Vì sao quản lý sản xuất quan trọng

Sản xuất là ngành nghề trụ cột của nền kinh tế của một quốc gia. Để phát triển bền vững thì quản trị sản xuất chính là chìa khóa nhằm trả lời cho câu hỏi đó. Vậy sản xuất là làm gì?

Sản xuất là quá trình biến đổi những yếu tố đầu vào thành đầu ra. Mục đích của quá trình chuyển hoá này là tạo giá trị gia tăng để cung cấp cho khách hàng. Đầu vào của quá trình chuyển đổi bao gồm nguồn nhân lực, vốn, kĩ thuật, nguyên vật liệu, đất, năng lượng, thông tin. Đầu ra của quá trình chuyển đổi là sản phẩm, dịch vụ, tiền lương, những ảnh hưởng đối với môi trường.

1. Quản trị sản xuất là gì?

Quản trị sản xuất là tổng hợp các hoạt động xây dựng hệ thống sản xuất và quản trị quá trình sử dụng các yếu tố đầu vào tạo thành các sản phẩm [dịch vụ] đầu ra theo yêu cầu của khách hàng nhằm thực hiện các mục tiêu đã xác định.

2. Vì sao cần quản trị sản xuất?

Bạn đang là chủ doanh nghiệp hay chủ của một cơ sở sản xuất nhỏ hay bạn đang có những ý tưởng kinh doanh tuyệt vời. Điều đó chắc chắn rằng bạn đã nghe hoặc biết đến hoặc biết rất rõ về khái niệm quản trị sản xuất và tầm quan trọng của nó. Vậy tại sao bạn cần phải quản trị sản xuất.

Quản trị sản xuất nhằm:

  • Hoàn thành chức năng sản xuất, cung cấp sản phẩm cho khách hàng đúng số lượng với tiêu chuẩn chất lượng và thời gian phù hợp.
  • Tạo ra và duy trì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
  • Tạo ra tính linh hoạt cao trong đáp ứng liên tục nhu cầu của khách hàng về sản phẩm.
  • Đảm bảo tính hiệu quả trong việc tạo ra các sản phẩm cung cấp cho khách hàng.

Quản trị sản xuất trong doanh nghiệp chính là chìa khóa thành công trong công việc kinh doanh của mình. Kinh doanh điều quan trọng và tạo được ưu thế cạnh tranh nhất đó là giảm chi phí, nâng cao chất lượng giúp tăng doanh thu và tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Để làm được điều này việc đầu tiên quan trọng bậc nhất đó là quản trị được các yếu tố sản xuất đầu vào sao cho tiết kiệm chi phí nhất. Và đó cũng chính là vai trò của quản trị sản xuất cũng như là nhà quản trị lĩnh vực quản trị sản xuất.

Hệ thống sản xuất tiếp nhận đầu vào ở các hình thái như nguyên vật liệu, nhân sự, tiền vốn, các thiết bị, các thông tin… Những yếu tố đầu vào này được chuyển đổi hình thái trong hệ thống để tạo thành các sản phẩm hoặc dịch vụ theo mong muốn, mà chúng ta gọi là kết quả sản xuất. Một phần của kết quả quản lý bởi hệ thống quản lý để nhằm xác định xem nó có thể được chấp nhận hay không về mặt số lượng, chi phí và chất lượng. Nếu kết quả là chấp nhận được, thì không có sự thay đổi nào được yêu cầu trong hệ thống; nếu như kết quả không chấp nhận được, các hoạt động điều chỉnh về mặt quản lý cần phải thực hiện.

Hiện nay tài liệu quản trị sản xuất có rất nhiều và cũng rất nhiều tài liệu hữu ích. Vì vậy việc tìm kiếm thông tin là việc dễ dàng tuy nhiên giữa một rừng tài liệu như vậy sẽ làm cho người đọc hoang mang trong thế giới tài liệu vô cùng đa dạng và phong phú. Vì vậy bạn hãy chắt lọc cho mình những tài liệu phù hợp với mình nhất. Nếu không tự tin bạn có thể nhờ đến những chuyên gia hay những người đã có nhiều kinh nghiệm để giúp bạn lựa chọn.

