Bài tập 2 trang 108 ngữ văn 9 tập 2 năm 2024

Giải câu hỏi 1 – Luyện tập (Trang 108 SGK ngữ văn 9 tập 2) – Phần soạn bài Bến quê (trích) – Nguyễn Minh Châu trang 100 – 109 SGK ngữ văn lớp 9 tập 2.

Show

Đề bài:

Bài 1. Đọc đoạn đầu của truyện và nhận xét nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của tác giả trong đoạn văn ấy.

Trả lời:

Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của tác giả trong đoạn đầu có những nét đặc sắc:

+ Hình ảnh thiên nhiên giàu màu sắc biểu tượng:

-> Những bông hoa bằng lăng cuối cùng trở nên đậm sắc hơn: những bông hoa ấy như là chút hơi thở, chút gắng gượng cuối cùng trước khi lụi tàn, nó cũng như cảnh ngộ của Nhĩ, đang trong ở trong khoảnh khắc cuối cùng của đời người, vì vậy cố gắng dành hết mọi sức lực để thực hiện ước muốn mà cả đời anh đã quên lãng là đặt chân đến bãi bồi bên kia sông.

+ Thiên nhiên đẹp đẽ, giàu màu sắc trữ tình: thể hiên qua hình ảnh bãi bồi bên kia sông, nó thể hiện tình yêu với mảnh đất quê hương của nhân vật Nhĩ.

Sách giải văn 9 bài bến quê, giúp bạn soạn bài và học tốt ngữ văn 9, sách giải ngữ văn lớp 9 bài bến quê sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập văn lớp 9 của bạn, bạn sẽ có những lời giải hay, những bài giải sách giáo khoa ngữ văn lớp 9, giải bài tập sgk văn 9 đạt được điểm tốt:

Bố cục

– Phần 1 (từ đầu … trước cửa sổ nhà mình): Tình cảnh của nhân vật Nhĩ qua cuộc trò chuyện của Nhĩ và Liên

– Phần 2 (tiếp … lá buồm cánh dơi in bật trên một vùng nước đỏ): Hành trình sang bên kia sông của Tuấn

– Phần 3 (còn lại): Chuyến ghé thăm Nhĩ của cụ giáo Khuyến

Câu 1 (trang 107 sgk ngữ văn 9 tập 2)

Nhân vật Nhĩ có hoàn cảnh đặc biệt:

Từng đi khắp nơi trên thế giới nhưng cuối đời lại gắn chặt với giường bệnh bởi căn bệnh hiểm nghèo, nên không thể tự mình dịch chuyển được

– Nhĩ phát hiện vùng đất bên kia đẹp, bình yên thì không có khả năng chạm tới

– Đặt nhân vật vào tình huống nghịch lý ấy, tác giả muốn dẫn bạn đọc trải nghiệm về cuộc đời

– Cuộc sống và số phận con người chứa đựng nhiều điều bất thường, nghịch lý, ngẫu nhiên, vượt ra ngoài những dự định và ước muốn, hiểu biết và dự tính của con người

– Con người ta trên đường đời khó tránh khỏi những điều vòng vèo hoặc chùng chình, và sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp gần gũi, như cái bãi bôi bên kia sông, người vợ tần tảo, giàu tình yêu, đức hi sinh tới khi giã biệt cuộc đời Nhĩ mới cảm nhận được

Câu 2 (trang 107 sgk ngữ văn 9 tập 2)

Qua khung cửa sổ, Nhĩ phát hiện ra vẻ đẹp trước đây dù có đi khắp nơi trên thế giới, anh cũng không thấy được

– Không gian có chiều sâu và bề rộng: những bông bằng lăng ngay phía ngoài cửa sổ đến con sông Hồng màu đỏ nhạt lúc đã vào thu, vòm trời và bãi bồi bên kia sông

– Cảnh đẹp bình dị gần gũi ngay xung quanh Nhĩ nhưng phải tới cuối đời, khi nằm trên giường bệnh anh mới nhận ra

– Nhĩ khao khát đặt chân lên bãi bồi bên kia sông, điều ước muốn ấy chính là sự thức tỉnh giá trị bền vững, bình thường và sâu xa của cuộc sống, những giá trị thường bị bỏ quên

→ Sự thức tỉnh xen lẫn với ân hận, xót xa của Nhĩ

Câu 3 (trang 108 sgk ngữ văn 9 tập 2)

Ngòi bút miêu tả tâm lý Nguyễn Minh Châu tinh tế, giàu tinh thần nhân đạo

– Tác giả đặt nhân vật vào vào tình huống ngặt nghèo để nhân vật suy ngẫm, tự trải nghiệm về cuộc đời với những suy nghĩ sâu sắc về bản thân mình

– Nhĩ suy nghĩ về lẽ sống, về cuộc đời, về những người cụ thể như vợ, con, chính cuộc đời mình

