Vì sao vượn có thể tiến hoá được thành người triết học

Vượn biến thành người như thế nào?

TS. Đỗ Kiên Cường

08:07 SA @ Thứ Ba - 19 Tháng Năm, 2015

Chúng ta đều biết theo thuyết tiến hóa thì tổ tiên loài người là các chú vượn châu Phi. Tuy nhiên rất ít người biết cụ thể quá trình kì lạ đó, dù chỉ trên những nét khái quát. Hy vọng bài viết dưới đây có thể khắc phục một phần thực tế đó.

Câu chuyện không thể tin nổi về quá trình vượn biến thành người khởi nguồn từ hơn 6-7 triệu năm trước và điểm xuyết bằng sự xuất hiện các đặc trưng điển hình của loài người như đứng thẳng và đi bằng hai chân, não lớn, vô mao, chế tác công cụ, săn bắt, chế ngự lửa, phát triển ngôn ngữ, phát minh tôn giáo và nghệ thuật, xây dựng văn hóa và văn minh.

Charles Darwin là người đầu tiên giả định nguồn gốc vượn châu Phi của loài người trong tác phẩm Nguồn gốc các loài năm 1859. Tuy nhiên, tại châu Phi không hề thấy một dấu vết hóa thạch nào của tổ tiên loài người cho đến tận năm 1924, khi Raymond Dart tìm được “em bé Taung”, một chú vượn phương Nam [Australopithecine] có niên đại 3-4 triệu năm trước.

Từ đó đến nay, hàng chục loại người cổ khác nhau đã được phát hiện và các nhà cổ nhân học vẫn còn đang tranh cãi gay gắt về mối liên hệ giữa họ với nhau. Cũng không ai ngờ được rằng, đến tận năm 2004 mà giới nghiên cứu vẫn có thể tìm thấy hóa thạch của loại người lùn đặc biệt, Homo floresiensis, tại hòn đảo Flores nằm ở vùng viễn đông Indonesia, giữa Nam Thái Bình Dương.

Đứng thẳng:

Trên thực tế người cũng chỉ là một lòai vượn, vì chúng ta có 98% số ADN giống như tinh tinh, họ hàng gần gũi nhất của loài người. Các bộ môn di truyền và khảo cổ học cho rằng, người và tinh tinh có chung tổ tiên khoảng 7-10 triệu năm trước. Nói cách khác, người và tinh tinh chia tách nhau về mặt di truyền chỉ chưa đầy 10 triệu năm trước.

Bằng chứng khảo cổ cho thấy, khoảng 6 triệu năm trước, loài vượn đi bằng hai chân bắt đầu xuất hiện. Cho dù các chú vượn phương Nam này, cũng như nhiều loại người tối cổ xuất hiện sau đó, có hình thể không lớn hơn tinh tinh và có kích thước não tương tự, việc đứng thẳng và đi bằng hai chân là một bước tiến hóa đặc biệt, có tầm quan trọng không kém việc tăng kích thước não trong sự tiến hóa của con người.

Đứng thẳng và đi bằng hai chân mang lại nhiều ưu thế nổi bật, như có thể mang thức ăn cho đồng loại hay mang về nhà; giảm diện tích bề mặt cơ thể dưới ánh nắng nhiệt đới, do đó giúp giảm thiểu sự tăng nhiệt độ quá mức, nhất là với não; giải phóng đôi tay để dùng công cụ; bế trẻ em đi xa; giảm năng lượng cần thiết khi di chuyển so với đi bằng bốn chân như các loài linh trưởng khác [với cùng một mức năng lượng, tinh tinh đi được 6 dặm, trong khi người đi được 11 dặm một ngày]; nhìn rõ hơn và xa hơn khi di chuyển [do đứng cao hơn]; tăng vẻ đe dọa khi phải đối mặt với kẻ cạnh tranh…

Hành vi đứng thẳng có thể xuất hiện khi khí hậu khô hơn đã thu hẹp các cánh rừng nhiệt đới châu Phi. Thay vào đó là các bụi cây với những chùm quả nhỏ. Để “hái quả”, do một đột biến ngẫu nhiên nào đó mà vượn phương Nam đã tiến hóa hành vi đứng thẳng [giả thuyết của Clifford Jolly và Randall White, Đại học New York, năm 1995]. Đồng thời, vì rừng đã thưa hơn, nên cần phát hiện kẻ thù từ xa, do đó đứng thẳng trở thành một ưu thế sinh tồn được quá trình tiến hóa ưu ái.

Bằng chứng vượn phương Nam đứng thẳng bao gồm việc phân tích hình dạng xương và dấu chân hóa thạch của chúng. Trong đó nổi tiếng nhất là hóa thạch hầu như nguyên vẹn của Lucy, một phụ nữ thuộc giống Australopithecine afarensis sống khoảng 3.2 triệu năm trước, do nhà cổ nhân chủng học Donald Johanson tìm thấy ở Hadar, Ethiopia năm 1974. Cô cao khoảng 1.1 m, và mặc dù đi bằng hai chân, theo kết quả mô phỏng trên máy tính, dáng của cô không thể xem là chuẩn theo tiêu chí hiện đại! Cánh tay dài và ngón tay cong chứng tỏ cô vẫn rất thiện nghệ trong việc leo trèo.

Vượn phương Nam [phục dựng].

Đến nay hàng trăm hóa thạch Australopithecine afarensis đã được phát hiện. Ngoài ra là hóa thạch của các loài liên quan, chẳng hạn như Australopithecine africanus [điển hình là “em bé Taung” 3.5 triệu năm trước].

Chế tác và sử dụng công cụ:

Vượn phương Nam Australopithecine được xem là tổ tiên của người [Homo], một nhóm linh trưởng gồm cả chúng ta, Homo sapiens [người khôn].

Australopithecine cũng là tổ tiên của một số nhóm động vật nhân hình khác, như các loài Paranthropus ăn thực vật. Chẳng hạn khoảng 2.7 triệu năm trước, xuất hiện loài Paranthropus bosei ở Đông Phi có răng hàm lớn và cơ nhai khỏe để nhai rễ và củ.

Khoảng 2.5 triệu năm trước, người khéo [Homo habilis] xuất hiện; đó là loại động vật nhân hình đầu tiên giống con người, theo các kết quả hóa thạch. Họ sống cùng thời với Paranthropus bosei. Cơ thể của người khéo bằng khoảng 2/3 người hiện đại và bộ não lớn gấp rưỡi não vượn, đạt tới 600 cm3. Homo habilis có răng và hàm nhỏ hơn Paranthropus và có lẽ là loại người đầu tiên ăn nhiều thịt. Đó là nguồn năng lượng quan trọng giúp tăng kích thước não.

Người khéo cũng là loài đầu tiên biết chế tác công cụ và dùng chúng để đập vỡ xương lấy tủy. Truyền thống chế tác đó, truyền thống Oldowan [do tìm thấy công cụ tại vùng Olduvai Gorge, Tanzania], kéo dài gần một triệu năm mà không có sự thay đổi rõ rệt nào. Công cụ Oldowan chế tác bằng cách dùng một hòn đá làm búa ghè vỡ một hòn đá góc cạnh khác để tạo ra các mảnh đá sắc; và chúng được dùng để chặt hay cắt.

Người khéo [phục dựng]

Mặc dù cũng tăng kích thước não, nhưng loài Paranthropus tuyệt chủng khoảng 1.2 triệu năm trước. Một số chuyên gia cho rằng, khả năng làm việc theo nhóm để chống lại thú ăn thịt đã giúp con người [Homo] thoát khỏi thảm cảnh diệt vong.

Dáng điệu hiện đại:

Khoảng 1.8 triệu năm trước, xuất hiện người đứng thẳng [Homo erectus] tiến hóa từ người khéo. Đó là loài linh trưởng đầu tiên không biết trèo cây [Homo habilis vẫn còn trèo cây rất thiện nghệ]. Một số nhà cổ nhân chủng học dùng thuật ngữ Homo ergaster để chỉ loại người này, còn Homo erectus dùng để chỉ Homo ergaster ở châu Á, do hóa thạch đầu tiên tìm thấy ở Indonesia năm 1891. Người đứng thẳng chế tạo công cụ theo truyền thống riêng biệt, truyền thống Acheul [do tìm thấy công cụ loại này tại Saint Acheul, ngoại ô Amiens phía bắc nước Pháp]. Truyền thống này kéo dài đến tận 100 ngàn năm trước. Các công cụ Acheul, như rìu tay, có kích thước lớn và tinh xảo hơn công cụ Oldowan; và vừa là công cụ, vừa là tượng trang trí.

Về hình thể, người đứng thẳng khá giống người hiện đại. Có thể họ là những người đầu tiên rất ít lông và tiết mồ hôi, một chức năng sinh lý thích hợp để hoạt động tích cực dưới ánh nắng mặt trời.

Homo erectus là người đầu tiên rời khỏi châu Phi [khoảng 1.75 triệu năm trước] và sống đến tận 30.000 năm trước. Họ có bộ não lớn khoảng 1000 cm3 và có thể đã tiếp xúc với người hiện đại. Họ cũng là người đầu tiên chinh phục biển cả và tiến hành các cuộc săn bắt lớn, như săn voi ma-mút và ngựa hoang. Họ cũng biết dùng lửa và dựng “nhà” đầu tiên trên thế giới. Đặc biệt, khung chậu của họ cũng hẹp gần theo tỉ lệ của người hiện đại. Điều đó chứng tỏ, phụ nữ bắt đầu khó sinh nở và cần được trợ giúp trong quá trình mang thai, sinh nở và nuôi con. Đó chính là cơ sở sinh học của cấu trúc gia đình trong xã hội loài người sau này.

Năm 2004, dấu vết của một loại người lùn bí ẩn sống khoảng 13.000-18.000 năm trước được phát hiện tại Indonesia. Một năm sau, các nhà khoa học tìm thấy nhiều hóa thạch của loài Homo floresiensis này. Một số chuyên gia cho rằng loài này có bộ não phát triển và là một loài hoàn toàn riêng biệt; nhưng nhiều chuyên gia khác cho rằng, đó chính là người hiện đại mắc bệnh di truyền.



Người đứng thẳng [phục dựng]

Người Âu đầu tiên:

Hóa thạch đầu tiên của người châu Âu, phát hiện tại Tây Ban Nha, có tuổi 780.000 năm. Công cụ đá tìm thấy ở Anh có niên đại 700.000 năm. Chúng được cho là sản phẩm của các loài Homo antecessor hay Homo Heidelbergensis. Có ý kiến cho rằng, người Heidelberg tiến hóa thành người hiện đại tại châu Phi; còn tại châu Âu, người Neanderthal nổi lên như một loài riêng biệt.


Người Heidelberg [phục dựng]

Người Neanderthal để lại dấu vết khắp châu Âu, bắt đầu từ hơn 200.000 năm trước. Dù có một số khác biệt, họ vẫn rất giống chúng ta. Họ có bộ não lớn hơn người hiện đại một chút và có độ tuổi trưởng thành tương tự. Họ có tiếng nói, nhưng có lẽ chưa có ngôn ngữ hoàn chỉnh, dù chỉ đơn giản. Nhưng họ cũng có một số đặc trưng văn hóa giống chúng ta, như chôn người chết kèm lễ nghi, dùng công cụ để tấn công người khác, hay biết tổ chức các cuộc đi săn qui mô lớn.