Chúc các bạn thành công.

Sử dụng phần mềm quản lý sản xuất, những khó khăn của bạn trong quá trình sản xuất sẽ được giải quyết triệt để. Bạn có thể thực hiện việc quản lý sản xuất hiệu quả mà không mất nhiều công sức. Nhờ đó mà quá trình sản xuất được tiến hành hiệu quả, chất lượng và khoa học hơn. Quý doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng phần mềm quản lý sản xuất, hãy liên hệ cho chúng tôi để được tư vấn cụ thể.

Thông tin liên hệ

Công ty Cổ phần Dịch vụ và Công nghệ TIT

🏢 Tầng 16 – Vinaconex 6 – 475 Nguyễn Trãi – Hà Nội

🏘31/45A Ung Văn Khiêm, P25, Bình Thạnh, Tp.HCM

☎ 04 7306 1636

📞0974 69 6600

📧 

🌏 //faceworks.vn/

    Quản lý sản lượng là gì? Và tại sao cần phải quản lý sản lượng?

    Quản lý sản lượng là kiểm soát số lượng sản phẩm được tạo ra, từ đó đánh giá quá trình sử dụng các yếu tố đầu vào tạo thành các sản phẩm đầu ra theo yêu cầu của khách hàng nhằm thực hiện các mục tiêu đã được hoạch định.

    Việc quản lý sản lượng hiệu quả, sẽ giúp cho doanh nghiệp:

  • Kiểm soát số lượng sản phẩm sản xuất, tránh tình trạng sản xuất dư thừa hay thiếu hụt.
  • Hoàn thành chức năng sản xuất, cung cấp sản phẩm đến tay khách hàng đúng và đủ theo tiêu chuẩn chất lượng và thời gian phù hợp.
  • Tạo ra và duy trì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
  • Tạo ra tính linh hoạt cao trong việc đáp ứng nhu cầu liên tục từ phía khách hàng.
  • Đảm bảo tính hiệu quả trong sản xuất.

Vì sao cần phải quản lý sản lượng sản xuất   

   Nếu không quản lý sản lượng, doanh nghiệp sẽ dễ bị thụt lùi và thất bại về doanh thu – chi phí. Một doanh nghiệp sản xuất ví dụ điển hình, công ty thiếu kế hoạch quản lý sản lượng sản xuất sẽ không nắm được nhu cầu của thị trường, không biết sản phẩm nào đang được ưu chuộng, kết quả sản phẩm đầu ra dư thừa, vừa mất chi phí nguyên vật liệu, chi phí sản xuất… Từ đó cho thấy rằng, quản lý sản lượng chính là chìa khóa thành công trong việc kinh doanh của doanh nghiệp, giúp nâng cao khả năng cạnh tranh, giảm chi phí, nâng cao chất lượng giúp tăng doanh thu và  tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

   Hệ thống Andon là một cách thức giúp các nhà quản trị quản lý hiệu quả hoạt động sản xuất của nhà máy. Bằng hệ thống phần mềm và hệ thống thiết bị cảm biến, hệ thống cho phép kiểm soát đúng, đủ một cách chính xác và khách quan sản lượng sản xuất, đo lường sự hoạt động hiệu quả của các nguồn lực: máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, nhân công theo thời gian thực. Từ đó, giúp các nhà quản lý đưa ra được kế hoạch sản xuất phù hợp trong từng giai đoạn.

    Để cho quá trình quản lý sản lượng sản xuất thực sự hiệu quả, hãy sử dụng hệ thống Andon để mọi việc trở nên dễ dàng và khoa học nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp về những hệ thống quản lý phù hợp với doanh nghiệp của bạn.

Đối với mọi nhà máy, hoạt động quản lý sản xuất đóng vai trò hết sức quan trọng đảm bảo việc sản xuất sẽ diễn ra hiệu quả và kịp thời cũng như đạt chuẩn về số lượng, chất lượng và tiến độ giao hàng. Bên cạnh đó, quản lý sản xuất hiệu quả tác động trực tiếp tới doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp.

