Bệnh dương hư là gì

Tỳ thận dương hư là một bệnh lý nguy hiểm, gây nhiều tác hại tới sức khỏe con người. Vậy cách để nhận biết cũng như điều trị căn bệnh này như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm được các thông tin quan trọng đó.

Tỳ thận dương hư là chứng bệnh dương khí của hai tạng tỳ và thận không đủ. Nó khiến xuất hiện nhiều biểu hiện ở cơ thể như:

Tỳ thận dương hư là chứng bệnh nhiều người dễ gặp
  • Sắc mặt nhợt nhạt
  • Tinh thần mệt mỏi chán nản
  • Hay trong trạng thái ủ rũ
  • Khó đi tiểu
  • Tiêu chảy kèm phân lỏng nát,…

Đây là chứng bệnh có thể xuất hiện ở tất cả các lứa tuổi. Trong đó, người lớn tuổi là đối tượng dễ mắc tỳ thận dương hư hơn cả.

Vậy chứng bệnh này liệu có nguy hiểm hay không? Mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe của nó như thế nào? Để biết được chính xác, bạn cần hiểu về tỳ và thận là gì và vai trò của chúng trong cơ thể con người.

Tỳ và thận là hai tạng rất quan trọng trong số năm tạng của cơ thể con người. Tỳ có vai trò chức năng tiêu hóa dinh dưỡng bao gồm các cơ quan và các tuyến như dạ dày, tiểu tràng, đại tràng, tuyến nước bọt, tuyến tụy,… Một số chức năng không thể thay thế của tỳ là: Tỳ ích khí sinh huyết, tỳ chủ vận hóa, tỳ chủ nhiếp huyết, tỳ chủ về chân tay, cơ nhục,….

Về phần thận, đây là một ngũ tạng luôn được đánh giá cao trong y học cổ truyền. Thận có chức năng làm tăng cường, linh hoạt và sáng tạo. Thận phát huy tác dụng trong sinh dục, trưởng thành và sức khỏe tuổi thọ của con người. Chính vì thế, trạng thái con người do phần lớn thận quyết định. Các chức năng cụ thể của thận như: Thận tàng tinh, thận chủ cốt sinh tủy, thận chủ thủy, thận chủ nạp khí,…

Tất cả các tạng trong cơ thể luôn bao gồm 2 phần là âm và dương. Phần âm và phần dương trong cơ thể cân bằng thì cơ thể mới khỏe mạnh được.

Bản thân cơ thể luôn có sự điều chỉnh thích hợp để âm dương cân bằng hòa hợp với nhau. Một khi cơ thể không tự xử lý được việc đó thì con người phải chủ động can thiệp để giữ cho “âm bình dương bế”. Sự mất cân bằng giữa hai mặt âm dương sẽ là tiền đề của các bệnh phát sinh.

Việc tỳ thận dương hư chính là do cả tỳ dương bất túc và thận dương hư suy. Dễ hiểu hơn là phần dương trong tỳ và thận bị hư dẫn đến phần âm lấn át. Nếu không chữa trị kịp thời, sức khỏe con người sẽ bị ảnh hưởng lớn, suy giảm nghiêm trọng.

Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tỳ thận hư? Và các biểu hiện triệu chứng để nhận biết nó ra sao?

Chứng tỳ thận dương hư xuất hiện khi phần dương khí của 2 tạng này không đủ biểu hiện ra.Trong cơ thể thì dương khí của thận và tỳ hỗ trợ nhau rất nhiều trong các hoạt động của mình. Nếu thận dương hư, hỏa không sinh thổ, thận không điều tiết được cho tỳ sẽ làm dương khí của tỳ suy giảm.

Bệnh xuất hiện khi phần dương khí của 2 tạng này không đủ biểu hiện ra

Ngược lại, khi tỳ dương hư suy sẽ không chuyển hóa tốt, không có năng lượng cung cấp nuôi dưỡng cho thận dương, dẫn đến thận dương cũng bị ảnh hưởng lớn.

Do đó, thận dương hư hay tỳ dương hư trong thời gian dài đều dẫn đến chứng tỳ thận dương hư.

