử sữa cũ đan xen với một cử sữa mới. Nhờ đó, bé sẽ làm quen mùi vị sữa mới dễ hơn, đồng thời giúp hệ tiêu hóa bé kịp thích nghi. 

+ Nếu bé chán sữa thì có thể giảm cữ và bổ sung thêm các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi như tôm, cua, cá. Hoặc đối với các bé lớn hơn, mẹ có thể cho bé dùng sữa tươi để thay thế. 

+ Mẹ nên tìm hiểu lượng sữa thích hợp với nhu cầu ở từng độ tuổi của bé

Một số mẹo hay khác giúp bé thích uống sữa bột hơn

Để tránh thắc mắc “bé không chịu uống sữa bột phải làm sao đây”, mẹ nên trang bị một số mẹo nhỏ dưới đây.

1. Tạo cảm giác bú bình như bú mẹ

Khi cho bé bú bình, mẹ không nên tạo khoảng cách giữa hai mẹ con, mà hãy thường xuyên gọi bé với những âm thanh gần gũi để bé có cảm giác yên tâm khi ti bằng bình. 

Trường hợp bé khóc, mẹ nên dỗ bé nín rồi mới cho ăn. Nguyên nhân bé khóc hầu hết là vì đói nên tốt nhất mẹ nên cho bé ăn trước khi bé khóc. Một số biểu hiện khi bé đói: tay chân ngọ nguậy, miệng mở, chóp chép, quơ tay để tìm kiếm vật cho vào miệng…

2. Cho bé ăn ở nơi yên tĩnh

Để bé ăn nhanh và hấp thu dinh dưỡng tốt nhất, mẹ nên cho bé ăn ở nơi yên tĩnh sẽ giúp bé tập trung hơn vào việc ăn. Tuy nhiên, điều này cũng có nghĩa mẹ không được cho bé ăn khi đông người. Mẹ nên tắt tivi và không nói chuyện điện thoại.

3. Vuốt lưng cho bé khi bé bị trớ

Nuốt nhiều không khí sẽ khiến bé bị trớ. Để tránh tình trạng này, mẹ nên cho bé uống một chút nước, việc này sẽ giúp không khí bị đẩy ra ngoài và tránh cho bé bị đầy hơi. Hoặc mẹ có thể vuốt lưng để bé hết trớ. 

Cách vuốt lưng cho bé: Cho bé ở tư thế nửa nằm nửa ngồi, một tay giữ ngực và bụng bé, tay còn lại vuốt lưng cho bé đều từ trên xuống dưới.

4. Bé sẽ ngừng bú sữa khi bé no

Mẹ không nên ép bé bú quá nhu cầu, vì dễ khiến bé gặp các vấn đề về cân nặng. Do đó, hãy tìm hiểu các biểu hiện khi bé đã no để đảm bảo mức cân nặng hợp lý cho bé.

5. Thêm cơ hội lựa chọn

Mẹ có thể tìm hiểu khẩu vị của bé để chủ động hơn trong việc lựa chọn loại sữa mà bé ưng ý nhất. 

6. Tạo sự hứng khởi

Để tạo sự hứng khởi cho bữa ăn của bé, mẹ có thể: sử dụng loại cốc có hình dáng, màu sắc mà bé thích,...

7. Đa dạng các loại sản phẩm từ sữa

Hãy bổ sung dưỡng chất cho bé bằng các sản phẩm từ sữa khác như sữa chua, kem, váng sữa hay phô mai. Mẹ có thể kết hợp với các loại hoa quả bé thích để bé thèm ăn hơn. 

8. Luôn có thái độ tích cực với sữa

Mẹ cũng nên tập uống sữa một cách hào hứng để bé có thể bắt chước theo. Điều này không chỉ tốt cho sức khỏe của mẹ mà còn tạo cảm hứng cho chính bé nhà mình.

Bây giờ, có lẽ mẹ đã biết bé không chịu uống sữa bột phải làm sao đây rồi phải không nào. Hy vọng những kinh nghiệm trên đây sẽ giúp ích cho mẹ và bé. Nếu còn gì thắc mắc, đừng ngần ngại hãy liên hệ với Suabotchinhhang.com theo hotline 18009470 để được chuyên gia dinh dưỡng giải đáp nhanh nhất nhé!

Video liên quan

Chủ Đề