Làm thế nào để quản lý sản xuất hiệu quả? Trong bài viết này ITG sẽ bật mí phương pháp quản lý sản xuất giúp tăng tối đa hiệu suất sử dụng máy móc, thiết bị,  tối ưu thời gian và chi phí cho sản xuất.

Chương 1 – Quản lý sản xuất là gì – Tổng quan về Quản lý sản xuất

Quản lý sản xuất [QLSX] là gì?

Quản lý sản xuất [tên tiếng Anh là Production Management] là quá trình tham gia trực tiếp vào việc lập kế hoạch, giám sát khu vực nhà máy bảo đảm việc sản xuất hàng hóa đáp ứng được các yêu cầu về Chất lượng [Quality] – Chi phí [Cost] – Tiến độ [Delivery] của doanh nghiệp. 

Bên cạnh đó, quản lý sản xuất còn được hiểu là việc doanh nghiệp tối ưu các nguồn lực sẵn có trong khu vực nhà máy, như hàng hóa tồn kho, thiết bị máy móc, nhân lực… cũng như các vấn đề liên quan đến năng lực, chất lượng hay quy trình sản xuất nhằm đảm bảo mọi hoạt động luôn được diễn ra một cách trơn tru.

Như vậy, quản lý sản xuất cho phép nhà quản trị có thể tổ chức, điều phối, giám sát mọi hoạt động diễn ra trong khu vực phân xưởng. 

Mục tiêu và ý nghĩa của quản lý sản xuất

  • Đáp ứng yêu cầu quản lý toàn diện khu vực sản xuất, từ đó rút ngắn việc hoàn thành đơn hàng cho khách hàng mà vẫn đảm bảo số lượng và chất lượng.
  • Thông qua việc lập kế hoạch, điều phối, tổ chức, chỉ đạo và giám sát hoạt động sản xuất một cách hiệu quả và chính xác, doanh nghiệp có thể tạo ra và duy trì lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
  • Tạo ra tính linh động, khả năng dự báo, cải tiến không ngừng nhằm nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, sự cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường
  • Sử dụng tối ưu các nguồn lực sẵn có trong khu vực nhà máy, từ đó thúc đẩy nâng cao năng suất sản xuất. Điều này cho phép doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận không ngừng.

Quy trình quản lý sản xuất trong doanh nghiệp

Bước 1: Xác định yêu cầu trong kinh doanh

Khâu đầu tiên yêu cầu nhà máy xác định số lượng sản xuất mà mình cần thực hiện thông qua 3 tiêu chí: 

  • “Đơn hàng” thực tế mà khách hàng đặt hàng
  • “Số liệu dự báo” thông qua phân tích nhu cầu thị trường
  • “Nhu cầu phát sinh” có thể xảy ra trong quá trình thực hiện sản xuất [do sản phẩm lỗi/không đạt chất lượng…]

Bước 2: Tính toán nhu cầu trong sản xuất

Để có thể tính toán nhu cầu trong sản xuất một cách chính xác tối đa, nhà máy sẽ dựa vào các số liệu có được trong bước xác định yêu cầu kinh doanh cũng như kinh nghiệm thực tiễn của người quản trị về thói quen mua sắm của khách hàng hay sự biến động của thị trường… Điều này cho phép nhà máy dự đoán số lượng nguyên vật liệu đầu vào hiệu quả hơn, từ đó tối ưu lượng hàng tồn kho.