Em bé Neanderthal [phục dựng]

Khoảng 28.000 năm trước, họ tuyệt chủng tại bán đảo Iberia [Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha]. Nguyên nhân của thảm kịch đó vẫn là “quả táo bất hòa” trong giới chuyên gia [không thích ứng với sự thay đổi khí hậu; thua vì kém năng lực sáng tạo trong cuộc cạnh tranh không đổ máu với người hiện đại; tuyệt chủng do bị người hiện đại “ném đá”, vì phân tích xương cho thấy, người hiện đại có khả năng ném đá hay phóng lao tốt, trong khi người Neanderthal không có năng lực đó…].

Rời khỏi châu Phi:

Hiện có hai giả thuyết trái ngược nhau về nguồn gốc người hiện đại. Đó là Thuyết rời khỏi châu Phi và Thuyết tiến hóa đa vùng.

Được thừa nhận rộng rãi là Thuyết rời khỏi châu Phi. Dựa trên bằng chứng khảo cổ và di truyền, nó giả định loài người tiến hóa tại châu Phi rồi lan tỏa khắp địa cầu qua hai làn sóng. Sự thiên di của người đứng thẳng sang lục địa Á - Âu gần hai triệu năm trước tạo thành làn sóng thứ nhất. Hàng triệu năm sau, người hiện đại tiến hóa tại châu Phi từ khoảng 200.000 năm trước, trước khi tỏa sang các lục địa khác chỉ khoảng 50.000-60.000 năm trước theo làn sóng thiên di thứ hai. Những người này thay thế người đứng thẳng ở châu Á và người Neanderthal ở châu Âu.

Ngược lại, giả thuyết đa vùng cho rằng, loài người rời khỏi châu Phi khoảng hai triệu năm trước và không hề bị thay thế bằng các cuộc thiên di muộn hơn [làn sóng thứ hai]. Thay vào đó, họ tự tiến hóa thành người hiện đại tại vùng họ sinh sống. Và sự hòa huyết vượt ranh giới địa lý giúp toàn nhân loại thống nhất về mặt di truyền.

Hầu hết bằng chứng di truyền ủng hộ Thuyết rời khoải châu Phi. Đáng ngạc nhiên là toàn nhân loại hiện nay khác biệt nhau rất ít về ADN ti thể [do mẹ truyền cho con] và ADN nhiễm sắc thể Y [do cha truyền cho con trai]. Điều đó chứng tỏ nhân loại tiến hóa từ một nhóm người nhỏ trong quá khứ. Thêm nữa, biến thiên di truyền của người châu Phi lớn hơn ở người xứ khác, chứng tỏ họ đã tiến hóa lâu hơn. Trên thực tế khoa học đã xác định được tổ mẫu và tổ phụ của tất cả những người đang sống trên Trái Đất. Nói cách khác, chúng ta là hậu duệ của người đàn bà duy nhất [nàng Eva ti thể] sống tại Đông Phi khoảng 170.000 nằm trước và người đàn ông duy nhất [chàng Adam nhiễm sắc thể Y], cũng sống tại Đông Phi chỉ 60.000 năm trước. Các chuyên gia cho rằng, một nhóm 50 người có thể sinh ra toàn bộ người Âu; trong khi toàn nhân loại có thể tiến hóa từ một nhóm không quá 200 người.

“Bước nhảy vọt”:

Jared Diamond dùng thuật ngữ “bước đại nhảy vọt” [great leap forward] để chỉ sự xuất hiện các đặc trưng hiện đại trong hành vi của Homo sapiens, trong đó quan trọng nhất là ngôn ngữ. Nhờ ngôn ngữ mà các khái niệm trừu tượng có thể được lan tỏa và lưu giữ lâu dài, điều mà người Neanderthal không thể thực hiện.

Người hiện đại về giải phẫu [tức có hình dáng bên ngoài hoàn toàn giống chúng ta] xuất hiện khoảng 200.000 năm trước. Khoảng 100.000 năm trước, họ đã di cư sang Trung Cận Đông nhưng bị người Neanderthal đẩy ngược về châu Phi. Vì thế họ cần thêm 50.000 năm để phát triển các hành vi hiện đại [ngôn ngữ, tôn giáo, nghệ thuật…] và dùng chúng như hành trang trong cuộc thiên di vĩ đại cuối cùng khoảng 60.000 năm trước. Họ vượt biển Đỏ sang Trung Đông và châu Á theo hai con đường: đường phía Nam men theo bờ Ấn Độ Dương tới tận lục địa Sunda [Đông Nam Á lúc chưa bị chìm ở độ sâu hàng trăm mét dưới mức nước biển hậu kỉ băng hà], trước khi tới châu Úc và Bắc Mĩ; còn đường phía Bắc hướng tới Trung Á trước khi lan tỏa khắp Á - Âu rồi sang Bắc Mĩ. Khoảng 90% số đàn ông ngoài châu Phi hiện nay là hậu duệ của những người chinh phục con đường phía Bắc này khoảng 45.000 năm trước.

Trong suốt thời tiền sử, công cụ đá thay đổi không đáng kể cho đến tận 50.000 trước. Nhưng kể từ thời điểm đó, văn hóa bắt đầu phát triển với tốc độ chưa từng có. Người hiện đại phát triển công cụ mới, chôn người chết theo lễ nghi, tạo đồ trang sức, sáng tạo các kĩ thuật săn bắt hoàn toàn mới, dùng da thú may quần áo, vẽ và xăm mình, vẽ tranh trong hang… Mặc dù một số hành vi đã xuất hiện từ trước, nhưng chỉ đến lúc đó chúng mới được sử dụng một cách rộng rãi và tích hợp.

Những thay đổi đó có thể đi kèm với sự tăng kích thước não [tới khoảng 1.400 cm3] hay cách chúng ta suy nghĩ. Bình minh của văn minh nhân loại được gieo mầm từ khoảng 30.000 năm trước. Cuộc cách mạng thời đá mới - cách mạng nông nghiệp - chỉ xuất hiện khoảng 10.000 năm trước. Các thành phố đầu tiên xuất hiện ở vùng Lưỡng Hà [Iraq ngày nay] khoảng 4.000 năm trước.

Các cột mốc tiến hóa:

• 55 triệu năm trước: Các linh trưởng đầu tiên xuất hiện.
• 8-6 triệu năm trước: Tinh tinh và người tách nhau trong cây di truyền.
• 5.8 triệu năm trước: Orririn tugenensis, tổ tiên cổ nhất của loài người được cho là bắt đầu đi bằng hai chân.
• 5.5 triệu năm trước: Ardipithecus, “nguyên người” đầu tiên, chung hành vi với tinh tinh và khỉ đột.
• 4 triệu năm trước: Vượn phương Nam xuất hiện, với kích thước não không hơn vượn nhưng đi thẳng bằng hai chân. Tổ tiên đầu tiên của loài người sống tại đồng cỏ miền nhiệt đới.
• 3.2 triệu năm trước: Lucy, thành viên danh tiếng của loài Australopithecus afarensis, sống tại Hadar, Ethiopia.
• 2.5 triệu năm trước: Người khéo xuất hiện. Có bộ não 600 cm3 nhưng vẫn mang nhiều nét khỉ, Homo habilis là loại người đầu tiên biết chế tác công cụ [truyền thống Oldowan, kéo dài khoảng một triệu năm]. Do ăn thịt nên phần dư năng lượng được dùng để phát triển bộ não.
• 2 triệu năm trước: Người đứng thẳng [Homo erectus] xuất hiện, với bộ não 1.000 cm3. Đây là loại người đầu tiên đoạn tuyệt hoàn toàn với việc trèo cây.
• 1.8 triệu năm trước: Người đứng thẳng thiên di sang châu Á.
• 1.6 triệu năm trước: Dấu vết khả dĩ của việc dùng lửa tại Koobi Fora, Kenya. Truyền thống Acheul xuất hiện thay thế truyền thống Oldowan trong việc chế tạo công cụ.
• 700 ngàn năm trước: Người Heidelberg sống tại châu Phi và châu Âu.
• 500 ngàn năm trước: Bằng chứng đầu tiên về “nhà” tại Chichibu, Nhật Bản
• 400 ngàn năm trước: Bắt đầu đi săn với cây thương.
• 230 ngàn năm trước: Người Neanderthal xuất hiện khắp châu Âu cho đến khi tuyệt chủng chỉ 28.000 năm trước.
• 195 ngàn năm trước: Người hiện đại từ cánh gà bước ra sân khấu.
• 170 ngàn năm trước: Eva ti thể, tổ mẫu của tòan bộ loài người hiện tại, sống tại Đông Phi.
• 140 ngàn năm trước: Dấu vết đầu tiên về thương mại đường xa.
• 60 ngàn năm trước: Adam nhiễm sắc thể Y, tổ phụ của tất cả mọi người trên địa cầu ngày nay, cũng sống tại Đông Phi.
• 50 ngàn năm trước: “Bước đại nhảy vọt”, với nền văn hóa thay đổi cực kì nhanh chóng.
• 33 ngàn năm trước: Nghệ thuật tranh tường cổ nhất.
• 18 ngàn năm trước: Người lùn Homo Floresiensis, tìm thấy tại Đông Indonesia. Họ cao 1 mét, có bộ não như não vượn nhưng biết chế tạo công cụ.
• 12 ngàn năm trước: Định cư đầu tiên tại vùng Lưỡi liềm phì nhiêu. Tới châu Mĩ qua eo Bering.
• 10 ngàn năm trước: Cuộc cách mạng nông nghiệp xuất hiện tại Cận Đông.
• 5.5 ngàn năm trước: Thời đồ đá kết thúc, bắt đầu thời đồ đồng
• 5 ngàn năm trước: Chữ viết đầu tiên.
• 4 ngàn năm trước: Người Sumer ở Lưỡng Hà phát triển nền văn minh đầu tiên trên thế giới.

Vĩ thanh 1: Con người biết may quần áo từ bao giờ?

Mùa thu năm 1999, Mark Stoneking, nhà nhân chủng học tiến hóa Mĩ, một trong ba tác giả khám phá nàng Eva ti thể năm 1987, được con trai đưa bản thông báo của nhà trường về việc một học sinh trong lớp có chí. Như bất cứ một ông bố hay lo lắng nào, nhà nghiên cứu đang làm việc tại Viện nhân chủng học tiến hóa Mark Planck tại Leipzig, CHLB Đức, mau chóng nhận biết từ bản thông báo rằng, chí không sống quá 24 giờ nếu thiếu hơi ấm từ cơ thể người. Với tư cách một học giả đang nghiên cứu về tiến hóa loài người, Stoneking giả định, nếu điều đó đúng thì có thể dùng chí để nghiên cứu các cuộc thiên di thời tiền sử. Tuy nhiên chỉ sau vài giờ trong thư viện, Stoneking chợt nhận thấy chí có thể lưu giữ trong ADN của chúng một sự kiện thú vị hơn nhiều: thời điểm con người bắt đầu biết may quần áo.

Trên một khía cạnh nào đó, vượn biến thành người là quá trình vô mao hóa, khi lông vượn dần mất đi để cơ thể có thể tiết mồ hôi, cho phép làm việc với cường độ cao dưới ánh nắng nhiệt đới châu Phi. Nhưng với chí thì đó là một thảm họa: thay cho việc tự do du ngoạn khắp cơ thể như trước kia, nay chí chỉ có thể sống trên đầu con người, nơi có đủ tóc để vẫy vùng. Tuy nhiên khi con người biết may quần áo thì chí có cơ may giành lại “vương quốc” đã mất, miễn là chúng tiến hóa thành một loài có thể bám vào quần áo, chứ không phải bám vào tóc như trước.

