Vở bài tập Tiếng Việt trang 81, 82 lớp 3

1. Điền vào chỗ trống :

Quảng cáo

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Điền vào chỗ trống :

a] Tên một số thành phố ở nước ta :  ...

b] Tên một số vùng quê mà em biết :  ...

Phương pháp giải:

Gợi ý: Dựa vào hiểu biết của em hoặc thông qua báo đài để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

a] Tên một số thành phố ở nước ta : Vũng Tàu, Cần Thơ, Đà Nẵng, Biên Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội ...

b] Tên một số vùng quê mà em biết : Đồng Tháp Mười, Cà Mau, Cần Giờ, ...

Câu 3

Điền dấu phẩy vào những chỗ thích hợp trong đoạn văn sau :

     Nhân dân ta luôn ghi sâu lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Đồng bào Kinh hay Tày Mường hay Dao Gia-rai hay Ê-đê Xơ-đăng hay Ba-na và các dân tộc anh em khác đều là con cháu Việt Nam đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau sướng khổ cùng nhau no đói giúp nhau.

Phương pháp giải:

Gợi ý: Em hãy đọc diễn cảm, quan sát các ý và điền dấu phẩy vào vị trí thích hợp.

Lời giải chi tiết:

     Nhân dân ta luôn ghi sâu lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Đồng bào Kinh hay Tày, Mường hay Dao, Gia-rai hay Ê-đê, Xơ-đăng hay Ba-na và các dân tộc anh em khác đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau.

Loigiaihay.com

Chia sẻ

Bình luận

Bài tiếp theo

Quảng cáo

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt 3 - Xem ngay

Báo lỗi - Góp ý

1Điền vào chỗ trống :

a] Tên một số thành phố ở nước ta :  ...

b] Tên một số vùng quê mà em biết :  ...

2. Viết tên các sự vật và công việc

a] Thường thấy ở thành phố.

Sự vật

Công việc

b] Thường thấy ở nông thôn.

3. Điền dấu phẩy vào những chỗ thích hợp trong đoạn văn sau :

Nhân dân ta luôn ghi sâu lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh : Đồng bào Kinh hay Tày Mường hay Dao Gia-rai hay Ê-đê Xơ-đăng hay Ba-na và các dân tộc anh em khác đều là con cháu Việt Nam đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau sướng khổ cùng nhau no đói giúp nhau.

TRẢ LỜI:

1. Điền vào chỗ trống :

a] Tên một số thành phố ở nước ta : Vũng Tàu, Cần Thơ; Đà Nẵng, Biên Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh, ...

b] Tên một số vùng quê mà em biết : Đồng Tháp Mười, Cà Mau, Cần Giờ, ...

2. Viết tên các sự vật và công việc

a] Thường thấy ở thành phố.

Sự vật

Công việc

ô tô, xe buýt, bệnh viện, công ty, nhà cao tầng, khu vui chơi, ....

nhân viên kinh doanh, buôn bán, dịch vụ, làm việc ở các cơ quan, ...

b] Thường thấy ở nông thôn.

trâu, bò, gà, vịt, cánh đồng lúa, máy cày, ao cá,....

trồng lúa, nuôi cá, trồng cây, chăn nuôi,....

3. Điền dấu phẩy vào những chỗ thích hợp trong đoạn văn sau:

Nhân dân ta luôn ghi sâu lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh : Đồng bào Kinh hay Tày, Mường hay Dao, Gia-rai hay Ê-đê, Xơ-đăng hay Ba-na và các dân tộc anh em khác đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau.

Giaibaitap.me

Page 2

1. a] Điền vào chỗ trống tr hoặc ch :

        Công ... a như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước ... ong nguồn ... ảy ra.

        Một lòng thờ mẹ kính ... a

Cho ...òn ...ữ hiếu mới là đạo con.

b] Đặt dấu hỏi hoặc dấu ngã trên các chữ in đậm rồi ghi lời giải câu đố.

-        Cái gì mà lươi bằng gang

Xới lên mặt đất những hàng thăng băng.

         Giúp nhà có gạo đê ăn

Siêng làm thì lươi sáng bằng mặt gương.

Là.......... 

 -      Thuơ bé em có hai sừng

Đến tuôi nưa chừng mặt đẹp như hoa

       Ngoài hai mươi tuôi đa già

Gần ba mươi lại mọc ra hai sừng.

Là............

2. Tìm và ghi lại các tiếng có trong bài chính tả Về quê ngoại :

a] Bắt đầu bằng ch :...

    Bắt đầu bằng tr :  ...

b] Có thanh hỏi :...

    Có thanh ngã :...

TRẢ LỜI:

1. a] Điền vào chỗ trống tr hoặc ch :

       Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

       Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

b] Đặt dấu hỏi hoặc dấu ngã trên các chữ in đậm rồi ghi lời giải câu đố.

-      Cái gì mà lưỡi bằng gang

Xới lên mặt đất những hàng thẳng băng.

       Giúp nhà có gạo để ăn

Siêng làm thì lưỡi sáng bằng mặt gương.

[Là lưỡi cày] 

-    Thuở bé em có hai sừng

Đến tuổi nửa chừng mặt đẹp như hoa

     Ngoài hai mươi tuổi đã già

Gần ba mươi lại mọc ra hai sừng.

[Là mặt trăng]

2. Tìm và ghi lại các tiếng có trong bài chính tả về quê ngoại :

a] Bắt đầu bằng ch : chẳng.

    Bắt đầu bằng tr : trời, trăng, tre, trong, trôi.

b] Có thanh hỏi : nghỉ, nở, tuổi, chẳng, ở.

    Có thanh ngã : đã, những.

Giaibaitap.me

Page 3

1. Dựa theo truyện Kéo cây lúa lên, trả lời các câu hỏi dưới đây :

a] Khi thấy lúa ở ruộng nhà mình xấu, chàng ngốc đã làm gì ?

b] Về nhà, anh chàng nói gì với vợ ?

c] Vì sao lúa nhà chàng ngốc bị héo ?

2. Trả lời câu hỏi để kể những điều em biết về nông thôn [hoặc thành thị].

a] Nhờ đâu em biết [được đi chơi, xem ti vi, nghe kể,...] ?

b] Cảnh vật, con người ở nông thôn [hoặc thành thị] có gì đáng yêu ?

c] Em thích nhất điều gì ?

TRẢ LỜI:

1. a] Khi thấy lúa ở ruộng nhà mình xấu, chàng ngốc đã làm gì?

Khi thấy lúa nhà mình xấu, chàng ngốc đã kéo lúa của nhà mình lên cho bằng lúa của nhà khác.

b] Về nhà, anh chàng nói gì với vợ ?

Về nhà anh khoe với vợ là lúa mình rất tốt

c] Vì sao lúa nhà chàng ngốc bị héo ?

Vì bị đứt rễ nên lúa nhà chàng ngốc héo hết.

2. Trả lời câu hỏi để kể những điều em biết về nông thôn [hoặc thành thị].

a] Nhờ đâu em biết [được đi chơi, xem ti vi, nghe kể,...] ?