Bước 3:  Sắp xếp kế hoạch cho khu vực sản xuất

Đây là khâu đóng vai trò chiến lược khi toàn bộ khu vực sản xuất sẽ phải vận hành theo kế hoạch mà doanh nghiệp thiết lập. Để có thể làm tốt ở bước lập và vận hành theo kế hoạch, doanh nghiệp cần tập trung vào 2 yếu tố chính sau:

  • Cân đối năng lực sản xuất bên cạnh thực hiện nhu cầu khách hàng;
  • Thiết lập kế hoạch mua nguyên vật liệu một cách chính xác và hiệu quả nhằm đảm bảo đầu vào sản xuất nhưng không gây ra lượng tồn kho khổng lồ;

Bước 4: Sắp xếp lịch sản xuất một cách chi tiết

Tại đây, người quản lý khu vực sản xuất sẽ thiết lập lịch sản xuất cho từng máy móc, chuyền sản xuất trong nhà máy. Đây là khâu quan trọng, giúp giảm thiểu các sự cố diễn ra cũng như tránh tình trạng phân bổ không đều các nguồn lực.

Bước 5: Thực hiện ban hành chỉ thị sản xuất

Sau khi thực hiện xong các bước trước đó, doanh nghiệp sẽ ban hành chỉ thị sản xuất và thực hiện hoạt động sản xuất theo đúng kế hoạch đề ra.

Bước 6: Thống kê, hoàn thành cũng như kết thúc lệnh sản xuất

Trước khi kết thúc quá trình sản xuất, người quản lý cần phải thống kê các chi tiết tham gia sản xuất từ lượng sản phẩm, nguyên liệu đã sử dụng đến nguyên liệu thừa cần chuyển về kho/chuyền sản xuất khác… tiếp đó xác nhận hoàn thành và kết thúc lệnh sản xuất. Việc tổng kết, kiểm tra giúp doanh nghiệp có cái nhìn khách quan và đầy đủ về diễn biến sản xuất cũng như tình hình sử dụng nguyên liệu…

Quy trình quản lý sản xuất đóng vai trò quan trọng, quyết định đến chất lượng, năng suất của doanh nghiệp. Mời bạn đọc thêm bài viết “Quy trình quản lý sản xuất hiệu quả dành cho 6 ngành trọng điểm” để tìm hiểu sâu hơn về điều này.

Chương 2 – Kinh nghiệm quản lý, vận hành sản xuất hiệu quả

Phương pháp lập kế hoạch sản xuất tự động 

Lập kế hoạch sản xuất đóng vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý nhà máy.  Kế hoạch sản xuất cho chúng ta thấy được một bức tranh toàn cảnh về nhu cầu sản xuất của bạn trong một đơn vị thời gian nhất định. Theo đó, một bản kế hoạch cụ thể, chi tiết đảm bảo tối ưu mọi nguồn lực, thời gian, công suất máy móc cũng như mang lại hiệu quả tối đa về doanh thu. 

Hiện nay, ngày càng nhiều doanh nghiệp lựa chọn ứng dụng các giải pháp phần mềm như hệ thống ERP để nâng cao hiệu quả lập kế hoạch sản xuất. Phần mềm ERP tổng hợp toàn bộ dữ liệu cần thiết cho quá trình lên kế hoạch bao gồm: Đơn đặt hàng, BOM, thời gian đặt hàng, năng lực sản xuất của từng máy móc, Số lượng tồn kho… Thuật toán tự động lập kế hoạch sản xuất cho phép tạo lập kế hoạch chi tiết tới từng ngày, từng tuần, từng tháng, từng quý một cách chính xác. Ngay cả khi có thay đổi đột xuất về đơn hàng ưu tiên, bộ phận kế hoạch cũng có thể dễ dàng kiểm tra và sửa đổi dữ liệu.

Đây là phương pháp hỗ trợ lập kế hoạch sản xuất hiệu quả hàng đầu hiện nay, khắc phục những nhược điểm của phương pháp truyền thống [như sự chậm trễ trong tổng hợp dữ liệu, sự rời rạc thiếu liên kết của thông tin giữa các phòng, ban, chuyền sản xuất.

