Các loại thuốc tây hạ huyết áp

Giảo cổ lam Hồ Gia Trang dạng khô [ Túi 500 gam ]

Giảo cổ lam giúp hạ huyết áp, hỗ trợ điều trị bệnh cao huyết áp

Chia sẻ để nhận thêm nhiều ưu đãi hấp dẫn khi mua hàng !

Đối với những người bị cao huyết áp, dùng các thuốc hạ huyết áp là phương pháp điều trị bắt buộc. Tuy nhiên, nếu không nắm rõ công dụng và tác dụng phụ của các thuốc này, bạn có thể gặp khó khăn để trị bệnh hiệu quả.

Hiện nay, có rất nhiều thuốc giúp điều trị huyết áp cao. Bác sĩ sẽ kê toa một loại thuốc phù hợp với nhu cầu cụ thể dựa trên tình trạng sức khỏe và bất kỳ vấn đề sức khỏe khác kèm theo, ví dụ như bệnh thận, bệnh tim hoặc bệnh tiểu đường. Bác sĩ cũng có thể đề nghị các liệu pháp khác và thay đổi lối sống như tập thể dục nhiều hơn, quản lý căng thẳng và thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh.

Bất cứ thuốc nào cũng có tác dụng phụ và thuốc hạ huyết áp cũng giống vậy. Vì vậy, bạn cần nắm rõ những thông tin quan trọng về thuốc trước khi dùng để điều trị bệnh hiệu quả hơn.

1.Thuốc ức chế men chuyển Angiotensin [ACE]

Thuốc ức chế men chuyển ACE là thuốc hạ huyết áp hoạt động theo cách ức chế hoạt động của men chuyển hóa angiotensin [ACE], là men quan trọng trong việc kiểm soát huyết áp.

Angiotensin II là chất hóa học rất mạnh hình thành trong máu từ angiotensin I [ACE]. Sau khi hình thành, angiotensin II làm cho các cơ bao quanh mạch máu co lại và thu hẹp lòng mạch máu dẫn đến tăng huyết áp. Chất ức chế ACE là thuốc ức chế hoạt động của ACE, do đó giảm sản xuất angiotensin II. Kết quả, loại thuốc này làm cho mạch máu mở rộng hoặc giãn ra dẫn đến giảm huyết áp. Huyết áp thấp làm cho tim dễ bơm máu và có thể cải thiện chức năng của tim bị suy. Bên cạnh đó, thuốc này giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh thận do huyết áp cao hay bệnh tiểu đường.

Tác dụng phụ thường gặp của các chất ức chế ACE gồm:

  • Ho
  • Huyết áp thấp [giảm huyết áp]
  • Mệt mỏi
  • Nhức đầu
  • Nồng độ kali huyết tăng

Bạn cũng có thể gặp các tác dụng phụ khác không được liệt kê ở trên. Nếu thấy bất cứ dấu hiệu nào, hãy đến gặp bác sĩ ngay.

Nhóm thuốc này cũng được sử dụng cho các tình trạng bệnh lý khác như:

  • Phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường và bệnh thận
  • Suy tim

Các tên thuốc generic và biệt dược thuộc nhóm ức chế ACE bao gồm:

  • .E.N.A.L.A.P.R.I.L. [Vasotec]
  • .C.A.P.T.O.P.R.I.L. [Capoten]
  • .L.I.S.I.N.O.P.R.I.L. [Zestril và Prinivil]
  • .B.E.N.A.Z.E.P.R.I.L. [Lotensin]
  • Quinapril [Accupril]
  • Perindopril [Aceon]
  • Ramipril [Altace]
  • Trandolapril [Mavik]
  • Fosinopril [Monopril]
  • Moexipril [Univasc]

 

2.Thuốc chẹn thụ thể Angiotensin [ARBs]

Nhóm thuốc chẹn thụ thể angiotensin II [ARBs] là thuốc dùng để điều trị huyết áp cao. Loại thuốc hạ huyết áp này ngăn chặn hoạt động của angiotensin II bằng cách không cho angiotensin II gắn với thụ thể của nó có mặt trên các cơ bao quanh mạch máu. Kết quả là, các mạch máu mở rộng [giãn ra] và huyết áp giảm. Huyết áp giảm làm tim dễ bơm máu và có thể cải thiện suy tim.

Bên cạnh đó, thuốc làm giảm sự tiến triển của bệnh thận do cao huyết áp hay bệnh tiểu đường. ARBs có tác dụng tương tự như chất ức chế ACE, nhưng các chất ức chế ACE hoạt động bằng cách ngăn chặn sự hình thành của angiotensin II, trong khi ARB ngăn chặn sự gắn kết angiotensin II vào các cơ bao quanh mạch máu.

Tác dụng phụ thường gặp của nhóm thuốc ARBs gồm:

  • Ho
  • Huyết áp thấp [giảm huyết áp]
  • Mệt mỏi
  • Nhức đầu
  • Nồng độ kali huyết tăng
  • Khó tiêu
  • Tiêu chảy

Bạn cũng có thể gặp các tác dụng phụ khác không được liệt kê ở trên. Nếu thấy bất cứ dấu hiệu nào, hãy đến gặp bác sĩ ngay.