Stoneking thu thập chí sống trên đầu và ở thân người từ công dân 12 nước, từ Ethiopia tới Ecuador hay New Guinea. Ông phân tích ADN của chúng và vẽ cây phả hệ di truyền. Biết tốc độ đột biến gien, ông tính được tuổi loài chí sống ở thân người đầu tiên là 72.000 năm trước. Đó chính là thời điểm con người bắt đầu biết may quần áo.

Vĩ thanh 2: Chiến lược bí mật của Thành Cát Tư Hãn.

Để tìm phần mộ của Thành Cát Tư Hãn, vị bạo chúa Mông Cổ mất năm 1227, Chris Tyler-Smith và đồng nghiệp tại Đại học Oxford phân tích nhiễm sắc thể Y của 2.000 đàn ông từ vùng nội địa Á - Âu. Họ nhận thấy nhiều nhiễm sắc thể thuộc nhiều vùng địa lý lại rơi vào một nhóm duy nhất. Và nhóm đó cũng rất phổ biến tại Nội Mông. Phân tích tốc độ đột biến gien, các nhà nghiên cứu thấy nhóm đặc biệt đó xuất hiện khoảng 1000 năm trước, đúng thời điểm Thành Cát Tư Hãn leo lên đỉnh cao sức mạnh và quyền lực. Nói cách khác, những người thuộc nhóm nhiễm sắc thể Y đó đều là hậu duệ của vị bạo chúa Mông Cổ.

Sử sách chép rằng, bên cạnh Thành Cát Tư Hãn lúc nào cũng có 500 thê thiếp. Hệ quả của chiến lược bí mật đó là ngày nay tại những nơi từng là lãnh địa của đế chế Mông Cổ, hơn 16 triệu đàn ông mang các dấu gien của vị hoàng đế tàn bạo và khôn ngoan.

Vĩ thanh 3: Ý nghĩa bảo vệ của ngôn ngữ.

Ngôn ngữ có chức năng cơ bản là truyền thông; tuy nhiên nó cũng có một chức năng đáng ngạc nhiên là bảo vệ, khi giúp người nguyên thủy nhanh chóng phát hiện người lạ qua cách phát âm.

Người nguyên thủy sống theo các nhóm từ khoảng 50 tới một vài trăm người, được tổ chức hầu như theo quan hệ huyết thống. Để đảm bảo sự sinh tồn của nhóm, việc phát hiện kịp thời kẻ lạ không cùng huyết thống là yếu tố cốt tử. Đó là lí do các nhóm người có cách phát âm khác nhau, cho dù có cùng một ngôn ngữ. Và đó cũng là lí do mà từ một ngôn ngữ do nhóm người vượt biển Đỏ 60.000 năm trước dùng, ngày nay nhân loại dùng đến hàng chục ngàn ngôn ngữ khác nhau, chưa kể nhiều ngữ điệu và cách phát âm trong cùng một ngôn ngữ.

Vào ngày Phục Sinh năm 1282, người dân đảo Sicily [Ý] vùng lên lật đổ ách thống trị của công tước Charles de Anjou [Pháp]. Để phát hiện số người Pháp đang lẩn trốn, người Sicily đặt ra một thách thức về ngôn ngữ. Đó là phát âm từ “ceci” [phát âm là chay-chi], tên một loại đậu theo tiếng Ý. Chỉ trong vài giờ, hàng ngàn người Pháp không vượt qua được thử thách và bị hành quyết.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:09:15 SA @ 19/05/2015

khoa họcsinh họclịch sử loài ngườitiến hoáĐỗ Kiên Cường

Mục lục

  • 1 Lịch sử
    • 1.1 Trước Darwin
    • 1.2 Darwin
  • 2 Bằng chứng
  • 3 Tham khảo
  • 4 Xem thêm
  • 5 Liên kết ngoài

Lịch sửSửa đổi

Trước DarwinSửa đổi

Từ homo, tên gọi một chi sinh học mà loài người thuộc về, là tiếng Latin để chỉ "con người" hay "loài người", được Linnaeus chọn đầu tiên trong hệ thống phân loại của mình. Từ "con người" trong tiếng Latin là humanus, dạng tính từ của homo, và nó xuất phát từ gốc Ấn-Âu *dhghem có nghĩa "trái đất". Linnaeus và các nhà khoa học khác cùng thời đã coi các loài vượn lớn là các họ hàng gần nhất của loài người dựa trên các nét tương đồng về hình thái và giải phẫu.

DarwinSửa đổi

Khả năng kết nối con người với loài khỉ trước đó theo huyết thống trở nên rõ ràng chỉ sau năm 1859 với việc Charles Darwin xuất bản Nguồn gốc các loài, trong đó ông lập luận cho ý tưởng về sự tiến hóa của những loài mới từ loài trước đó. Cuốn sách của Darwin đã không giải quyết câu hỏi về sự tiến hóa của con người, chỉ nói rằng "Ánh sáng sẽ làm sáng tỏ về nguồn gốc của con người và lịch sử của mình."

Các cuộc tranh luận đầu tiên về bản chất của quá trình tiến hóa của con người nảy sinh giữa Thomas Henry Huxley và Richard Owen. Huxley lập luận cho sự tiến hóa của con người từ loài khỉ bằng cách minh họa nhiều điểm tương đồng và khác biệt giữa con người và loài khỉ, và đã làm như vậy đặc biệt là vào năm 1863 cuốn sách "Bằng chứng vị trí con người trong tự nhiên" [Evidence as to Man's Place in Nature]. Tuy nhiên, nhiều người ủng hộ ban đầu của Darwin [như Alfred Russel Wallace và Charles Lyell] đã không đồng ý ngay rằng nguồn gốc của năng lực tinh thần và sự nhạy cảm đạo đức của con người có thể được giải thích bởi sự chọn lọc tự nhiên, mặc dù điều này sau đó đã thay đổi. Darwin áp dụng các lý thuyết về sự tiến hóa và chọn lọc giới tính cho con người khi ông xuất bản "The Descent of Man" vào năm 1871.[5]

Đường phát tán loài người theo các nhóm đơn bội mtDNA [dòng mẹ, trái], và theo các nhóm đơn bội Y-DNA [dòng bố, phải] [6]. Phần đất liền vào thời kỳ băng hà 10 Ka về trước, nay bị chìm dưới biển được tô màu trắng.

Bằng chứngSửa đổi

Bao gồm các quá trình tiến hóa từ loài vượn cổ thành con người và các dấu tích được tìm thấy.

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ Heng HH [ngày 22 tháng 5 năm 2009]. “The genome-centric concept: resynthesis of evolutionary theory”. Bioessays. 31 [5]: 512–25. doi:10.1002/bies.200800182. PMID19334004.
  2. ^ “Out of Africa Revisited - 308 [5724]: 921g - Science”. Sciencemag.org. ngày 13 tháng 5 năm 2005. doi:10.1126/science.308.5724.921g. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2009.
  3. ^ Nature [ngày 12 tháng 6 năm 2003]. “Access: Human evolution: Out of Ethiopia”. Nature. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2009.
  4. ^ “Origins of Modern Humans: Multiregional or Out of Africa?”. ActionBioscience. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2009.
  5. ^ Darwin, Charles. 1981. [Originally published 1871; London: John Murray]. The Descent of Man, and Selection in Relation to Sex. Introduction by John Tyler Bonner and Robert M. May [Reprint ed.]. Princeton, NJ: Princeton University Press. ISBN 0-691-02369-7. LCCN 80008679. OCLC 7197127.
  6. ^ “Kalevi Wiik, 2008. Where Did European Men Come From? Journal of Genetic Genealogy, 4, p. 35-85” [PDF]. Bản gốc [PDF] lưu trữ ngày 21 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2015.

Xem thêmSửa đổi

  • Tiến trình tiến hóa loài người
  • Nguồn gốc đa vùng của người hiện đại
  • Hill, Andrew; Ward, Steven [1988]. “Origin of the hominidae: The record of african large hominoid evolution between 14 my and 4 my”. Yearbook of Physical Anthropology. 31 [59]: 49–83. doi:10.1002/ajpa.1330310505.
  • Alexander, R. D. [1990]. “How Did Humans Evolve? Reflections on the Uniquely Unique Species” [PDF]. University of Michigan Museum of Zoology Special Publication. University of Michigan Museum of Zoology [1]: 1–38. Bản gốc [PDF] lưu trữ ngày 11 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2011.
  • Flinn, M. V., Geary, D. C., & Ward, C. V. [2005]. Ecological dominance, social competition, and coalitionary arms races: Why humans evolved extraordinary intelligence. Evolution and Human Behavior, 26, 10-46. Full text.PDF[345 KB]
  • edited by Steve Jones, Robert Martin, and David Pilbeam; foreword by Richard Dawkins. [1994]. The Cambridge Encyclopedia of Human Evolution. Cambridge: Cambridge University Press. ISBN978-0-521-32370-3. Đã bỏ qua tham số không rõ |editors= [gợi ý |editor=] [trợ giúp]Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả [liên kết] Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả [liên kết] Also ISBN 978-0-521-46786-5
  • Wolfgang Enard; và đồng nghiệp [ngày 22 tháng 8 năm 2002]. “Molecular evolution of FOXP2, a gene involved in speech and language”. Nature. 418: 869-872 [870]. doi:10.1038/nature01025. “Và đồng nghiệp” được ghi trong: |author= [trợ giúp]
  • DNA Shows Neandertals Were Not Our Ancestors Lưu trữ 2005-10-25 tại Wayback Machine
  • J. W. IJdo, A. Baldini, D. C. Ward, S. T. Reeders, R. A. Wells [1991]. “Origin of human chromosome 2: An ancestral telomere-telomere fusion” [PDF]. Genetics. 88: 9051–9055. Đã bỏ qua tham số không rõ |month= [trợ giúp]Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả [liên kết]—two ancestral ape chromosomes fused to give rise to human chromosome 2.
  • Ovchinnikov; Götherström, Anders; Romanova, Galina P.; Kharitonov, Vitaliy M.; Lidén, Kerstin; Goodwin, William; và đồng nghiệp [2000]. “Molecular analysis of Neanderthal DNA from the Northern Kavkaz”. Nature. 404 [6777]: 490. doi:10.1038/35006625. PMID10761915. “Và đồng nghiệp” được ghi trong: |author= [trợ giúp]
  • Heizmann, Elmar P J, Begun, David R [2001]. “The oldest Eurasian hominoid”. Journal of Human Evolution. 41 [5]: 463. doi:10.1006/jhev.2001.0495. PMID11681862.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả [liên kết]
  • BBC: Finds test human origins theory. ngày 8 tháng 8 năm 2007 Homo habilis and Homo erectus are sister species that overlapped in time.

