Cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng hành chính là gì

Căn cứ Điều 173 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 [BLTTDS] các phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng được quy định như sau:

Điều 173. Các phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng

Việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng được thực hiện bằng các phương thức sau đây:

1. Cấp, tống đạt, thông báo trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính hoặc người thứ ba được ủy quyền thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo.

2. Cấp, tống đạt, thông báo bằng phương tiện điện tử theo yêu cầu của đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác phù hợp với quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

3. Niêm yết công khai.

4. Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.

5. Cấp, tống đạt, thông báo bằng phương thức khác theo quy định tại Chương XXXVIII của Bộ luật này.”

Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự, các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan thi hành án ban hành rất nhiều các văn bản tố tụng khác nhau như: giấy triệu tập đương sự, quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, quyết định đình chỉ vụ án, bản án quyết định khởi tố bị can. Đối với mỗi loại văn bản đòi hỏi phương thức cấp, tống đạt hoặc thông báo phù hợp để đạt được hiệu quả truyền tải tốt nhất. Hiện nay, có nhiều phương thức hiện đại được sử dụng để chuyển giao văn bản và đem lại kết quả rất tốt. Nhưng trong điều luật quy định 1 số phương thức như sau:

- Cấp, tống đạt, thông báo trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính hoặc người thứ ba được ủy quyền thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo, trong trường hợp người được cấp, tống đạt, thông báo là cơ quan, tổ chức thì văn bản tố tụng phải được giao trực tiếp cho người đại diện theo pháp luật hoặc người chịu trách nhiệm nhận văn bản của cơ quan, tổ chức đó và phải được những người này ký nhận. Trường hợp cơ quan, tổ chức được cấp, tống đạt, thông báo có người đại diện tham gia tố tụng hoặc cử người đại diện nhận văn bản tố tụng thì những người này ký nhận văn bản tố tụng đó. Ngày ký nhận là ngày được cấp, tống đạt, thông báo.

- Cấp, tống đạt, thông báo bằng phương tiện điện tử theo yêu cầu của đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác phù hợp với quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. Nội dung này được quy định cụ thể tại Nghị quyết 04/2016/NQ-HĐTP, cụ thể:

“Điều 20. Tòa án cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng bằng phương tiện điện tử

Trong trường hợp người khởi kiện, người tham gia tố tụng đã đăng ký gửi và nhận, đăng ký nhận thông điệp dữ liệu điện tử với Tòa án và được Tòa án chấp nhận theo quy định tại Điều 12, Điều 15 của Nghị quyết này thì văn bản tố tụng do Tòa án ban hành theo quy định của pháp luật tố tụng phải được Tòa án gửi từ Cổng thông tin điện tử của Tòa án đến địa chỉ thư điện tử đã được đăng ký của người khởi kiện, người tham gia tố tụng trong thời hạn pháp luật quy định.

Điều 21. Tòa án gửi tài liệu, chứng cứ bằng phương tiện điện tử

1. Trong tố tụng hành chính, tài liệu, chứng cứ do Tòa án thu thập, do người khởi kiện, người tham gia tố tụng cung cấp phải được Tòa án gửi từ Cổng thông tin điện tử của Tòa án đến địa chỉ thư điện tử đã đăng ký của người khởi kiện, người tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính.

2. Trong tố tụng dân sự, tài liệu, chứng cứ do Tòa án thu thập phải được Tòa án gửi từ Cổng thông tin điện tử của Tòa án đến địa chỉ thư điện tử đã đăng ký của người khởi kiện, người tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Trường hợp vì lý do chính đáng mà người khởi kiện, đương sự không gửi được đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác quy định tại khoản 9 Điều 70 Bộ luật tố tụng dân sự thì Tòa án gửi đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ do người khởi kiện, đương sự cung cấp cho đương sự khác.

Điều 22. Nhận và xử lý thông điệp dữ liệu điện tử do Tòa án cấp, tống đạt, thông báo

1. Sau khi nhận thông điệp dữ liệu điện tử do Tòa án cấp, tống đạt, thông báo, người khởi kiện, người tham gia tố tụng có trách nhiệm gửi thông báo đến Tòa án qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án về việc đã nhận được thông điệp dữ liệu điện tử.

2. Người khởi kiện, người tham gia tố tụng được sử dụng thông điệp dữ liệu điện tử mà Tòa án gửi từ Cổng thông tin điện tử của Tòa án để thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật tố tụng và pháp luật về giao dịch điện tử.