Nguyên nhân dẫn đến thận dương hư là:

  • Tuổi tác cao
  • Quan hệ tình dục bừa bãi, mất kiểm soát
  • Người mắc các bệnh mạn tính về thận như: Sỏi thận, viêm thận,…
  • Thường xuyên căng thẳng stress
  • Tình trạng béo phì
  • Thói quen hay dùng chất kích thích như: Uống rượu bia, hút thuốc lá,…
  • Tỳ hư có thể do các nguyên nhân về tuổi tác, về thói quen hay do các bệnh lý nền mắc phải từ trước như::
  • Ăn nhiều đồ ăn tính lạnh
  • Người cao tuổi
  • Dùng các thuốc tính hàn sai liều lượng.
  • Người bị loét dạ dày, hành tá tràng.
  • Người bị viêm đại tràng cấp – mãn tính.
  • Bị bệnh lỵ kéo dài lâu khỏi.

Chứng bệnh phần dương của tỳ thận hư hay xuất hiện trong bệnh hư lao, tiết tả, thủy thũng, cổ trướng,…

Các biểu hiện để nhận biết như sau:

Tỳ thận dương hư gây đau ở vùng eo, lưng và chi dưới
  • Mặt ốm yếu, xanh xao trắng nhợt: Tỳ dương hư, khả năng hấp thụ thức ăn kém, khí huyết sinh không đủ.
  • Chân tay bị lạnh buốt: Thận dương hư không đủ sinh nhiệt dưỡng ẩm cho cơ thể.
  • Tinh thần uể oải, mệt mỏi, không buồn nói chuyện: Sinh khí không sinh ra đầy đủ dẫn đến các biểu hiện này.
  • Eo lưng, bụng dưới và đầu gối lạnh đau: Phần dương hư, lạnh khắp cơ thể, từ trong dẫn ra ngoài, trên dẫn xuống dưới dẫn đến kinh mạch ngưng trệ, không điều tiết tốt làm eo lưng, bụng dưới và đầu gối lạnh đau.
  • Tiêu chảy, phân lỏng nhiều nước, chứa cả thức ăn chưa được tiêu hóa. Ỉa chảy thường xuất hiện về nhiều hơn về đêm, rạng sáng: Tỳ thận dương hư, chức năng tiêu hóa kém, không đủ nghiền nát chín hóa, vận hóa cũng kém nên tiêu chảy phân lỏng nước, thức ăn một phần chưa được tiêu hóa cũng ra ngoài cùng theo.
  • Xảy ra các tình trạng tích nước dẫn đến phù nề ở chân tay, phù nề ở mặt hoặc bụng chướng căng phồng: Dương hư không có hỏa để vận hỏa thủy thấp, nước bị tràn ra ngoài lòng mạch dẫn đến phù.
  • Tiểu tiện kém, không lợi: Thủy thấp tích tụ bên trong nên khó đủ để ra ngoài được.
  • Màu chất lưỡi non nhợt, có nhiều rêu trắng bám vào, mạch trầm không có lực: Thận hư khai khiếu ra miệng, phần dư đọng của hàn thủy tích tụ trong nên biểu hiện ra lưỡi mạch.
  • Di tinh ở nam giới, phụ nữ khó thụ thai.

Xem thêm

Suy giảm chức năng thận và cách điều trị hiệu quả cao

Tỳ thận dương hư có nhiều triệu chứng nguy hiểm. Tuy nhiên không phải bệnh nhân nào cũng biểu hiện hết các triệu chứng trên. Vài dấu hiệu có thể xảy ra và dễ nhầm tưởng đến các nguyên do khác không phải do tỳ thận dương hư.

Một khi người bệnh biểu hiện hết các triệu chứng thì tình trạng đã khá nguy hại. Vì vậy, bạn cần đến những cơ sở y tế khám chữa bệnh Đông y uy tín để có thể phát hiện và điều trị kịp thời.

Dấu hiệu của bệnh ở từng người là khác nhau. Nhiều khi bệnh phát tác rất dễ nhầm lẫn với các chứng bệnh khác. Bạn cần được chẩn đoán xem xét kỹ lưỡng.

Chẩn đoán phân biệt là biện pháp hữu ích nhất hiện nay để tránh nhầm lẫn với với những chứng bệnh khác.