+ Mọi cảnh vật trước mắt Nhĩ trở nên đẹp, khi Nhĩ sắp từ giã cõi đời

+ Hình ảnh người vợ gầy guộc với sự tần tảo là ” nơi nương tựa” cho cả gia đình

+ Sự thức tỉnh của Nhĩ về vẻ đẹp bên kia bãi bồi tô đậm hình ảnh đứa con mải chơi không thấy bãi bồi hấp dẫn

+ Là tình yêu với cuộc sống, được trải nghiệm qua cuộc đời nhiều thăng trầm

– Nhĩ suy nghĩ về Liên: anh nhận ra tất cả sự tần tảo, đức hi sinh thầm lặng của vợ

– Nhĩ khao khát được đặt chân tới bãi bồi bên kia sông

Câu 4 (trang 108 sgk ngữ văn 9 tập 2)

Kết truyện tác giả miêu tả chủ yếu về chân dung, cử chỉ nhân vật với vẻ khác thường.

– “Anh cố thu nhặt mọi sức lực cuối cùng còn sót lại để đu mình nhô người ra ngoài, giơ một cánh tay gầy guộc ra phía ngoài cửa sổ khoát khoát”

→ Hành động chứng tỏ sự khẩn thiết, muốn ra hiệu cho đứa con mau kẻo lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày

Câu 5 (trang 108 sgk ngữ văn 9 tập 2)

Các hình ảnh trong bài mang tính đa nghĩa, nghĩa thực và nghĩa biểu tượng:

– Hình ảnh bãi bồi, bến sông ngoài ý nghĩa thực còn là vẻ đẹp đời sống bình dị, gần gũi, thân thuộc rộng ra là quê hương, xứ sở

– Những bông hoa bằng lăng cuối mùa, tiếng những tảng đất lở ở bờ sông bên này đổ ụp vào giấc ngủ của Nhĩ lúc gần sáng… có ý nghĩa nhân vật Nhĩ đang đi tới những ngày cuối cùng

– Đứa con trai ham chơi gợi ý nghĩa về sự chùng chình, vòng vèo trong đời sống của con người

– Hành động, cử chỉ Nhĩ cuối truyện thể hiện sự thức tỉnh cũng như nguyện vọng của Nhĩ muốn con thực hiện ước nguyện của mình

Câu 6 (trang 108 sgk ngữ văn 9 tập 2)

Chủ đề truyện thể hiện trong đoạn văn: “Trong cuộc sống, con ngừơi thường khó tránh khỏi những điều vòng vèo, chùng chình. Cần phải thức tỉnh những giá trị và vẻ đẹp đích thực của đời sống ở những cái gần gũi, bình thường mà bền vững.”

– Tác giả nhắc nhở con người cần thức tỉnh để nhìn nhận đúng đường hướng cần phải đi

– Khẳng định giá trị bền vững vẫn luôn tồn tại trong những điều bình dị, gần gũi nhất

Luyện tập

Bài 1 ( 108 sgk ngữ văn 9 tập 2)

Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của tác giả trong đoạn đầu đặc sắc:

– Hình ảnh thiên nhiên giàu tính biểu tượng

+ Những bông hoa bằng lăng đậm sắc hơn giống như chút sức lực cuối cùng của Nhĩ cố đặt chân tới bãi bồi bên kia sông

+ Vẻ đẹp thiên nhiên đẹp đẽ giàu màu sắc trữ tình, qua hình ảnh bãi bồi bên kia sông, thể hiện tình yêu tha thiết của nhân vật Nhĩ với quê hương

Bài 2 (Trang 108 sgk ngữ văn 9 tập 2)

Đoạn văn trên gửi gắm tâm tư của tác giả về triết lý cuộc đời qua dòng suy nghĩ của nhân vật Nhĩ. Dòng suy nghĩ đánh thức trong lòng người đọc về nghịch lý cuộc sống. Con người ta không thể thoát khỏi những chùng chình, vòng vèo khiến ta quên lãng đi giá trị hạnh phúc, lâu bền ở ngay cạnh ta. Tuổi trẻ, ai cũng chăm chăm kiếm tìm giá trị hạnh phúc ở nơi xa mà không nhận ra rằng chính quê hương, gia đình là giá trị, vẻ đẹp đích thực. Tới khi nhận ra được chân lí này thì cũng đã muộn.

Ý nghĩa – Giá trị

– Về nội dung: Học sinh cảm nhận, phân tích được những suy ngẫm, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời, đồng thời biết thức tỉnh, trân trọng giá trị của những vẻ đẹp bình dị ngay cạnh ta, tôn trọng giá trị cuộc sống gia đình.

– Về nghệ thuật: Học sinh phân tích được nghệ thuật miêu tả tâm lí đặc sắc cùng những hình ảnh giàu tính biểu tượng và cách xây dựng tình huống, trần thuật theo dòng tâm trạng của nhân vật trong ngòi bút của tác giả.