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • BBC: The Evolution of Man
  • Illustrations from Evolution [textbook]
  • Smithsonian – Homosapiens
  • Smithsonian – The Human Origins Program
  • Becoming Human: Paleoanthropology, Evolution and Human Origins, presented by Arizona State University's Institute of Human Origins
  • species

Mục lục

  • 1 Lịch sử tư tưởng tiến hóa
    • 1.1 Thời cổ đại
    • 1.2 Thời Trung Cổ
    • 1.3 Tiền Darwin
    • 1.4 Cuộc cách mạng của Darwin
    • 1.5 Giả thuyết mầm và di truyền
    • 1.6 Thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại
    • 1.7 Sự tổng hợp hơn thế nữa
  • 2 Di truyền
  • 3 Biến dị
    • 3.1 Đột biến
    • 3.2 Giao phối và tái tổ hợp
    • 3.3 Dòng gen
  • 4 Cơ chế tiến hóa
    • 4.1 Chọn lọc tự nhiên
    • 4.2 Đột biến chênh lệch
    • 4.3 Trôi dạt di truyền
    • 4.4 Trung chuyển di truyền
    • 4.5 Dòng gen
  • 5 Kết quả
    • 5.1 Thích nghi
    • 5.2 Đồng tiến hóa
    • 5.3 Cộng tác
    • 5.4 Hình thành loài
    • 5.5 Tuyệt chủng
  • 6 Lịch sử tiến hóa sự sống
    • 6.1 Nguồn gốc sự sống
    • 6.2 Tổ tiên chung
    • 6.3 Tiến hóa sự sống
  • 7 Ứng dụng
  • 8 Ảnh hưởng xã hội và văn hóa
  • 9 Gian lận khoa học
  • 10 Xem thêm
  • 11 Tham khảo
  • 12 Thư mục
  • 13 Đọc thêm
  • 14 Liên kết ngoài

Lịch sử tư tưởng tiến hóaSửa đổi

Lucretius

Alfred Russel Wallace

Thomas Robert Malthus

Năm 1842, Charles Darwin đặt bút viết phác thảo đầu tiên cho cuốn sách về sau được gọi là Nguồn gốc các loài.[23]

Bài chi tiết: Lịch sử tư tưởng tiến hóa

Xem thêm thông tin: Lịch sử hình thành loài

Thời cổ đạiSửa đổi

Nguồn gốc của đề xuất rằng một loại động vật có tổ tiên từ một loại động vật khác thuộc về vài triết gia Hy Lạp tiền-Socrates đầu tiên, như Anaximander và Empedocles[24] Những đề xuất như này đã tồn tại đến tận thời đại La Mã. Nhà thơ và triết gia La Mã Lucretius đã theo đuổi quan điểm của Empedocles thông qua kiệt tác của mình là De rerum natura [Về bản chất của Vạn Vật].[25][26]

Thời Trung CổSửa đổi

Đối lập với những quan điểm duy vật này, Aristotle xem toàn bộ sự vật tự nhiên, như là những sự hiện thực hóa bất toàn của những khả năng tự nhiên cố hữu khác nhau, được biết tới dưới tên "dạng".[27][28] Đây là một phần trong triết lý mục đích luận [teleology] của ông về tự nhiên trong đó mọi vật có một vai trò định trước để thực hiện những mệnh lệnh vũ trụ thần thánh. Những biến thể của tư tưởng này của Aristotle đã trở thành hiểu biết cơ bản của thời Trung Cổ, và được lồng ghép vào nền giáo dục Thiên Chúa giáo, nhưng Aristotle không đòi hỏi những sinh vật sống thực tế phải tương ứng một-một với các dạng siêu hình chính xác nào, và đưa ra các ví dụ cụ thể về cách các loại sinh vật mới có thể xuất hiện.[29]

Tiền DarwinSửa đổi

Vào thế kỷ 17, phương pháp mới của khoa học hiện đại đã từ bỏ cách tiếp cận của Aristotle, và tìm cách giải thích cho các hiện tượng tự nhiên bằng các định luật khoa học trong lĩnh vực vật lý giống nhau cho mọi vật hữu hình mà không cần phải giả thiết bất kì những loại tự nhiên cố hữu nào, hay bất kỳ trật tự vũ trụ thần thánh nào. Nhưng cách tiếp cận mới này bắt rễ chậm chạp trong ngành sinh vật học-một lĩnh vực trở thành pháo đài cuối cùng của quan niệm về những loại tự nhiên cố hữu. John Ray sử dụng một trong những thuật ngữ từng phổ biến trước đây cho các loại tự nhiên cố hữu, "loài" [species], để áp dụng cho các loại động vật và thực vật, nhưng không giống Aristotle ông xác định chặt chẽ mỗi loại sinh vật là một loài, và đề xuất rằng mỗi loài có thể được xác định bằng những đặc điểm không đổi của chúng qua các thế hệ.[30] Hệ thống phân loại sinh học được Carolus Linnaeus đề ra năm 1735 cũng xem các loài là cố hữu theo một kế hoạch của thần thánh.[31]

Các nhà tự nhiên học khác ở thời đó suy đoán về sự thay đổi tiến hóa của các loài theo thời gian theo những định luật tự nhiên. Vào năm 1751, Pierre Louis Maupertuis đã viết về những biến đổi tự nhiên xảy ra thông qua quá trình sinh sản và tích lũy qua nhiều thế hệ để sinh ra loài mới.[32] Georges Buffon đề xuất rằng các loài có thể suy thoái thành những sinh vật khác nhau, và Erasmus Darwin gợi ý rằng tất cả các động vật máu nóng có thể bắt nguồn từ chỉ một loài vi sinh vật [hay các "vi sợi"].[33] Sơ đồ tiến hóa chính thức đầu tiên là lý thuyết "tiến hóa biến đổi" [transmutation] của Lamarck vào năm 1809,[34] nêu ra rằng các thế hệ đồng thời liên tục tạo ra những dạng sống đơn giản đã phát triển mức độ phức tạp lớn hơn qua những nhánh song song với một cường độ tiến triển không đổi, và rằng ở cấp độ cục bộ những nhánh này thích nghi với môi trường bằng cách thừa hưởng những thay đổi gây ra bởi việc sử dụng hay không dùng đến những tập tính ở cha mẹ.[35][36] [Quá trình thứ hai sau đó được gọi là Lamarckism.][35][37][38][39] Những ý tưởng này bị các nhà tự nhiên học có uy tín đương thời phê phán, xem là một phỏng đoán thiếu những chứng cớ thực tế. Đặc biệt, Georges Cuvier còn nhấn mạnh rằng các loài là cố hữu và không có quan hệ họ hàng giữa các loài, những sự tương đồng giữa chúng chỉ phản ánh sự sáng tạo của thần thánh vì những lý do mang tính chức năng của bộ phận đó. Cùng thời gian đó, các ý tưởng của Ray về sự sáng tạo nhân từ được William Paley phát triển thành một quyển sách mang tên Natural Theology or Evidences of the Existence and Attributes of the Deity [Thần học tự nhiên hoặc bằng chứng về sự tồn tại và thuộc tính của các vị thần] được xuất bản năm 1802 đề xuất những sự thích nghi phức tạp như bằng chứng về sự sáng tạo thần thánh đã khiến Charles Darwin ngưỡng mộ.[40][41][42]

Cuộc cách mạng của DarwinSửa đổi

Sự đột phá có tính phê phán khỏi quan niệm về những loài cố hữu khởi đầu với học thuyết tiến hóa thông qua con đường chọn lọc tự nhiên, do Charles Darwin hệ thống hóa lần đầu tiên bằng cách sử dụng thuật ngữ sự biến thiên của quần thể. Darwin đã sử dụng câu "truyền lại kèm với sự biến đổi" hơn là "tiến hóa".[43] Một phần chịu ảnh hưởng từ cuốn Khảo luận về nguyên lý dân số [An Essay on the Principle of Population] được xuất bản năm 1798 của Thomas Robert Malthus, Darwin nhận xét rằng sự phát triển quần thể có thể dẫn tới một "cuộc vật lộn để sinh tồn" trong đó những biến dị phù hợp sẽ thắng thế trong khi những biến dị không phù hợp sẽ bị loại bỏ. Trong mỗi thế hệ, nhiều con non không thể sống sót tới tuổi sinh sản bởi nguồn tài nguyên hạn chế. Điều này có thể giải thích sự đa dạng động thực vật từ một tổ tiên chung thông qua sự vận hành của các quy luật tự nhiên theo cùng cách cho mọi sinh vật sống.[44][45][46][47] Darwin đã phát triển lý thuyết của ông về "chọn lọc tự nhiên" từ 1838 và đang viết nên "cuốn sách đồ sộ" của mình về vấn đề này lúc Alfred Russel Wallace gửi cho ông một học thuyết tương tự năm 1858. Cả hai người đã trình bày những bài viết độc lập của mình cho Hiệp hội Linnean ở Luân Đôn.[48]

Vào cuối năm 1859, Darwin công bố "bản tóm tắt" bằng cách sử dụng Nguồn gốc các loài giải thích chi tiết về chọn lọc tự nhiên theo cách đã khiến cho thuyết tiến hóa được chấp nhận ngày càng rộng rãi thay thế cho các lý thuyết tiến hóa khác. Thomas Henry Huxley đã áp dụng những ý tưởng của Darwin vào con người, sử dụng cổ sinh vật học và giải phẫu học so sánh để cung cấp những bằng chứng mạnh mẽ rằng con người và vượn có một tổ tiên chung. Một số người cảm thấy khó chịu với điều này bởi nó hàm ý rằng con người không hề có một vị trí đặc biệt trong vũ trụ.[49]

Giả thuyết mầm và di truyềnSửa đổi

Các cơ chế chính xác của khả năng di truyền qua sinh sản và nguồn gốc của những tính trạng mới khi đó vẫn còn là một bí ẩn. Đáp ứng giới hạn đó, Darwin đã phát triển một lý thuyết có tính tạm thời là giả thuyết mầm [pangenesis, hay giả thuyết pangen].[50] Năm 1865 Gregor Mendel đã chỉ ra những tính trạng được di truyền theo một cách có thể tiên đoán được thông qua sự phân loại và phân ly độc lập các yếu tố [về sau được gọi là gen]. Các định luật di truyền Mendel về sau đã thế chỗ hầu hết giả thuyết mầm của Darwin.[51] August Weismann đã tiến một bước quan trọng khi phân biệt các tế bào sinh sản [trứng, tinh trùng] với tế bào sinh dưỡng, và vạch ra rằng di truyền chỉ xảy ra trong các tế bào sinh sản mà thôi. Hugo de Vries liên hệ giả thuyết mầm của Darwin với sự phân biệt sinh sản/sinh dưỡng của Weismann và đề xuất rằng các mầm sống [pangen] của Darwin tập trung trong nhân tế bào và khi biểu hiện chúng có thể di chuyển vào tế bào chất để thay đổi cấu trúc tế bào. De Vries cũng là một trong những nhà nghiên cứu truyền bá rộng rãi công trình của Mendel, tin rằng các tính trạng của Mendel tương ứng với sự chuyển dịch các biến dị di truyền thông qua tế bào sinh sản.[52] Để giải thích cách các biến thể mới phát sinh, De Vries phát triển một lý thuyết đột biến dẫn đến sự chia rẽ đương thời giữa những người chấp nhận tiến hóa Darwin và những nhà sinh trắc học đồng tình với De Vries.[36][53][54] Vào những năm của thập niên 1930, những nhà tiên phong trong lĩnh vực di truyền học dân số, như J.B.S. Haldane, Sewall Wright và Ronald Fisher đã xây dựng nền tảng về tiến hóa đi theo triết lý của thống kê mạnh. Những mâu thuẫn giữa thuyết Darwin, đột biến di truyền và di truyền Mendel nhờ đó được hòa giải.[55]

Thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đạiSửa đổi

Bài chi tiết: Thuyết tiến hoá tổng hợp

Trong những thập niên 1920 và 1930 có một sự kết hợp thuyết chọn lọc tự nhiên của Darwin, lý thuyết đột biến và di truyền Mendel cùng thành tựu di truyền học quần thể vào một lý thuyết thống nhất đã hình thành nên thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại và áp dụng chung nó cho tất cả các nhánh của sinh học. Học thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại này đã giải thích những mô hình quan sát các loài trong các quần thể, thông qua các hóa thạch trung gian trong cổ sinh vật học, và cả các cơ chế phức tạp của tế bào trong sinh học phát triển.[36][56] Việc James D. Watson và Francis Crick với sự đóng góp của Rosalind Franklin công bố cấu trúc DNA năm 1953 đã chứng minh cơ sở vật lý cho di truyền.[57] Sinh học phân tử đã tăng cường hiểu biết của con người về mối liên hệ giữa kiểu gen và kiểu hình. Các tiến bộ cũng đã đạt được trong phân loại học phát sinh loài hay việc sơ đồ hóa chuyển dịch tính trạng thành một khuôn khổ so sánh và có thể kiểm tra thông qua sự ấn hành và sử dụng các cây tiến hóa.[58][59] Năm 1973, nhà sinh vật học tiến hóa Theodosius Dobzhansky viết rằng "không gì trong sinh học có ý nghĩa nếu không được xem xét dưới ánh sáng của tiến hóa", bởi vì nó đã rọi sáng những mối quan hệ của những thứ tưởng chừng là những sự kiện rời rạc trong lịch sử tự nhiên vào một tập hợp tri thức diễn giải mạch lạc có thể mô tả và tiên đoán nhiều sự kiện có thể quan sát được về sự sống trên hành tinh này.[60]

Sự tổng hợp hơn thế nữaSửa đổi

Kể từ đó, thuyết tiến hoá tổng hợp đã mở rộng hơn nữa để giải thích các hiện tượng sinh học trải trên mọi cấp bậc trong tổ chức sinh học, từ gen tới loài. Một trong những sự mở rộng này được biết tới là sinh học phát triển tiến hóa, còn được gọi thân mật là "eco-evo-devo" [viết tắt của "ecology" [sinh thái], "evolution" [tiến hóa] và "development"[phát triển], nhấn mạnh rằng bằng cách nào mà sự biến đổi xảy ra giữa các thế hệ [tiến hóa] có thể tác động lên mô hình của sự biến đổi bên trong cơ thể của từng cá thể sống [sự phát triển].[61][62][63] Kể từ thế kỷ 21, nhờ có ánh sáng của những phát hiện gần đây, vài nhà sinh học đã tranh luận về thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại mở rộng, mà sẽ bao gồm kết quả của những phương thức di truyền không phụ thuộc vào gen, như là di truyền học biểu sinh, ảnh hưởng từ trải nghiệm của mẹ, di truyền sinh thái học, thuyết di truyền kép, khả năng tiến hóa.[64][65]

Tác dụng của lao động trong quá trình chuyển biến từ vượn thành người

Thứ 7, ngày 7 Tháng Ba năm 2015

TÁC DỤNG CỦA LAO ĐỘNG

TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN BIẾN TỪ VƯỢN THÀNH NGƯỜI[1]

FRIEDRICH ENGELS [1820-1895]

Các nhà kinh tế chính trị khẳng định rằng lao động là nguồn gốc của mọi của cải. Lao động đúng là như vậy, khi đi đôi với giới tự nhiên là cái cung cấp những vật liệu cho lao động biến thành của cải. Nhưng lao động còn là một cái gì vô cùng lớn lao hơn thế nữa. Lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người, và như thế đến một mức mà trên một ý nghĩa nào đó, chúng ta phải nói: lao động đã sáng tạo ra bản thân con người.

Hàng chục vạn năm về trước, ở một thời kỳ mà người ta còn chưa thể xác định được một cách chắc chắn trong kỷ nguyên của lịch sử quả đất, kỷ nguyên mà các nhà địa chất học gọi là kỷ nguyên thứ ba, có lẽ vào cuối kỷ nguyên ấy cũng nên, có một loài vượn-người đã đạt tới một trình độ phát triển đặc biệt cao, sinh sống ở một nơi nào đó trong vùng nhiệt đới, - chắc là trên một vùng lục địa mênh mông, ngày nay đã chìm sâu dưới Ấn Độ Dương. Darwin đã miêu tả cho chúng ta thấy đại khái hình dáng gần giống của loài vượn - người tổ tiên của chúng ta ấy. Loài vượn đó mình đầy lông, có râu và tai nhọn, sống từng đàn trên cây[2].

Chắc rằng trước hết, do ảnh hưởng của lối sống đòi hỏi trong khi leo trèo, hai tay phải nhận những chức năng khác với chức năng của hai chân, cho nên loài vượn người đó bắt đầu bỏ mất thói quen dùng hai tay để bò dưới đất, rồi dần dần biết đi thẳng người. Như vậy là bước quyết định trong sự chuyển biến từ vượn thành người đã được thực hiện.

Tất cả những vượn người hiện còn sống đều có thể đứng thẳng người lên được và có thể đi lại chỉ bằng hai chân; nhưng chúng chỉ đi hai chân như thế khi cần thiết, và đi một cách cực kỳ vụng về. Khi chúng đi một cách tự nhiên, thì chúng phải cúi lom khom, và phải dùng đến hai tay. Phần đông các loài vượn khi đi thì co các ngón tay lại chống những đốt giữa xuống đất, rồi co chân lại và chuyển toàn thân về phía trước giữa hai cánh tay dài, như một người què đi bằng nạng vậy. Nói chung, đến ngày nay, chúng ta vẫn còn có thể quan sát thấy trong loài vượn có đủ tất cả những giai đoạn của bước quá độ từ lối đi bốn chân sang lối đi hai chân. Nhưng đối với bất cứ con vượn nào, lối đi hai chân đó cũng chỉ là một lối đi bất đắc dĩ mới phải dùng đến.

Nếu lối đi thẳng người của tổ tiên nhiều lông của chúng ta đã trở thành trước hết là một quy tắc, rồi sau đó mới trở thành một sự tất yếu, thì điều đó giả định rằng, hai bàn tay của họ cũng phải đảm nhận ngày càng nhiều những hoạt động khác. Ngay ở các con vượn hiện nay, cũng đã có một sự phân chia nào đó về chức năng giữa tay và chân. Như chúng tôi đã nói, trong khi chúng leo trèo, thì tay được sử dụng khác chân. Tay được chuyên dùng hơn trong việc lấy và cầm thức ăn, giống như một số động vật có vú thuộc loại hạ đẳng đã làm việc đó bằng hai chân trước. Nhiều con vượn đã dùng hai tay để làm tổ trên cây, hoặc như loài vượn đen chẳng hạn, làm được cả những mái che giữa những cành cây để tránh mưa che gió. Chúng dùng bàn tay cầm gậy gộc để tự vệ chống lại kẻ thù, hoặc để ném quả và đá vào kẻ thù. Cũng nhờ bàn tay, chúng làm những động tác đơn giản mà chúng bắt chước theo người. Nhưng chính ở đây, đã thể hiện sự khác nhau to lớn giữa bàn tay chưa được phát triển của loài vượn, dù là của một loài vượn rất giống với loài người, và bàn tay của con người đã được hàng ngàn thế kỷ lao động cải tiến. Số lượng và cách bài trí chung của xương và cơ ở bàn tay người và bàn tay vượn đều giống nhau; nhưng bàn tay của người mông muội thấp nhất cũng có thể làm hàng trăm động tác mà không có một bàn tay vượn nào có thể bắt chước được. Chưa hề có một bàn tay vượn nào có thể chế tạo ra được một con dao bằng đá dù thô sơ nhất.

Cho nên, những động tác mà trải qua hàng ngàn thế kỷ, tổ tiên chúng ta đã dần dần quen làm với bàn tay của mình trong thời kỳ chuyển biến từ vượn thành người, thì lúc đầu, chỉ có thể là những động tác rất đơn giản. Những người mông muội thấp nhất, ngay cả những người mà ta có thể giả định rằng họ có thể thụt lùi trở lại một trạng thái gần giống như thú vật, kèm theo sự thoái hoá về thân thể, đều vẫn ở vào một trình độ phát triển cao hơn những sinh vật quá độ ấy rất nhiều. Trước khi mảnh đá đầu tiên được bàn tay con người làm thành một con dao thì bao nhiêu thời đại đã trôi qua rồi, và so sánh với các thời đại đó thì thời đại lịch sử mà ta đã biết không thấm vào đâu cả. Nhưng bước quyết định đã được hoàn thành: bàn tay đã được giải phóng, từ đấy, nó có thể đạt được ngày càng nhiều những sự khéo léo mới, và sự mềm mại hơn đã đạt được đó được di truyền lại và cứ tăng lên mãi từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Như vậy, bàn tay không những là khí quan của lao động, mà còn là sản phẩm của lao động nữa. Chỉ nhờ có lao động, nhờ thích ứng được với những động tác ngày càng mới, nhờ sự di truyền của sự phát triển đặc biệt đã đạt được bằng cách đó của các cơ, của các gân, và sau những khoảng thời gian dài hơn, cả của xương nữa, và cuối cùng, nhờ luôn luôn áp dụng lại sự tinh luyện thừa hưởng được đó vào những động tác mới, ngày càng phức tạp hơn, - mà bàn tay con người mới đạt được trình độ hoàn thiện rất cao khiến nó có thể, như một sức mạnh thần kỳ, sáng tạo ra các bức tranh của Raffaello1*, các pho tượng của Thorvaldsen 2* và các điệu nhạc của Paganini 3*.

Nhưng bàn tay không phải là biệt lập. Nó chỉ là một trong những bộ phận của cả một cơ thể cực kỳ phức tạp. Cái gì có lợi cho bàn tay, thì cũng có lợi cho toàn bộ cơ thể mà bàn tay để phục vụ, - và có lợi về hai phương diện.

Trước hết, theo quy luật mà Darwin goi là quy luật quan hệ sinh trưởng. Theo quy luật này, những hình thức nhất định của các bộ phận khác nhau của một sinh vật hữu cơ luôn luôn liên quan mật thiết với một vài hình thức nào đó của các bộ phận khác trông bề ngoài thì hình như không có liên quan gì với các bộ phận kia cả. Ví như tất cả - không có ngoại lệ - những động vật nào mà hồng huyết cầu không có nhân tế bào và xương gáy nối liền với đốt xương sống đầu tiên bằng hai khớp xương thì đều có những hạch vú có sữa để cho con bú cả. Ví như những loài vật có vú nào mà có móng chân chẻ hai, thì thông thường đều có cái dạ dạy nhiều ngăn của loài nhai lại. Những hình thức nhất định của một bộ phận mà thay đổi thì hình thức của những bộ phận khác trong thân thể cũng thay đổi theo. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa có thể giải thích được mối quan hệ đó. Tất cả hoặc hầu hết những con mèo trắng tuyền có cặp mắt xanh đều điếc. Bàn tay con người dần dần trở nên điêu luyện, và đôi chân cũng theo đó mà được cải tiến cho phù hợp với lối đi thẳng người, - điều đó, do cũng mối quan hệ nói trên, nhất định phải tác động trở lại đến những bộ phận khác của cơ thể. Nhưng người ta vẫn còn nghiên cứu được quá ít về sự tác động qua lại đó, cho nên ở đây, chúng ta chỉ có thể trình bày nó một cách tổng quát mà thôi.