Chẩn đoán phân biệt là biện pháp hữu ích nhất để tránh nhầm lẫn với những bệnh khác

Phân biệt tỳ thận dương hư và tỳ dương hư

Cả hai căn bệnh đều là dương hư khí bất túc. Tuy nhiên tỳ dương hư đơn thuần là tỳ dương bất túc, còn tỳ thận dương hư là phức hợp do bệnh tỳ dẫn đến thận hoặc thận dẫn đến tỳ mà tạo nên.

Tỳ dương bất túc cũng có các dấu hiệu tay chân ớn lạnh, ăn uống giảm sút, bụng lạnh đau hay tiêu chảy kéo dài,… Tuy nhiên các cơn mỏi lạnh ở lưng gối hay cơ năng giảm sút thì chỉ có ở tỳ thận dương hư. Đây là đặc điểm để phân biệt hai loại này.

Thận dương hư và tỳ thận dương hư

Đặc điểm chung đều là chứng dương hư. Thận dương hư trước, khó đủ sưởi ấm cho Tỳ nên phần dương tỳ mất chứng năng, hình thành tỳ thận dương hư. Hai chứng bệnh có biểu hiện chung là suy giảm khí hóa như: Chân tay ớn lạnh do phần âm hàn thịnh hơn, tiêu chảy, thủy thũng.

Tuy nhiên về thận dương hư thì chủ yếu biểu hiện ở hạ tiêu mệt mỏi, lưng gối lạnh, nữ giới tử cung khó thụ thai được, ở nam giới suy giảm nặng nề về ham muốn, hay mất sức.

Mức độ nặng nhẹ của mỗi dấu hiệu từng căn bệnh là khác nhau. Thầy thuốc dựa trên cơ sở đó để phân biệt được một cách chính xác nhất.

Phế tỳ thận với tỳ thận dương hư

Phế tỳ thận dương hư ngoài thận dương hư, tỳ dương hư thì phế khí hư vệ dương không bền. Xuất hiện các cơn khái xuyễn, tự ra mồ hôi nhiều. Đây chính là dấu hiệu nhận biết được bệnh khác với tỳ thận dương hư.

Muốn điều trị hiệu quả, bệnh nhân cần tới khám ở các cơ sở y tế để xác định được bệnh mắc phải. Các trung tâm y tế Đông y là lựa chọn an toàn và rất phù hợp. Với mỗi tình trạng bệnh sẽ có tương ứng phương thức trị liệu riêng biệt.

Bài thuốc Đông y chữa bệnh

Nguyên tắc chung của các bài thuốc điều trị căn bệnh này là phải Ôn tỳ bổ thận. Chúng tôi xin giới thiệu đến bạn hai bài thuốc cổ truyền lâu đời, được áp dụng phổ biến và hiệu quả nhất.

Bài thuốc Đông y dành riêng cho tỳ thận dương hư

Bài thuốc Chân Vũ Thang – Ôn dương thủy lợi thang

Thành phần vị dược liệu:

  • Bạch thược 12- 16g
  • Phục linh 8-12g
  • Bạch truật 8-12g
  • Phụ tử 8-12g
  • Sinh khương 8-12g

Hàm lượng mỗi vị thuốc được gia giảm tùy tình trạng từng bệnh nhân.

Cách thực hiện:

  • Rửa cẩn thận các nguyên liệu đã chuẩn bị với nước sạch, để một lúc cho ráo nước.
  • Cho nguyên liệu đã rửa sạch vào ấm đun, thêm 300ml nước. Sắc trên lửa nhỏ vừa phải.
  • Đến khi lượng nước còn một nửa thì ngưng sắc. Đổ ra bát chia thành 2-3 phần, uống trong ngày.
  • Công dụng chữa trị: Phụ tử bổ trợ hỏa dương, ôn thận tỳ. Bạch thược ngăn chặn các cơn chỉ phúc thống, tác động trực tiếp vào tỳ. Bạch truật bồi bổ sức khỏe, kiện tỳ táo thấp. Phục linh
  • giúp lợi tiểu, lợi thủy, tiêu phù. Sinh khương tính cay nóng sinh nhiệt làm ấm chân tay, thông kinh lạc.

Bài thuốc Tứ thần hoàn

Thành phần vị dược liệu:

  • Phá cố chỉ 80g
  • Nhục đậu khấu 40g
  • Ngô thù du 40g
  • Ngũ vị tử 30g

Cách thực hiện: Các vị dược liệu phơi khô, tán mịn, trộn đều với nhau. Thuốc sau đó thường được chế dạng viên hoàn sẵn. Mỗi ngày uống 20-30g.