Nghỉ hè em được ba dẫn về thăm nội ở một vùng nông thôn. Ở đó có nhiều điều làm em cảm thấy thú vị.

b] Cảnh vật, con người ở nông thôn [hoặc thành thị] có gì đáng yêu ?

Cảnh vật ở nông thôn rất yên bình không khí mát mẻ. Cây cối xanh tươi. Con người ở nông thôn giản dị, chân thật và rất hiếu khách.

c]  Em thích nhất điều gì ?

Em thích nhất là khoảng đất trống rất rộng ở gần nhà nội. Ở đó, em có thể cùng các bạn chơi đá bóng, bắn bi hoặc thả diều. Em có thể chơi cả ngày ở đó mà không biết chán.

Giaibaitap.me

Page 4

Chọn làm bài tập 1 hoặc 2 :

1. Chọn tiếng thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống rồi ghi lời giải đố :

- [dì/gì, rẻo/dẻo, ra/da, duyên/ruyên]

    Cây .... gai mọc đầy mình

Tên gọi như thể bồng bềnh bay lên

    Vừa thanh, vừa .... lại bền

Làm bàn ghế, đẹp ..... bao ngưòi ?

[Là câỵ ...]

- [gì/rì, díu dan/ ríu ran]

Cây .... hoa đỏ như son

Tên gọi như thể thổi cơm ăn liền

Tháng ba, đàn sáo huyên thuyên

.... đến đậu đầy trên các cành ?

[Là cây...]

2. Điền vào chỗ trống ăt hoặc ăc :

-     Tháng chạp thì m... trồng khoai

Tháng giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà

      Tháng ba cày vỡ ruộng ra

Tháng tư b..... mạ, thuận hoà mọi nơi

     Tháng năm g.... hỏi vừa rồi

Bước sang tháng sáu, nước trôi đáy đồng

-    Đèo cao thì m.... đèo cao

Trèo lên đến đỉnh ta cao hơn đèo.

     Đường lên, hoa lá vây theo

Ng.... hoa cài mù tai bèo, ta đi.

TRẢ LỜI:

1. Chọn những tiếng thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống rồi ghi lời giải đố :

-  [dì/gì, rẻo/dẻo, ra/da, duyên/ruyên]

     Cây gai mọc đầy mình

Tên gọi như thể bồng bềnh bay lên

    Vừa thanh, vừa dẻo lại bền

Làm ra bàn ghế, đẹp duyên bao người ?

[Là cây mây]

-  [gì/rì, díu dan/ríu ran]

  Cây hoa đỏ như son

Tên gọi như thể thổi cơm ăn liền

  Tháng ba, đàn sáo huyên thuyên

Ríu ran đến đậu đầy trên các cành ?

[Là cây gạo]

2. Điền vào chỗ trống ăt hoặc ăc :

-     Tháng chạp thì mắc trồng khoai

Tháng giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà

      Tháng ba cày vỡ ruộng ra

Tháng tư bắc mạ, thuận hoà mọi nơi

     Tháng năm gặt hỏi vừa rồi

Bước sang tháng sáu, nước trôi đầy đồng

-     Đèo cao thì mặc đèo cao

Trèo lên đến đỉnh ta cao hơn đèo.

     Đường lên, hoa lở vây theo

Ngắt hoa cài mũ tai bèo, ta đi.

Giaibaitap.me

Page 5

1. Tìm những từ ngữ thích hợp để nói về đặc điểm của nhân vật trong các bài tập đọc dưới đây :

Nhân vật Đặc điểm nhân vật

a] Chú bé Mến trong truyện Đôi bạn.

 

b] Anh Đom Đóm trong bài thơ cùng tên.

c] Anh Mồ Côi trong truyện Mồ Côi xử kiện.

d] Người chủ quãn trong truyện Mồ Côi xử kiện.

2. Đặt câu theo mẫu Ai thế nào ?

a] Để miêu tả một bác nông dân.

b] Để miêu tả một bông hoa trong vườn.

c] Để miêu tả một buổi sớm mùa đồng.

M : Buổi sớm hôm nay lạnh cóng tay.

3. Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau :

a] Ếch con ngoan ngoãn chăm chỉ và thông minh.

b] Nắng cuối thu vàng óng dù giữa trưa cũng chỉ dìu dịu.

c] Trời xanh ngát trên cao xanh như dòng sông trong trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố.

TRẢ LỜI:

1. Tìm và viết những từ ngữ thích hợp để nói về đặc điểm của nhân vật trong các bài tập đọc dưới đây :

Nhân vật

Đặc điểm nhân vật

a] Chú bé Mến trong truyện Đôi bạn.

dũng cảm, khiêm tốn, nhanh trí, biết sống vì người khác, tốt bụng, không ngần ngại khi cứu người.

b] Anh Đom Đóm trong bài thơ cùng tên.

chuyên cần, tốt bụng, chăm chỉ, lặng lẽ làm việc, cần cù, có trách nhiệm.

c] Anh Mồ Côi trong truyện Mồ Côi xử kiện.

thông minh, tài trí, công bằng, yêu thương người nghèo khó, biết bảo vệ lẽ phải.

d] Người chủ quán trong truyện Mồ Côi xử kiện.

tham lam, xấu xa, dối trá, xảo quyệt, vu oan cho người khác.

2. Đặt câu theo mẫu Ai thế nào ?

a] Để miêu tả một bác nông dân.

- Bác nông dân chăm chỉ làm việc.

b] Để miêu tả một bông hoa trong vườn.

- Nhành hoa này sắp tàn rồi.

c] Để miêu tả một buổi sớm mùa đông

Buổi sớm hôm nay trời hơi se lạnh.

3 Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau :

a] Ếch con ngoan ngoãn, chăm chỉ và thông minh.

b] Nắng cuối thu vàng ong, dù giữa trưa cũng chỉ dìu dịu.

c] Trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông trong trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây, hè phố.

Giaibaitap.me

Page 6

1. Viết vào chỗ trống trong bảng :

5 từ có vần ui

5 từ có vần uôi

M : củi,....................

M : chuối,..................

2. Tìm và viết vào chỗ trống các từ:

a] Chứa tiếng bắt đầu bằng d, gi hoặc r, có nghĩa như sau :

- Có nét mặt, hình dáng, tính nết, màu sắc,... gần như nhau : ..............

- Phần còn lại của cây lúa sau khi gặt:  ..............

- Truyền lại kiến thức, kinh nghiệm cho người khác : ..............

 b] Chứa tiếng có vần ăt hoặc ăc, có nghĩa như sau : ..............

- Ngược với phương nam :  ..............

- Bấm đứt ngọn rau, hoa lá,... bàng hai đầu ngón tay: .......

- Trái nghĩa với từ rỗng: ..............

TRẢ LỜI:

1. Viết vào chỗ trống trong bảng :

5 từ có vần ui

5 từ có vấn uôi

M : củi, tủi, lủi, sủi, mũi, búi [tóc], xúi,....

M : chuối, cuối, tuổi, suối, chuỗi, ruổi, ruồi, ….

