Chỉ số mch trong máu là gì năm 2024

Xét nghiệm MCH là gì? Chỉ số MCH (Mean Corpuscular Hemoglobin) là số lượng huyết sắc tố trung bình được tìm thấy trong các tế bào hồng cầu của cơ thể. Dưới đây là những thông tin hữu ích bạn đọc có thể tham khảo.

1. Xét nghiệm mch là gì?

Ở người trưởng thành, chỉ số MCH bình thường rơi vào khoảng từ 27 – 33 picogram (pg) trên mỗi tế bào. Một người được coi là có chỉ số MCH thấp nếu dưới 26 pg/tế bào và được coi là có chỉ số MCH cao nếu bằng hoặc trên 34 pg/tế bào.

2. Chỉ số MCH thấp nói lên điều gì?

Chỉ số MCH thấp có thể do lượng sắt thấp trong máu. Cơ thể bạn sử dụng sắt để tạo ra huyết sắc tố. Nếu như cơ thể hết chất sắt, thiếu máu do thiếu sắt gây ra có thể gây mức MCH thấp. Loại thiếu máu này thường phổ biến hơn ở những người ăn chay hoặc bị thiếu dinh dưỡng.

Chỉ số mch trong máu là gì năm 2024

Xét nghiệm mch cần thiết trong chẩn đoán phát hiện tình trạng thiếu máu

Một vài trường hợp có mức MCH thấp như: thời kì kinh nguyệt của phụ nữ kéo dài, người từng phẫu thuật dạ dày, người mắc bệnh Celiac…làm cho cơ thể không hấp thụ được sắt đúng cách.

Mức MCH thấp cũng có thể xảy ra do cơ thể thiếu một số vitamin quan trọng. Những người không có đủ vitamin B như folate và B12 có thể có mức MCH thấp.

Khi người có MCH thấp thường không có biểu hiện ban đầu. Nếu tình trạng này kéo dài hoặc giảm thấp quá thấp, các biểu hiện thường là: khó thở, mệt mỏi, chóng mặt, da có thể trở nên nhợt nhạt bầm tím.

3. Chỉ số MCH cao nói lên điều gì?

Chỉ số MCH cao thường là dấu hiệu của bệnh thiếu máu ác tính. Tình trạng này xảy ra khi các tế bào máu quá lớn, có thể là kết quả của việc không có đủ vitamin B12 hoặc acid folic trong cơ thể.

Chỉ số mch trong máu là gì năm 2024

Bệnh viện Thu Cúc là địa chỉ thực hiện xét nghiệm MCH chính xác hiệu quả

Mức MCH cao cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh như bệnh gan, tuyến giáp hoạt động quá mức, lạm dụng rượu, các biến chứng từ một số bệnh ung thư, biến chứng từ nhiễm trùng, uống quá nhiều thuốc có chứa estrogen.

Các triệu chứng khi mức MCH tăng cao là mệt mỏi, da nhợt nhạt, nhịp tim nhanh, móng nứt gãy, mất tập trung, suy giảm trí nhớ, gặp vấn đề về tiêu hóa, giảm cân,…

Khi có triệu chứng của mức MCH thấp hoặc cao, bạn cần đến các cơ sở y tế để được bác sỹ tìm hiểu nguyên nhân, có phương pháp can thiệp điều trị thích hợp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Tuy nhiên, khoảng giá trị của các chỉ số xét nghiệm máu có sự khác biệt giữa các lứa tuổi và có sự thay đổi tùy theo tình trạng tổng thể, hay bệnh lý của mỗi cá nhân… Do vậy, việc phân tích kết quả xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi phải do bác sĩ thực hiện và đưa ra lời khuyên dựa trên việc tổng hợp khám lâm sàng và các xét nghiệm khác.

Các chỉ số xét nghiệm: hồng cầu

Số lượng hồng cầu (RBC: Red Blood Cell):

Là số lượng hồng cầu có trong một lít máu toàn phần. Giá trị bình thường đối với người trưởng thành: Nam: 4.2-5.4 T/l; Nữ: 4.0-4.9 T/l.

– Số lượng hồng cầu tăng: Gặp trong trường hợp cô đặc máu, đa hồng cầu nguyên phát…

– Số lượng hồng cầu giảm: Gặp trong mất máu, thiếu sắt, suy tủy xương, rối loạn sinh tủy…

Thể tích khối hồng cầu (HCT: Hematocrit):

Là thể tích khối hồng cầu chiếm chỗ trong một lít máu toàn phần. Giá trị bình thường đối với người trưởng thành: Nam: 0.40-0.47 l/l; Nữ: 0.37-0.42 l/l.

– Thể tích khối hồng cầu tăng: Gặp trong trường hợp cô đặc máu, đa hồng cầu…

– Thể tích khối hồng cầu giảm: Gặp trong trường hợp thiếu máu.