Tham khảo về phương pháp lập kế hoạch sản xuất tiết kiệm công sức và thời gian cho nhà quản lý

Phương pháp lập lịch sản xuất hiệu quả

Thiếu hụt nguyên vật liệu, tiến độ thực hiện công việc không đảm bảo, trễ đơn hàng giao cho khách… là những viễn cảnh sẽ xảy ra nếu các doanh nghiệp sản xuất không lập lịch sản xuất hiệu quả. Lập lịch sản xuất là toàn bộ các hoạt động điều phối, phân giao công việc cho từng bộ phận, cá nhân theo thứ tự công việc ưu tiên nhằm đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ dựa trên khả năng hiện có của nhà máy. 

Lịch sản xuất cho biết cụ thể khối lượng, thời gian hoàn thành đối với một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó trong khoảng thời gian nhất định có tính đến sản phẩm sẽ tiêu thụ và khối lượng dự trữ hiện có, đảm bảo cân đối công suất của máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ, hệ thống nhà xưởng và lao động giữa kế hoạch dự kiến và khả năng sản xuất thực có.

Trực quan hóa và tự động hóa lập lịch sản xuất là một trong những chức năng nổi bật của hệ thống điều hành và thực thi sản xuất [MES]. Người quản lý có thể dễ dàng sắp xếp lịch bằng cách kéo thả. Phần mềm sẽ tự động đẩy lịch xuống các màn hình OI ở dưới xưởng sản xuất. Ưu điểm của phương pháp này là tiết kiệm giấy tờ [người quản lý sản xuất không cần in lệnh giấy và thông tin cho sản xuất như trước đây]. Bên cạnh đó, với sự trợ giúp của MES, việc sắp xếp lại lịch trong ngày, ca có thể được điều chỉnh linh hoạt nhất có thể.

Vui lòng tham khảo thêm bài viết sau để có thêm chi tiết về cách tự động hóa lập lịch trình sản xuất và đơn giản hóa quy trình lập lịch bằng phần mềm MES

Downtime và cách giảm thời gian chết trong sản xuất

Downtime được hiểu là khoảng thời gian mà hoạt động trong nhà máy không được vận hành. Hiểu đơn giản, đây là thời gian chết trong sản xuất. Nó dẫn tới các hệ lụy to lớn như sụt giảm sản lượng sản xuất, từ đó gây lãng phí nguồn lực, máy móc trong doanh nghiệp và giảm lợi nhuận.

Để có thể loại bỏ một cách triệt để tình trạng downtime trong nhà máy, doanh nghiệp cần đẩy mạnh khả năng “dự báo” thông qua việc thu thập và phân tích dữ liệu một cách hiệu quả. Theo đó, doanh nghiệp có thể tiếp cận thông qua 3 phương pháp sau:

  • Sử dụng Học máy để có thể cập nhật các điều kiện thực tế của nhà máy; cho phép kích hoạt các cảnh báo khi có sự cố xảy ra cho nhân viên theo dõi;
  • Tích hợp mạng lưới cảm biến IoT với các phần mềm quản lý từ xa hoặc cục bộ. Từ đó hỗ trợ nhà quản trị dễ dàng giám sát các trục trặc sắp xảy ra thông qua những dữ liệu được trực quan hóa;
  • Triển khai hệ thống thực thi sản xuất MES để có thể vừa triển khai hoạt động trong nhà máy, vừa có thể giám sát dữ liệu thông qua các màn hình hiển thị trực quan. Tính toàn diện của MES thể hiện ở việc hỗ trợ kiểm soát tình trạng vận hành của máy móc và thiết bị, cho phép xây dựng kế hoạch bảo trì để doanh nghiệp có thể chủ động nguồn lực sản xuất. Bên cạnh đó, MES có khả năng giúp doanh nghiệp xây dựng hệ sinh thái quản trị nhà máy khi có thể tích hợp mạnh mẽ với IIoT hoặc SCADA, ERP và BI…

Hy vọng rằng, với những Kinh nghiệm quản lý sản xuất được chia sẻ trong bài viết, doanh nghiệp có thêm sự chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm thiểu rủi ro, hạn chế các chi phí không đáng có.

