Xác định kiểu câu và chức năng của câu sau Cậu có cái tên mới đẹp làm sao

Mời bạn đọc tham khảo bộ đề đọc hiểu lớp 8 cùng với gợi ý chi tiết nhằm giúp các bạn ôn tập và củng cố kỹ năng đọc hiểu và tập làm văn thật hiệu quả. Theo dõi đề số 3 trong bộ đề đọc hiểu lớp 8 dưới đây.

ĐỀ ĐỌC HIỂU LỚP 8

ĐỀ BÀI

Câu 1:  Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi:

        Bờ ao đầu làng có một cây si già. Thân cây to, cành lá sum xuê, ngả xuống mặt nước. Một cậu bé đi ngang qua. Sẵn con dao nhọn trong tay, cậu hí hoáy khắc tên mình lên thân cây. Cây đau điếng, nhưng cố lấy giọng vui vẻ, hỏi cậu:

– Chào cậu bé! Tên cậu là gì nhỉ?

– Cháu tên là Ngoan.

– Cậu có cái tên mới đẹp làm sao!

Mặt cậu bé rạng lên. Cậu nói:

– Cảm ơn cây.

– Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu? Như thế có phải tiện hơn không? – Cây hỏi.

Cậu bé rùng mình, lắc đầu:

– Đau lắm cháu chịu thôi!

– Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn?

(Theo Trần Hồng Thắng)

1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên. 

2. Cậu bé trong văn bản đã có hành động gì với cây si già? Hành động đó đúng hay sai? Vì sao? 

3. Xác định kiểu câu và chức năng của câu sau: Tên cậu là gì nhỉ? 

4. Đặt tiêu đề cho văn bản trên. 

5. Từ hành động của cậu bé trong văn bản trên, em có suy nghĩ gì về sự vô cảm của một bộ phận học sinh hiện nay? Trả lời khoảng 3 – 5 dòng. 

Câu 2: Nêu suy nghĩ về câu tục ngữ: “Học đi đôi với hành” (Bài văn nghị luận sử dụng yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm).

GỢI Ý

PHẦN I: ĐỌC – HIỂU

1

Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên. 

– Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên: tự sự.

2

Cậu bé trong văn bản đã có hành động gì với cây si già? Hành động đó đúng hay sai? Vì sao? 

– Cậu bé trong văn bản đã có hành động: khắc tên mình trên cây si già.

– Hành động đó hoàn toàn sai trái. Vị cậu đang trực tiếp phá hoại tài sản thiên nhiên.

3

Xác định kiểu câu và chức năng của câu sau: Tên cậu là gì nhỉ? 

Tên cậu là gì nhỉ?

– Kiểu câu: câu nghi vấn.

– Chức năng: dùng để hỏi.

4

Đặt tiêu đề cho văn bản trên. 

– Tiêu đề: Cậu bé và cây si già; Điều không mong muốn… 

5

Từ hành động của cậu bé trong văn bản trên, em có suy nghĩ gì về sự vô cảm của một bộ phận học sinh hiện nay? Trả lời khoảng 3 – 5 dòng. 

– Về kiến thức: Từ hành động của cậu bé trong truyện, suy nghĩ và trình bày ý kiến về thói vô cảm của học sinh. Có thể tham khảo một số ý sau:

+ Ý nghĩa: Hành động của cậu bé là biểu hiện vô cảm của một bộ phận học sinh hiện nay: chỉ quan tâm đến niềm vui của mình và mặc kệ nỗi đau của người khác. Lời nói của cây si nhắc nhở chúng ta bài học đừng nên bắt người khác nhận lấy sự đau đớn mà họ không muốn để chỉ làm mình được hạnh phúc.

+ Bàn bạc: Thói vô cảm của học sinh đang để lại rất nhiều hệ lụy cho môi trường học đường và xã hội.

+ Bài học nhận thức và hành động: Hướng đến những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống; luôn nghĩ đến cảm xúc của người khác trước khi làm bất cứ việc gì; đặt mình vào vị trí của người khác…

PHẦN II. TẬP LÀM VĂN

Nêu suy nghĩ về câu tục ngữ: “Học đi đôi với hành” (Bài văn nghị luận sử dụng yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm).