Nhóm thuốc này cũng được sử dụng cho các tình trạng bệnh lý khác như:

  • Phòng ngừa và điều trị bệnh thận và bệnh đái tháo đường
  • Suy tim

Tên thuốc generic và thương hiệu thuộc nhóm thuốc ARBs bao gồm:

  • .L.O.S.A.R.T.A.N. [Cozaar]
  • .I.R.B.E.S.A.R.T.A.N. [Avapro]
  • .V.A.L.S.A.R.T.A.N. [Diovan]
  • .C.A.N.D.E.S.A.R.T.A.N.[Atacand]
  • Olmesartan [Benicar]
  • Telmisartan [Micardis]
  • Eprosartan [Teveten]
  • Azilsartan [Edarbi]

 

3.Nhóm thuốc chẹn beta

Thuốc chẹn beta là những thuốc ngăn chặn norepinephrine và epinephrine [adrenaline] không gắn được vào cả hai loại thụ thể beta 1 và beta 2 có mặt ở các cơ quan và cơ bắp, bao gồm các cơ xung quanh mạch máu, sự gắn kết này làm cho mạch máu bị thu hẹp và tim bị suy yếu.

Bằng cách ngăn chặn ảnh hưởng của norepinephrine và epinephrine, thuốc chẹn beta làm giảm huyết áp bằng cách làm giãn nở các mạch máu và làm giảm nhịp tim. Chúng có thể gây co thắt đường dẫn khí do các thụ thể beta nằm ở phổi bị kích thích, làm cho các cơ bao quanh đường dẫn khí co lại.

Các tác dụng phụ thường gặp của nhóm thuốc chẹn beta gồm:

  • Mệt mỏi
  • Chóng mặt
  • Khó thở
  • Bất lực
  • Huyết áp thấp

Bạn cũng có thể gặp các tác dụng phụ khác không được liệt kê ở trên. Nếu thấy bất cứ dấu hiệu nào, hãy đến gặp bác sĩ ngay.

Nhóm thuốc này cũng được sử dụng cho các tình trạng bệnh lý khác như:

  • Suy tim
  • Đau ngực
  • Cường giáp
  • Nhịp tim nhanh
  • Đau nửa đầu

Các tên thuốc generic và thương hiệu thuộc nhóm thuốc chẹn beta bao gồm:

  • Acebutolol [Sectral]
  • .A.T.E.N.O.L.O.L. [Tenormin]
  • Betaxolol
  • .B.I.S.O.P.R.O.L.O.L. fumarate [Zebeta]
  • Carteolol
  • .C.A.R.V.E.D.I.L.O.L. [Coreg]
  • Esmolol [Brevibloc]
  • Labetalol [Trandate]
  • .M.E.T.O.P.R.O.L.O.L. [Lopressor, ToprolXL]
  • .N.A.D.O.L.O.L. [Corgard]
  • NEBIVOLOL [Bystolic]
  • Penbutolol
  • .P.I.N.D.O.L.O.L.
  • .P.R.O.P.R.A.N.O.L.O.L. [Hemangeol, Inderal LA Inderal XL, InnoPranXL]
  • .T.I.M.O.L.O.L.

4.Thuốc chẹn kênh canxi

Canxi cần thiết cho tất cả các tế bào cơ, kể cả cơ tim và các cơ bao quanh mạch máu, giúp cho sự co thắt của các tế bào. Thuốc chẹn kênh canxi ức chế sự vận chuyển canxi đi vào các tế bào cơ. Việc giảm canxi làm giảm sức co bóp của cơ tim [co cơ tim], do đó làm giảm huyết áp. Loại thuốc hạ huyết áp này cũng làm thư giãn các tế bào cơ nằm xung quanh động mạch giúp giảm huyết áp hơn nữa. Có ba loại thuốc chính trong nhóm thuốc chẹn kênh canxi. Một loại trong đó là dihydropyridin, không làm chậm nhịp tim hoặc gây nhịp tim bất thường [như loạn nhịp tim]. Thuốc thường được sử dụng trong điều trị huyết áp cao.

Các tác dụng phụ thường gặp của các thuốc chẹn kênh canxi gồm:

  • Khả năng giữ nước ở cánh tay và chân [phù ngoại biên]
  • Táo bón
  • Khó thở
  • Nổi mẩn
  • Nhức đầu

Bạn cũng có thể gặp các tác dụng phụ khác không được liệt kê ở trên. Nếu thấy bất cứ dấu hiệu nào, hãy đến gặp bác sĩ ngay.