Chương 3 – Quản lý sản xuất hiệu quả bằng phần mềm

Tại sao cần ứng dụng phần mềm trong quản lý sản xuất

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay, “cá nhanh sẽ nuốt cá chậm”. Hoạt động sản xuất nếu không được đầu tư để đẩy nhanh tốc độ ra sản phẩm, cải thiện chất lượng cũng như thời gian giao hàng, doanh nghiệp sẽ sớm bị thụt lùi trên thị trường. Với sự bùng nổ của các giải pháp công nghệ 4.0, nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng phần mềm quản lý sản xuất để giải quyết những rào cản khó khăn mà phương thức quản lý thủ công truyền thống đang gặp phải. Có thể kể đến như: 

  • Sự đứt gãy thông tin giữa tầng quản trị và tầng vận hành. Các bộ phận hoạt động rời rạc, không có sự kết nối.
  • Thiếu tính chính xác trong các số liệu thống kê
  • Năng suất lao động không cao và chất lượng chưa được kiểm soát chặt chẽ, phụ thuộc vào tay nghề người lao động. 
  • Báo cáo chậm trễ [thường là cuối ca, cuối ngày, cuối tháng]
  • Khó khăn trong việc tìm kiếm nguyên nhân lỗi hỏng để cải thiện năng suất lao động và tình trạng vận hành của máy móc

Khi ứng dụng công nghệ phần mềm, doanh nghiệp sẽ không chỉ quản lý mà còn vận hành hiệu quả hơn. Dưới đây là một số lợi ích của phần mềm quản lý sản xuất

  • Quản trị tối ưu toàn bộ khu vực sản xuất: Giải pháp quản lý sản xuất cho phép doanh nghiệp giám sát và kết nội mọi nghiệp vụ từ thiết lập đơn hàng tới lập kế hoạch hay giám sát tiến độ, truy xuất nguồn gốc cũng như quản lý chất lượng…
  • Xóa bỏ tình trạng gián đoạn sản xuất: Nhờ việc kiểm soát chất lượng sản phẩm ngay trên chuyền sản xuất cũng như đưa ra các cảnh báo nếu có trục trặc xảy ra… doanh nghiệp hoàn toàn chủ động hơn tại chính khu vực sản xuất cũng như giảm tối đa các tổn thất do tình trạng gián đoạn gây nên.
  • Tự động hóa quy trình quản trị sản xuất: Nhờ có giải pháp công nghệ tiên tiến, doanh nghiệp có thể chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ theo các tiêu chuẩn quốc tế, giúp quy trình được tinh gọn, tự động hóa, gia tăng mức độ chính xác và hiệu quả trong hoạt động quản lý vận hành.

Các chức năng cần có trong phần mềm quản lý sản xuất

Các chức năng cần có trong phần mềm quản lý sản xuất 

Phần mềm cho phép thiết lập lịch sản xuất cho từng máy móc, chuyền sản xuất trong nhà máy. Đây là khâu quan trọng, giúp giảm thiểu các sự cố diễn ra cũng như tránh tình trạng phân bổ không đều các nguồn lực.

  • Quản lý định mức tiêu hao nguyên vật liệu

Xây dựng định mức nguyên vật liệu cho các sản phẩm, quản lý toàn bộ quá trình thay đổi định mức, ban hành các version sản phẩm mới. Hệ thống cho phép xây dựng và quản lý BOM nhiều cấp, xác định các công đoạn sản xuất và các nguồn lực tương ứng sử dụng trong từng công đoạn đối với từng sản phẩm.

  • Quản lý, theo dõi tiến độ sản xuất 

Phần mềm quản lý sản xuất cho phép ghi nhận thực trạng sản xuất của bán thành phẩm, thành phẩm, tỉ lệ lỗi hư hỏng tại từng ca, từng chuyền, từng phân xưởng.

  •  Kiểm soát chất lượng sản phẩm 

Kiểm soát chất lượng sản phẩm, số lượng sản phẩm hỏng, tỷ lệ hỏng cho phép và thống kê hao hụt, sản phẩm hỏng thực tế đồng thời ghi nhận nguyên nhân làm cho sản phẩm hỏng  từ đó cải tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm.