2. Tìm và viết vào chỗ trống các từ :

a] Chứa tiếng bắt đầu bằng d, gi hoặc r, có nghĩa như sau :

- Có nét mặt, hình dáng, tính nết, màu sắc,... gần như nhau : giống

- Phần còn lại của cây lúa sau khi gặt: rạ

- Truyền lại kiến thức, kinh nghiệm cho người khác : dạy

b] Chứa tiếng có vần ăt hoặc ăc, có nghĩa như sau :

- Ngược với phương nam : bắc

- Bấm đứt ngọn rau, hoa lá,....bằng hai đầu ngón tay : ngắt

- Trái nghĩa với rỗng : đặc

Giaibaitap.me

Page 7

Dựa vào bài tập làm văn miệng ở tuần 16 [sách Tiếng Việt 3, tập một, trang 138], em hãy viết một bức thư ngắn [khoảng 10 câu] cho bạn, kể những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn.

TRẢ LỜI:

Nha Trang, ngày 10 tháng 6 năm 2017

Khang mến !

Bữa trước tớ hứa với cậu, về quê nghỉ hè sẽ viết thư cho cậu. Hôm nay tớ sẽ kể cho cậu nghe những điều thú vị ở quê nội tớ.

Khang biết không, Nha Trang khác hẳn nơi mà tớ với cậu đang ở. Ở đây, cảnh vật yên bình, không khí mát mẻ, cây cối xanh tươi và có bờ biển dài bên bãi cát trắng, bao quanh bờ biển là hàng dương xanh biếc. Con người ở đây chân thật, giản dị và hiếu khách. Điều làm tớ thích nhất là bãi biển rất rộng ở gần nhà nội. Ở đó tớ có thể cùng bạn trong xóm tắm biển, xem thả diều vui lắm. Tớ hi vọng cậu cũng có những ngày hè thú vị. Cậu viết thư lại cho tớ nhé !

Nhớ cậu !

Trung

Phạm Quốc Trung

Giaibaitap.me

Page 8

1. Viết tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Quê hương.

2. Viết lại các từ trong bài chính tả Rừng cây trong nắng:

a] - Bắt đẩu bằng tr : ................................

- Bắt đầu bằng ch: ....................................

b] - Bắt đẩu bằng v: ..................................

- Bắt đầu bằng d: .....................................

3. Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy còn thiếu vào chỗ thích hợp trong truyện vui sau :

Người nhát nhát

Một cậu bé được bà dẫn đi chơi phố lúc về cậu bé nói với mẹ :

- Mẹ ạ bây giờ con mới biết là bà nhát lắm.

Mẹ ngạc nhiên :

- Sao con lại nói thế ?

Cậu bé trả lòi :

- Vì mỗi khi sang đường thì bà lại nắm chặt lấy tay con

TRẢ LỜI:

1. Viết tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Quê hương.

Giọng quê hương

Quê hương

Thư gửi bà

Đất quý, đất yêu

Vẽ quê hương

Chõ bánh khúc của dì tôi

2. Viết lại các từ trong bài chính tả Rừng cây trong nắng:

a] - Bắt đầu bằng tr: trong, trời, tráng [lệ], tràm

- Bắt đầu bằng ch : chim

b] - Bắt đầu bằng v: vàng, vôi, vẻ, vươn, vang, vọng

- Bắt đầu bằng d: dưới, dậy

3. Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy còn thiếu vào chỗ thích hợp trong truyện vui sau :

Người nhát nhất

Một cậu bé được bà dẫn đi chơi phố. Lúc về, cậu bé nói với mẹ :

- Mẹ ạ, bây giờ con mới biết là bà nhát lắm.

Mẹ ngạc nhiên :

- Sao con lại nói thế ?

Cậu bé trả lời :

- Vì cứ mỗi khi qua đường, bà lại nắm chặt lấy tay con.

Giaibaitap.me

Page 9

1. Viết tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Bắc - Trung - Nam.

2. Tìm các hình ảnh so sánh trong những câu văn sau rồi ghi vào bảng ở dưới.

a] Những thân cây tràm vươn thẳng lên trời như những cây nến khổng lồ.

b] Đước mọc san sát, thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi.

Sự vật A

Từ so sánh

Sự vật B

a] .....................

 .....................

 .....................

b] .....................

 .....................

 .....................

3. Từ biển trong câu “Từ trong biển lá xanh rờn, ngát dậy một mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới mặt trời”, có nghĩa là gì ? Đánh dấu X vào □ thích hợp :

□ Khối lượng to lớn trên một diện tích rộng.

□ Vùng nước mặn rộng lớn trên bề mặt trái đất.

□ Tấm gỗ, sát có chữ viết, hình vẽ, đặt ở chỗ mọi người dễ thấy.

TRẢ LỜI:

1. Viết tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Bắc - Trung - Nam.

Nắng phương Nam

Cảnh đẹp non sông

Luôn nghĩ đến miền Nam

Người con của Tây Nguyên

Vàm Cỏ Đông

Cửa Tùng

2. Tìm các hình ảnh so sánh trong những câu văn sau rồi ghi vào bảng ở dưới.

Sự vật A

Từ so sánh

Sự vật B

a] Những thân cây tràm [vươn thẳng lên trời]

như

những cây nến [khổng lồ]

b] Đước [mọc thẳng san sát, thẳng đuột]

như

[hằng hà sa số] cây dù [xanh cắm trên bãi]

3. Từ biển trong câu “Từ trong biển lá xanh rờn, ngát dậy một mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới mặt trời”, có nghĩa là gì ? Đánh dấu X vào □ thích hợp:

X  Khối lượng to lớn trên một diện tích rộng.

Giaibaitap.me

Page 10

1. Nhớ và viết lại khổ thơ em thích nhất trong bài Vàm cỏ Đông.

2. Lớp em tổ chức liên hoan chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 -11. Em hãy điền những nội dung cần thiết vào chỗ trống trong mẫu giấy mời dưới đây :

GIẤY MỜI

Kính gửi: ...................................

Lớp: ............ trân trọng kính mời: ......................

Tới dự: ................................... 

Vào hồi: ................................. giờ, ngày: .....................

Tại :................................... 

Chúng em rất mong được đón ...................................

Ngày ..... tháng ..... năm .....

Lớp trưởng

......................

TRẢ LỜI:

1. Nhớ và viết lại khổ thơ em thích nhất trong bài Vàm cỏ Đông.

Ví dụ:

Đây con sông như dòng sữa mẹ

Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây

Và ăm ắp như lòng người mẹ

Chở tình thương trang trải đêm ngày

2. Lớp em tổ chức liên hoan chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11. Em hãy điền những nội dung cần thiết vào chỗ trống trong mẫu giấy mời dưới đây :

GIẤY MỜI

Kính gửi : Thầỵ Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hòa Bình

Lớp 3A trân trọng kính mời: Thầy

Tới dự: Buổi liên hoan chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20- 11.

Vào hồi : 8 giờ, ngày 19/ 11 /2017

Tại : Lớp học 3A

Chúng em rất mong được đón Thầy đến dự.

Ngày 10 tháng 11 năm 2017

Lớp trưởng

Nguyễn Đình Hùng

Giaibaitap.me

Page 11

1. Viết tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Anh em một nhà

2. Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào mỗi ô trống trong đoạn văn sau. Gạch dưới những chữ đầu câu cần viết hoa.

