Bảo hiểm dư nợ tín dụng cá nhân là gì

  • Công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

  • Độ tuổi từ 18 tuổi đến 60 tuổi tại thời điểm vay vốn và không quá 65 tuổi khi kết thúc khoản vay

  • Được Tổ chức tín dụng đồng ý chấp thuận cho vay theo đúng đối tượng cho vay của Tổ chức tín dụng và đồng thời tự nguyện chuyển quyền thụ hưởng bảo hiểm cho Ngân hàng.

  • Người không bị bệnh động kinh, tâm thần, phong, ung thư;

  • Người không bị tàn phế hoặc thương tật vĩnh viễn từ 50% trở lên.

  • Người đang trong quá trình điều trị thương tật, bệnh tật.

  • Những rủi ro xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam.

  • Từ 10 triệu đồng đến 200 triệu đồng/người,

  • Tử vong, thương tật toàn bộ vĩnh viễn do tai nạn: Chi trả toàn bộ dư nợ khoản vay của khách hàng đối với Ngân hàng tại thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm [không bao gồm các khoản trả nợ vay hàng tháng + khoản lãi + phạt chậm trả].

  • Tử vong, thươn tật toàn bộ vĩnh viễn do ốm đau, bệnh tật, thai sản: Chi trả toàn bộ dư nợ khoản vay của khách hàng đối với Ngân hàng tại thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm [không bao gồm các khoản trả nợ vay hàng tháng + khoản lãi + phạt chậm trả].             

    Click để xem Quy tắc bảo hiểm bảo an tín dụng

Khi vay tiêu dùng tín chấp, khách hàng sẽ được tư vấn về bảo hiểm khoản vay. Tuy nhiên, một số tổ chức tín dụng không tư vấn cụ thể khiến khách hàng nghĩ đây là một chi phí bắt buộc và không hiểu rõ được hết lợi ích của bảo hiểm khoản vay. Vậy bảo hiểm khoản vay là gì và có bắt buộc hay không?


Bảo hiểm khoản vay là gì?

Bảo hiểm khoản vay là số tiền mà khách hàng chi trả để mua bảo hiểm cho gói sản phẩm vay của mình tại tổ chức tín dụng [TCTD].

Đối với hình thức vay tín chấp [không có tài sản thế chấp] mang tính chất rủi ro cao, các TCTD cần một cơ sở để đảm bảo an toàn khoản tiền cho vay này. Đó là lý do tại sao bảo hiểm khoản vay ra đời.

Trên thực tế, bảo hiểm khoản vay hoàn toàn có lợi cho khách hàng. Khi khách hàng mua bảo hiểm, trong trường hợp khách hàng không may gặp phải những rủi ro không lường trước được sau khi vay tín chấp, công ty bảo hiểm sẽ trả nợ thay khách hàng. Và đây cũng là tiêu chí quan trọng để các TCTD dễ dàng phê duyệt khoản vay của khách hàng hơn. Tìm hiểu thêm về lợi ích khi mua bảo hiểm khoản vay tại đây.

Bảo hiểm khoản vay có bắt buộc hay không?

Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước không quy định việc khách hàng phải mua bảo hiểm liên quan đến khoản vay khi khách hàng vay vốn tại TCTD.

Như vậy, việc khách hàng mua bảo hiểm tín dụng đối với khoản vay là thỏa thuận giữa TCTD và khách hàng vay trên cơ sở tự nguyện của các bên. Việc mua bảo hiểm liên quan đến khoản vay do TCTD và khách hàng thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật về bảo hiểm, qua đó đảm bảo cho khách hàng sẽ được bù đắp một phần hoặc toàn bộ tổn thất trong trường hợp rủi ro xảy ra trong phạm vi bảo hiểm và góp phần hỗ trợ TCTD kiểm soát chất lượng tín dụng.

Theo đó, phí bảo hiểm là một trong những thỏa thuận giữa doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm với khách hàng trong hợp đồng bảo hiểm. Trong trường hợp ngân hàng làm đại lý bảo hiểm cho doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, ngân hàng chỉ thực hiện thu phí bảo hiểm theo ủy quyền của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại khoản 4, Điều 3 Thông tư liên tịch số 86/2014/TTLT-BTC-NHNNVN.