Lượng huyết sắc tố (HGB: Hemoglobin):

Là lượng huyết sắc tố có trong một lít máu toàn phần và là tiêu chuẩn được sử dụng để xác định tình trạng có thiếu máu hay không. Giá trị bình thường đối với người trưởng thành: Nam: 130-160 g/l; Nữ: 120-142 g/l

– Lượng huyết sắc tố tăng: Nghĩ đến bệnh đa hồng cầu.

– Lượng huyết sắc tố giảm: Nghĩ đến thiếu máu.

Lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu (MCH: Mean Corpuscular Hemoglobine): Lượng hemoglobin chứa trong một hồng cầu. Công thức tính: MCH = HGB/RBC. Giá trị bình thường đối với người trưởng thành: 28-32 pg.

Nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu (MCHC: Mean Corpuscular Hemoglobine Concentration): Là lượng huyết sắc tố chứa trong 1 lít hồng cầu. Công thức tính: MCHC= HGB/HCT. Giá trị bình thường đối với người trưởng thành: 320-360 g/l.

MCH và MCHC là những chỉ số được sử dụng để đánh giá tình trạng hồng cầu nhược sắc hay bình sắc. MCH giảm và/hoặc MCHC giảm: thiếu máu nhược sắc. MCH và MCHC trong giới hạn bình thường: thiếu máu bình sắc.

Thể tích trung bình hồng cầu (MCV: Mean Corpuscular Volume): là thể tích trung bình của một hồng cầu. Giá trị bình thường đối với người trưởng thành: 85-95 fl (fl=10­­­-15).

Đánh giá là hồng cầu to khi MCV > 100fl, thường gặp trong: tan máu, suy tủy xương, thiếu vitamin B12 và acid folic; hồng cầu nhỏ khi MCV < 80fl: Gặp trong bệnh Thalassemia, các thiếu máu thiếu sắt…

Dải phân bố kích thước hồng cầu (RDW: Red Distribution Width)

Giá trị bình thường: 11-14%: thể hiện các hồng cầu có kích thước đồng đều. Khi RDW >14%: hồng cầu kích thước to nhỏ không đều, gặp trong: Thiếu máu thiếu sắt, thalassemia, thiếu vitamin B12 và acid folic, rối loạn sinh tuỷ, tan máu miễn dịch…

Tỷ lệ hồng cầu lưới (%RET: % Reticulocyte): Số lượng hồng cầu lưới có trong 100 hồng cầu trưởng thành. Chỉ số này thể hiện khả năng hồi phục sinh máu của tuỷ xương. Bình thường, tỷ lệ này là 0.5-1.5%.

Hồng cầu lưới tăng trong các bệnh thiếu máu lành tính: mất máu cấp, tan máu… Giảm trong các bệnh thiếu máu do nguyên nhân tại tuỷ xương như: suy tuỷ, rối loạn sinh tuỷ, lơ xê mi cấp (ung thư máu)…

Chỉ số mch trong máu là gì năm 2024

Các chỉ số xét nghiệm: bạch cầu

Số lượng bạch cầu (WBC: White Blood Cell):

Là số lượng bạch cầu có trong một lít máu toàn phần. Giá trị bình thường: 4.0-10.0 G/l. Số lượng bạch cầu giảm trong một số tình trạng nhiễm độc, sốt virus, nhiễm khuẩn nặng, suy tủy, rối loạn sinh tủy, lơ-xê-mi cấp…

Số lượng bạch cầu tăng: tình trạng nhiễm trùng, lơ-xê-mi cấp, lơ-xê-mi kinh, ở phụ nữ sau kỳ kinh, khi mang thai. Cần lưu ý, với một số máy đếm tế bào, có tình trạng đếm nhầm hồng cầu non vào số lượng bạch cầu. Điều này có thể được loại trừ khi kiểm tra trên lam nhuộm giemsa.

Bạch cầu đoạn trung tính (NEU: Neutrophil):

Bình thường tỷ lệ % bạch cầu hạt trung tính: 55-70%, và số lượng tuyệt đối của tế bào này là: 2.8-6.5 G/l.

+ Bạch cầu đoạn trung tính giảm khi số lượng thấp hơn 2 G/l hoặc tỷ lệ % thấp hơn 40%, thường gặp trong những tình trạng nhiễm độc nặng, sau điều trị một số thuốc và bệnh lý cơ quan tạo máu (suy tủy, rối loạn sinh tủy…).

+ Bạch cầu đoạn trung tính tăng khi số lượng trên 6.5 G/l hoặc tỷ lệ % trên 80%, gặp trong nhiễm trùng cấp tính (viêm phổi, viêm ruột thừa…).

Bạch cầu lympho (LY: Lymphocyte):

Giá trị bình thường: tỷ lệ %: 25-40%, số lượng tuyệt đối: 1.2-4.0 G/l.