Sự phát triển của bàn tay đã tác động trở lại, một cách trực tiếp và có thể chứng minh được, đến những bộ phận khác của cơ thể, đó là điều còn quan trọng hơn rất nhiều. Như trên đã nói, các tổ tiên người-vượn của chúng ta là những động vật có tính hợp quần; rõ ràng là không thể kết luận rằng con người, tức là một loài động vật có tính hợp quần hơn hết, lại là do một tổ tiên gần nhất không có tính hợp quần, sinh ra. Dần dần với sự phát triển của bàn tay và với quá trình lao động, con người bắt đầu thống trị tự nhiên và cứ mỗi lần sự thống trị đó tiến lên một bước, là mỗi lần nó mở rộng thêm tầm mắt của con người. Trong các vật của giới tự nhiên, con người luôn luôn phát hiện ra được những đặc tính mới mà từ trước tới nay chưa ai biết đến. Mặt khác, sự phát triển của lao động đã đưa đến kết quả tất yếu là thắt chặt thêm những mối liên hệ giữa các thành viên của xã hội, bằng cách tạo ra rất nhiều trường hợp để cho con người giúp đỡ lẫn nhau, hợp tác với nhau, và làm cho con người càng ngày càng có ý thức rõ rệt hơn về lợi ích của sự hợp tác ấy đối với mỗi thành viên riêng rẽ. Tóm lại, những con người đang hình thành ấy đã phát triển đến mức là họ thấy cần thiết phải nói với nhau một cái gì đấy. Nhu cầu đó đã tự nó tạo ra cho nó một khí quan: cái cuống họng chưa phát triển của loài vượn, nhờ uốn giọng mà biến đổi, dần dần nhưng chắc chắn, để có thể thích ứng với một lối phát âm ngày càng phát triển thêm mãi, và các khí quan của mồm cũng dần dần luyện tập được cách phát ra những âm vận nối tiếp nhau.

Đem so sánh con người với các loài vật, người ta sẽ thấy rõ rằng ngôn ngữ bắt nguồn từ lao động và cùng phát triển với lao động, đó là cách giải thích duy nhất đúng về nguồn gốc của ngôn ngữ. Những điều mà các loài vật, kể cả những loài phát triển nhất, cần phải báo cho nhau biết, thì lại quá ít ỏi, đến nỗi chúng vẫn có thể làm được việc đó mà không cần dùng đến ngôn ngữ có những âm vận nối tiếp nhau. Khi còn ở trạng thái tự nhiên, thì không có một con vật nào lại cảm thấy rằng nó có cái nhược điểm là không thể nói hoặc hiểu được ngôn ngữ của loài người. Nhưng đối với những con vật mà người ta đã đem về nhà nuôi, thì hoàn toàn khác hẳn. Nhờ gần gũi với loài người mà chó và ngựa đã trở thành những con vật rất thính với loại ngôn ngữ có những âm vận nối tiếp nhau, đến nỗi chúng có thể dễ dàng tập hiểu được mọi thứ tiếng nói, trong phạm vi trí tưởng tượng của chúng. Ngoài ra, chúng còn có khả năng chẳng hạn như biểu lộ sự gắn bó với loài người, tỏ lòng biết ơn v.v., tức là những tình cảm mà trước kia chúng không bao giờ có. Bất cứ người nào đã từng tiếp xúc nhiều với những con vật đó, thì không thể nào không tin chắc rằng có khá nhiều trường hợp mà hiện nay, chúng nó cảm thấy rằng đối với chúng thì không biết nói, là một nhược điểm không thể nào cứu vãn được, vì những khí quan phát âm của chúng đã quá chuyên theo một phương hướng nhất định rồi. Nhưng con vật nào có khí quan phát âm thì tình trạng không biết nói cũng được khắc phục trong một hạn độ nhất định nào đó. Những khí quan mồm của các loài chim rõ ràng là khác hẳn với khí quan mồm của con người; ấy thế mà chim lại là một loại động vật duy nhất có thể học nói được, và chính con vẹt, một loài chim vốn có những giọng làm cho người ta khó chịu nhất, lại nói được giỏi nhất. Xin đừng cho rằng con vẹt không hiểu những điều nó nói. Đương nhiên là nó vẫn cứ lải nhải, lắp đi lắp lại hàng giờ tất cả những lời mà nó đã học được, chỉ vì nó thích nói hoặc thích có quan hệ với loài người. Nhưng trong phạm vi trí tưởng tượng của nó, nó vẫn có thể đi đến chỗ hiểu được những điều nó nói. Hãy đem những lời chửi mắng mà dạy cho con vẹt, làm thế nào cho nó có một ý niệm nào đó về ý nghĩa của những lời chửi mắng ấy [đây là một trò chơi giải trí thích thú của những người thuỷ thủ từ các vùng nhiệt đới trở về]; rồi cứ trêu nó mà xem, chúng ta sẽ thấy ngay rằng nó cũng biết sử dụng những lời chửi mắng ấy một cách thích đáng, không kém gì mụ bán rau ở thành phố Berlin. Và khi vòi quà, thì cũng thế.

Trước hết là lao động; sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ; đó là hai sức kích thích chủ yếu đã ảnh hưởng đến bộ óc của con vượn, làm cho bộ óc đó dần dần biến chuyển thành bộ óc của con người. Tuy hai bộ óc có rất nhiều chỗ giống nhau nhưng bộ óc con người to hơn và hoàn thiện hơn bộ óc loài vượn rất nhiều. Nhưng khi bộ óc phát triển, thì các công cụ trực tiếp của bộ óc, tức là các giác quan, cũng song song phát triển theo. Sự phát triển của bộ óc, nói chung, bao giờ cũng đi đôi với sự phát triển của tất cả các giác quan, cũng như sự phát triển tuần tự của ngôn ngữ nhất thiết phải đi đôi với một sự cải tiến tương đương của khí quan thính giác. Mắt chim đại bàng nhìn thấy xa hơn mắt người rất nhiều, nhưng mắt người nhận thấy trong sự vật được nhiều hơn mắt đại bàng rất nhiều. Con chó thính mũi hơn loài người rất nhiều, nhưng nó không có mảy may khả năng phân biệt được những mùi đã giúp cho con người đoán chắc được nhiều sự vật khác nhau. Và xúc giác mà con vượn chỉ mới có dưới hình thức thô sơ nhất, thì nhờ lao động mà đã phát triển song song với sự phát triển của bàn tay con người.

Sự phát triển của bộ óc và của các giác quan phụ thuộc nó, sự sáng suốt ngày càng tăng của ý thức, sự phát triển của năng lực trừu tượng hoá và năng lực suy luận, đã tác động trở lại đến lao động và ngôn ngữ, đã không ngừng thúc đẩy cho lao động và ngôn ngữ tiếp tục phát triển thêm nữa. Sự phát triển đó cũng không chấm dứt khi con người đã hoàn toàn thoát khỏi trạng thái loài vượn; trái lại sau đó, sự phát triển ấy vẫn cứ tiếp tục. Trong các dân tộc khác nhau và trong những thời kỳ khác nhau, sự phát triển đó có những bước tiến khác nhau về trình độ và phương hướng, thậm chí, ở một đôi nơi, còn bị một sự thoái hoá địa phương và tạm thời làm gián đoạn, nhưng sự phát triển ấy vẫn cứ vững bước tiến tới, một mặt là nhờ có một sự thúc đẩy mới và mạnh mẽ, và mặt khác là nhờ có - phương hướng rõ rệt hơn của một yếu tố mới ra đời cùng với sự xuất hiện của con người hoàn chỉnh - xã hội.

Hàng chục vạn năm, - thời gian này trong lịch sử trái đất cũng tương đương như là một giây đồng hồ trong một đời ngườia] - đã trôi qua, trước khi xã hội loài người xuất hiện từ đàn vượn leo trèo trên cây. Nhưng rút cục thì xã hội loài người cũng đã xuất hiện. Và ở đây nữa, ta thấy giữa đàn vượn và xã hội loài người có sự khác nhau đặc biệt gì? Đó là lao động. Đàn vượn chỉ biết ăn hết sạch lương thực sẵn có trong khu vực mà điều kiện địa lý hoặc là sự kháng cự của các đàn vượn bên cạnh đã hạn định cho chúng; chúng đi lang thang từ nơi này đến nơi khác, hoặc chiến đấu với những đàn vượn lân cận, để giành lấy một khu vực mới có nhiều thức ăn hơn, nhưng chúng không bao giờ có khả năng kiếm ra được, trong vùng chúng kiếm ăn, một số thức ăn nhiều hơn số thức ăn mà vùng đó đã cung cấp cho chúng, dưới hình thức tự nhiên, trừ trường hợp chúng vô tình bón cho đất đai bằng phân của bản thân chúng. Khi mà tất cả các vùng có thể cung cấp lương thực đã bị chiếm cứ hết rồi, thì loài vượn không thể nào sinh sôi nẩy nở ra nhiều thêm được nữa. Chúng chỉ có thể giữ được nguyên vẹn con số hiện có là cùng. Nhưng tất cả các loài vật đều hết sức lãng phí thức ăn; ngoài ra, chúng lại còn huỷ hoại những mầm mống của nguồn thức ăn nữa. Trái với người thợ săn, con chó sói không bao giờ buông tha cho con hươu cái có thể cung cấp hươu con cho nó trong năm tới; ở Hy Lạp, loài dê ăn sạch những bụi cây còn non, không để cho nó lớn lên, thành ra tất cả núi non trong nước đó đều trơ trụi. Nền "kinh tế cướp đoạt" ấy của loài vật đã có một tác dụng quan trọng trong việc biến đổi dần dần các chủng loại, vì nó bắt buộc các loài vật phải thích ứng với những thức ăn mới, khác hẳn với thức ăn đã quen cũ, và chính vì thế mà thành phần hoá học trong máu của chúng cũng khác hẳn, và toàn bộ cấu tạo cơ thể của chúng cũng dần dần thay đổi, còn các chủng loại trước đây đã được cố định hẳn rồi thì đều bị diệt vong. Không còn nghi ngờ gì nữa rằng nền kinh tế cướp đoạt đó đã góp phần rất lớn làm cho tổ tiên của chúng ta chuyển biến thành người. Trong một giống vượn thông minh và có khả năng thích ứng với hoàn cảnh mới, hơn tất cả các giống vượn khác rất nhiều thì nền kinh tế cướp đoạt ấy nhất định đưa đến kết quả là các thứ cây cỏ có thể dùng làm lương thực cho giống vượn ấy càng ngày càng nhiều hơn, và trong các loại cây cỏ đó, thì phần ăn được cứ tăng lên thêm mãi, tóm lại, thức ăn ngày càng có nhiều loại khác nhau, và do đó, có nhiều chất khác nhau thâm nhập vào cơ thể, tạo ra những điều kiện hoá học cho sự chuyển biến từ vượn thành người. Nhưng tất cả những cái đó vẫn chưa phải là lao động, đúng theo ý nghĩa của nó. Lao động bắt đầu cùng với việc chế tạo ra công cụ. Vậy thì những công cụ cổ nhất mà chúng ta đã tìm ra được là những công cụ gì? Và nếu căn cứ vào những di tích đã tìm ra được của loài người tiền sử, căn cứ vào lối sống của giống người xuất hiện trong thời kỳ đầu tiên của lịch sử và lối sống của người dã man thấp nhất hiện nay mà xét thì những công cụ đầu tiên đó là những cái gì? Đó là những công cụ săn bắn và đánh cá. Những công cụ săn bắn đồng thời cũng dùng làm vũ khí. Nhưng sự xuất hiện của nghề săn bắn và đánh cá giả định rằng đã có bước chuyển từ chỗ chỉ ăn thuần thực vật sang chỗ ăn cả thịt nữa, và đó là một bước tiến mới quan trọng trên con đường chuyển biến thành người. Thức ăn bằng thịt chứa đựng, dưới hình thức gần như có sẵn, những chất chủ yếu mà cơ thể cần dùng để trao đổi chất; nó rút ngắn quá trình tiêu hoá, đồng thời cũng rút ngắn cả thời gian của những quá trình thực vật [nghĩa là tương ứng với những hiện tượng sinh hoạt của thực vật] khác trong cơ thể, do đó, mà tiết kiệm được nhiều hơn thời gian, chất và năng lượng cho sự biểu hiện tích cực một đời sống động vật theo đúng nghĩa của nó. Và con người đang hình thành càng cách xa loài thực vật bao nhiêu, thì càng vượt lên trên loài vật bấy nhiêu. Cũng như việc tập cho mèo rừng và chó rừng quen ăn thức ăn bằng thực vật bên cạnh thức ăn bằng thịt, đã biến mèo rừng và chó rừng thành những tôi tớ của loài người, cũng như việc ăn quen thức ăn bằng thịt bên cạnh thức ăn bằng thực vật, về căn bản, đã đem lại sức mạnh về thể chất và tính độc lập cho con người đang hình thành. Nhưng điều chủ yếu nhất là thức ăn bằng thịt đã tác động đến bộ óc, cung cấp rất nhiều hơn trước những chất cần thiết cho sự bồi dưỡng và phát triển của bộ óc, và nhờ đó mà từ thế hệ này sang thế hệ khác, bộ óc có thể phát triển nhanh chóng hơn và đầy đủ hơn. Xin các ngài ăn chay tha thứ, con người mà không ăn thịt thì không thể thành con người được, và ngay như nếu chế độ ăn thịt, trong một thời kỳ nào đó, đã đưa tất cả những giống người mà chúng ta được biết đến chỗ ăn thịt người [tổ tiên của người Berlin, người Vê-lê-táp hoặc người Vin-xơ, đến thế kỷ X, vẫn còn ăn thịt bố mẹ của mình][3], thì điều đó, ngày nay, đối với chúng ta, cũng chẳng quan hệ gì cả.