Cà Mau đất xốp □ mùa nắng □ đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt □ trên cái đất phập phều và lắm gió lắm dông như thế □ cây đứng lẻ khó mà chống chọi nổi. Cây bình bát □ cây bần cũng phải quây quần thành chòm □ thành rặng □ rễ phải dài □ phải cắm sâu vào lòng đất.

TRẢ LỜI:

1Viết tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Anh em một nhà.

Người liên lạc nhỏ

Nhớ Việt Bắc

Một trường tiểu học vùng cao

Hũ bạc của người cha

Nhà bố ở

Nhà rông ở Tây Nguyên

2. Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào mỗi ô trống trong đoạn văn sau. Gạch dưới những chữ đầu câu cần viết hoa.

Cà Mau đốt xốp [.] Mùa nắng [,] đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt [.] Trên cài đất phập phều và lắm gió lắm dông như thế [,] cây đứng lẻ khó mà chống chọi nổi. Cây binh bát [,] cây bần cũng phải quây quần thành chòm [,] thành rặng [.] Rễ phải dài [,] phải cắm sâu vào lòng đất.

Giaibaitap.me

Page 12

2. Em bị mất thẻ đọc sách. Hãy điền các nội dung cần thiết vào chỗ trống để hoàn thành đơn đề nghị thư viện trường cấp lại thẻ cho em :

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

......, ngày...... tháng...... năm

ĐƠN XIN CẤP THẺ ĐỌC SÁCH

Kính gửi: Thư viện....................................

Em tên là: .................................................

Sinh ngày: ............. Nam [nữ] :..................

Nơi ở: ..........................................

Học sinh lớp: ............. Trường :..............

Em đã được cấp thẻ đọc sách số: ......................

[hoặc : ngày......tháng ......năm ......].

Em bị mất thẻ vì :............................................

Em làm đơn này đề nghị Thư viện ............................

Em xin cảm ơn.

Người làm đơn

........................

TRẢ LỜI:

1. Viết tên các nhân vật trong những bài tập đọc thuộc chủ điểm Anh em một nhà.

Đức Thanh, Kim Đồng, Sùng Tờ Dìn, Páo.

2. Em bị mất thẻ đọc sách. Hãy điền các nội dung cần thiết vào chỗ trống trong mẫu đơn đề nghị thư viện trường cấp lại thẻ cho em dưới đây:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 3 năm 2017

ĐƠN XIN CẤP THẺ ĐỌC SÁCH

Kính gửi : Thư viện Trường Tiểu học Nguyễn Thái Sơn

Em tên là : Phạm Quốc Trung

Sinh ngày : 12/17/2009           Nam [nữ] : Nam

Nơi ở : 14 Lê Văn Sĩ phường 10, quận Tân Bình, TP.HCM.

Học sinh lớp : 3A5 Trường Tiểu học Nguyễn Thái Sơn.

Em làm đơn này đề nghị Thư viện cấp lại thẻ thư viện cho em.

Lí do : thẻ thư viện của em đã bị mất.

Em xin chân thành cảm ơn.

Người làm đơn

Phạm Quốc Trung

Giaibaitap.me

Page 13

1. Viết tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Thành thị và nông thôn

2. Hãy viết thư thăm một người thân hoặc một người mà em quý mến [ông bà, cô, bác, cô giáo cũ, bạn cũ ...]

TRẢ LỜI:

1. Viết tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Thành thị và nông thôn

Đôi bạn

Về quê ngoại

Ba điều ước

Mồ côi xử kiện

Anh Đom Đóm

Âm thanh thành phố

2. Hãy viết thư thăm một người thân hoặc một người mà em quý mến [ông bà, cô, bác, cô giáo cũ, bạn cũ ...]

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 3 tháng 10 năm 2017

Bà ngoại kính yêu !

Lâu rồi cháu không viết thư thăm bà.

Bà có khỏe không? Bữa nay trời trở lạnh rồi. Cháu mặc hai cái áo len vẫn thấy rét. Bà ở quê chắc là lạnh lắm ? Buổi tối bà có ngủ được không ? Cháu nhớ bà nhiều. Ba mẹ cháu nhắc bà luôn. Có thể tháng sau mẹ sẽ về quê thăm bà. Lúc ấy bà lên Hà Nội thăm cháu luôn bà nhé ! Cả nhà cháu đều khỏe. Cháu đi học thường được cô giáo khen ngoan và viết chữ đẹp. Cháu mong sẽ nhanh được gặp bà. Lúc đó bà lại kể chuyện cho cháu nghe nữa bà nhé !

Cháu của bà

Phạm Quốc Trung

Giaibaitap.me

Page 14

A. Đọc thầm :

Đường vào bản

Đường vào bản tôi phải vượt qua một con suối nước bốn mùa trong veo. Nước trườn qua kẽ đá, lách qua những mỏm đá ngầm, tung bọt trắng xoá như trải thảm hoa đón mời khách gần xa đi về thăm bản. Bên đường là sườn núi thoai thoải. Núi cứ vươn mình lên cao, cao mãi. Con đường men theo một bãi vầu, cây mọc san sát, thẳng tẳp, dày như ống đũa. Con đường đã nhiều lần đưa tiễn người bản tôi đi công tác và cũng đã từng đón mừng cô giáo về bản dạy chữ. Dù ai đi đâu về đâu, khi bàn chân đã bén hòn đá, hòn đất trên con đường thân thuộc ấy, thì chắc chắn sẽ hẹn ngày quay lại.

B. Dựa theo nội dung bài đọc, ghi dấu X vào Q trước ý trả lời đúng.

1. Đoạn văn trên tả cảnh vùng nào ?

□ Vùng núi

□ Vùng biển

□ Vùng đồng bằng

2. Mục đích chính của đoạn văn trên là tả cái gì ?

□ Tả con suối

□ Tả con đường

□ Tả ngọn núi

3. Vật gì nằm ngang đường vào bản ?

□ Một ngọn núi

□ Một rừng vầu 

□ Một con suối

4. Đoạn văn trên có mấy hình ảnh so sánh ?

□ Một hình ảnh

□ Hai hình ảnh

□ Ba hình ảnh

5. Trong các câu dưới đây, câu nào không có hình ảnh so sánh ?

□ Nước trườn qua kẽ đá, lách qua những mỏm đá ngầm, tung bọt trắng xoá như trải thảm hoa đón mời khách gần xa đi về thăm bản

□ Con đường đã nhiều lần đưa tiễn người bản tôi đi công tác và cũng đã từng đón mừng cô giáo về bản dạy chữ.

□ Con đường men theo một bãi vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp, dày như ống đũa.

TRẢ LỜI:

1. Đoạn văn trên tả cảnh vùng nào ?

 x Vùng núi

2.  Mục đích chính của đoạn văn trên là tả cái gì ?

x Tả con đường

3.  Vật gì nằm ngang đường vào bản ?

 x Một con suối

4. Đoạn văn trên có mấy hình ảnh so sánh ?

 x Hai hình ảnh

5. Trong các câu dưới đây, câu nào không có hình ảnh so sánh ?

x Con đường đá nhiều lần đưa tiễn người bản tôi đi công tác và cũng đã từng đón mừng cô giáo về bản dạy chữ.