I. Mở bài: 

– Giới thiệu về vấn đề cần bàn luận: lời dạy “Học đi đôi với hành”

II. Thân bài

1. Giải thích

a. Học là gì?

– Học là lĩnh hội, tiếp thu kiến thức từ những nguồn kiến thức như thầy cô, trường lớp,….

– Sự tiếp nhận các điều hay, hữu ích trong cuộc sống và xã hội.

– Học còn là nền tảng cho việc áp dụng áp dụng thực tế đạt hiệu quả.

– Học không chỉ là sự tiếp nhận kiến thức mà còn là việc học các lễ nghi, các điều hay lẽ phải của cuộc sống,….

– Những người không có kiến thức sẽ khó tồn tại trong xã hội.

b. Hành là gì?

– Hành là việc vận dụng những điều học được vào thực tế của cuộc sống.

– Hành còn là mục đích của việc học, để có đáp ứng nhu cầu của cuộc sống.

– Thực hành giúp ta nắm chắc kiến thức hơn, nhớ lâu hơn và hiểu sâu hơn những điều được học.

c. Tại sao học phải đi đôi với hành?

– Học mà không có hành sẽ không hiểu được vấn đề, gây lãng phí thời gian.

– Còn hành mà khong có học sẽ không có kết quả cao.

2. Lợi ích

– Hiệu quả trong học tập.

– Đào tạo nguồn nhân lực hiệu quả.

– Học sẽ không bị nhàm chán.

3. Phê phán lối học sai lầm

– Học chuộng hình thức

– Học cầu danh lợi

– Học theo xu hướng

– Học vì ép buộc

4. Bình luận

– Học đi đôi với hành là một phương pháp học đúng đắn

– Nêu cách học của mình

– Thường xuyên vận dụng cách học này

– Có những ý kiến để phát huy phương pháp học này

5. Liên hệ bản thân

– Bản thân sẽ thay đổi cách học theo hướng “học đi đôi với hành” để trau dồi bản thân và rèn luyện cho mình ngày một tiến bộ hơn.

III. Kết bài: 

– Nêu cảm nghĩ của e về “học đi đôi với hành”.

– Khẳng định học đi đôi với hành là một phương pháp học hiệu quả.

>> Xem thêm: Đề Đọc Hiểu Ngữ Văn Lớp 8 Mới Nhất (có gợi ý) – Đề Số 2

Câu 5: Từ hành động của cậu bé trong văn bản trên, em có suy nghĩ gì về sự vô cảm của một bộ phận học sinh hiện nay? Trả lời khoảng 3 – 5 dòng.

- Sử dụng các thao tác lập luận phân tích, bình luận để trả lời câu hỏi.

Câu chuyện Cậu bé và cây si già là câu chuyện nhân văn gửi gắm thông điệp về việc đừng bắt người khác làm những việc mà mình còn không chịu được. Đây cũng là cuốn sách được viết từ niềm tin, hy vọng và nghị lực của một con người đã tự vươn lên tìm kiếm sự đổi thay cho cuộc đời mình. Đây là một trong những nội dung được thầy cô yêu thích và đưa vào phần Đọc hiểu của các đề thi, đề kiểm tra.

Để giúp bạnhiểu rõ ràng và sâu sắc hơn về các dạng đề đọc hiểu liên quan đếntác phẩmnày, cùng Top lời giải tham khảo một số câu hỏi sau:

Các đề đọc hiểu cậu bé và cây si già

Đề đọc hiểu cậu bé và cây si già – Đề số 1

ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

CẬU BÉ VÀ CÂY SI GIÀ

Bờ ao đầu làng có một cây si già. Thân cây to, cành lá xum xuê, ngả xuống mặt nước. Một cậu bé đi ngang qua. Sẵn con dao nhọn trong tay, cậu hí hoáy khắc tên mình lên thân cây. Cây đau điếng, nhưng cố lấy giọng vui vẻ, hỏi cậu:

– Chào cậu bé. Tên cậu là gì nhỉ?