Nhóm thuốc này cũng được sử dụng cho các tình trạng bệnh lý khác như:

  • Phòng ngừa chứng đau nửa đầu
  • Đau ngực
  • Nhịp tim bất thường
  • Run vô căn
  • U tủy thượng thận
  • Hẹp dưới van động mạch chủ do phì đại
  • Tăng huyết áp kịch phát

Các tên thuốc generic và biệt dược thuộc nhóm thuốc chẹn kênh canxi

  • .A.M.L.O.D.I.P.I.N. [Norvasc]
  • .A.M.L.O.D.I.P.I.N.e và atorvastatin [Caduet]
  • .A.M.L.O.D.I.P.I.N.e và .B.E.N.A.Z.E.P.R.I.L. [Lotrel]
  • .A.M.L.O.D.I.P.I.N.e và .V.A.L.S.A.R.T.A.N. [EXFORGE]
  • .A.M.L.O.D.I.P.I.N.e và telmisartan [Twynsta]
  • .A.M.L.O.D.I.P.I.N.e và olmesartan [Azor]
  • .A.M.L.O.D.I.P.I.N.e, olmesartan và hydrochlorothiazide [Tribenzor]
  • .A.M.L.O.D.I.P.I.N.e và aliskiren
  • .A.M.L.O.D.I.P.I.N.e, aliskiren và hydrochlorothiazide
  • .A.M.L.O.D.I.P.I.N.e và perindopril [Prestalia]
  • Clevidipine [Cleviprex]
  • .D.I.L.T.I.A.Z.E.M. [Cardizem]
  • Felodipin
  • Isradipine
  • .N.I.F.E.D.I.P.I.N. [Procardia,Procardia XL, Adalat CC, Afeditab]
  • Nicardipine [Cardene, Ca rdene SR]
  • Nimodipine
  • Nisoldipine [Sular]
  • .V.E.R.A.P.A.M.I.L. [Calan]

Hai loại thuốc chẹn canxi khác được coi là các chất no-dihydropyridin, gồm .V.E.R.A.P.A.M.I.L. [Calan, Covera, Isoptin,Verelan] và .D.I.L.T.I.A.Z.E.M. [Cardizem, Tiazac, Dilacor và Diltia].

5.Thuốc lợi tiểu

Thuốc lợi tiểu là một trong những loại thuốc phổ biến được dùng trong điều trị cao huyết áp. Chúng hoạt động trên các ống nhỏ của thận giúp thúc đẩy việc loại bỏ muối ra khỏi cơ thể. Nước [chất lỏng] cũng được loại bỏ cùng với muối. Tuy nhiên, cơ chế chính xác làm hạ huyết áp của các thuốc lợi tiểu vẫn chưa được biết rõ. Giả thuyết dẫn đầu hiện nay là chúng trực tiếp làm giãn các cơ bắp xung quanh mạch máu. Thuốc lợi tiểu có thể được sử dụng riêng trong điều trị huyết áp cao. Tuy nhiên, thuốc lợi tiểu liều thấp thường được dùng kết hợp với các thuốc hạ huyết áp khác để tăng cường tác dụng của các loại thuốc khác.

Tác dụng phụ thường gặp của nhóm thuốc lợi tiểu gồm:

  • Mất nước
  • Nồng độ kali trong máu thấp
  • Áp lực máu thấp
  • Mệt mỏi
  • Tăng đường huyết
  • Tăng nồng độ axit uric

Bạn cũng có thể gặp các tác dụng phụ khác không được liệt kê ở trên. Nếu thấy bất cứ dấu hiệu nào, hãy đến gặp bác sĩ ngay.

Nhóm thuốc này cũng được sử dụng cho các tình trạng bệnh lý khác như:

  • Suy tim sung huyết
  • Phù ngoại biên
  • Phù phổi
  • Tăng kali máu

Các thuốc lợi tiểu phổ biến nhất được sử dụng để điều trị tăng huyết áp như:

  • Hydrochlorothiazide [Hydrodiuril]
  • Chlorthalidone
  • Các thuốc lợi tiểu quai F…U…R…O…S…E…M…I…D… e [Lasix], bumetanid [BUMEX] và torsemide [Demadex]
  • Kết hợp của T…R…I…A…M…T…E…R…E…N… và hydrochlorothiazide [DYAZIDE]
  • Metolazone [Zaroxolyn]

Các thuốc lợi tiểu thiazide có liên quan đến thuốc sulfa. Đối với những người bị dị ứng với thuốc sulfa, axit ethacrynic thuộc nhóm thuốc lợi tiểu quai là một lựa chọn tốt. Thuốc lợi tiểu không nên sử dụng cho phụ nữ đang mang thai.

6.Nhóm thuốc chẹn alpha

Các cơ xung quanh mạch máu có chứa các thụ thể alpha. Các thụ thể alpha, giống như thụ thể beta làm cho các cơ bao quanh các động mạch co lại và thu hẹp lòng động mạch. Bằng cách ngăn chặn các thụ thể alpha, thuốc chẹn alpha giúp thư giãn các cơ và giảm huyết áp.

Tác dụng phụ thường gặp của thuốc chẹn alpha gồm:

  • Huyết áp thấp
  • Chóng mặt
  • Buồn nôn
  • Mệt yếu

Các tên thuốc generic và biệt dược thuộc nhóm thuốc chẹn alpha gồm:

  • Terazosin
  • Doxazosin [Cardura]

Bạn cũng có thể gặp các tác dụng phụ khác không được liệt kê ở trên. Nếu thấy bất cứ dấu hiệu nào, hãy đến gặp bác sĩ ngay.

Các thuốc chẹn alpha cũng được sử dụng để điều trị tăng sản tuyến tiền liệt lành tính [BPH].

7.Thuốc chẹn alpha-beta

Các thuốc chẹn alpha-beta hoạt động tương tự như thuốc chẹn alpha và còn làm chậm nhịp tim như thuốc chẹn beta. Kết quả, ít máu được bơm qua các mạch máu, mạch máu giãn ra và huyết áp hạ xuống.