Bảo hiểm khoản vay khách hàng phải đóng là bao nhiêu?

Thông thường là 5% – 6% trên số tiền gốc mà khách hàng đăng ký vay tín chấp tại ngân hàng.

Ví dụ: Khách hàng đăng ký vay 20 triệu đồng tại ngân hàng thì tiền bảo hiểm khoản vay là:

5,5% x 20.000.000 = 1.100.000 VNĐ

Tùy theo tổ chức tín dụng, khách hàng khi đăng ký vay tín chấp có thể không nhận đủ số tiền đăng ký vay mà phải trích lại 5,5% để đóng tiền phí bảo hiểm hoặc khách hàng sẽ nhận đủ số tiền đăng ký vay cộng thêm khoản phí bảo hiểm.

Ví dụ:

  • Trường hợp khách hàng không nhận đủ số tiền vay: Khách hàng đăng ký vay 20 triệu đồng thì chỉ nhận được khoản 18,9 triệu đồng [trừ 1,1 triệu đồng tiền bảo hiểm khoản vay].
  • Trường hợp khách hàng sẽ nhận đủ 20 triệu đồng và ngân hàng sẽ ghi số tiền khách hàng vay là 21,1 triệu đồng.

Tóm lại, bảo hiểm khoản vay là một khoản chi phí không bắt buộc khi khách hàng đi vay tiêu dùng tín chấp. Tuy nhiên, bảo hiểm khoản vay được khuyến khích mua vì hoàn toàn mang lại lợi ích cho khách hàng và phần nào hỗ trợ TCTD trong việc kiểm soát chất lượng tín dụng. Chính vì vậy, TCTD cần tư vấn cụ thể, rõ ràng, minh bạch cho khách hàng và khách hàng cần chủ động hỏi rõ nhân viên tư vấn những vấn đề mình chưa hiểu rõ để tránh những hiểu lầm không đáng có sau khi vay.

Uyên Nhã [Tổng hợp]

Khi vay vốn tại các ngân hàng thương mại, một số ngân hàng hiện nay sẽ đề nghị người vay tham gia bảo hiểm tín dụng. Thực tế, đây là một cách để giảm bớt rủi ro cho cả người đi vay và ngân hàng trong trường hợp xảy ra các tình huống không mong muốn. Vậy bảo hiểm tín dụng là gì? Nó đem lại lợi ích gì cho khách hàng? Hãy cùng DNSE tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Tất tần tật những điều cần biết về bảo hiểm tín dụng là gì

Bảo hiểm tín dụng là gì?

Bảo hiểm tín dụng [Credit Insurance] là một sản phẩm bảo hiểm giúp người vay thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho tổ chức tín dụng khi họ không may gặp rủi ro hoặc tai nạn không thể lường trước. Cụ thể, công ty bảo hiểm sẽ thay người vay thanh toán số tiền còn nợ cho tổ chức tín dụng. Đổi lại, người vay phải trả một khoản phí cho công ty.

Ý nghĩa của bảo hiểm tín dụng là gì?

Ý nghĩa của việc tham gia bảo hiểm tín dụng đối với các chủ thể liên quan

Đối với người đi vay

Theo nguyên tắc cho vay của ngân hàng, trong trường hợp người vay qua đời, nếu có tài sản đảm bảo, ngân hàng sẽ phát mại tài sản [tức thực hiện bán tài sản công khai] trừ trường hợp vợ/chồng hoặc con cái của người vay trả nợ thay. Nếu mua bảo hiểm tín dụng, khi người vay không may tử vong hoặc bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn, công ty bảo hiểm sẽ thay họ trả cho ngân hàng toàn bộ dư nợ gốc còn lại và lãi phát sinh của khoản vay. Qua đó, bảo hiểm giúp bảo toàn tài sản của người vay và giảm gánh nặng kinh tế cho người thân của họ.

Đối với ngân hàng

Khi người đi vay mất khả năng thanh toán nợ, ngân hàng sẽ phải đối mặt với rủi ro nợ xấu, không thu hồi được vốn. Chính vì thế mà ngân hàng cần có một đơn vị nhận bảo hiểm cho khoản vay của khách hàng.

Phí bảo hiểm tín dụng hiện nay

Quy định về mức đóng phí bảo hiểm tín dụng hiện nay như thế nào?