Chế độ ăn thịt đưa đến hai tiến bộ mới, có ý nghĩa quyết định là: dùng lửa và nuôi súc vật. Việc dùng lửa còn rút ngắn quá trình tiêu hoá lại hơn nữa, vì thức ăn cho vào miệng có thể nói là đã được tiêu hoá một nửa rồi; việc nuôi súc vật đã làm cho thức ăn bằng thịt dồi dào hơn nữa, và ngoài nghề săn bắn ra, nó còn mở thêm một nguồn cung cấp mới, đều đặn hơn về thức ăn bằng thịt; và ngoài ra, nó còn cung cấp một loại thức ăn mới, ít ra cũng có những chất bổ như thịt, đó là sữa và các chế phẩm bằng sữa. Như vậy, hai bước tiến đó đã trực tiếp trở thành những phương tiện mới để giải phóng con người; những tác dụng gián tiếp của hai bước tiến đó, tuy cũng có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của con người và của xã hội, nhưng ở đây, chúng ta không thể nào nói đến một cách tỉ mỉ được, vì như thế, chúng ta sẽ đi ra ngoài đề quá xa.

Con người đã tập ăn được tất cả những cái gì có thể ăn được, thì cũng đã tập sống được trong tất cả những vùng khí hậu khác nhau. Con người sống lan rộng ra đến tất cả những nơi nào có thể ở được. Người là một loài động vật duy nhất đã làm được điều đó một cách tự chủ. Nhiều loài động vật khác, chẳng hạn như gia súc và sâu mọt, cũng có thể thích ứng với bất cứ một thứ khí hậu nào, nhưng trong trường hợp đó, chúng phải bám theo loài người chứ không phải tự chúng đã biết làm như thế. Và sự di chuyển từ chỗ ở đầu tiên có một khí hậu thường xuyên ấm áp, đến những vùng lạnh lẽo hơn mà hàng năm có mùa đông và mùa hè, đã tạo ra những nhu cầu mới, nhu cầu về nhà ở, về quần áo che thân những khi giá rét và ẩm thấp, do đó, đã mở đường cho những ngành lao động mới, đồng thời cũng mở đường cho những hoạt động mới ngày càng tách xa con người khỏi loài vật.

Nhờ hoạt động phối hợp của bàn tay, của các khí quan phát âm và của bộ óc, chẳng những ở mỗi cá nhân mà cả trong xã hội nữa, loài người đã có đủ khả năng hoàn thành những công việc ngày càng phức tạp hơn, có đủ khả năng tự đề ra và đạt được những mục đích ngày càng cao hơn. Từ thế hệ này sang thế hệ khác, chính ngay lao động cũng ngày càng nhiều vẻ hơn, hoàn thiện hơn, có nhiều mặt hơn. Thêm vào nghề săn bắn và chăn nuôi thì còn có nông nghiệp; và tiếp theo đó, lại có thêm nghề kéo chỉ, dệt vải, nghề làm kim khí, nghề làm đồ gốm và nghề hàng hải. Cuối cùng, nghệ thuật và khoa học ra đời bên cạnh thương nghiệp và công nghiệp; các bộ lạc biến thành những dân tộc và quốc gia; pháp luật và chính trị phát triển, và song song với những cái đó, cũng phát triển sự phản ánh một cách ảo tưởng tồn tại của con người vào trong đầu óc con người: tôn giáo. Đứng trước tất cả những cái đã được tạo thành ra đó, những cái biểu hiện ra trước hết là những sản phẩm của bộ óc và tựa hồ như đã thống trị các xã hội loài người, thì những sản phẩm tầm thường hơn, do lao động của bàn tay làm ra, đã rơi xuống hàng thứ yếu; và tình hình lại càng là như vậy khi bộ óc biết đặt kế hoạch lao động lại có khả năng, ngay trong giai đoạn phát triển rất sớm của xã hội [thí dụ như trong thị tộc nguyên thuỷ], buộc những bàn tay khác, chứ không phải chính bàn tay mình, phải thực hiện công việc mà mình đã vạch ra. Người ta quy cho bộ óc, cho sự phát triển và hoạt động của bộ óc, tất cả công lao làm cho nền văn minh phát triển nhanh chóng; và đáng lẽ phải giải thích hoạt động của mình từ nhu cầu của mình [những nhu cầu đó tất nhiên đã phản ảnh vào đầu óc của người ta và đã làm cho họ có ý thức về những nhu cầu đó], thì người ta lại quen giải thích hoạt động của mình từ tư duy của mình, và chính vì thế mà dần dần xuất hiện một thế giới quan duy tâm, nó thống trị đầu óc con người, nhất là từ khi thời cổ đại suy tàn. Cho đến ngày nay, thế giới quan duy tâm đó vẫn còn thống trị đầu óc con người, đến nỗi ngay cả những nhà khoa học tự nhiên có xu hướng duy vật trong môn phái Darwin cũng còn chưa có thể có một ý niệm rõ rệt về nguồn gốc của loài người, bởi vì do ảnh hưởng của cái thế giới quan ấy, họ không nhận thấy tác dụng của lao động trong sự tiến hoá đó.

Như chúng ta đã nói qua ở trên, các loài vật cũng do hoạt động của mình mà cải biến giới tự nhiên bên ngoài như loài người, tuy với một mức độ thấp hơn, và như chúng ta đã thấy, những biến đổi mà các loài động vật đã gây ra trong môi trường chung quanh chúng, đã tác động trở lại và làm cho chúng phải biến đổi theo. Bởi vì, trong giới tự nhiên, không có cái gì xảy ra một cách đơn độc cả. Hiện tượng này tác động đến hiện tượng khác và ngược lại, và trong một phần lớn trường hợp, chính vì quên mất sự vận động mọi mặt và tác động lẫn nhau về mọi mặt đó, cho nên ngay cả trong những sự vật đơn giản nhất, các nhà khoa học tự nhiên của chúng ta cũng không thể nào nhìn thấy rõ được. Chúng ta thấy rõ những con dê đã làm ngăn trở như thế nào việc khôi phục rừng rú ở Hy Lạp; ở đảo Xanh Hê-len, dê và lợn do những người đi biển lần đầu tiên bằng tàu buôn mang đến, đã ăn gần hết sạch tất cả những thực vật có sẵn trên đảo, và do đó, đã chuẩn bị đất đai để rồi sau này, những người hàng hải và những người di dân mang những thực vật khác đến trồng. Nhưng khi các loài vật tác động đến hoàn cảnh chung quanh của chúng trong một thời gian lâu dài, thì chúng hoàn toàn không có ý định trước về việc đó, và đối với bản thân chúng, tác động ấy chỉ là một việc ngẫu nhiên mà thôi. Trái lại, loài người càng cách xa loài vật thì tác động của con người vào tự nhiên càng mang tính chất của một hoạt động có tính toán trước, có kế hoạch hướng vào những mục đích nhất định, được biết trước. Loài vật phá sạch thực vật trong một vùng nào đó, mà không hiểu gì về việc làm của chúng cả. Còn con người, khi phá như thế để dùng dải đất đã dọn sạch đó mà gieo ngũ cốc hoặc trồng cây, trồng nho, thì đã biết trước rằng, mùa đến, các giống cây ấy sẽ đem lại cho họ một số thu hoạch biết bao nhiêu lần nhiều hơn số hạt giống mà họ đã gieo. Họ mang những thứ cây có ích và các gia súc từ xứ này đến xứ khác, và do đó, họ cải biến thực vật và động vật của nhiều lục địa. Hơn thế nữa. Nhờ phương pháp chọn lọc nhân tạo, bàn tay con người đã cải biến các giống thực vật và động vật, đến nỗi người ta không còn nhận ra được những giống ấy nữa. Hiện thời, người ta vẫn chưa tìm biết được những cây dại nào đã biến thành các loại ngũ cốc của chúng ta ngày nay. Người ta còn đang tranh luận xem con dã thú nào là tổ tiên của chó và ngựa, nhất là chó thì rất khác nhau và ngựa cũng có rất nhiều giống.

Vả lại, dĩ nhiên là chúng ta không bao giờ có ý cho rằng các loài vật không có khả năng hành động một cách có hệ thống, có suy tính trước. Ngược hẳn lại, mầm mống của một lối hành động có hệ thống đã xuất hiện ở bất cứ nơi nào mà ở đó chất nguyên sinh, chất an-bu-min sống đang tồn tại và phản ứng, nghĩa là đang tiến hành những sự vận động nhất định, dù là rất đơn giản, do ảnh hưởng của những sự kích thích bên ngoài nhất định nào đó. Một sự phản ứng như thế đã diễn ra ngay cả ở những nơi chưa có tế bào, chứ đừng nói gì đến tế bào thần kinh. Cách bắt mồi của những giống cây ăn sâu bọ, trong một chừng mực nào đó, cũng được thực hiện một cách có hệ thống, dù đó là một hành động hoàn toàn vô ý thức. ở các loài vật, cùng với hệ thống thần kinh phát triển, thì khả năng hành động một cách có ý thức, có hệ thống, cũng phát triển theo; và ở các loài vật có vú, thì khả năng đó phát triển đến một mức đã cao. Khi dùng chó để đi săn cáo, như ở nước Anh, chúng ta luôn luôn có thể nhận thấy rằng loài cáo đã sử dụng tài tình đến mức nào sự hiểu biết vô cùng chắc chắn của nó về địa hình địa vật để lẩn tránh những người và những con vật đang đuổi theo chúng, và chúng ta đã biết rõ và sử dụng giỏi đến mức nào tất cả những địa thế thuận lợi để biến mất tích. Về các loài gia súc của chúng ta, tức là những con vật nhờ sống chung với người mà phát triển cao hơn, thì chúng ta cũng luôn luôn có thể thấy rằng chúng có những cử chỉ láu lỉnh hoàn toàn không kém gì những cử chỉ láu lỉnh của các em bé. Bởi vì nếu lịch sử tiến hoá của bào thai con người trong bụng mẹ chỉ là một sự tái diễn thu ngắn lại của hàng triệu năm lịch sử tiến hoá về thể chất của loài vật tổ tiên của chúng ta, kể từ loài sâu bọ trở đi, thì sự tiến hoá về trí tuệ của một em bé cũng vậy, nó chỉ là một sự tái diễn thu ngắn lại hơn nữa của sự tiến hoá về trí tuệ của những tổ tiên ấy, hay ít ra cũng là của những tổ tiên gần đây nhất. Tuy nhiên, toàn bộ hành động có hệ thống mà tất cả các loài vật đã tiến hành đều không in lại dấu vết của ý chí của chúng trên trái đất. Chỉ có loài người mới làm được việc đó mà thôi.