Bài thuốc Bổ Thận Đỗ Minh gia truyền hơn 150 năm

Dựa trên nguyên tắc trị bệnh đi từ căn nguyên của Đông y, nhà thuốc gia truyền Đỗ Minh Đường đã nghiên cứu hoàn thiện bài thuốc nhằm khắc phục triệt để tình trạng này. Phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh khác nhau, các lương y nhà thuốc Đỗ Minh Đường sẽ có liệu trình điều trị bằng bài thuốc thích hợp, cụ thể: 

Với người tỳ thận dương hư dẫn đến thận hư, các bác sĩ Đỗ Minh Đường sẽ sử dụng bài thuốc Bổ Thận Đỗ Minh với sự kết hợp của 2 loại thuốc:

Liệu trình Bổ thận Đỗ Minh chữa thận hư, thận yếu do tỳ thận dương hư

Sự kết hợp hoàn hảo của 2 phương thuốc nhỏ kể trên sẽ “cắt đứt” căn nguyên tỳ thận dương hư, tăng sức đề kháng để phòng bệnh tái phát. Để có được hiệu quả trị bệnh tận gốc như vậy, bài thuốc hoàn toàn đi theo nguyên lý “vừa trị bệnh vừa dưỡng thân” của y học cổ truyền. Bàn thêm về vấn đề này, lương y Đỗ Minh Tuấn [Giám đốc chuyên môn – Truyền nhân đời thứ 5 nhà thuốc Đỗ Minh Đường] cho biết:

“Theo quan niệm YHCT,, tỳ thận dương hư là nguyên nhân điển hình dẫn đến tình trạng thận yếu, thận hư, suy thận. Để điều trị dứt điểm bệnh, YHCT sẽ tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây bệnh, đồng thời đẩy lùi tà khí, bồi bổ chính khí, giải độc cơ thể bằng cách thông phủ tiết trọc. Nhờ cơ chế đó, bệnh thận sẽ được kiểm soát, chức năng thận được phục hồi. Và bài thuốc Bổ Thận Đỗ Minh của nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường chúng tôi được bào chế dựa trên chính nguyên tắc này, nhờ đó, mang đến hiệu quả điều trị bệnh cao”.

Bên cạnh đó, nhà thuốc Đỗ Minh Đường còn chú trọng sử dụng 100% nam dược sạch để đảm bảo AN TOÀN tuyệt đối với tất cả người bệnh. Dù dùng thuốc trong thời gian lâu dài, cũng không lo gặp tác dụng phụ hay kích ứng với cơ thể, hoàn toàn lành tính với cả mẹ bầu, phụ nữ cho con bú, trẻ em và người có thể trạng yếu. 

[THAM KHẢO] Vườn nam dược sạch đạt chuẩn GACP – WHO do Đỗ Minh Đường chủ động ươm trồng

Độ an toàn và hiệu quả của bài thuốc Bổ thận Đỗ Minh chữa tỳ thận dương hư nói riêng và hội chứng thận hư, thận yếu nói chung đã được kiểm chứng qua hàng ngàn bệnh nhân. Theo các khảo sát chính những bệnh nhân sau khi điều trị, phản hồi thu được rất tích cực:

  • 2 tuần đầu: Đường tiểu tiện khai thông, giảm hẳn tình trạng phù nề do tích nước.
  • Hết tháng đầu: Triệu chứng đau quặn lưng chỉ còn ê ẩm chứ không còn đau buốt thường xuyên, cơ thể cũng khỏe khoắn hơn.
  • Sau 3 tháng: Đêm ngủ ngon giấc, cải thiện chức năng sinh lý. Các kết quả kiểm tra cho thấy tạng thận phục hồi nhanh chóng, tăng cường sức khỏe.