3. Người khởi kiện, người tham gia tố tụng có trách nhiệm tiếp nhận, thực hiện các nội dung, yêu cầu ghi trên văn bản tố tụng của Tòa án trong thời hạn quy định; thường xuyên kiểm tra thư điện tử đã đăng ký với Tòa án, đăng nhập tài khoản giao dịch điện tử để tra cứu, xem, in, sử dụng thông điệp dữ liệu điện tử đã gửi, nhận khi tài khoản của họ còn hiệu lực sử dụng theo hướng dẫn tại khoản 4 Điều 12 và khoản 4 Điều 15 Nghị quyết này. Người khởi kiện, người tham gia tố tụng tự chịu trách nhiệm trong trường hợp không thực hiện việc đăng nhập, tiếp nhận, thực hiện các nội dung, yêu cầu ghi trên văn bản tố tụng của Tòa án.”

- Niêm yết công khai, việc niêm yết công khai văn bản tố tụng do Tòa án trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho người có chức năng tống đạt hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đương sự cư trú, nơi cơ quan, tổ chức có trụ sở thực hiện theo thủ tục sau đây:

+ Niêm yết bản chính tại trụ sở Tòa án, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của cá nhân, nơi có trụ sở hoặc trụ sở cuối cùng của cơ quan, tổ chức được cấp, tống đạt, thông báo;

+ Niêm yết bản sao tại nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của cá nhân, nơi có trụ sở hoặc trụ sở cuối cùng của cơ quan, tổ chức được cấp, tống đạt, thông báo;

+ Lập biên bản về việc thực hiện thủ tục niêm yết công khai, trong đó ghi rõ ngày, tháng, năm niêm yết.

- Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Cấp, tống đạt, thông báo bằng phương thức khác theo quy định tại Chương XXXVIII của BLTTDS 2015, cụ thể:

“Điều 474. Các phương thức tống đạt, thông báo văn bản tố tụng của Tòa án cho đương sự ở nước ngoài

1. Tòa án thực hiện việc tống đạt, thông báo văn bản tố tụng của Tòa án theo một trong các phương thức sau đây:

a] Theo phương thức được quy định tại điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

b] Theo đường ngoại giao đối với đương sự cư trú ở nước mà nước đó và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chưa cùng là thành viên của điều ước quốc tế;

c] Theo đường dịch vụ bưu chính đến địa chỉ của đương sự đang cư trú ở nước ngoài với điều kiện pháp luật nước đó đồng ý với phương thức tống đạt này;

d] Theo đường dịch vụ bưu chính đến cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài để tống đạt cho đương sự là công dân Việt Nam ở nước ngoài;

đ] Đối với cơ quan, tổ chức nước ngoài có văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam thì việc tống đạt có thể được thực hiện qua văn phòng đại diện, chi nhánh của họ tại Việt Nam theo quy định của Bộ luật này;

e] Theo đường dịch vụ bưu chính cho người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền tại Việt Nam của đương sự ở nước ngoài.”

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

Luật Hoàng Anh

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi ngày hỏi

Ngày hỏi:13/03/2019

 Tố tụng hành chính  Tống đạt giấy tờ

Xin chào ban biên tập, tôi đang tìm hiểu các quy định về tố tụng hành chính, anh chị cho tôi hỏi theo quy định hiện nay thì việc cấp, tống đạt văn bản tố tụng hành chính bằng phương thức nào? Xin giải đáp giúp tôi

Tấn Nhân - Long An

Nội dung này được Ban biên tập Thư Ký Luật tư vấn như sau:

  • Theo quy định tại Điều 102 Luật tố tụng hành chính 2015 quy định Các phương thức cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng như sau:

    Tòa án ra quyết định định giá tài sản và thành lập Hội đồng định giá khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    1. Cấp, tống đạt, thông báo trực tiếp; qua dịch vụ bưu chính hoặc người thứ ba được ủy quyền thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo.

    2. Cấp, tống đạt, thông báo bằng phương tiện điện tử theo yêu cầu của đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác phù hợp với quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

    3. Niêm yết công khai.

    4. Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.

    5. Cấp, tống đạt, thông báo bằng phương thức khác theo quy định tại Điều 303 của Luật này.

    Trên đây là quy định về các phương thức cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng.

    Trân trọng!


Cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng trong tố tụng dân sự là một hoạt động trong tố tụng dân sự. Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự có nghĩa vụ cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự cho đương sự, những người tham gia tố tụng khác và cá nhân, cơ quan tổ chức có liên quan. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng trong tố tụng dân sự.

Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

1. Văn bản tố tụng trong tố tụng dân sự được cấp, tống đạt, thông báo là gì?

Văn bản tố tụng dân sự là văn bản do cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan thi hành án dân sự ban hành theo trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định, mang tính chất cá biệt đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức nhằm xác định quyền và nghĩa vụ của họ phải thực hiện trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự.

Theo quy định tại Điều 171 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, thì các văn bản phải được cấp, tống đạt, thông báo bao gồm: thông báo, giấy báo, giấy triệu tập, giấy mời trong tố tụng dân sự; bản án, quyết định của Tòa án; quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát; các văn bản của cơ quan thi hành án dân sự và các văn bản tố tụng khác mà pháp luật có quy định.

2. Cấp văn bản tố tụng trong tố tụng dân sự

Theo Từ điển tiếng Việt, “cấp” được hiểu là giao cho hưởng, giao cho toàn quyền sử dụng. Văn bản tố tụng dân sự được ban hành bởi cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, cơ quan THADS, người có thẩm quyền của cơ quan THADS nên về nguyên tắc việc cấp văn bản tố tụng dân sự trước tiên do các cá nhân, cơ quan này trực tiếp thực hiện. Ngoài ra, theo quy định của pháp luật các cơ quan này có thể giao cho các cá nhân, cơ quan khác thực hiện việc cấp văn bản tố tụng dân sự.

Trên cơ sở định nghĩa từ ” cấp ” và mục đích của việc cấp văn bản tố tụng dân sự, có thể hiểu: Cấp văn bản tố tụng dân sự là hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan THADS giao văn bản tố tụng dân sự cho đương sự, người tham gia tố tụng khác và các cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan để họ nhận, sử dụng văn bản và thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình. Các văn bản phải thực hiện theo hình thức cấp là các bản án, quyết định của Tòa án hoặc các quyết định thi hành án. 

3. Tống đạt văn bản tố tụng trong tố tụng dân sự

Tống đạt có thể hiểu là việc cơ quan tiến hành tố tụng chuyển, giao văn bản tố tụng dân sự cho đương sự, người tham gia tố tụng khác, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan. Hoạt động tống đạt văn bản tố tụng dân sự trước tiên cũng do cơ quan ban hành văn bản trực tiếp thực hiện. Các cơ quan này cũng có thể giao cho các cá nhân, cơ quan khác thay mình thực hiện việc tống đạt văn bản tố tụng dân sự theo quy định pháp luật.

Tống đạt văn bản tố tụng dân sự là hoạt động mang tính bắt buộc đối với cả cơ quan ban hành văn bản tố tụng dân sự và người nhận văn bản tố tụng. Cơ quan ban hành văn bản tố tụng dân sự có nghĩa vụ phải giao được văn bản tố tụng dân sự cho người cần tống đạt văn bản tố tụng dân sự cho dù người nhận có đồng ý nhận hay không đồng ý nhận. Yếu tố bắt buộc đối với cơ quan ban hành văn bản trong hoạt động tống đạt văn bản tố tụng dân sự có ý nghĩa rất lớn trong việc đảm bảo quyền cho người nhận văn bản. Do đó, cơ quan ban hành văn bản tố tụng dân sự phải thực hiện được đầy đủ các biện pháp tống đạt cần thiết mà pháp luật quy định để từ đó có căn cứ khẳng định là người được tống đạt đã nhận được văn bản tố tụng dân sự. Đối với người được tống đạt thì “buộc” phải nhận văn bản tố tụng dân sự để thực hiện các nội dung trong văn văn bản.

Tóm lại thì tống đạt văn bản tố tụng trong tố tụng dân sự là việc cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan thi hành án dân sự thực hiện đầy đủ các biện pháp mà pháp luật quy định nhằm chuyển giao và buộc đương sự, người tham gia tố tụng khác, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan phải nhận văn bản tố tụng để họ thực hiện nghĩa vụ của mình.

