Cần phải ứng phó sự cố hóa chất năm 2024

Cần phải ứng phó sự cố hóa chất năm 2024

Cơ sở hóa chất phải tổ chức diễn tập ứng phó sự cố.

Hiện nay Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 9/10/2017 của Chính phủ chưa quy định việc diễn tập ứng phó sự cố hóa chất đối với các cơ sở hóa chất phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất. Nhiều cơ sở hóa chất sau khi xây dựng Biện pháp không tổ chức diễn tập ứng phó sự cố hóa chất. Khi xảy ra sự cố hóa chất, các cơ sở nói trên còn lúng túng, ứng phó không kịp thời, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là các sự cố đối với các hóa chất nguy hiểm thuộc Danh mục hóa chất phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất quy định tại Phụ lục IV Nghị định số 113/2017/NĐ-CP như NH3, Cl2, HF, HCl, Xyanua, Metanol...

Khắc phục những hạn chế trên, Nghị định số 82/2022/NĐ-CP đã bổ sung quy định: Hàng năm các cơ sở hóa chất phải tổ chức diễn tập phương án ứng phó sự cố hóa chất đã được xây dựng trong Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất với sự chứng kiến hoặc chỉ đạo của đại diện cơ quan quản lý chuyên ngành địa phương trong trường hợp cơ sở hóa chất có tồn trữ hóa chất thuộc Danh mục hóa chất nguy hiểm phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất nhưng dưới ngưỡng quy định tại Phụ lục IV Nghị định số 113/2017/NĐ-CP.

Các hóa chất cần kiểm soát đặc biệt khi nhập khẩu

Về khai báo hóa chất nhập khẩu: Hiện nay, khai báo hóa chất nhập khẩu triển khai qua Cổng thông tin một cửa quốc gia theo quy định tại Điều 27 Nghị định số 113/2017/NĐ-CP. Thông tin khai báo hóa chất được tự động chuyển đến hệ thống của Bộ Công Thương, khi đó hệ thống của Bộ Công Thương tự động phản hồi qua Cổng thông tin một cửa quốc gia tới tổ chức, cá nhân khai báo và cơ quan hải quan. Việc phản hồi tự động kết quả khai báo hóa chất nhập khẩu hiện nay tồn tại số bất cập sau:

Các tổ chức, cá nhân nhập khẩu các hóa chất để kinh doanh thuộc đối tượng phải cấp giấy phép Kinh doanh hóa chất hạn chế trong đó bao gồm một số hóa chất đặc biệt nguy hiểm như dinitơ oxit, các hợp chất xyanua, các hợp chất thủy ngân nhập khẩu để kinh doanh mà chưa được cấp giấy phép hoặc vượt quá khối lượng được cấp giấy phép, nhưng hệ thống vẫn tự động phản hồi kết quả mà không có biện pháp chế tài kịp thời để quản lý các tổ chức, cá nhân không đạt điều kiện, dẫn tới việc tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn, an ninh và trật tự xã hội.

Do vậy, Nghị định số 82/2022/NĐ-CP bổ sung quy định mới về các hóa chất cần kiểm soát đặc biệt khi nhập khẩu.

Theo đó, các hóa chất cần kiểm soát đặc biệt khi nhập khẩu gồm:

- Các hóa chất nguy hiểm cần kiểm soát khi thực hiện thủ tục khai báo hóa chất nhập khẩu bao gồm: dinitơ oxit, xyanua và các hợp chất của xyanua, thủy ngân và các hợp chất của thủy ngân.

- Trong thời hạn 16 giờ làm việc, kể từ thời điểm hệ thống Bộ Công Thương tiếp nhận hồ sơ khai báo đối với các trường hợp quy định tại điểm a khoản này, Cơ quan, cá nhân khai báo. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Cơ quan tiếp nhận thông tin khai báo gửi phản hồi trên hệ thống điện tử đến tổ chức, cá nhân khai báo hóa chất để bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Các trường hợp hồ sơ không hợp lệ bao gồm tổng khối lượng hóa chất nhập khẩu tính từ đầu năm đến thời điểm khai báo lớn hơn khối lượng được cấp phép trong năm, các tài liệu đính kèm không đúng theo quy định tại khoản 3 Điều này, thông tin khai báo hóa chất nhập khẩu chưa chính xác. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Cơ quan tiếp nhận thông tin khai báo phê duyệt hồ sơ và phản hồi thông tin khai báo, thông tin được phản hồi qua Cổng thông tin một cửa quốc gia tới tổ chức, cá nhân khai báo và cơ quan hải quan.

Nghị định cũng nêu rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thực hiện khai báo hóa chất qua Cổng thông tin một cửa quốc gia. Theo đó, tổ chức, cá nhân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của các thông tin khai báo theo biểu mẫu có sẵn trên Cổng thông tin một cửa quốc gia và các văn bản, chứng từ, dữ liệu điện tử trong bộ hồ sơ khai báo hóa chất qua Cổng thông tin một cửa quốc gia. Trường hợp thông tin khai báo không chính xác, hồ sơ khai báo hóa chất điện tử là cơ sở để tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tiến hành hành xử phạt vi phạm hành chính. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm lưu trữ bộ hồ sơ khai báo hóa chất để xuất trình cho cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu, thời gian lưu trữ hồ sơ tối thiểu 5 năm.

Quy định trên nhằm xây dựng khung pháp lý về thủ tục khai báo hóa chất nhập khẩu đối với các trường hợp cần kiểm soát đặc biệt như các hợp chất thủy ngân, dinitơ oxit, các hợp chất xyanua; hoàn thiện các quy định về trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân khai báo hóa chất nhập khẩu.