Tóm lại, loài vật chỉ lợi dụng giới tự nhiên bên ngoài và gây ra những biến đổi trong giới tự nhiên, chỉ đơn thuần do sự có mặt của nó thôi; còn con người thì do đã tạo ra những biến đổi đó, mà bắt giới tự nhiên phải phục vụ những mục đích của mình, mà thống trị giới tự nhiên. Và chính đó là sự khác nhau chủ yếu cuối cùng giữa con người và các loài vật khác, và một lần nữa, chính cũng là nhờ lao động mà con người mới có được sự khác nhau đó4*. Tuy vậy, chúng ta cũng không nên quá tự hào về những thắng lợi của chúng ta đối với giới tự nhiên. Bởi vì cứ mỗi lần ta đạt được một thắng lợi, là mỗi lần giới tự nhiên trả thù lại chúng ta. Thật thế, mỗi một thắng lợi, trước hết là đem lại cho chúng ta những kết quả mà chúng ta hằng mong muốn, nhưng đến lượt thứ hai, lượt thứ ba, thì nó lại gây ra những tác dụng hoàn toàn khác hẳn, không lường trước được, những tác dụng thường hay phá huỷ tất cả những kết quả đầu tiên đó. Ở Mê-xô-pô-ta-mi, ở Hy Lạp, ở Tiểu Á và ở các nơi khác, khi người ta phá rừng để có đất cày cấy, thì không mấy khi họ nghĩ rằng làm như thế là họ đã tạo ra nguồn gốc sinh ra những mối tai hoạ hiện nay trong những nước đó, vì rằng khi phá rừng, họ đã huỷ hoại cả những trung tâm chứa nước và giữ nước[4]. Những người miền núi ở Italia, khi phá hoại các đám rừng tùng trên sườn phía nam dải núi An-pơ, trong lúc những đám rừng như thế được bảo vệ một cách rất chu đáo bên sườn núi phía bắc, thì họ không nghĩ rằng, làm như vậy là đã phá hoại việc chăn nuôi trên núi cao trong nước; và họ lại càng không nghĩ rằng như thế là họ đã làm cho các suối nước trên núi bị khô cạn suốt một phần lớn thời gian trong năm, và đến mùa mưa thì nước lũ của các khe suối đó lại tuôn xuống càng dữ dội hơn nữa, làm ngập cả đồng bằng. Những người đem khoai tây về trồng khắp nơi ở châu Âu không biết trước được rằng, cũng với những củ khoai lắm bột đó, họ cũng đem cả bệnh tràng nhạc về gieo rắc ở khắp nơi nữa. Và những sự việc đó nhắc nhở chúng ta từng giờ từng phút rằng chúng ta hoàn toàn không thống trị được giới tự nhiên như một kẻ xâm lược thống trị một dân tộc khác, như một người sống bên ngoài giới tự nhiên, mà trái lại, bản thân chúng ta, với cả xương thịt, máu mủ và đầu óc chúng ta, là thuộc về giới tự nhiên, chúng ta nằm trong lòng giới tự nhiên, và tất cả sự thống trị của chúng ta đối với giới tự nhiên là ở chỗ chúng ta, khác với tất cả các sinh vật khác, là chúng ta nhận thức được quy luật của giới tự nhiên và có thể sử dụng được những quy luật đó một cách chính xác.

Và trên thực tế, chúng ta học hỏi để ngày càng hiểu được một cách chính xác hơn những quy luật đó, và biết được những hậu quả gần gũi cũng như xa xôi của những sự can thiệp tích cực của chúng ta vào trong tiến trình bình thường của các sự vật trong giới tự nhiên. Nhất là từ khi khoa học tự nhiên đã thu được những tiến bộ vĩ đại trong thế kỷ hiện thời, thì chúng ta lại ngày càng đi đến chỗ hiểu biết được cả những hậu quả tự nhiên xa xôi, ít nhất là của những hành động thông thường nhất của chúng ta trong lĩnh vực sản xuất, và do đó, có thể chi phối được những hậu quả đó. Nhưng điều đó càng trở thành sự thật, thì con người không những càng cảm thấy, mà lại càng hiểu biết thêm rằng mình với giới tự nhiên chỉ là một, thì cái quan niệm phi lý và trái tự nhiên về sự đối lập giữa tinh thần và vật chất, giữa con người và giới tự nhiên, giữa linh hồn và thể xác càng không thể nào tồn tại được, đó là một quan niệm đã thịnh hành ở châu Âu từ khi nền văn hoá cổ điển thời cổ bị suy đồi, một quan niệm đã đạt được một sự phát triển cao nhất, cùng với đạo Thiên chúa.

Nhưng nếu chúng ta đã phải trải qua hàng nghìn năm lao động mới có thể, trong một chừng mực nào đó, đánh giá trước được những hậu quả tự nhiên xa xôi của những hành động sản xuất của chúng ta, thì chúng ta lại càng phải trải qua nhiều khó khăn hơn nữa, mới có thể hiểu biết được những hậu quả xã hội xa xôi của những hành động ấy. Chúng ta đã nói đến việc trồng khoai tây và hậu quả của nó là sự lan rộng của bệnh tràng nhạc. Nhưng nếu ta đem so sánh với những hậu quả mà tình trạng dân cư cần lao buộc phải ăn toàn khoai tây để sống đã gây ra trong hoàn cảnh sinh hoạt của quần chúng nhân dân nhiều nước thì thử hỏi bệnh tràng nhạc còn có nghĩa lý gì nữa? Và, nếu ta đem so sánh với nạn đói đã xảy ra ở Ai-rơ-len năm 1847 sau khi số khoai tây trồng đều bị hư hỏng cả, tức là nạn đói đã chôn vùi một triệu người Ai-rơ-len sống hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn bằng khoai tây, và đã làm cho hai triệu người khác phải di cư sang bên kia đại dương, thì thử hỏi bệnh tràng nhạc còn có nghĩa lý gì nữa? Khi những người Ả-rập biết nấu rượu, họ hoàn toàn không nghĩ rằng họ vừa mới tạo ra một trong những công cụ chủ yếu mà sau này, người ta sẽ dùng đến để tiêu diệt dân bản xứ ở châu Mỹ, một lục địa mà lúc bấy giờ chưa ai phát hiện ra. Và sau đó, khi Colombo tìm ra châu Mỹ, thì ông ta cũng không biết rằng như thế là ông ta làm sống lại chế độ nô lệ mà châu Âu đã chôn vùi từ lâu, và đặt cơ sở cho việc buôn bán người da đen. Những người đã cố công sáng chế ra máy hơi nước hồi thế kỷ XVII và XVIII, lúc bấy giờ, không hề nghĩ rằng, làm như thế là họ đã tạo ra một công cụ có tác dụng hơn bất cứ một công cụ nào khác để cách mạng hoá những quan hệ xã hội trên toàn thế giới; nhất là ở châu Âu, bằng cách tập trung của cải vào trong tay thiểu số và đầy đọa tuyệt đại đa số vào cảnh bần cùng; một công cụ, trước hết, đem lại cho giai cấp tư sản quyền thống trị chính trị và xã hội, nhưng sau đó, lại gây ra giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản một cuộc đấu tranh giai cấp chỉ có thể chấm dứt được bằng sự lật đổ giai cấp tư sản và bằng việc thủ tiêu tất cả mọi đối kháng giai cấp. Nhưng ngay trong lĩnh vực này, chúng ta cũng phải trải qua một thời gian kinh nghiệm lâu dài và thường là gay go, và phải đối chiếu và nghiên cứu những tài liệu lịch sử, mới có thể dần dần hiểu rõ được những hậu quả xã hội gián tiếp và xa xôi của hoạt động sản xuất của chúng ta, và do đó mà có được khả năng chi phối và điều tiết những hậu quả đó.

Nhưng muốn tiến hành sự điều tiết ấy cho được tốt mà chỉ đơn thuần dựa vào nhận thức thôi thì chưa đủ. Cần phải có sự chuyển biến hoàn toàn trong phương thức sản xuất đã tồn tại cho đến nay, và đồng thời, trong chế độ xã hội hiện tại.

Tất cả các phương thức sản xuất đã có từ trước đến nay chỉ nhằm đạt được những hiệu quả có ích gần nhất và trực tiếp nhất của lao động. Còn đối với những hậu quả xa xôi, sau này mới xuất hiện và chỉ có tác dụng khi nó tái diễn lại nhiều lần và tích tụ thêm lên mãi, thì người ta hoàn toàn không chú ý đến. Trước kia, chế độ công hữu nguyên thuỷ về ruộng đất, một mặt thì thích hợp với giai đoạn phát triển của những con người mà tầm mắt, nói chung, không vượt khỏi những cái gần gũi nhất với họ, và mặt khác, là dựa vào số thừa ra về đất đai bỏ không tức là cái số đất đai đem lại một lối thoát nhất định khỏi những hậu quả tai hại có thể xảy ra trong nền kinh tế hoàn toàn nguyên thuỷ đó. Một khi mà số đất thừa ấy không còn nữa, thì chế độ công hữu cũng sẽ tan rã theo. Tất cả những hình thức sản xuất cao đều đưa đến chỗ phân chia dân cư ra thành những giai cấp khác nhau và do đó, đưa đến chỗ đối lập các giai cấp thống trị với các giai cấp bị áp bức; nhưng đồng thời, lợi ích của giai cấp thống trị lại trở thành yếu tố thúc đẩy sản xuất, khi mà sự sản xuất không chỉ hạn chế trong việc duy trì đời sống thảm hại của những người bị áp bức. Chính phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hiện nay thống trị ở Tây Âu đang hoàn thành nhiệm vụ thúc đẩy sản xuất một cách đầy đủ nhất. Những nhà tư bản riêng lẻ thống trị sự sản xuất và sự trao đổi chỉ có thể chăm lo làm thế nào cho hành động của mình đem lại một kết quả có ích một cách trực tiếp nhất mà thôi. Hơn nữa, ngay cả cái kết quả có ích đó - đứng về phương diện tiêu dùng các hàng hoá sản xuất ra hoặc hàng hoá dùng để trao đổi mà nói, - cũng rơi xuống hàng thứ yếu; lợi nhuận thu được khi bán hàng trở thành động lực thúc đẩy duy nhất.

Nguồn hình ảnh, Getty

Chụp lại hình ảnh,

Không loài vật nào có thể tạo sức công phá khủng khiếp như con người [Hình: Thinkstock]

“Tôi đã trở thành tử thần, kẻ hủy diệt thế giới,” nhà vật lý Robert Oppenheimer, người góp phần tạo ra bom nguyên tử, nói.

Hai quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima và Nagasaki vào năm 1945 đã khiến gần 200.000 người Nhật chết. Chưa từng có bất kỳ sinh vật nào khác có sức huỷ diệt đến như vậy, và không loài nào có thể làm vậy.

Video liên quan

Chủ Đề