– Cháu tên là Ngoan.

– Cậu có cái tên mới đẹp làm sao!

Mặt cậu bé rạng lên. Cậu nói:

– Cảm ơn cây.

– Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu? Như thế có phải tiện hơn không? – Cây hỏi.

Cậu bé rùng mình, lắc đầu:

– Đau lắm, cháu chịu thôi!

– Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn?

(Theo Trần Hồng Thắng)

Câu 1. ( 0,5 điểm) Xác địnhphương thức biểu đạtchính được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2. ( 0,5 điểm) Anh/Chị hiểu thế nào về câu nói của cậu bé: “Đau lắm, cháu chịu thôi!”?

Câu 3. ( 1 điểm) Theo anh/chị, cậu bé trong văn bản đã phạm sai lầm gì? Sai lầm đó thể hiện qua câu nói nào?

Câu 4. ( 1 điểm) Văn bản gửi gắm bức thông điệp gì với anh/chị?

Gợi ý đáp án đề đọc hiểu cậu bé và cây si già – Đề số 1

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính: tự sự.

Câu 2:

Câu nói của cậu bé: “Đau lắm, cháu chịu thôi!”,có thể hiểu:

– Cậu bé sợ đau nên không khắc tên cậu lên chính thân thể cậu (0.25)

– Cậu bé không hiểu được nỗi đau đớn mà cây si già vừa trải qua.(0.25)

Câu 3:

– Cậu bé trong văn bản đã phạm sai lầm: Cậu bé biết mình sẽ đau đớn khi khắc tên lên chính thân thể mình. Nhưng cậu bé lại khắc tên cậu lên thân thể người khác. Cậu bé không nhận thức được, người khác cũng có những cảm xúc giống cậu.

– Sai lầm đó thể hiện qua câu nói của cây si già: – Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn?

Câu 4:

HS trình bày suy nghĩ cá nhân, nêu rõ thông điệp đó có ý nghĩa với em ? ( Điều mình không muốn nhận thì cũng đừng làm đối với người khác (0.75).

Đó là điều kiện để cuộc sống đầy ắp tình thương và hạnh phúc (0.25)).

Đề đọc hiểu Cậu bé và cây si già – Đề số 2

Đề đọc hiểu

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

CẬU BÉ VÀ CÂY SI GIÀ

Bờ ao đầu làng có một cây si già. Thân cây to, cành lá xum xuê, ngả xuống mặt nước. Một cậu bé đi ngang qua. Sẵn con dao nhọn trong tay, cậu hí hoáy khắc tên mình lên thân cây. Cây đau điếng, nhưng cố lấy giọng vui vẻ, hỏi cậu:

- Chào cậu bé. Tên cậu là gì nhỉ?

- Cháu tên là Ngoan.

- Cậu có cái tên mới đẹp làm sao! Mặt cậu bé rạng lên. Cậu nói:

- Cảm ơn cây.

- Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu? Như thế có phải tiện hơn không? – Cây hỏi.

Cậu bé rùng mình, lắc đầu:

- Đau lắm, cháu chịu thôi!

- Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn? (Theo Trần Hồng Thắng)

Câu 1:

Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2:

Anh/Chị hiểu thế nào về câu nói của cậu bé: “Đau lắm, cháu chịu thôi!”? Đề đọc hiểu Cậu bé và cây si già

Câu 3:

Văn bản gửi gắm bức thông điệp gì với anh/chị?

Câu 4:

Gạch chân và gọi tên thành phần biệt lập có trong hai câu sau: Này, vì sao cậu không khắc tên lên gười cậu? Như thế có phải tiện hơn không – cây hỏi?

Câu 5:

Theo anh/chị, cậu bé trong văn bản đã phạm sai lầm gì? Sai lầm đó thể hiện qua câu nói nào?