Giaibaitap.me

Page 15

Page 16

1 Viết vào ô trống tên các môn thể thao bắt đầu bằng những tiếng sau:

Tiếng

Môn thể thao

bóng

M : bóng đá, ………………………

      chạy

M : chạy vượt rào,…………………

đua

M : đua xe đạp,…………………………

nhảy

M : nhảy cao, ………………………

 2 Ghi lại những từ ngữ nói về kết quả thi đấu trong truyện vui sau :

Cao cờ

Một anh nọ thường khoe là mình cao cờ. Có người rủ anh ta đánh ba ván thử xem tài cao thấp thế nào. Đánh cờ xong, anh chàng ra về thì gặp một người bạn. Người bạn hỏi :

- Anh được hay thua ?

Anh chàng đáp :

- Ván đầu, tôi không ăn. Ván thứ hai, đối thủ của tôi thắng. Ván cuối, tôi xin hoà nhưng ông ta không chịu.

Những từ ngữ nói về kết quả thi đấu trong truyện vui :

3 Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong những câu sau :

a] Nhờ chuẩn bị tốt về mọi mặt SEA Games 22 đã thành công rực rỡ.

b] Muốn cơ thể khoẻ mạnh em phải năng tập thể dục.

c] Để trở thành con ngoan trò giỏi em cần học tập và rèn luyện.

TRẢ LỜI:

1. Viết vào ô trống tên các môn thể thao bắt đầu bằng những tiếng sau :                 

Tiếng

Môn thể thao

.

bóng

M : bóng đá, bóng ném, bóng rổ, bóng bàn, bóng bầu dục, bóng chuyền, bóng nước,...

chạy

M : chạy vượt rào, chạy bền, chạy đua, chạy việt dã,...

đua

M : đua xe đạp, đua ngựa, đua ô tô, đua mô tô, đua thuyền, đua voi,...

nhảy

M : nhảy cao, nhảy xa, nhảy cầu, nhảy sào, nhảy dây, nhảy dù,...

 2. Ghi lại những từ ngữ nói về kết quả thi đấu trong truyện vui sau :

Những từ ngữ nói về kết quả thi đấu trong truyện vui:

Ăn, thua, hòa, thắng, được.

3. Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong những câu sau :

a] Nhờ chuẩn bị tốt vế mọi mặt, SEA Games 22 đã thành còng rực rỡ.

b] Muốn cơ thể khỏe mạnh, em phải năng tập thể dục.

c] Để trở thành con ngoan, trò giỏi, em cần học tập và rèn luyện.

Giaibaitap.me

Page 17

[1] Điền vào chỗ trống:

a] l hoặc n :

      lành......... ặn               nao.......... úng        

     ............ anh lành

b] iêt hoặc iêc :

      đi biền b……                        thấy tiêng t..´....          

     xanh biêng ..´.....

[2]  Tìm từ ngữ :

a] Chứa tiếng bắt đầu bằng l hoặc n.

l

M: lao động, ............

n

M: nông thôn, …………… 

b] Chứa tiếng có vần iêc hoăc iết.

 iêc

M: xanh biếc, .............

 iêt

M: mải miết,…………………

TRẢ LỜI:

[1] Điển vào chỗ trống :

a] l hoặc n

lanh lảnh,          nao núng,            lành lặn,     

b] iêt hoặc iêc

đi biền biệt,     thấy tiêng tiếc,           xanh biêng biếc                                 

[2] Tìm các từ ngữ :

a] Chứa tiếng bắt đầu bằng l hoặc n

l

M : lao động, lảnh lót, lí sự, lười biếng, lời nói, lanh lẹ. [ông] lão, liên đội, lời mắng, ....

n

M : nông thôn, nước, nòng nọc, nạo vét, nanh nọc, nương rẫy náo động, năm học, nũng nịu, ...

b] Chứa tiếng có vần iêc hoặc iêt

Page 18

1. Độc hai khổ thơ dưới dây và trả lời câu hỏi ở dưới

Một trời gác núi

Bóng tối lan dần,

Anh Đóm chuyên cần

Lên đèn đi gác.

Theo làn gió mát

Đóm đi rất êm,

Đi suốt một đêm

Lo cho người ngủ.

Con đom đóm được gọi bằng gì ?

Tính nết của đom đóm được tả bằng từ ngữ nào ?

Hoạt động của đom đóm được tả bằng những từ ngữ nào ?

……………………………….

……………………………….

…………………………….....

……………………………….

………………………………..

……………………………….

……………………………….

………………………………...

2. Đọc lại bài thơ Anh Đom Đóm [Tiếng Việt 3, tập một, trang 143]. Tìm những con vật khác ngoài đom đóm được gọi và tả như người [nhân hoá], điền thông tin vào bảng sau :

Tên các con vật

Các con vật được gọi bằng gì ?

Các con vật được tả bằng những từ ngữ nào?

………………………………

………………………………

………………………………

………………………………

………………………………

………………………………

………………………………

………………………………

3. Gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Khi nào?” trong mỗi câu văn dưới đây :

a] Anh Đom Đóm lên đèn đi gác khi trời đã tối.

b] Tối mai, anh Đom Đóm lại đi gác.

c] Chúng em học bài thơ Anh Đom Đóm ở học kì I.

4. Trả lời câu hỏi :

  a]  Lớp em bắt đầu vào học kì II khi nào ?

…………………………………………………………………..

…………………………………………………………………..

…………………………………………………………………..

  b] Khi nào học ki II kết thúc ?

…………………………………………………………………..

…………………………………………………………………..

  c] Tháng mấy các em đươc nghỉ hè?

…………………………………………………………………..

…………………………………………………………………..

…………………………………………………………………..

TRẢ LỜI:

1. Đọc hai khổ thơ dưới đây và trả lời câu hỏi :

Con đom đóm được gọi bằng gì ?

Tính nết của Đom Đóm được tả bằng những từ ngữ nào ?

Hoạt động của đom đóm được tả bằng những từ ngữ nào ?

Anh Đóm

chuyên cần

lên đèn đi gác, đi rất êm lo cho người ngủ.

2. Đọc lại bài thơ Anh Đom Đóm [đã học trong học kì I]. Tìm những con vật khác ngoài con đom đóm được gọi và tả như người [nhân hóa], viết vào chỗ trống trong bảng sau :

Tên các con vật

Các con vật được gọi bằng

Các con vật được tả bằng những từ ngữ

Cò Bợ

Chị

ru con “Ru hỡi! Ru hời! Hỡi bé tôi ơi.

Ngủ cho ngon giấc"

Vạc

Thím

lặng lẽ mò tôm

3. Gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Khi nào ?” trong mỗi câu văn dưới đây :

a]  Anh Đom Đóm lên đèn đi gác khi trời đã tối.

b]  Tối mai, anh Đóm Đóm lại đi gác.

c]  Chúng em học bài thơ Anh Đóm Đóm trong học kì I

4. Trả lời câu hỏi :

a] Lớp em bắt đầu vào học kì II khi nào ?