Nhiều người bệnh phản hồi tích cực về bài thuốc Bổ thận Đỗ Minh

Bài thuốc Bổ Thận Đỗ Minh chữa chữa tỳ thận dương hư chống chỉ định với: 

  • Người bệnh tăng huyết áp cấp tính mức >180 mmHg
  • Bệnh nhân đái tháo đường có mức đường huyết >9 mmol/l
  • Người bệnh bí tiểu
  • Bệnh nhân bị vô niệu

Lưu ý rằng, mức độ tỳ thận dương hư khác nhau sẽ có liệu trình thuốc điều tri khác nhau. Tốt nhất người bệnh nên đến thăm khám trực tiếp nhà thuốc Đỗ Minh Đường tại:

  • Địa chỉ Hà Nội: Số 37A, ngõ 97 Văn Cao, Liễu Giai, Ba Đình
  • Địa chỉ Hồ Chí Minh: Số 100 đường Nguyễn Văn Thương, P.25, Q.Bình Thạnh

Bấm huyệt

Ngoài phương pháp sử dụng thuốc, người bệnh có thể lựa chọn phương pháp bấm huyệt vừa an toàn lại hiệu quả cao.

Ngoài phương pháp sử dụng thuốc, người bệnh có thể lựa chọn phương pháp bấm huyệt

Bấm huyệt sử dụng lực từ tay kết hợp các động tác chuyên môn giúp kinh thông hoạt lạc. Khí huyết lúc này được lưu thông, cơ thể được làm ấm, đánh đuổi được các yếu tố dương hàn lạnh ra khỏi cơ thể. Bấm huyệt còn làm tinh thần thoải mái, thư giãn cơ thể gân cốt sau những ngày hoạt động làm việc mệt mỏi.

Việc lựa chọn đúng kỹ thuật viên với kỹ năng trình độ chuyên môn cao, điều trị kết hợp bấm huyệt sẽ khiến bệnh thuyên giảm, sức khỏe được phục hồi nhanh chóng.

Châm cứu

Châm cứu là phương pháp điều trị bệnh áp dụng cho nhiều bệnh thận nói chung. Nguyên tắc điều trị bằng châm cứu là tác động lên các huyệt mộ làm thông khí huyết, tăng cường chức năng tỳ thận, hỗ trợ điều trị bệnh nhanh chóng.

Kiểm soát tỳ thận dương hư bằng phương thức trị liệu châm cứu

Các huyệt mộ đặc trị là:

  • Du mộ
  • Hư bổ mẫu
  • Hư tắc hổ
  • Huyệt rót kinh khí – huyệt thận du
  • Huyệt khí hải
  • Huyệt mệnh môn
  • Huyệt quan nguyên

Khi thực hiện trị liệu bằng châm cứu, người bệnh nên tìm đến cơ sở chất lượng, vệ sinh kim châm sạch sẽ, người chuyên môn có kỹ thuật tốt để tránh sức khỏe không những không hồi phục mà còn bị xấu đi.

Để phòng chống được căn bệnh nguy hiểm này, bạn cần đặc biệt lưu ý tới các vấn đề sau:

  • Có chế độ dinh dưỡng hợp lý: Hạn chế ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, nội tạng động vật, muối mì chính, các đồ ăn nhiều kali,… Bổ sung thức ăn nhiều chất xơ và vitamin, các đồ ăn ấm nóng.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục hay các bộ môn thể thao, lựa chọn các bài tập phù hợp với cơ địa bản thân giúp tăng cường sức đề kháng.
  • Không sử dụng đồ ăn thức uống có hại như rượu bia, thuốc lá, cà phê,..
  • Lưng là phủ của thận nên không được lao động quá sức, khiêng vác nặng ảnh hưởng đến cột sống.
  • Quan hệ tình dục hợp lý, có kế hoạch, không nên quá gắng sức trong thời gian dài mà ảnh hưởng lớn tới thận dương.
  • Tránh tâm thế kinh sợ, luôn giữ tinh thần thoải mái, vui tươi.
  • Khi có các dấu hiệu bệnh, cần đến nơi uy tín để thăm khám càng sớm càng tốt.
  • Hạn chế thức khuya, tăng cường nghỉ ngơi trong quá trình điều trị bệnh để dần phục hồi sức khỏe.
  • Khi điều trị phải tuân thủ đúng hướng dẫn của thầy thầy thuốc, tránh mạo phạm dẫn đến tình trạng bệnh thêm nặng.

Bệnh nhân khi mắc tỳ thận dương hư thường do tích tụ trong thời gian dài. Thông qua bài viết này, hy vọng bạn đọc nắm được những thông tin hữu ích để giúp bản thân cũng như gia đình phòng ngừa, phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời.

Video liên quan

Chủ Đề