Mức phí thường dao động từ 5-6% tổng số tiền ghi trên hợp đồng vay vốn giữa người đi vay và ngân hàng thương mại. Một số ngân hàng sẽ trích trực tiếp 5-6% số tiền khách hàng vay vốn để đóng bảo hiểm. Hoặc người vay vẫn nhận đủ số tiền số tiền đăng ký vay nhưng số tiền thực vay sẽ bao gồm cả phí bảo hiểm.

Ví dụ:

Nếu nhà đầu tư vay tín chấp không yêu cầu bảo hiểm tín dụng số tiền 100 triệu tại ngân hàng thương mại, số tiền nhận được sẽ là 100 triệu theo hợp đồng vay vốn.

Nếu nhà đầu tư vay tín chấp kèm bảo hiểm, ngân hàng sẽ dùng 5 triệu từ khoản vay này để đóng bảo hiểm. Còn nhà đầu tư sẽ được giải ngân 95 triệu. Hoặc người vay vẫn nhận đủ 100 triệu nhưng số tiền vay được ghi trên hợp đồng tín dụng là 105 triệu đồng.

Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm tín dụng là gì?

Quyền lợi bảo hiểm cơ bản

Bảo hiểm sẽ chi trả tiền bảo hiểm theo hai trường hợp sau:

Thương tật bộ phận vĩnh viễn hoặc qua đời do tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm: Chi trả toàn bộ số tiền bảo hiểm.

Thương tật bộ phận do tai nạn [thường từ 21% đến dưới 81%]: Chi trả theo tỷ lệ tổn thương cơ thể được công ty bảo hiểm quy định nhân với số tiền bảo hiểm theo quyền lợi cơ bản.

Ví dụ: Anh A tham gia bảo hiểm tín dụng với số tiền bảo hiểm 100 triệu đồng thời hạn 10 năm với mức phí đóng 1 triệu/năm. Nếu không may qua đời, anh A sẽ nhận được số tiền bảo hiểm là 100 triệu đồng. Còn nếu sau khi tham gia bảo hiểm được 6 tháng, anh A không may bị tai nạn dẫn đến mất khả năng nhìn 1 bên mắt. Tỷ lệ tổn thường được xác định là 45%. Khi đó, bảo hiểm sẽ chi trả cho A 45 triệu đồng.

Quyền lợi bảo hiểm cơ bản và quyền lợi bảo hiểm bổ sung

Quyền lợi bảo hiểm bổ sung

Bên cạnh quyền lợi cơ bản, bảo hiểm tín dụng còn cung cấp bảo hiểm lãi tiền vay [chi trả số tiền lãi vay còn nợ ngân hàng nhưng không vượt quá mức quy định], trợ cấp nằm viện do tai nạn hay trợ cấp mai táng thường là 1 triệu đồng khi người vay không may tử vong.

Bảo hiểm tín dụng có bắt buộc không?

Hiện nay, khi vay vốn, một số ngân hàng sẽ yêu cầu người vay phải mua bảo hiểm tín dụng. Loại bảo hiểm này nhằm bảo vệ quyền lợi của cả người vay và ngân hàng khi có rủi ro xảy ra. Trên thực tế, bảo hiểm tín dụng không mang tính bắt buộc. Việc có mua bảo hiểm hay không phụ thuộc vào thỏa thuận giữa người vay và người cho vay trên nguyên tắc tự nguyện.

Hợp đồng bảo hiểm phải tuân thủ theo quy định của Nhà nước. Hợp đồng cần nêu rõ các điều khoản về thời hạn bảo hiểm, phí bảo hiểm, quyền và nghĩa vụ các bên liên quan, phạm vi bảo hiểm, trường hợp đền bù tổn thất toàn bộ hay bộ phận,…

Kết luận

Việc nắm chắc những kiến thức về Bảo hiểm tín dụng là gì sẽ giúp người đi vay hiểu rõ được những quyền lợi cơ bản mà mình được hưởng khi tham gia hợp đồng bảo hiểm. Trong trường hợp không may xảy ra rủi ro, bảo hiểm tín dụng sẽ bảo vệ lợi ích của cả bên cho vay và bên vay. 

Video liên quan

Chủ Đề