Xét nghiệm thận bao nhiêu tiền

Xét nghiệm chức năng thận [hay xét nghiệm thận] là xét nghiệm giúp đánh giá khả năng hoạt động cũng như phát hiện các dấu hiệu bất thường ở thận để tìm phương pháp điều trị kịp thời. Trong bài viết này, TassCare sẽ cung cấp những thông tin cần biết về xét nghiệm này và các vấn đề liên quan đến bạn đọc.

Thận và những biểu hiện bất thường liên quan đến thận

Vai trò quan trọng của thận

Chức năng của thận đối với cơ thể

Hệ tiết niệu chịu trách nhiệm sản xuất, trữ và thải nước tiểu ra khỏi cơ thể, mà trong đó thận là cơ quan đóng vai trò quan trọng nhất. Thông qua việc bài tiết nước tiểu, cơ thể thải ra ngoài các chất độc và giữ thăng bằng cho môi trường bên trong cơ thể, tham gia vào việc tạo máu và điều hòa huyết áp động mạch. Vì vậy, nếu thận hoạt động không tốt hoặc có những biểu hiện bất thường sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của chúng ta, do đó mọi tổn thương về thận đều cần được phát hiện và điều trị sớm.

Các triệu chứng cảnh báo thận có vấn đề

Tổn thương về thận gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và cuộc sống

  • Tăng huyết áp
  • Có máu lẫn trong nước tiểu
  • Đi tiểu nhiều, thường xuyên cảm thấy muốn đi tiểu.
  • Gặp nhiều khó khăn khi đi tiểu
  • Đi tiểu đau
  • Sưng ở bàn tay và bàn chân do sự tích tụ của chất lỏng trong cơ thể
  • Lượng nước tiểu giảm hoặc lượng nước tiểu tăng bất thường kéo dài [liên quan đến bệnh suy thận].
  • Triệu chứng của sự tăng các chất độc trong máu [liên quan đến bệnh suy thận]: buồn nôn, nôn ói, chán ăn, đau cơ, đau xương khớp, co rút cơ hoặc liệt, loạn nhịp tim, khó ngủ, nổi mẫn da…

Nếu chỉ có một triệu chứng duy nhất, đó có thể không phải là vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên khi xảy ra đồng thời những triệu chứng này thì khả năng thận gặp vấn đề là rất cao. Việc thực hiện các xét nghiệm chức năng thận sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị thích hợp.

Xét nghiệm chức năng thận bao gồm những gì?

Để kiểm tra chức năng thận bác sĩ thường sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện một số các xét nghiệm sau đây:

Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu

Là xét nghiệm được thực hiện trên mẫu nước tiểu của bệnh nhân, nhằm tìm kiếm sự hiện diện của protein và máu trong nước tiểu. Có rất nhiều nguyên nhân khiến protein có mặt trong nước tiểu và không phải tất cả trong số đó đều liên quan đến bệnh thận. Ví dụ nhiễm trùng có thể làm tăng nồng độ protein trong nước tiểu nhưng hoạt động thể chất với cường độ nặng cũng có thể là nguyên nhân của tình trạng này. Bởi vậy người bệnh có thể sẽ phải lặp lại xét nghiệm nước tiểu sau một vài tuần để có được kết quả chính xác nhất.

Ngoài xét nghiệm nước tiểu theo tiêu chuẩn thông thường, bác sĩ cũng có thể yêu cầu người bệnh lấy mẫu nước tiểu trong 24 giờ. Xét nghiệm này được sử dụng để đánh giá mức độ bài tiết nhanh chóng chất thải creatinine của cơ thể.

+ Tổng phân tích nước tiểu: Bác sĩ có thể là quan sát một mẫu nước tiểu bằng kính hiển vi hoặc sử dụng que thử. Que thử là một mẫu giấy đã được tẩm lên đó các chất hóa học, chúng được nhúng vào một mẫu nước tiểu của bạn. Các dải chất hóa học sẽ thay đổi màu sắc khi có sự hiện diện của những bất thường trong nước tiểu ví dụ như số lượng protein quá nhiều, có máu, mủ, vi khuẩn và đường dư thừa trong nước tiểu. Xét nghiệm nước tiểu có thể giúp bác sĩ phát hiện một loạt các rối loạn về thận và đường tiết niệu bao gồm các vấn đề như bệnh thận mãn tính, tiểu đường, nhiễm trùng bàng quang và sỏi thận.