Về biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất anh tham khảo Điều 21 Nghị định 113/2017/NĐ-CP. Biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất được hướng dẫn bởi Điều 5 Thông tư 32/2017/TT-BCT cụ thể:

"Điều 21. Biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất
1. Đối tượng phải xây dựng Biện pháp:
a) Chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, cất giữ và sử dụng hóa chất trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định này phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trước khi dự án chính thức đưa vào hoạt động;
b) Chủ đầu tư ra quyết định ban hành Biện pháp và xuất trình các cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu.
[..]"

Theo đó, nếu đơn vị thuộc đối tượng trên đơn vị phải xây dựng biện pháp phòng ngừa, ứng phó này. Đơn vị sẽ tự xây dựng hoặc thuê đơn vị khác xây dựng biện pháp phòng ngừa này (tùy vào lựa chọn của đơn vị).

Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất gồm các nội dung gì?

Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất gồm các nội dung cơ bản quy định tại khoản 3 Điều 36 Luật Hóa chất 2007 quy định:

"[...]
2. Chủ đầu tư dự án hoạt động hóa chất không thuộc Danh mục quy định tại khoản 1 Điều 38 của Luật này phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất phù hợp với quy mô, điều kiện sản xuất và đặc tính của hóa chất.
3. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
a) Xác định, khoanh vùng và lập kế hoạch kiểm tra thường xuyên các điểm có nguy cơ xảy ra sự cố hóa chất cao;
b) Các biện pháp, trang thiết bị và lực lượng ứng phó tại chỗ;
c) Phương án phối hợp với các lực lượng bên ngoài để ứng phó sự cố hóa chất.
[...]"

Cần phải ứng phó sự cố hóa chất năm 2024

Sự cố hóa chất

Quy định đối với người huấn luyện an toàn hóa chất và tổ chức huấn luyện an toàn hóa chất theo quy định pháp luật

Về Tổ chức huấn luyện an toàn hóa chất anh tham khảo từ Điều 31 đến Điều 35 Nghị định 113/2017/NĐ-CP quy định:

"Điều 33. Nội dung, người huấn luyện, thời gian huấn luyện an toàn hóa chất
1. Nội dung huấn luyện an toàn hóa chất phải phù hợp với vị trí công tác của người được huấn luyện; tính chất, chủng loại, mức độ nguy hiểm của hóa chất tại cơ sở hoạt động hóa chất.
2. Nội dung huấn luyện đối với Nhóm 1
a) Những quy định của pháp luật trong hoạt động hóa chất;
b) Các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất của cơ sở hoạt động hóa chất;
c) Phương án phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để huy động nguồn lực bên trong và bên ngoài của cơ sở để ứng phó, khắc phục sự cố.
3. Nội dung huấn luyện đối với Nhóm 2:
a) Những quy định của pháp luật trong hoạt động hóa chất;
b) Các đặc tính nguy hiểm của hóa chất, phiếu an toàn hóa chất của các hóa chất nguy hiểm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất của cơ sở hoạt động hóa chất; phân loại, ghi nhãn hóa chất;
c) Quy trình quản lý an toàn hóa chất, kỹ thuật đảm bảo an toàn khi làm việc, tiếp xúc với hóa chất nguy hiểm;
d) Các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất của cơ sở hoạt động hóa chất;
đ) Giải pháp ngăn ngừa, ứng phó sự cố hóa chất; phương án phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để huy động nguồn lực bên trong và bên ngoài của cơ sở để ứng phó, khắc phục sự cố; giải pháp ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm lan rộng ra môi trường; phương án khắc phục môi trường sau sự cố hóa chất.
4. Nội dung huấn luyện đối với Nhóm 3:
a) Các hóa chất trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất của cơ sở hoạt động hóa chất: Tên hóa chất, tính chất nguy hiểm, phân loại và ghi nhãn hóa chất, phiếu an toàn hóa chất;
b) Các nguy cơ gây mất an toàn hóa chất trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng các loại hóa chất;
c) Quy trình sản xuất, bảo quản, sử dụng hóa chất phù hợp với vị trí làm việc; quy định về an toàn hóa chất;
d) Các quy trình ứng phó sự cố hóa chất: Sử dụng các phương tiện cứu hộ xử lý sự cố cháy, nổ, rò rỉ, phát tán hóa chất; sơ cứu người bị nạn trong sự cố hóa chất; sử dụng, bảo quản, kiểm tra trang thiết bị an toàn, phương tiện, trang thiết bị bảo vệ cá nhân để ứng phó sự cố hóa chất; quy trình, sơ đồ liên lạc thông báo sự cố; ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm lan rộng ra môi trường; thu gom hóa chất bị tràn đổ, khắc phục môi trường sau sự cố hóa chất.
5. Quy định đối với người huấn luyện an toàn hóa chất
Người huấn luyện an toàn hóa chất phải có trình độ đại học trở lên về chuyên ngành hóa chất và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc về an toàn hóa chất.
6. Quy định về thời gian huấn luyện an toàn hóa chất:
a) Đối với Nhóm 1: Tối thiểu 8 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra;
b) Đối với Nhóm 2: Tối thiểu 12 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra;
c) Đối với Nhóm 3: Tối thiểu 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra."

Theo khoản 5 Điều 33 Nghị định này quy định thì người huấn luyện an toàn hóa chất phải có trình độ đại học trở lên về chuyên ngành hóa chất và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc về an toàn hóa chất.