Lớp em bắt đầu vào học kì II khi nghỉ Tết xong.

b] Khi nào học kì II kết thúc ?

Học kì II kết thúc khi chúng em thi học kì II xong.

c] Tháng mấy các em được nghỉ hè ?

Tháng sáu chúng em được nghỉ hè.

Giaibaitap.me

Page 19

Chọn làm bài tập 1 hoặc 2 :

1. Điền chữ l hoặc n        

Người con gái anh hùng

Chị Võ Thị Sáu quê ở quận Đất Đỏ, ...ay là huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Chị làm ...iên ...ạc cho công an quận. Năm 1947, chị gia nhập đội công an xung phong. Nhiều ...ần, chị Sáu dũng cảm, mưu trí, ...uồn sâu vào vùng địch tạm chiếm để ...ắm tình hình, giúp công an phát hiện và tiêu diệt nhiều tên gian ác. Có ...ần, chị mai phục,...ém…ựu đạn phá tan cuộc tập trung của địch. Trong một trận chiến đấu, không may, chị sa vào tay quân thù. Địch dùng mọi cực hình tra khảo nhưng vẫn không khuất phục được chị. Chúng đày chị ra Côn Đào và giết hại chị khi chị mới tròn 19 tuổi.

2. Điền vần: iêt hoặc iêc

                                         Tiếng bom Phạm Hồng Thái

                                                

                                                         

B..´…tin toàn quyền Pháp Méc-lanh sẽ tới dự t..ˌ… tại một nhà hàng ở Quảng Châu [Trung Quốc], các chiến sĩ cách mạng Việt Nam đặt kế hoạch tiêu d...... tên thực dân này. Công v.......được giao cho anh Phạm Hống Thái. Sát giờ ăn, anh bận đồ tây, xách ch..ˊ.. cặp da bước vào phòng t..ˌ…  với vẻ bình thản. Trái bom hẹn giò đựng trong cặp nổ tung đã d..ˌ… năm tên thực dân và làm bị thương nhiều tên khác. Bị giặc đuổi bắt, người thanh niên yêu nước đã gieo mình xuống dòng sông Châu Giang, quyết không để sa vào tay chúng.

TRẢ LỜI:

Chọn làm bài tập 1 hoặc 2 :

1. Điển chữ l hoặc n

Người con gái anh hùng

Chị Võ Thị Sáu quê ở quận Đất Đỏ, nay là huyện Long Đất tĩnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Chị làm liên lạc cho công an quận. Năm 1947, chị gia nhập đội công an xung phong. Nhiều lần chị Sáu dũng cảm, mưu trí, luồn sâu vào vùng địch tạm chiếm để nắm tình hình, giúp công an phát hiện và tiêu diệt nhiều tên gian ác. Có lần, chị mai phục, ném lựu đạn phá cuộc tập trung của địch. Trong một trận chiến đấu, không may, chị sa vào tay quân thù. Địch dùng đủ mọi cực hình tra khảo nhưng vẫn không khuất phục được chị. Chúng đày chị ra Côn Đảo và giết hại chị khi chị mới tròn 19 tuổi.

2. Điền vần : iêt hoặc iêc

Tiếng bom Phạm Hổng Thái

Biết tin toàn quyền Pháp Méc-lanh sẽ tới dự tiệc tại một nhà hàng ở Quảng Châu [Trung Quốc], các chiến sĩ cách mạng Việt Nam đặt kế hoạch tiêu diệt tên thực dân này. Công việc được giao cho anh Phạm Hồng Thái. Sát giờ ăn, anh bận đồ tây, xách chiếc cặp da bước vào phòng tiệc với vẻ bình thản. Trái bom hẹn giờ đựng trong cặp nổ tung đã diệt năm tên thực dân và làm bị thương nhiều tên khác. Bị giặc đuổi bắt, người thanh niên yêu nước đã gieo mình xuống dòng sông Châu Giang, quyết không để sa vào tay chúng.

Giaibaitap.me

Page 20

Dựa theo truyện Chàng trai làng Phù Ủng, trả lời các câu hỏi dưới đây :

1. Chàng trai ngồi bên vệ đường làm gì ?

……………………………………………………

2. Vì sao quân lính đâm giáo vào đùi chàng trai ?

……………………………………………………

3.Vì sao Trần Hưng Đạo đưa chàng trai về kinh đô ?

……………………………………………………

TRẢ LỜI:

Dựa theo truyện Chàng trai làng Phù Ủng trả lời các câu hỏi dưới đây :

1. Chàng trai ngồi bên vệ đường làm gì ?

   Chàng trai ngồi bên vệ đường đan sọt.           

2. Vì sao quân lính đâm giáo vào đùi chàng trai ?

   Vì lối hẹp, quân đông, võng xe chật đường, loa thét đinh tai mà chàng vẫn ngồi mải mê đan sọt không nhận thấy làm cản lối đi của đoàn quân Trần Hưng Đạo nên quân mở đường giận dữ lấy giáo đâm vào đùi để chàng tỉnh ra, dời đi chỗ khác.

3. Vì sao Trần Hưng Đạo đưa chàng trai về kinh đô ?

   Vì Trần Hưng Đạo nhận thấy chàng trai là người có chí khí, can đảm lại tinh thông các phép dùng binh, là một nhân tài có thể giúp ích cho đất nước.

Giaibaitap.me

Page 21

Chọn làm bài tập 1 hoặc 2 :

1. Viết lời giải các câu đố sau :

                           

                     - Đúng là một cặp sinh đôi

                 Anh thì loé sáng, anh thời ầm vang

                       Anh làm rung động không gian

                 Anh xẹt một cái rạch ngang bầu trời.

                                  Là...................  

                            

       

                    - Miệng dưới biển, đầu trên non

               Thân dài uốn lượn như con thằn lằn

                      Bụng đầy những nước trắng ngần

               Nuốt tôm cá, nuốt cả thân tàu bè.

                                   Là................

2 Điền uôt hoặc uôc vào chỗ trống :

- Ăn không rau như đau không th…ˊ….

- Cơm tẻ là mẹ r….ˌ…..

- Cả gió thì tắt đ …ˊ….

- Thẳng như r..ˌ…. ngựa.

TRẢ LỜI:

1. Viết lời giải các câu đố sau :

- Đúng là một cặp sinh đôi

Anh thì lóe sáng, anh thời ầm vang

Anh làm rung động không gian

Anh xẹt một cái rạch ngang bầu trời.

                                                                                           Là sấm và sét

- Miệng dưới biển, đầu trên non

Thân dài uốn lượn như con thằn lằn

Bụng đầy những nước trắng ngần

Nuốt tôm cá, nuốt cả thân tàu bè.

                                                                                              Là con sông

2. Điền uôt hoặc uôc vào chỗ trống :

- Ăn không rau như đau không thuốc.

- Cơm tẻ là mẹ ruột.

- Cả gió thì tắt đuốc.

- Thẳng như ruột ngựa.

Giaibaitap.me

Page 22

1. Xếp các từ sau đây vào nhóm thích hợp : đất nước, dựng xây, nhà nước, giữ gìn, non sông, gìn giữ, kiến thiết, giang sơn. 