+ Điện di nước tiểu: Lượng protein bài tiết qua thận khoảng 50 -150mg/24h. Protein nước tiểu xuất hiện khi thận bị tổn thương hay tăng immunoglobulin huyết thanh. Xét nghiệm này giúp phân biệt được viêm cầu thận cấp hay protein niệu do tổn thương ống thận và giúp xác định, phân loại các protein nước tiểu.

Xét nghiệm Creatinine

Xét nghiệm Creatinine

Thận duy trì nồng độ creatinine trong máu ở mức bình thường. Creatinine là một chất đáng tin cậy trong việc đánh giá chức năng thận. Vì khi thận bị suy sẽ làm tăng nồng độ creatinine trong máu. Do đó nồng độ  creatinine tăng cao một cách bất thường báo hiệu rối loạn chức năng thận hay thận bị suy, ngay cả trước khi người bệnh có triệu chứng suy thận.

Xét nghiệm BUN

BUN là viết tắt của blood urea nitrogen [nitơ từ ure trong máu]. Nitơ từ ure là một sản phẩm phân hủy của protein. Xét nghiệm BUN được dùng để đo nồng độ nitơ từ ure trong máu. Tuy nhiên cần lưu ý không phải tất cả các trường hợp nồng độ nitơ từ ure trong máu cao đều là do thận có vấn đề, một số loại thuốc cũng có thể tác động tới kết quả xét nghiệm BUN. Vì vậy cần thông báo cho bác sĩ biết về bất kỳ loại thuốc hoặc chất bổ sung mà bạn sử dụng thường xuyên. Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu tạm ngừng sử dụng một số loại thuốc vài ngày trước khi làm xét nghiệm BUN.

Điện giải đồ

Rối loạn chức năng thận gây ra mất cân bằng các chất điện giải trong cơ thể. Do đó dựa vào phương pháp điện giải đồ để đo lường hàm lượng các chất điện giải như: Na, Ka, Ca,… cũng được sử dụng trong xét nghiệm đánh giá chức năng thận.

  • Sodium [Natri]: Natri máu bình thường 135-145 mmol/L. Người suy thận, natri máu giảm, có thể do nguyên nhân mất natri qua da, qua đường tiêu hóa, qua thận nhưng cũng có thể do thừa nước. Các triệu chứng lâm sàng của giảm natri máu chủ yếu ở hệ thần kinh đi từ nhẹ đến nặng: nhức đầu, buồn nôn, lừ đừ, hôn mê, co giật.
  • Potasium [kali]: Kali máu bình thường 3,5- 4,5 mmol/L. Tăng kali máu ở bệnh nhân suy thân do thận giảm thải kali. Các triệu chứng của tình trạng tăng kali từ nhẹ đến nặng: mệt mỏi, dị cảm, mất phản xạ, liệt cơ, rối loạn nhịp tim.
  • Canxi máu: canxi máu bình thường 2.2-2.6 mmol/L. Suy thận có biểu hiện giảm canxi máu kèm theo tăng phosphat. Triệu chứng hạ canxi máu chủ yếu là dấu kích thích thần kinh cơ gồm tăng phản xạ gân xương, co cứng cơ, co giật, rối loạn nhịp tim.

Sinh thiết thận là một trong những xét nghiệm chức năng thận quan trọng, được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Xác định chính xác quá trình phát triển của bệnh thận và xác định xem nó có đáp ứng được với các phương pháp điều trị hay không;
  • Đánh giá mức độ tổn hại đã xảy ra ở thận;
  • Tìm nguyên nhân tại sao thận ghép vào không hoạt động tốt.

Sinh thiết thận được thực hiện bằng cách sử dụng một cây kim mỏng với một cạnh sắc bén cắt những miếng nhỏ của mô thận để kiểm tra dưới kính hiển vi.

Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu

Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu

Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu là xét nghiệm phân tích trên các tế bào bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu của tế bào máu. Những thông số thu được sẽ là căn cứ để qua đó, bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng sức khỏe của người được xét nghiệm, xác định nguyên nhân gây ra những bất thường trong cơ thể bệnh nhân.

Các xét nghiệm hình ảnh

+ CT scan có cản quang: Kỹ thuật chụp ảnh này sử dụng chất cản quang để tạo ra hình ảnh thận. Nó cũng có thể được sử dụng để tìm ra những bất thường về cấu trúc và sự hiện diện của các vật gây nghẽn dòng nước tiểu.

+ Siêu âm: Xét nghiệm này sử dụng sóng âm thanh để có được hình ảnh của thận. Nó có thể được sử dụng để tìm ra những bất thường về kích thước hay vị trí của thận. Xét nghiệm này còn phát hiện được các vật gây tắc nghẽn dòng nước tiểu của bạn như sỏi hoặc khối u.