Bạch cầu lympho tăng khi > 4 G/l hoặc >50%: gặp trong bệnh lao, nhiễm virus, lơ-xê-mi kinh lympho… ;

Giảm khi < 1 G/l hoặc < 20%: gặp trong nhiễm khuẩn cấp, bệnh tự miễn, bệnh máu…

Bạch cầu mono (MO: Monocyte):

Giá trị bình thường của tỷ lệ % từ 1 đến 4%, số lượng tuyệt đối từ 0. 05 đến 0.4 G/l. Bạch cầu mono tăng khi số lượng trên 0.5 G/l: Gặp trong những trường hợp nhiễm virus, sốt rét, bệnh lơ-xê-mi dòng mono…

Bạch cầu ưa bazơ (BA: basophil):

Giá trị bình thường của tỷ lệ % từ 0.1 đến 1.2 % và của số lượng tuyệt đối từ 0.01 đến 0.12 G/l. Bạch cầu ưa bazơ tăng trong nhiễm độc, hội chứng tăng sinh tủy; Giảm trong bệnh suy tủy xương.

Bạch cầu ưa acid (EO: eosinophil): Giá trị bình thường: từ 4 đến 8% và từ 0.16 đến 0.8 G/l.

+ Tăng khi > 1.5 G/l, gặp khi nhiễm ký sinh trùng, dị ứng, bệnh máu…

+ Giảm: Gặp khi nhiễm khuẩn cấp, tình trạng sốc, bệnh Cushing…

Các chỉ số xét nghiệm: tiểu cầu

Số lượng tiểu cầu (PLT: Platelet): Là số lượng tiểu cầu có trong một lít máu toàn phần. Giá trị bình thường: 150-450 G/l.

– Số lượng tiểu cầu giảm: Gặp trong sốt virus, sốt Dengue, xuất huyết giảm tiểu cầu, DIC, xơ gan, suy tủy xương, lơ-xê-mi cấp, rối loạn sinh tủy.

– Số lượng tiểu cầu tăng: Gặp trong hội chứng tăng sinh tủy, sau cắt lách, tăng do một số bệnh lý khác (K phổi, K di căn phổi…)

Thể tích trung bình tiểu cầu (MPV: Mean Platelet Volume): Thể tích trung bình của một tiểu cầu. Giá trị bình thường: 5-8 fl.

– Khi MPV >12fl: Tiểu cầu to, gặp trong hội chứng tăng sinh tuỷ, rối loạn sinh tuỷ, xuất huyết giảm tiểu cầu, hội chứng Bernard Soulier.

– Khi MPV <2 fl: Tiểu cầu nhỏ, gặp trong suy tuỷ xương.

ĐỊA ĐIỂM KHÁM – XÉT NGHIỆM:

  1. Viện Huyết học – Truyền máu TW (phố Phạm Văn Bạch, quận Cầu Giấy, Hà Nội): Từ 6h30 – 17h các ngày thứ 2 đến thứ 6 (khám theo bảo hiểm y tế, khám thu phí và khám theo yêu cầu); 7h30 – 17h thứ 7 (khám theo yêu cầu).

HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ KHÁM, XÉT NGHIỆM THEO YÊU CẦU TẠI VIỆN:

Để xét nghiệm máu nhanh chóng, rút ngắn thời gian chờ đợi, bạn có thể đăng ký khám, xét nghiệm theo yêu cầu theo các cách sau:

Chỉ số MCH trong máu thấp là gì?

Chỉ số MCH Khi MCH < 27 pg thì được coi là thấp có thể do cơ thể thiếu máu, thiếu sắt. Tình trạng này thường xảy ra với người ăn chay trường, thiếu chất dinh dưỡng, phụ nữ rối loạn kinh nguyệt dẫn đến thời gian hành kinh kéo dài, người từng phẫu thuật dạ dày hoặc mắc hội chứng Celiac,…

Chỉ số MCHC bao nhiêu là bình thường?

Nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu (MCHC: Mean Corpuscular Hemoglobine Concentration): Là lượng huyết sắc tố chứa trong 1 lít hồng cầu. Công thức tính: MCHC= HGB/HCT. Giá trị bình thường đối với người trưởng thành: 320-360 g/l.

MCH thấp cần bổ sung gì?

Chế độ ăn giàu sắt, vitamin B12, axit folic và các chất dinh dưỡng khác đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo duy trì sự cân bằng chỉ số MCH. Tăng cường bổ sung các loại thịt đỏ, cá, ngũ cốc giàu sắt, rau xanh lá và các thực phẩm chứa thành phần vitamin B12, axit folic có thể giúp cải thiện tình trạng máu.

MCV và MCH MCHC thấp là bệnh gì?

MCV, MCH thấp thể hiện tình trạng thiếu máu hồng cầu nhỏ, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên có thể do thiếu máu thiếu sắt, bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia hoặc bệnh lý hemoglobin khác. Cần phải xác định nguyên nhân cụ thể thì mới có thể có biện pháp can thiệp phù hợp.