Tác dụng phụ thường gặp của thuốc chẹn alpha-beta gồm:

  • Chóng mặt
  • Mệt mỏi
  • Nhịp tim chậm
  • Khó thở
  • Tăng cân
  • Huyết áp thấp

Bạn cũng có thể gặp các tác dụng phụ khác không được liệt kê ở trên. Nếu thấy bất cứ dấu hiệu nào, hãy đến gặp bác sĩ ngay.

Nhóm thuốc này cũng được sử dụng cho các tình trạng bệnh lý khác như:

  • Suy tim
  • Phòng ngừa nhồi máu cơ tim

Các tên thuốc generic và biệt dược thuộc nhóm thuốc chẹn alpha-beta

  • .C.A.R.V.E.D.I.L.O.L. [Coreg]
  • Labetalol [Trandate]

8..C.L.O.N.I.D.I.N.e

.C.L.O.N.I.D.I.N.e [Catapres, Catpres-TTS] là một chất ức chế hệ thần kinh trung ương. Những chất này ức chế hoạt động của hệ thần kinh bằng cách gắn vào các thụ thể trên các dây thần kinh trong não dẫn đến giảm truyền tải các thông điệp từ các dây thần kinh ở não đến các dây thần kinh ở các vùng khác của cơ thể. Bằng cách ức chế dẫn truyền thần kinh đến các dây thần kinh nằm ngoài não bộ, phân bổ ở khắp các tế bào cơ tim và mạch máu, thuốc này giúp làm giảm nhịp tim và huyết áp.

Các phản ứng phụ thường gặp của thuốc gồm:

  • Huyết áp thấp
  • Buồn ngủ
  • Nhức đầu
  • Các triệu chứng cai nghiện

Bạn cũng có thể gặp các tác dụng phụ khác không được liệt kê ở trên. Nếu thấy bất cứ dấu hiệu nào, hãy đến gặp bác sĩ ngay.

Nhóm thuốc này cũng được sử dụng cho các tình trạng bệnh lý khác như:

  • Đau do ung thư
  • Hội chứng bồn chồn
  • Hội chứng Tourette
  • Cai nghiện ma túy
  • Đau dây thần kinh sau zona
  • Cai nghiện thuốc lá

9.Aliskiren [Tekturna]

Thận sản xuất renin khi huyết áp xuống thấp. Renin kích thích việc sản xuất angiotensin I, một loại protein được chuyển thành angiotensin II nhờ men chuyển đổi angiotensin [ACE] ở phổi. Angiotensin II gây co thắt cơ nằm xung quanh các mạch máu dẫn đến mạch máu co thắt và tăng huyết áp. Angiotensin II cũng làm tăng tiết hormone gây tăng huyết áp aldosterone, giúp cơ thể giữ lại natri. Aliskiren chặn những tác động của renin và angiotensin, do đó làm huyết áp không tăng.

Các phản ứng phụ thường gặp của thuốc hạ huyết áp này gồm:

  • Tiêu chảy
  • Tăng nồng độ kali trong máu
  • Kết quả xét nghiệm chức năng thận bất thường

10.Minoxidil

Minoxidil là một loại thuốc làm giãn mạch. Thuốc giãn mạch làm giãn cơ, tác động trực tiếp lên các cơ nằm xung quanh động mạch chạy khắp cơ thể. Các động mạch giãn ra và huyết áp giảm.

Các tác dụng phụ thường gặp của thuốc gồm:

  • Phù
  • Tăng nhịp tim
  • Tăng cân
  • Nhức đầu

Bạn cũng có thể gặp các tác dụng phụ khác không được liệt kê ở trên. Nếu thấy bất cứ dấu hiệu nào, hãy đến gặp bác sĩ ngay.

Thuốc này cũng được sử dụng để điều trị hói đầu ở nam giới [dạng bọt hay dung dịch bôi tại chỗ].

II.TÁC DỤNG PHỤ CỦA THUỐC HẠ HUYẾT ÁP:

Thuốc trị cao huyết áp không những làm thay đổi chức năng cơ thể mà còn làm ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh, các cơ quan nội tạng, nhất là thận.

Chẳng hạn một nhóm thuốc dùng phổ biến trong điều trị cao huyết áp là chẹn beta [beta blockers]: Gồm có .P.R.O.P.R.A.N.O.L.O.L., .P.I.N.D.O.L.O.L., .N.A.D.O.L.O.L., .T.I.M.O.L.O.L., .M.E.T.O.P.R.O.L.O.L., .A.T.E.N.O.L.O.L.,… cơ chế của thuốc là ức chế thụ thể beta giao cảm ở tim, mạch ngoại vi, do đó làm chậm nhịp tim và hạ huyết áp. Thuốc dùng cho bệnh nhân có kèm đau thắt ngực hoặc nhức nửa đầu. Chống chỉ định đối với người có kèm hen suyễn, suy tim, nhịp tim chậm. Tuy nhiên sử dụng lâu dài sẽ làm giảm năng lực hoạt động của bệnh nhân.