  • Thiết lập kế hoạch bảo trì bảo trì bảo dưỡng 

Thiết lập kế hoạch bảo dưỡng máy móc thiết bị phù hợp với kế hoạch sản xuất. Mặt khác phần mềm có thể hỗ trợ cảnh báo nhu cầu bảo dưỡng máy móc, thiết bị theo thời gian hoạt động hoặc tần suất sử dụng máy.

  • Hỗ trợ công tác truy xuất nguồn gốc sản phẩm

Phần mềm cho phép ghi nhận công đoạn sản xuất sản phẩm từ nguyên vật liệu đến quy trình sản xuất, các công đoạn QC sẽ được và cho phép truy xuất nguồn gốc sản phẩm khi cần. Điều này góp phần gia tăng niềm tin của khách hàng do thông tin về nguồn gốc sản phẩm, quá trình hình thành sản phẩm đều được minh bạch.

  • Tạo ra các báo cáo tức thời và tin cậy:

Giúp lãnh đạo có cái nhìn bao quát về hoạt động sản xuất, năng lực làm việc của nhân viên, năng lực máy móc, tiến độ sản xuất từ đó có được những định hướng mang tính chiến lược  phát triển hoạt động sản xuất một cách tối ưu nhất.

Xem chi tiết các Module cần có trong phần mềm quản lý nhà máy sản xuất giúp đáp ứng toàn diện nhu cầu quản trị sản xuất của doanh nghiệp.

Giải pháp phần mềm quản lý sản xuất “cần phải có” trong doanh nghiệp

Trên thị trường hiện nay xuất hiện nhiều phần mềm riêng lẻ giúp các doanh nghiệp cải thiện các hoạt động quản lý và vận hành trong sản xuất, có thể kể đến như phần mềm ERP [giúp lập kế hoạch sản xuất], phần mềm quản lý quy trình sản xuất, phần mềm quản lý kho sản xuất, phần mềm quản lý thiết bị…Tuy nhiên, những phần mềm rời rạc này khó tích hợp với nhau để giải quyết toàn diện các bài toán trong sản xuất. Chính vì thế, hệ thống điều hành và thực thi sản xuất MES [Manufacturing Execution System] ra đời chính là lời giải đem đến bức tranh sản xuất tổng thể cho doanh nghiệp. Phần mềm MES hiện nay đang được các chuyên gia và doanh nghiệp đánh giá là phần mềm “cần phải có” trong nhà máy sản xuất.  

Hệ thống quản lý sản xuất MES là chìa khóa cho tiến trình xây dựng mô hình smart factory, nơi các nhà máy trở nên thông minh hơn, hoạt động có hiệu quả hơn. Trong mô hình này, hệ thống quản lý sản xuất MES trở thành trung tâm cầu giữa tầng tự động  hóa [IIoT Platform] với tầng hoạch định [ERP] và chiến lược [BI]. Nhờ việc kết nối với các thiết bị IIoT hoặc SCADA, phần mềm MES có thể thu thập dữ liệu theo thời gian thực về quá trình sản xuất một cách đầy đủ và nhanh chóng. Các dữ liệu thu thập được sẽ giúp không chỉ công nhân nâng cao năng suất lao động, mà còn giúp các nhà quản lý cập nhật hoạt động sản xuất tức thời thay vì phải chờ đến khi kết thúc ca/công đoạn theo phương thức truyền thống. 

Phần mềm MES cũng là công cụ tuyệt vời giúp tối ưu chỉ số OEE [Overall Equipment Effectiveness – Chỉ số Hiệu suất Thiết bị Tổng thể]. Trong sản xuất, chỉ số này được coi là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp sản xuất cải thiện được hiệu xuất thiết bị, tiết kiệm được tối đa chi phí vận hành. MES sẽ kiểm soát chặt chẽ tình trạng vận hành trang thiết bị, từ đó có thể xây dựng kế hoạch bảo trì phù hợp, giúp doanh nghiệp chủ động nguồn lực sản xuất cũng như tối ưu giám sát thiết bị máy móc. 