Những từ cùng nghĩa với Tố quốc

……………………………………………

Những từ cùng nghĩa với bảo vệ

……………………………………………

Những tù cùng nghĩa với xây dựng

…………………………………………

2. Hãy viết vắn tắt những điều em biết vể một vị anh hùng có công lao to lớn trong sự nghiệp bảo vệ đất nước [để chuẩn bị cho bài nói về vị anh hùng đó].

Tên các vị anh hùng : Trưng Trắc, Trưng Nhị, Triệu Thị Trinh, Lý Bí [Lý Nam Đế], Triệu Quang Phục [Triệu Việt Vương], Phùng Hưng, Ngô Quyền, Lê Hoàn [Lê Đại Hành], Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn [Trần Hưng Đạo], Lê Lợi, Nguyễn Huệ [Quang Trung], Hồ Chí Minh.

..............................

...............................

..............................

3. Đặt thêm dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong những câu in nghiêng :

                                                                          Lê Lai cứu chúa

Giặc Minh xâm chiếm nước ta. Chúng làm nhiều điều bạo ngược khiến lòng dân vô cùng căm giận. Bấy giờ ở Lam Sơn có ông Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa. Trong những năm đầu, nghĩa quân còn yếu nên thường bị giặc vây. Có lần giặc vây rất ngặt, quyết bắt bằng được chủ tuớng Lê Lợi. Ông Lê Lai liền đóng giả làm Lê Lợi, đem một toán quân phá vòng vây. Giặc bắt được ông, nhờ vậy mà Lê Lợi và số quân còn lại được cứu thoát.

TRẢ LỜI:

1. Xếp các từ sau đây vào nhóm thích hợp : đất nước, dựng xây, nước nhà, giữ gìn, non sông, giữ gìn, kiến thiết, giang sơn.

Những từ cùng nghĩa với Tổ quốc

Đất nước, nước nhà, non sông, giang sơn, ....

Những từ cùng nghĩa với bảo vệ

Gìn giữ, giữ gìn, ....

Những từ cùng nghĩa với xây dựng

Kiến thiết, dựng xây, ....

2. Hãy viết vắn tắt những điều em biết về một vị anh hùng có công lao to lớn trong sự nghiệp bảo vệ đất nước [để chuẩn bị cho bài nói về anh hùng đó].

Triệu Thị Trinh quê ở Thanh Hóa. Từ thời thiếu nữ bà đã bộc lộ tính cách mạnh mẽ, thích võ nghệ. Bà bắn cung rất giỏi, có lần đã bắn hạ một con báo hung dữ trước sự thản phục của trai tráng trong làng. Chứng kiến cảnh nhân dân bị giặc Ngô đánh đập, cướp bóc, Triệu Thị Trinh nung nấu ý chí trả thù nhà. Năm 248, bà cùng anh là Triệu Quốc Đạt lãnh đạo binh sĩ chống quân xâm lược. Tuy cuộc khởi nghĩa thất bại nhưng tấm lòng anh dũng của bà sáng mãi với trang sử vàng của nước nhà.

 3. Đặt thêm dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu in nghiêng:

Lê Lai cứu chúa

Giặc Minh xâm chiếm nước ta. Chúng làm nhiều điều bạo ngược khiến lòng dân vô cùng căm giận. Bấy giờ, ở Lam Sơn, có ông Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa. Trong những năm đầu, nghĩa quân còn yếu, thường bị giặc vây. Có lần, giặc vây rất ngặt, quyết bắt bằng được chủ tướng Lê Lợi. Ông Lê Lai liền đóng giả làm Lê Lợi, đem một toán quân phá vòng vây. Giặc bẳt được ông, nhờ vậy mà Lê Lợi và số quân còn lại được cứu thoát.

Giaibaitap.me

Page 23

[1] Điền vào chỗ trống

       a] s hoặc x

           sáng…. uốt,                xao…... uyến

           sóng…... ánh,             xanh….. ao

       b] uôt hoặc uôc

           gầy g..ˌ…                   chải ch..ˊ….

           nhem nh..ˊ….             n….. nà

[2] Đặt câu với mỗi từ đã được hoàn chỉnh ở bài tập 1:

a]

Từ

    Câu

sáng .. ..uốt

……………………………………

xao.......uyến

……………………………………

sóng ....ánh

…………………………………

xanh…..ao

……………………………………

 b]

        Từ

                                                       Câu

 gầy g..ˌ .

……………………………………

chải ch...ˊ.....

……………………………………

Nhem nh..ˊ.

………………………………………

n...ˌ….nà

………………………………………

TRẢ LỜI:

[1] Điền vào chỗ trống :

a] s hoặc x

 sáng suốt,       xao xuyến

 sóng sánh,      xanh xao

b] uôt hoặc uôc

gầy guộc,                   chải chuốt

nhem nhuốc,               nuột

[2] Đặt câu với môi từ đã được hoàn chỉnh ở bài tập :

a]

Từ

Câu

      sáng suốt

Dù tuổi đã cao nhưng ông em vẫn rất sáng suốt.

xao xuyến

Mỗi kì nghỉ hè, lòng em lại xao xuyến nhớ trường, nhớ lớp.

sóng sánh

Ly nước bé Bông bưng đầy quá, sóng sánh cả ra ngoài.

xanh xao

Mẹ mới ốm dậy nên vẻ mặt rất xanh xao.

 b]

Từ

Câu

 gầy guộc

Bàn tay mẹ gầy guộc vì phải vất vả lo toan cho cả gia đình.

chải chuốt

Trong sở thú, con chim công đang chải chuốt bộ lông rực rỡ của mình.

nhem nhuốc

Bác Bảy làm nghề sửa xe nên áo quần lúc nào cũng nhem nhuốc dầu mỡ.

nuột

Mái tóc cô giáo em đen nuột nà.

Giaibaitap.me

Page 24

Em là tổ trưởng. Hãy ghi nội dung báo cáo kết quả học tập, lao động của tổ em trong những tuần vừa qua.

                                                          CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM                                                      

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

….ngày…. tháng ……năm.....               

BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG  

      CỦA TỔ ……LỚP ………..TRƯỜNG TIỂU HỌC…………

 Kính gửi : Cô giáo [thầy giáo] lớp...........

 Chúng em xin báo cáo hoạt động của tổ.......... trong tuần…………vừa qua như sau :

1. Về học tập

………………………………

2. Về lao động

………………………………

                                                                                                                                            Tổ trưởng

TRẢ LỜI:

Em làm tổ trưởng. Hãy ghi nội dung báo cáo kết quả học tập, lao động của tổ em trong tháng vừa qua vào mẫu sau :

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 

                  Tp. Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 11 nảm 2013

  BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG THÁNG 11

      CỦA TỔ 2 LỚP 3A TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐOÀN KẾT

Kính gửi : Cô giáo lớp 3A

Chúng em xin báo cáo hoạt động của tổ 2 trong tháng 11 vừa qua như sau :

1. Về học tập

-  Cả tổ đều học bài, làm bài đầy đủ.

- Trong tổ có sự phân công Đôi bạn cùng tiến để giúp nhau học tốt.