Một loại thuốc hạ huyết áp nữa là nhóm thuốc ức chế men chuyển hóa angiotensin [ACE inhibitor – Angiotensin converting enzyme inhibitor]. Nhóm thuốc này làm giảm huyết áp bằng cách làm giảm sự hoạt động của một số chất hóa học trong máu vốn làm căng thành mạch máu. Một loại thuốc thuộc nhóm này là .L.I.S.I.N.O.P.R.I.L. có tác dụng phụ gây kích động, ho, choáng váng, mệt mỏi, đôi khi gây tăng nhịp tim hoặc gây ra nhịp tim bất thường.

Nhóm thuốc lợi tiểu: Gồm có hydroclorothiazid, I…N…D…A…P…A…M…I…D…. , F…U…R…O…S…E…M…I…D… , sprironolacton, amilorid, T…R…I…A…M…T…E…R…E…N… … Cơ chế của thuốc là làm giảm sự ứ nước trong cơ thể, tức làm giảm sức cản của mạch ngoại vi đưa đến làm hạ huyết áp. Dùng đơn độc khi bị cao huyết áp nhẹ, dùng phối hợp với thuốc khác khi bệnh cao huyết áp nặng thêm. Cần có sự lựa chọn do có loại làm thải nhiều kali, loại giữ kali, tăng acid uric trong máu, tăng cholesterol máu.

Thêm một nhóm thuốc khác trị cao huyết áp là nhóm thuốc ức chế kênh calcium. Loại thuốc này dùng để giảm nhịp tim, tuy nhiên cũng gây nhức đầu, buồn nôn, táo bón, giữ nước cơ thể.

Còn đối với nhóm chẹn alpha [alpha blockers] Gồm có .P.R.A.Z.O.S.I.N., alfuzosin, terazosin, phentolamin,… cơ chế của thuốc là ức chế sự giải phóng noradrenalin tại đầu dây thần kinh là chất sinh học làm tăng huyết áp, do đó làm hạ huyết áp tuy nhiên có thể gây nhức đầu, tim đập nhanh, làm tăng nồng độ cholesterol trong máu, nếu sử dụng lâu có thể gây suy tim.

Một nhóm thuốc khác là thuốc giãn mạch [vasodilators] có tác dụng phụ gây sung huyết mũi, đau ngực, tim đập nhanh, sử dụng lâu ngày có thể gây tổn hại mô liên kết gây nên bệnh lupus.

Tóm lại, điều trị cao huyết áp là một công việc vô cùng khó khăn, muốn sử dụng thuốc một cách an toàn người bệnh cần đi khám và được bác sĩ điều trị kê đơn và hướng dẫn sử dụng thuốc. Bác sĩ là người nắm vững tính năng các thuốc, khám bệnh trực tiếp sẽ lựa chọn thuốc thích hợp và hướng dẫn thực hiện các nguyên tắc dùng thuốc. Sự lựa chọn thuốc trị cao huyết áp sẽ tùy thuộc vào các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch, có sự tổn thương các cơ quan [như suy thận, suy tim, dày thất trái,…], có kèm bị bệnh đái tháo đường hay không để có đơn thuốc thích hợp.

III.NHỮNG SAI LẦM KHI DÙNG  THUỐC HẠ HUYẾT ÁP:

Trong điều trị bệnh cao huyết áp [CHA], nếu không hiểu thật kỹ, dùng thuốc, chế độ ăn luyện tập không đúng sẽ không đạt được mục tiêu kiểm soát huyết áp, đôi khi gặp các tác dụng phụ, bị hoặc làm nặng thêm tai biến.

Phát hiện muộn hay quá muộn bệnh

CHA không có triệu chứng đặc hiệu, không có dấu hiệu tiền báo nên phát hiện muộn, có khi rất muộn, thậm chí lúc xảy ra tai biến tử vong mới xác định bệnh. Người lao động mỗi năm 1 lần, người tham gia Bảo hiểm y tế mỗi năm trung bình 1 – 2 lần khám sức khỏe theo chế độ, dễ có cơ hội phát hiện bệnh. Ngoài đối tượng này ra, những người có nguy cơ cao [trên 40 tuổi, béo phì, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường] ít nhất 6 tháng một lần phải đo huyết áp [HA]. Khi đo, nếu thấy HA cao, nên đo lại 3 đợt, cách nhau mỗi tháng: trước khi đo 30 phút, không ăn uống, không dùng thuốc, các chất kích thích, nghỉ ngơi hoàn toàn, nơi đo phải rộng rãi, thoáng mát, không lạnh quá nóng quá, không ồn ào, đo bằng huyết áp kế chính xác [đã kiểm định], nhân viên y tế vui vẻ hòa nhã, tạo cho người bệnh tâm lý thoải mái tránh hội chứng “huyết áp áo choàng trắng”; mỗi đợt đo 3 lần lấy trị số trung bình. Chỉ sau 3 đợt đo mà trị số trung bình của HA đều ³ 140/ 90 mmHg mới xác định là bị CHA.