Câu 6:

Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về bài học được rút ra từ câu chuyện trên. Đáp án đề đọc hiểu Cậu bé và cây si già

Gợi ý đáp án đề đọc hiểu cậu bé và cây si già – Đề số 2

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên là: tự sự

Câu 2:

Câu nói của cậu bé: “Đau lắm, cháu chịu thôi!”, có thể hiểu:

- Cậu bé sợ đau nên không khắc tên cậu lên chính thân thể cậu (0.25)

- Cậu bé không hiểu được nỗi đau đớn mà cây si già vừa trải qua.

Câu 3:

Học sinh được đưa ra suy nghĩ cá nhân và đưa ra thông điệp bản thân thấy phù hợp Ví dụ: - Điều mình không muốn nhận thì cũng đừng làm đối với người khác. - Đó là điều kiện để cuộc sống đầy ắp tình thương và hạnh phúc.

Câu 4:

Thành phần biệt lập có trong hai câu sau: Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu? Như thế có phải tiện hơn không – cây hỏi? là: - “Này”: Thành phần gọi đáp. - “Cây hỏi”: Thành phần phụ chú.

Xác định kiểu câu và chức năng của câu sau Cậu có cái tên mới đẹp làm sao

Câu 5:

- Cậu bé trong văn bản đã phạm sai lầm: Cậu bé biết mình sẽ đau đớn khi khắc tên lên chính thân thể mình. Nhưng cậu bé lại khắc tên cậu lên thân thể người khác. Cậu bé không nhận thức được, người khác cũng có những cảm xúc giống cậu.

- Sai lầm đó thể hiện qua câu nói của cây si già:

- Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn?

Câu 6:

Các em có thể tham khảo những gợi ý dưới đây để viết được một đoạn văn hoàn chỉnh Đề đọc hiểu Cậu bé và cây si già

– Từ câu chuyện, thí sinh có thể xác định được trong cuộc sống, có nhiều điều mà bản thân mình không muốn nhận ( sự đau đớn, khổ đau, mất mát, bất hạnh…). Và dù vẫn có lúc không tránh được nhưng bản thân mỗi người không ai mong những điều đó đến với mình.

– Không nên đem lại cho người khác những điều mà mình không muốn (nỗi đau đớn, khổ đau, sự mất mát hay bất hạnh…) dù vô tình hay cố ý.

– Không được ích kỷ hay thờ ơ, dửng dưng, vô tình trước hậu quả của những lời nói hay hành động mà chính bản thân mình đã gây nên đối với người khác và phải biết đặt mình trong hoàn cảnh của người khác để thấu hiểu, sẻ chia và thông cảm…

– Mỗi con người không chỉ biết đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho bản thân mà còn cần biết đem lại cho người khác niềm vui, niềm hạnh phúc…

– Phê phán những kẻ chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân mà quên đi người khác

– Bài học rút ra cho bản thân: hãy biết sống chậm lại, lắng nghe những người xung quanh, để hiểu hơn, để yêu hơn và tránh gây ra những điều tổn thương không đáng có; biết nhận ra lỗi lầm của mình và biết sửa chữa nó.

Bài mẫu

Câu chuyện Cậu bé và cây si già là câu chuyện nhân văn gửi gắm thông điệp về việc đừng bắt người khác làm những việc mà mình còn không chịu được. Trong truyện, cậu bé đã khắc dao lên cây si làm cho cây đau đớn; khi cây si bảo sao cậu bé không khắc lên người mình, cậu bé bảo đau thì cây si đã hỏi cậu rằng tại sao cậu bắt cây nhận điều mà chính cậu cũng không muốn. Qua câu chuyện, em nhận thấy được là điều mình không muốn nhận thì cũng đừng bao giờ làm đối với người khác. Việc ta cần làm là có thái độ sống nghĩ cho cả những người xung quanh, mở rộng tấm lòng bao dung và không làm tổn thương người khác. Đó chính là điều kiện căn bản để cuộc sống đầy ắp tình thương và hạnh phúc. Tóm lại, câu chuyện đã gửi gắm bài học về thái độ sống nhân ái và bao dung của người với người trong cuộc sống.