Ý nghĩa của các kết quả xét nghiệm chức năng thận

Xét nghiệm Creatinine

  • Ở những người bình thường, nồng độ chất creatinin trong huyết tương chiếm khoảng 55 – 110 mmol/l; con số này ở nước tiểu là 8 – 12 mmol/24h tức là khoảng 8000 – 12000 mmol/l.
  • Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy sự tăng creatinin, điều này nói lên sự thiểu năng thận, giảm độ lọc của cầu thận và giảm bài tiết của ống thận. Trong thực tế, các bác sĩ thường tính toán độ thanh lọc creatinin và độ thanh lọc urê của thận để đánh giá chức năng lọc của thận, từ đó xác định chức năng thận có đang tốt hay không.
  • Độ thanh lọc creatinin của thận sẽ giảm trong trường hợp thiểu năng thận, Lúc này mức độ giảm của độ thanh lọc creatinin tỷ lệ thuận với mức độ thiểu năng thận, nó phản ánh tổn thương xuất hiện ở cầu thận. Bên cạnh đó cũng có một số những trường hợp ảnh hưởng đến độ thanh lọc creatinin có thể kể đến là viêm cầu thận cấp và mạn tính; viêm bể thận – thận mạn; viêm bể thận – thận tái phát; nhiễm urê huyết; thiểu năng tim; cao huyết áp ác tính; máu qua thận giảm, giảm áp lực lọc cầu thận.

Độ thanh lọc creatinin phản ánh tương đối đúng chức năng lọc cầu thận. Tuy nhiên nó cũng có một số nhược điểm là trong các điều kiện bệnh lý, hay quá trình tiến triển của suy thận, khi nồng độ creatinin máu cao thì có sự bài tiết một phần ở ống niệu, hoặc khi thiểu niệu.

Xét nghiệm creatinin được đánh giá là đáng tin cậy hơn xét nghiệm urê vì nó ít chịu ảnh hưởng bởi chế độ ăn, mà kết quả của xét nghiệm này chỉ phụ thuộc vào khối lượng của cơ thể.

Ure máu và nước tiểu

Urê là chất được tổng hợp ở gan từ CO2, NH3 và ATP; trong đó CO2 là sản phẩm thoái hóa của protid. Trong lâm sàng, xét nghiệm urê máu và nước tiểu được thực hiện khá nhiều để đánh giá về chức năng lọc cầu thận và tái hấp thu ở ống thận. Tuy nhiên, xét nghiệm này có một nhược điểm khá lớn là nó bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn. Ví dụ như khi chúng ta ăn những món giàu đạm đồng nghĩa với việc làm tăng thoái hóa các aminoacid từ đó dẫn đến kết quả xét nghiệm sẽ sai lệch.

  • Đối với những người bình thường, nồng độ urê trong máu rơi vào khoảng 3,6 đến 6,6 mmol/l và nồng độ urê trong nước tiểu khoảng 250 đến 500 mmol/24h.
  • Ure máu tăng cao trong một số trường hợp sau: Suy thận, viêm cầu thận mạn, u tiền liệt tuyến.

  • Urê máu 1,7 – 3,3 mmol/l [10 – 20 mg/dl] hầu như luôn chỉ ra chức năng thận bình thường.
  • Urê máu 8,3 – 24,9 mmol/l [50 – 150 mg/dl] chỉ ra tình trạng suy chức năng thận nghiêm trọng.

Các chất điện giải [Na+, K+, Cl-, Ca TP hoặc Ca++]

  • Đối với cơ thể bình thường, chỉ số của các ion này như sau:  Na+ từ 135 đến 145 mmol/l; ion K+từ 3,5 đến 5,5 mmol/l; ion Cl-từ 95 đến 105 mmol/l; Ca TP từ 2,0 đến 2,5 mmol/lvà Ca++ từ 1,0 đến 1,3  mmol/l.
  • Nếu ion Na+ tăng rất có thể bệnh nhân bị phù thận, ưu năng vỏ thượng thận. Nồng độ Na+ máu tăng có thể gây nên một số thay đổi chức năng thận. Trong khi đó, nếu ion này giảm thì bệnh nhân có thể đang bị mất Na+ qua thận. Đây là triệu chứng thường gặp trong bệnh tiểu đường, những bệnh nhân có glucose máu cao, nhiễm cetonic máu, đi tiểu nhiều làm mất Na+, K+hay những người dùng thuốc lợi niệu quá nhiều, làm ức chế tái hấp thu Na+ ở tế bào ống thận.
  • Ion K+ cao sẽ cảnh báo bệnh nhân nguy cơ thiểu năng thận, vô niệu do các nguyên nhân hoặc viêm thận, thiểu năng vỏ thượng thận [bệnh Addison], làm giảm đào thải K+ qua thận. Trường hợp mất kali theo nước tiểu khi bệnh nhân nhiễm cetonic trong tiểu đường. Trường hợp này, lúc đầu ion K+ tăng nguyên nhân do nhiễm toan và suy thận, sau khi điều trị bằng insulin hết nhiễm toan và bài tiết của ống thận đã tốt thì K+ lại giảm.Bệnh nhân dùng thuốc lợi niệu quá nhiều làm tăng thải trừ kali theo nước tiểu.
  • Trường hợp bệnh nhân giảm canxi có thể gặp trong hội chứng thận hư [chủ yếu giảm canxi không ion hóa gắn với protid] vì mất qua nước tiểu cùng với protein.