Điều trị muộn do theo quan niệm cũ

Trước đây, WHO [1998] và hội nghị HA thế giới lần thứ 22 [2003] quy định: nếu huyết áp ≥ 140/90mmHg mà sau 1 năm thay đối lối sống không có hiệu quả hoặc có kèm nguy cơ [như đái tháo đường], mới dùng thuốc. Theo đó, nếu không có hai điều kiện trên, dùng thuốc khi HA khoảng 159/ 99mmHg, tức là khởi đầu dùng thuốc khá muộn, giai đoạn cuối độ I. Nay, hướng dẫn của Hội Huyết áp châu Âu [ESH – 2007, ESH – 2009] của Mỹ [ UN-7] quy định: người dưới 80 tuổi CHA nếu không kèm theo nguy cơ, khởi đầu điều trị khi HA ≥ 140/90mmHg; còn nếu có yếu tố nguy cơ thì khởi đầu điều trị khi HA ≥ 130/85mmHg mà không chờ kết quả việc thay đổi lối sống. Như vậy, việc khởi đầu dùng thuốc sớm hơn trước khá nhiều. Dùng thuốc sớm làm chậm sự tiến triển đến nặng, đưa HA về đích điều trị sớm, tránh nguy cơ do tăng HA.

Không dùng đủ thuốc, đủ liều phối hợp theo chỉ định

Trước đây, theo cách “điều trị bậc thang” [WHO- 1978- 1988; Mỹ -1992], bệnh càng nặng càng dùng nhiều thuốc: CHA độ I dùng 1 thuốc; độ II dùng 2 thuốc; độ III – độ IV dùng 3 – 4 thuốc. Nay, hội nghị HA thế giới [2003], ESH [2009] khuyến nghị: cần phối hợp thuốc ngay từ đầu. Nếu khởi đầu điều trị một thuốc, tỉ lệ bỏ trị cao hơn khởi đầu phối hợp thuốc. Liệu pháp phối hợp càng cần ưu tiên áp dụng cho người nguy cơ cao nhằm hạ thấp HA nhanh, tránh thảm họa. Phối hợp thuốc sẽ bổ sung và làm tăng hiệu lực của nhau, cho hiệu quả sớm hơn cao hơn dùng đơn; liều dùng mỗi thành phần thấp hơn khi dùng đơn, nên ít gặp tác dụng phụ thí dụ: phối hợp thuốc ức chế hệ renin -angiotensin – aldosteron gọi chung là RAAS [bao gồm ức chế men chuyển và chẹn thụ thể angiotensin II] với chẹn canxi sẽ có lợi: ức chế RAAS làm dịu bớt hiện tượng hoạt hóa thần kinh giao cảm và hệ renin – angiotensin – aldosteron, giảm phù ngoại vi do chẹn canxi gây ra; ngược lại chẹn canxi làm tăng tác dụng hạ HA của chẹn RAAS. Tuy nhiên, một số phối hợp có thể gây ra tác dụng phụ. Không tự ý phối hợp hay dùng các biệt dược kép. Chỉ phối hợp theo chỉ định của thầy thuốc, cần dùng đủ thuốc đủ liều các thành phần phối hợp. dùng mãi một đơn thuốc kéo dài

Tự tăng liều theo cảm giác chủ quan

Khi nhức đầu, khó chịu…, người bệnh cho là do HA tăng, rồi tự tăng liều. Thực ra các triệu chứng trên chưa hẳn do HA tăng. Tự tăng liều có thể gây tụt HA quá mức, thậm chí có thể gây trụy mạch. Một nghiên cứu tại các phòng khám Pháp cho biết, có những người bị các triệu chứng trên, thậm chí HA có tăng cao chút đỉnh so với HA mục tiêu, khi đến viện chỉ cho nằm nghỉ ở phòng chờ yên tĩnh thì có hơn 80% trường hợp HA trở về mức mục tiêu mà không cần dùng thuốc hay nhập viện.

Tự ý ngừng thuốc, không theo đuổi liệu trình

CHA là bệnh mạn, không thể chữa khỏi. Dùng thuốc giữ HA ở mức ổn định ở mức HA mục tiêu có thể chấp nhận nhận được, gọi là kiểm soát huyết áp. Khi tự ngừng thuốc, HA sẽ tăng cao, gây ra tai biến. Người CHA phải dùng thuốc hàng ngày, đều đặn, suốt phần đời còn lại.

Dùng thuốc không đúng giờ

HA thường tăng giảm theo chu kỳ sinh học: gần sáng HA tăng dần, khi thức dậy tim hoạt động mạnh hơn, HA tăng nhanh hơn, từ 9 – 12 giờ trưa ở mức cao nhất, rồi thấp dần vào buổi chiều, thấp nhất vào lúc 3 giờ sáng, từ 3 giờ sáng lại tăng dần theo chu kỳ. Mỗi loại thuốc có thời gian bán hủy riêng. Theo đó, phải uống thuốc đều đặn vào một giờ nhất định trong ngày. Nên chọn vào giờ mà huyết áp có khuynh hướng tăng [7 – 8 giờ sáng]. Không “nhớ lúc nào dùng lúc ấy” một cách tùy tiện.