Các văn bản được tố tụng thường là các văn bản có nội dung buộc các đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức phải có mặt tại cơ quan tiến hành tố tụng; cơ quan thi hành án dân sự để thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng hoặc quyền và nghĩa vụ về thi hành án của họ; các văn bản này bao gồm: giấy báo, giấy triệu tập đương sự, người làm chứng, quyết định đưa vụ án ra xét xử,…

4. Thông báo văn bản tố tụng trong tố tụng dân sự

Theo từ điển tiếng Việt thì “thông báo” được hiểu là báo cho mọi người biết tình hình, tin tức. Chủ thể thực hiện việc thông báo là Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan THADS. Mục đích của thông báo văn bản tố tụng dân sự là để chủ thể nhận được biết văn bản tố tụng đó được ban hành với nội dung gì. Các văn bản tố tụng dân sự được thông báo là các văn bản tố tụng được ban hành trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự như: Thông báo thụ lý vụ án, thông báo về việc kháng cáo, thông báo từ chối nhận đơn yêu cầu thi hành án… vụ

Thông báo văn bản tố tụng dân sự có điểm giống với cấp và tống đạt văn bản tố tụng dân sự ở chỗ đều là hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan THADS nhằm truyền đạt thông tin cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan đến vụ việc để họ biết được nội dung vụ việc và các quyền, nghĩa vụ của mình cần thực hiện. Nhưng thông báo và cấp văn bản tố tụng dân sự cũng có điểm khác nhau ở chỗ thông báo văn bản tố tụng dân sự là nhằm truyền tải nội dung của văn bản đó cho người nhận được biết. Còn đối với cấp văn bản tố tụng dân sự thì đối tượng cấp chính là các văn bản, tài liệu hiện hữu để người nhận sử dụng nhằm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. 

Thông báo và tống đạt văn bản tố tụng dân sự cũng có điểm khác nhau. Đối với tổng đạt văn bản tố tụng dân sự thì việc giao văn bản và nhận văn bản là yếu tố bắt buộc đối với cả người giao và người nhận văn bản. Còn đối với thông báo văn bản tố tụng dân sự thì đối tượng cần truyền đạt đến người được thông báo chính là nội dung thông tin ghi trong văn bản tố tụng dân sự. Việc thực hiện thông báo có thể không mang tính bắt buộc đối với bên nhận thông báo, thực hiện hoặc không thực hiện thông báo là tùy vào họ quyết định. 

Tổng kết lại, cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự đều là hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan THADS chuyển giao văn bản tố tụng hoặc truyền đạt thông tin của văn bản đó đến các chủ thể liên quan để họ được biết nội dung văn bản, nhận và sử dụng văn bản, từ đó để họ có cơ sở thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình. Tùy từng trường hợp mà cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan THADS lựa chọn hình thức cấp, tống đạt hay thông báo cho phù hợp.

5. Ý nghĩa của hoạt động cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự

Hoạt động cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự có ý nghĩa quan trọng đối với việc giải quyết vụ việc dân sự. Đối với đương sự cá nhân, tổ chức liên quan đến vụ việc, hoạt động cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự giúp họ nhận được hoặc biết được nội dung của văn bản tố tụng dân sự. Qua đó, đương sự, cá nhân, tổ chức có liên quan biết được các quyền, nghĩa vụ của mình, tạo điều kiện để họ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trước cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan thi hành án dân sự.

Đối với cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan thi hành án dân sự, thông qua hoạt động cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự sẽ giúp các cơ quan này đảm bảo thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong việc giải quyết việc dân sự. Đối với việc giải quyết nội dung vụ án, hoạt động cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự đóng vai trò liên kết các giai đoạn giải quyết vụ án từ giai đoạn khởi kiện, thụ lý vụ án, xác minh thu thập chứng cứ đến xét xử sơ thẩm, kháng kháng, kháng nghị phúc thẩm… Tuy không đóng vai trò quyết định như các hoạt động khác nhưng việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự được thực hiện đầy đủ, đúng luật sẽ là tiền đề cho các hoạt động khác.

6. Chủ thể có nghĩa vụ cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự

Tại Điều 170 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định như sau:

“Điều 170. Nghĩa vụ cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng

Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng cho đương sự, những người tham gia tố tụng khác và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của Bộ luật này và pháp luật có liên quan.”

Từ quy định trên và trên thực tiễn thi hành, thì việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự được thực hiện quan các chủ thể sau:

– Người tiến hành tố tụng, người của cơ quan ban hành văn bản tố tụng được giao nhiệm vụ thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng;

– Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người tham gia tố tụng dân sự cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người tham gia tố tụng dân sự làm việc khi Tòa án có yêu cầu;

– Đương sự, người đại diện của đương sự hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong những trường hợp do Bộ luật Tố tụng dân sự quy định;

– Nhân viên tổ chức dịch vụ bưu chính;

– Người có chức năng tống đạt, có thể là Thừa phát lại, Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại;

– Những người khác mà pháp luật quy định.

Video liên quan

Chủ Đề