Bổ sung canxi thế nào cho đúng

Thiếu hụt canxi trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày sẽ khiến trẻ chậm phát triển và có nguy cơ mắc nhiều bệnh khác. Chính vì vậy bố sung canxi cho trẻ sơ sinh đúng cách là việc làm vô cùng cần thiết mà các mẹ cần lưu ý!

Canxi chiếm khoảng 1,5-2% trọng lượng cơ thể, tập trung ở xương và răng, số ít nằm ở trong máu và dịch ngoại bào. Đây là chất vi khoáng quan trọng, tham gia cấu tạo xương, răng, là thành phần chính tạo nên bộ khung xương của cơ thể. Bên cạnh đó, canxi còn có vai trò dẫn truyền tế bào thần kinh, tham gia vào quá trình đông máu, chức năng co cơ.

– Trẻ bị thiếu oxy hoặc bị ngạt trong quá trình sinh.

– Di chứng của ngộ độc thai nghén, đái tháo đường thai kỳ của người mẹ

– Chế độ ăn hàng ngày của người mẹ thiếu canxi.

– Trẻ bị thiếu vitamin D – dưỡng chất quan trọng giúp cơ thể hấp thụ tốt canxi. Nguyên nhân có thể do trẻ sơ sinh không được tắm nắng thường xuyên.

– Trẻ bị dị tật ở tuyến giáp

Trẻ thiếu canxi có thể do không được tắm nắng thường xuyên để hấp thu vitamin D

Trẻ sơ sinh thiếu canxi thường có các dấu hiệu phổ biến sau:

– Thường hay vặn mình, trằn trọc khó ngủ, ngủ hay bị giật mình

– Quấy khóc thường xuyên

– Bú kém, không bú mẹ

– Hay bị nấc hoặc nôn trớ sữa

– Rụng tóc hình vành khăn

– Chậm mọc răng, còi xương

– Chân vòng kiềng, vẹo cột sống

– Chậm tăng trưởng

– Tim đập nhanh

– Hay đổ mồ hôi dù.

Trẻ bị thiếu canxi có thể dẫn tới tình trạng chậm phát triển, tuy nhiên nếu thừa canxi lại gây nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe. Thừa canxi có thể gây vôi hóa thận, sỏi mật, giảm chức năng thận, giảm hấp thu sắt, kẽm, magiê, phốt pho… Lượng canxi trong máu cao có thể gây xơ vữa động mạch, vôi hóa mô mềm tạo nếp nhăn trên da. Nguy hiểm hơn, có thể gây cốt hóa xương sớm, hạn chế sự phát triển xương, trẻ có nguy cơ bị thấp còi hoặc ngừng phát triển chiều cao sớm.

Trẻ càng lớn nhu cầu canxi càng cao, chính vì vậy bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh rất quan trọng và cần có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa nhi và chuyên khoa dinh dưỡng. Bố mẹ không nên tự ý dùng các sản phẩm bổ sung canxi cho trẻ.

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, phụ nữ đang cho con bú cần khoảng 1000 mg canxi/ngày. Tuy nhiên ở nhiều bà mẹ, chế độ dinh dưỡng chưa đáp ứng được đầy đủ nguồn canxi cần thiết dẫn đến cơ thể thiếu hụt dưỡng chất quan trọng này sau sinh. Các mẹ có thể cung cấp lượng canxi bị thiếu bằng thuốc bổ sung canxi nhưng cần phải có sự hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc bởi vì khi thiếu một số vi chất khác như thiếu sắt, kẽm cũng có một vài triệu chứng như thiếu canxi.

Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì bú mẹ hoàn toàn là biện pháp tốt nhất giúp bổ sung canxi. Còn với trẻ từ 7 tháng trở lên, đã ăn dặm thì bên cạnh việc bú sữa, uống sữa công thức, thì các mẹ có thể chế biến những thực phẩm giàu canxi để bổ sung vào thực đơn ăn dặm của trẻ.