Không khám định kỳ, chỉ dùng mãi một đơn thuốc

CHA tiến triển theo hướng ngày càng nặng, có thể làm xuất hiện hay nặng thêm các bệnh trong hội chứng rối loạn chuyển hóa, đặc biệt có thể kèm theo các yếu tố nguy cơ tại các cơ quan đích. Cần phải điều chỉnh thuốc, liều lượng phù hợp với từng giai đoạn. Ví dụ: khi mới bị CHA nhẹ có thể dùng chẹn beta [atanolol] nhưng khi chuyển sang có nguy cơ suy tim sung huyết thì không thể dùng thuốc này. Cần tuân theo lịch hẹn khám lại theo định kỳ, không tự ý dùng mãi một đơn thuốc kéo dài.

Tự ý xử lý tai biến

Khi bị tai biến mạch máu máu não [đột quỵ] có người cho do HA tăng cao, gây vỡ mạch, rồi tự dùng thuốc hạ HA. Đúng ra, cần hạ HA nhưng hạ đến mức nào phải do thầy thuốc. Nếu tự dùng thuốc hạ HA, có thể dẫn tới hạ HA quá mức, máu không đến được các vùng não khác làm tai biến nặng thêm. Trong trường hợp này, tốt nhất là khẩn trương đưa người bệnh đến nơi cấp cứu không tự dùng thuốc hạ HA hay các thuốc khác.

Không phối hợp đúng với chế độ ăn luyện tập

Đôi khi chưa tìm hiểu kỹ nên người bệnh kiêng thái quá [dẫn tới thiếu năng lượng, dinh dưỡng] luyện tập thái quá [có thể bị tai biến], người CHA nếu không kèm theo bệnh gì thì dùng chế độ ăn cân đối; nếu kèm theo thừa cân, béo phì, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường thì tùy theo bệnh kèm theo mà dùng một hay một số chế độ ăn tiết chế chất béo, chất đường, chất đạm [hạn chế mức ăn nhưng không kiêng dẫn tới bị thiếu] để làm cho các bệnh này không nặng thêm ảnh hưởng trở lại đến HA. Người CHA cần chọn các môn tập luyện nhẹ, dễ, thời gian chỉ 30 – 40 phút, đảm bảo cho tim đập không quá 105 – 125 lần/phút như các môn đi bộ vừa, chạy bộ chậm, tránh các môn tập nặng [tiêu thụ trên 500kcalo/giờ], khó, tốc độ cao, thời gian kéo dài [như các môn cử tạ, quần vợt, chạy nhanh], khi có kèm theo nguy cơ tim mạch phải kiêng tập một số môn [theo chỉ định của thầy thuốc].

Không kiêng khem hoặc kiêng khem thái quá

Người CHA dùng nhiều muối [NaCl] viên sủi, thuốc đau dạ dày [chứa NaHCO3, Na2CO3], mì chính [natri glutamat] thì ion natri vào nội bào tăng kéo theo ion canxi vào nội bào nhiều, làm tăng co cơ thành mạch gây tăng HA, nhưng người CHA cũng cần có ion natri để cân bằng nội môi. Do dó, cần ăn tiết chế dùng muối ăn [NaCl]. Nhiều người chưa hiểu rõ, dùng chế độ ăn nhạt, bỏ hoàn toàn muối là không đúng [không có lợi, mất ngon, rất khó ăn].

Khi mắc bệnh khác, chưa chú ý đúng mức đến điều trị cao huyết áp

Phần lớn người CHA thường mắc các bệnh khác như: rối loạn mỡ máu, ĐTĐ, tim mạch nhất là những người cao HA cao tuổi. Bệnh CHA không có triệu chứng rõ rệt, đôi khi người bệnh chỉ chú ý đến các bệnh khác nhiều hơn. Trong khi đó, nhiều nghiên cứu chứng minh rõ nếu kiểm soát HA tốt thì sẽ làm chậm xuất hiện hay làm nặng thêm các bệnh này. Một thí dụ: phối hợp thuốc HA chẹn thụ thể angiotensin II [telmisartan] với chẹn canxi [.A.M.L.O.D.I.P.I.N.] trên người CHA có ĐTĐ týp 2 vi đạm niệu cao; với liều tối ưu [80mg/ngày và 10mg/ngày] cho hiệu quả hạ HA cao hơn, đồng thời làm giảm albumin niệu hơn so với trị liệu đơn [Fogari -2007]. Đúng ra, không được quên việc kiểm soát HA, thậm chí cần dùng các biện pháp tốt hơn [như phối hợp thuốc] để kiểm soát bằng được HA.

Khi cao tuổi chưa chú ý đúng mức việc kiểm soát huyết áp

Người cao tuổi [≥ 60], nhất là ở diện già [≥ 75], rất già [≥ 80] thường cho rằng cao tuổi thì mạch máu xơ cứng nên CHA là lẽ đương nhiên, không điều trị hoặc lúc trẻ có điều trị thì đến tuổi đó cũng bỏ dở. Dùng thuốc hạ áp, bên cạnh việc làm giảm nhẹ nguy cơ tương đối do CHA gây ra, có sự quan ngại liên quan đến sự kết hợp ngược về mặt dịch tễ học của tử vong do mọi nguyên nhân với người già vả rất già và hiệu quả độ an toàn. Lại có suy đoán cho rằng: sự suy giảm chức năng tim, suy giảm chức năng thận, hạ HA tư thế đứng, suy giảm nhận thức, các tác dụng phụ, tương tác khi dùng nhiều loại thuốc… sẽ làm triệt tiêu lợi ích của việc dùng thuốc hạ HA ở đối tượng này. Hơn nữa không ít thầy thuốc còn cho rằng: với đối tượng này, trong trường hợp động mạch vành, các động mạch não hẹp vĩnh viễn thì CHA là một “cơ chế bù trừ” quan trọng, không nên can thiệp vào. Những điều này làm cho chính thầy thuốc cũng quan ngại khi dùng thuốc cho người cao HA cho đối tượng này.