- Tháng vừa qua hai bạn Nguyễn Ngọc Thi và Lâm Hoàng Nam đặc biệt tích cực trong việc phát biểu xây dựng bài. nhiều lần được cô giáo khen.

- Cả tổ đi học chuyên cần, đúng giờ.

- Cả tổ có 20 điểm giỏi, 10 điểm khá, không có điểm kém.

2. Về lao động

- Thực hiện vệ sinh lớp sạch sẽ.

- Tham gia phong trào chủ nhật xanh của trường tích cực, đầy đủ.

                                                                                                                                             Tổ trưởng

                                                                                                                                    Đỗ Ngọc Phương Trinh

Giaibaitap.me

Page 25

Chọn làm bài tập 1 hoặc 2 :

1. Điền tr hoặc ch vào chỗ trống:

Trần Quốc Khái thông minh, …..ăm chỉ học tập nên đã …..ở thành tiến sĩ, làm quan to ….ong ….iều đình nhà Lê. Được cử đi sứ Trung Quốc, ….ước thử thách của vua nước láng giềng, ông đã xử ….í rất giỏi làm ….o mọi ngườỉ phải kính ….ọng. Ông còn nhanh ….í học được nghề thêu của người Trung Quốc để ….uyền lại …..o nhân dân.

2. Đặt dấu hỏi hoặc dấu ngã trên chữ in đậm :

Lê Quý Đôn sống vào thời Lê, từ nho, ông đa nôi tiếng thông minh. Năm 26 tuôi, ông đô tiến si. Ông đọc nhiểu hiêu rộng, làm việc rất cần mân. Nhờ vậy, ông viết được hàng chục cuốn sách nghiên cứu về lịch , địa lí, văn học … sáng tác ca thơ lân văn xuôi, ông được coi là nhà bác học lớn nhất cua nước ta thời xưa.

TRẢ LỜI:

Chọn làm bài tập 1 hoặc 2 :

1. Điền tr hoặc ch vào chỗ trống:

Trần Quốc Khái thông minh, chăm chỉ học tập nên đã tr thành tiến sĩ, làm quan to trong triều đình nhà Lê. Được cử đi sứ Trung Quốc, trước thử thách của vua nước láng giềng, ông đã x trí rất giỏi làm cho mọi người phải kính trọng. Ông còn nhanh trí học được nghề thêu của người Trung Quốc để truyền lại cho nhân dân.

2. Đặt dấu hỏi hoặc dấu ngã trên chữ in đậm :

Lê Quý Đôn sống vào thời Lê. Từ nhỏ, ông đã nổi tiếng thông minh. Năm 26 tuổi, ông đỗ tiến . Ông đọc nhiều hiểu rộng, làm việc rất cần mẫn. Nhờ vậy, ông viết được hàng chục cuốn sách nghiên cứu về lịch sử, địa lí, văn học... sáng tác cả thơ lẫn văn xuôi. Ông được coi là nhà bác học lớn nhất của nước ta thời xưa.

Giaibaitap.me

Page 26

1. Đọc bài thơ và ghi vào chỗ trống trong bảng dưới đây :

Ông trời bật lửa

Chị mây vừa kéo đến

Trăng sao trốn cả rồi

  Đất nóng lòng chờ đợi

   Xuống đi nào, mưa ơi !

        Mưa ! Mưa xuống thật rồi !

Đất hả hê uống nước

Ông sấm vỗ tay cười

    Làm bé bừng tỉnh giấc.

     Chớp bỗng loè chói mắt

        Soi sáng khắp ruộng vườn

Ơ! Ông trời bật lửa

    Xem lúa vừa trổ bông.

Tên sự vật được nhân hoá

Cách nhân hoá

Các sự vật được gọi bằng

gì?

Các sự vật được tả bằng những từ ngữ nào ?

Tác giả nói với sự vật [mưa] thân mật như thế nào?

….......

…........

….......

….......

2. Gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “ở đâu ?”:

a] Trần Quốc Khái quê ở huyện Thường Tín, ngoại thành Hà Nội.

b] Ông học được nghề thêu ở Trung Quốc trong một lần đi sứ.

c] Để tưởng nhớ công lao của Trần Quốc Khái, nhân dân lập đền thờ ở quê hương ông.

3. Đọc lại bài tập đọc Ở lại với chiến khu và trả lời câu hỏi :

Câu hỏi

Trả lời

a] Câu chuyện kể trong bài diễn ra khi nào và ở đâu ?

……………………………………

b] Trên chiến khu, các chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi sống ở đẩu?

……………………………………

c] Vì lo cho các chiến sĩ nhỏ tuổi, trung đoàn trưởng khuyên họ điều gì ?

………………………………….

1. a] Đọc bài thơ và ghi vào chỗ trống trong bảng dưới đây :

Ông trời bật lửa

 Chị mây vừa kéo đến

Trăng sao trốn cả rồi

  Đất nóng lòng chờ đợi

   Xuống đi nào, mưa ơi !

       Mưa ! Mưa xuống thật rồi!

Đất hả hê uống nước

Ông sấm vỗ tay cười

   Làm bé bừng tỉnh giấc.

   Chớp bỗng lòe chói mắt

       Soi sáng khắp ruộng vườn

Ơ ! Ông trời bật lửa

  Xem lúa vừa trổ bông. 

Tên sự vật được nhân hoá

Cách nhân hoá

Các sự vật được gọi bằng

gì?

Các sự vật được tả bằng những từ ngữ nào ?

Tác giả nói với sự vật [mưa] thân mật như thế nào?

- Chị

- mây

- trăng sao

- sấm

- đất

- Mưa

- Mặt trời

 Chị

 ông

 Ông

 kéo đến

 trốn

 vỗ tay cười

 nóng lòng

 chờ đợi,

 hả hê

 uống nước

 xuống

 bật lửa

 Tác giả thủ thỉ với mưa như nói với một người bạn thân thiết, trong lời nói còn chứa đựng sự dỗ dành, năn nỉ. Xuống đi nào, mưa ơi !


2. Gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Ở đâu ?"

a] Trần Quốc Khái quê ở huyện Thường Tín, ngoại thành Hà Nội.

b] Ông học được nghề thêu ở Trung Quốc trong một lần đi sứ.

c] Để tưởng nhớ công lao của Trần Quốc Khái, nhân dân lập đền thờ ở quê hương ông.

3. Đọc lại bài tập đọc ơ lại với chiến khu và trả lời câu hỏi : 

Câu hỏi

Trả lời

a] Câu chuyện kể trong bài diễn ra khi nào và ở đâu ?

Câu chuyện kể trong bài diễn ra vào thời kì đầu kháng chiến chống thực dân Pháp, ở trên một chiến khu.

b] Trên chiến khu, các chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi sổng ở đâu ?

Trên chiến khu, các chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi sống trong một cái lán.

c] Vì lo cho các chiến sĩ nhỏ tuổi, trung đoàn trưỏng khuyên họ điều gì ?

Vì lo cho các chiến sĩ nhỏ tuổi, trung đoàn trưởng khuyên họ về sống với gia đình.

Video liên quan

Chủ Đề