Thực phẩm giàu canxi mà mẹ cần bổ sung trong chế độ ăn mỗi ngày

Để bổ sung canxi cho trẻ đang bú mẹ, thì việc đầu tiên là cải thiện khẩu phần ăn cho người mẹ với những thực phẩm giàu canxi như:

– Sữa và các sản phẩm từ sữa

– Lòng đỏ trứng, nước cam…

– Các loại ngũ cốc và hạt: Hạt đậu, gạo, hạt mè, hạnh nhân, hạt điều, quả óc chó…

– Các loại rau lá xanh thẫm: Rau chân vịt, rau cải thìa, rau cải xoăn, cải bó xôi…

– Thuỷ hải sản: Tôm, cua, nghêu, sò, ốc, hến…

Thêm vào đó, mẹ nên cho bé hấp thụ vitamin D bằng cách tắm nắng. Nên tắm nắng cho trẻ vào buổi sáng hoặc buổi chiều vì đây là thời điểm ánh nắng mặt trời có thể cung cấp nhiều vitamin D, cho trẻ mặc quần áo mỏng để tiếp xúc với ánh nắng hiệu quả nhất.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Canxi thuộc chất khoáng đa lượng, không sinh năng lượng nhưng nó tham gia nhiều chức năng đối với cơ thể sống như: chức năng tạo xương, tạo răng, phát triển cơ thể và điều hoà các phản ứng sinh hoá của cơ thể.

Thiếu canxi gây ra các bệnh lý:

1. Đối với trẻ em: nhẹ thì khóc đêm, khó ngủ, ăn kém hay cáu gắt, đau nhức cơ bắp, thiếu kéo dài dẫn đến còi xương, chân vòng kiềng. bé gái thiếu canxi gây rối loạn kinh nguyệt, chậm dậy thì
2. Mẹ bầu thiếu canxi ảnh hưởng tới quá trình hình thành, phát triển của thai nhi
3. Người trưởng thành thiếu canxi lâu dài gây loãng xương, gãy xương ở người già

Các triệu trứng phát hiện thiếu canxi

- Xương, răng yếu, móng tay giòn, dễ gãy
- Hệ miễn dịch suy yếu, dễ mắc bệnh
- Mệt mỏi, stress, mất ngủ
- Một trong những xét nghiệm để phát hiện thiếu canxi có giá trị là đo mật độ xương bằng máy siêu âm.

Vậy bổ sung canxi đúng cách là như thế nào?



Hình ảnh minh họa

- Tuỳ thuộc vào độ tuổi, giới, mức độ hoạt động thì lượng canxi khuyến nghị như sau:

stt Nhóm tuổi Nhu cầu canxi [mg/ngày] stt Nhóm tuổi Nhu cầu canxi
[mg/ngày]
1 Trẻ 6-11 tháng 400 7 10 – 19 tuổi 1000
2 Trẻ 1-2 tuổi 500 8 Người ≥ 70 tuổi 1000
3 Trẻ 3-5 tuổi 600 9 Nữ 20 -49 tuổi 800
4 Trẻ 6-7 tuổi 650 10 Nam 50-69 tuổi 800
5 Trẻ 8-9 tuổi 700 11 Nữ 50-69 tuổi 900
6 Phụ nữ có thai 1200 12 Phụ nữ cho con bú 1300

[Theo Bảng nhu cầu khuyến nghị cho người Việt Nam, 2006, Bộ Y tế]


- Lựa chọn các thực phẩm giàu canxi: sữa, các sản phẩm từ sữa, hải sản các loại [cá sụn, cá nhỏ ăn cả xương]…
- Lưu ý việc bổ sung canxi nên đi kèm với bổ sung vitamin D, vitamin K2 và các thực phẩm giàu đạm để tăng cường hấp thu canxi.
- Ưu tiên bổ sung cho phụ nữ mang thai và cho con bú: Duy trì bổ sung canxi và vitamin D cho phụ nữ mang thai và sau sinh ít nhất 1 tháng
- Đối với trẻ sơ sinh tích cực bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và duy trì đến 18 – 24 tháng tuổi. Hàng ngày, cho bé tắm nắng theo hướng dẫn của nhân viên y tế
- Trường hợp, Người bệnh có loãng xương cần được điều trị ngay tại nhà theo hướng dẫn của nhân viên y tế, nhân viên dinh dưỡng.


Video liên quan

Chủ Đề