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu [HYVES, SHEP, ETSH, SHCT] đều kết luận việc dùng thuốc hạ áp ở người ≥ 80 tuổi đều giảm các tỉ lệ tai biến mạch máu não gây tử vong hoặc không tử vong [khoảng 30%], giảm chết vì tai biến mạch máu não [khoảng 39%], giảm chết do mọi nguyên nhân [khoảng 21%], giảm chết về tim mạch [khoảng 23%] giảm chết vì suy tim [khoảng 64%] so với nhóm chỉ dùng giả dược. Một tổng phân tích 8 nghiên cứu về chế độ trị liệu dùng nhiều thuốc ở người ≥ 60 tuổi có HA tâm thu 160mmHg HA tâm trương < 95mmHg cho thấy liệu pháp dùng thuốc hạ HA trong khoảng 3,8 năm… làm giảm tử vong toàn bộ 13%, giảm tử vong do mạch vành 18%, giảm tất cả các biến chứng tim mạch 26%, giảm tai biến mạch máu não 30%, giảm bệnh mạch vành 25%.

Nói tóm lại, tất cả các nghiên cứu đều có kết luận thống nhất: điều trị CHA cho người cao tuổi [≥ 60], cho người già [trên 75], rất già [≥ 80] là có lợi, làm giảm các nguy cơ giảm tử vong tim mạch, tăng tuổi thọ; vẫn cần dùng thuốc chữa cao HA không nên tự ý bỏ dùng, tuy nhiên với người rất già[ 80 tuổi] thầy thuốc sẽ có các cân nhắc thích hợp, thận trọng để tránh các rủi ro.

Thương Hiệu Giảo Cổ Lam Hồ Gia Trang

Giảo cổ lam điều trị bệnh cao huyết áp hiệu quả, ngăn ngừa biến chứng của bệnh tim mạch

Bài viết tham khảo về giảo cổ lam: 

● Giảo cổ lam có tác dụng gì ?

● Công dụng của giảo cổ lam

● Trà giảo cổ lam có tác dụng gì ?

● Tác dụng của giảo cổ lam

● Hình ảnh cây giảo cổ lam

● Giảo cổ lam 5 lá hay 7 lá tốt hơn ?

● Giảo cổ lam 5 lá

● Giảo cổ lam có tác dụng giảm cân không ?

● Uống giảo cổ lam hàng ngày có tốt không ?

● Cây giảo cổ lam trị bệnh gì ?

● Giảo cổ lam 7 lá

● Cách sử dụng giảo cổ lam khô

● Giảo cổ lam uống lâu dài có được không ?

● Tác dụng của giảo cổ lam 5 lá

Dây thìa canh Hồ Gia Trang dạng khô  [ Túi 500 gam ]

Dây thìa canh chữa trị bệnh cao huyết áp

Cao dây thìa canh Hồ Gia Trang [ Lọ 75 gam ]

Cao dây thìa canh giúp hạ huyết áp, ngăn ngừa biến chứng của bệnh tim mạch

Viên cao dây thìa canh Hồ Gia Trang [ Lọ 120 viên ]

Viên cao dây thìa canh hỗ trợ điều trị bệnh cao huyết áp hiệu quả

Dây thìa canh là gì ?

Tác dụng của dây thìa canh

Cách sử dụng dây thìa canh

Dây thìa canh chữa bệnh gì ?

Dây thìa canh bán ở đâu ?

Chúc mừng ! Bạn đã may mắn nhận được 1 mã giảm giá khi mua máy đo huyết áp trong ngày hôm nay. Chương trình hỗ trợ giá của Bộ Y Tế dành cho bệnh nhân bị các bệnh liên quan đến huyết áp và tim mạch.

Nhiều hơn Ít hơn

" Bạn đang tìm hiểu về các loại thuốc tây chữa bệnh cao huyết áp ?
Đừng ngần ngại, hãy cho phép chuyên viên y tế của chúng tôi được tư vấn để bạn có thể hiểu rõ về các loại thuốc này "

► Danh sách máy đo huyết áp được Bộ Y Tế khuyên dùng :  

HỘI NGHỊ TĂNG HUYẾT ÁP VIỆT NAM LẦN THỨ II

[ Hà Nội, ngày 14, 15 tháng 5 năm 2016 ]

 

HỘI NGHỊ TRIỂN KHAI DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TĂNG HUYẾT ÁP, ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TẠI TRẠM Y TẾ XÃ VÀ TRUYỀN THÔNG GIẢM ĂN MUỐI

[ Hà Nội, ngày 17 tháng 7 năm 2018 ]

 

HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ VỀ TĂNG HUYẾT ÁP

[ Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 8 năm 2018 ]

Video liên quan

Chủ Đề