Các thông số trong xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu liên quan đến bệnh thận

Albumin huyết thanh: Ở người bình thường, albumin huyết thanh khoảng 35 đến 50 g/L, chiếm 50 – 60% protein toàn phần. Albumin giảm mạnh trong trường hợp bệnh nhân mắc bệnh lý cầu thận cấp.

Protein toàn phần huyết tương: Giá trị bình thường của chỉ số này là 60 đến 80 g/L. Protein toàn phần huyết tương phản ánh chức năng lọc của cầu thận protein toàn phần sẽ giảm nhiều hơn trong các bệnh thận khi màng lọc cầu thận bị tổn thương.

Phòng Lab của TassCare là nơi đội ngũ nhân viên có trình độ cao thực hiện các loại xét nghiệm

Để có được kết quả xét nghiệm chính xác, đòi hỏi cơ sở y tế phải có đủ trang thiết bị tiên tiến theo tiêu chuẩn của bộ Y tế
Phòng Lab của TassCare là nơi đội ngũ nhân viên có trình độ cao thực hiện các loại xét nghiệm

Phương hướng điều trị

  • Nếu các xét nghiệm cho thấy có bệnh về thận ở giai đoạn sớm, người bệnh sẽ được tập trung điều trị nguyên nhân gây bệnh. Nếu thận tổn thương do tăng huyết áp, bác sĩ có thể sẽ kê đơn thuốc kiểm soát huyết áp đồng thời hướng dẫn người bệnh điều chỉnh lại chế độ ăn uống, lối sống.
  • Nếu người bệnh bị tiểu đường, bác sĩ sẽ có các biện pháp điều trị tiểu đường để giảm thiểu thiệt hại cho thận.
  • Nếu có những nguyên nhân khác dẫn tới kết quả xét nghiệm chức năng thận bất thường, chẳng hạn như sỏi thận hay sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau, bác sĩ sẽ đề xuất một số biện pháp để điều trị.

Những người có kết quả xét nghiệm chức năng thận bất thường có thể sẽ phải thực hiện xét nghiệm thường xuyên trong các tháng tiếp theo, để theo dõi tình trạng của thận.

Xét nghiệm thận hết bao nhiêu tiền?

Ngoài những xét nghiệm trên, thì việc xét nghiệm thận hết bao nhiêu tiền còn phụ thuộc vào các xét nghiệm khác mà cơ sở y tế có tiến hành cho bệnh nhân thực hiện hay không. Ví dụ như xét nghiệm BUN, siêu âm ổ bụng, sinh thiết… 

Hiện nay tùy thuộc vào bảng giá niêm yết tại các cơ sở y tế, dịch vụ, chất lượng và kỹ thuật xét nghiệm… mà mức phí xét nghiệm thận hết bao nhiêu tiền sẽ được thay đổi.

Đến với Tass Care, bạn sẽ được thực hiện trọn gói “Chăm sóc thận” bao gồm: Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu, Creatinin, BUN, Na, K, Cl, tổng phân tích nước tiểu chỉ với 240.000đ. Đồng thời bạn sẽ được nhân viên hướng dẫn chi tiết những lưu ý trước khi làm xét nghiệm để có kết quả chính xác nhất cũng như giải thích kết quả xét nghiệm và tư vấn những thông tin liên quan.

Để quý khách không phải chờ đợi, xin vui lòng gọi số Hotline để hẹn giờ: 0909.080.168

Trung tâm xét nghiệm y khoa TassCare

Các gói xét nghiệm được khách hàng tin dùng ở TassCare:

Video liên quan

Chủ Đề