Bài viết cùng chủ đề:

Lựa chọn nhà cung cấp phần mềm quản lý sản xuất cho doanh nghiệp 

Thị trường giải pháp phần mềm quản lý sản xuất hiện nay có hai loại chính, đó là: phần mềm MES đóng gói [COTS] và phần mềm tùy chỉnh [Customized]. Vì thế lựa chọn hệ thống phần mềm sản xuất MES sao cho phù hợp với mô hình sản xuất của mình là nỗi băn khoăn không chỉ của riêng doanh nghiệp nào.

Xem thêm so sánh ưu nhược điểm giữa phần mềm MES tùy chỉnh hay đóng gói của để có sự lựa chọn tối ưu cho doanh nghiệp

Là một giải pháp quản lý sản xuất tùy chỉnh, phần mềm 3S MES do ITG Technology phát triển đang được nhiều doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn tin tưởng lựa chọn. 3S MES không chỉ được thiết kế chuyên sâu theo đặc thù doanh nghiệp mà còn được tích lũy tri thức và mô hình quản trị thành công của nhiều doanh nghiệp tiêu biểu trong các lĩnh vực: điện tử, cơ khí chế tạo, đúc nhựa, in ấn – bao bì, nội thất – vật liệu xây dựng, dược phẩm…Mục tiêu của 3S MES hướng đến giải quyết các vấn đề hàng đầu mà mỗi doanh nghiệp sản xuất quan tâm: Nâng cao chất lượng sản phẩm [Quality] – Tối ưu các chi phí [Cost] – Tăng khả năng đáp ứng đơn đặt hàng nhà máy [Delivery].

Một số chức năng nổi bật của phần mềm điều hành và thực thi sản xuất 3S MES:

Các chức năng của phần mềm quản lý điều hành sản xuất 3S MES

  • Quản lý vận hành theo thời gian thực hoạt động sản xuất
  • Bảng điều khiển trung tâm cho phép hiển thị cảnh báo tức thời cho các vấn đề bất thường trong quá trình sản xuất
  • Thiết lập công thức cho phép tự động lập lịch sản xuất
  • Kiểm soát chất lượng sản phẩm nguyên vật liệu từ đầu vào, trên từng công đoạn sản xuất và khi trở thành thành phẩm
  • Quản lý kho theo QR code 
  • Truy xuất nguồn gốc sản phẩm
  • Giao diện hiển thị trực quan, đầy đủ thông tin, được nghiên cứu, thiết kế thân thiện với người dùng cuối 
  • Điểm đặc biệt nhất của phần mềm 3S MES là khả năng tích hợp mạnh mẽ với IIoT hoặc SCADA, hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp ERP và ứng dụng báo cáo thông minh BI tạo nên nền móng công nghệ vững chắc hình thành nhà máy thông minh. Tính năng mở rộng này sẽ cho phép doanh nghiệp theo đuổi các kế hoạch dài hơi của mình và khẳng định vị thế vững chắc trên thương trường.

Bạn đang băn khoăn về sự lựa chọn phần mềm quản lý sản xuất? Bài viết ”Giải pháp phần mềm quản lý sản xuất nào hiệu quả cho doanh nghiệp” sẽ giúp bạn có quyết định tốt hơn khi lựa chọn.

Kết luận

Quản lý sản xuất hiệu quả góp phần tối ưu được các nguồn lực, qua đó giảm giá thành, nâng cao hiệu quả chất lượng và tăng năng suất. Nếu như doanh nghiệp của bạn mong muốn tư vấn phương pháp để quản lý toàn diện hoạt động sản xuất, hãy liên hệ với chuyên gia giải pháp của chúng tôi qua Hotline: 092.6886.855. ITG luôn sẵn sàng đồng hành cùng Quý doanh nghiệp trong hành trình chuyển đổi số nhà máy.

Video liên quan

Chủ Đề