Chính sách đảm bảo chất lượng giáo dục Đại học

ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌCỞ VIỆT NAM, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁPLÊ HOÀNG VŨBan ISO – Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm Tp.HCMTÓM TẮTBước vào thế kỷ XXI, nhân loại đứng trước nhiều cơ hội để phát triển, đồng thờicũng phải đối mặt nhiều nguy cơ và thách thức. Nền giáo dục Việt Nam cũng không nằmngoài qui luật khách quan đó. Khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chứcThương mại Quốc tế [WTO] vào năm 2007 thì sức ép đặt trên nền kinh tế nói chung vànền giáo dục càng lớn. Bởi vì, chất lượng giáo dục là nhân tố quyết định chất lượng nguồnnhân lực để phát triển toàn diện mọi mặt của mỗi nước từ văn hóa, xã hội, kinh tế, an ninhquốc phòng... Ngày nay, chất lượng giáo dục đại học luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu củatoàn xã hội vì tầm quan trọng của nó với sự nghiệp phát triển đất nước trong xu thế quốc tếhóa và toàn cầu hóa; làm thế nào để đảm bảo chất lượng giáo dục đang là chủ đề đượcquan tâm và thúc đẩy phát triển. Tuy nhiên, công tác đảm bảo chất lượng giáo dục đại họchiện nay chưa được quan tâm đúng mức và chưa thành hệ thống; đa phần chỉ dừng lại ởhình thức kiểm soát chất lượng. Do đó, việc đẩy mạnh hoạt động đảm bảo chất lượng giáodục và đưa ra những giải pháp thích hợp là hết sức cần thiết.QUALITY ASSURANCE OF HIGHER EDUCATION IN VIETNAM, THE STATE AND SOLUTIONSABSTRACTEntering the twenty-first century, humanity faces many opportunities to grow andalso faces many threats and challenges. Education in Vietnam is no exception to that ruleobjectively. Especially since Vietnam became an official member of the World TradeOrganization [ WTO ] in 2007, the pressure placed on the general economy and the greatereducation. Because the quality of education as factors that determine the quality of humanresources to develop all aspects of a comprehensive water from cultural, social, economic,national security,… Today, the quality of education higher education is always the topconcern of the whole society on the importance of telling the country's development in thetrend of internationalization and globalization, how to ensure the quality of education is isthe subject of interest and promoting. However, the quality assurance of higher educationis not currently and has not paid adequate attention to the system, mostly limited to theform of quality control. Therefore, promoting activities and provide appropriate solutionsis essential.1. Đặt vấn đềGiáo dục đại học trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đang đứng trướcmột bài toán hóc búa là giải quyết mâu thuẫn giữa việc vừa gia tăng kiến thức, vừa phảinâng cao chất lượng đào tạo phù hợp với yêu cầu xã hội đang biến đổi từng ngày. Xuhướng mới cần cắt giảm thời gian đào tạo, đồng thời tạo điều kiện để người học được họctheo học chế tín chỉ, học liên thông, học đồng thời nhiều ngành, nhiều cấp học, nhiều bằng,bậc học,… theo yêu cầu xã hội, hội nhập quốc tế và yêu cầu sở thích cá nhân.Chất lượng giáo dục đại học là một trong những nền tảng quan trọng đối với sự pháttriển của các quốc gia trên thới giới. Để nâng cao chất lượng giáo dục đại học, mỗi quốcgia có hàng loạt các giải pháp toàn diện như chú trọng đến sự phát triển của cơ sở vật chấtcủa trường đại học, phát triển lực lượng nghiên cứu khoa học và giảng viên, nâng cao chấtlượng dạy và học, nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ,nâng cao năng lực quản lý giáo dục đại học… Bên cạnh đó, một trong những giải phápđược nhiều nước trong khu vực quan tâm nhầm nâng cao chất lượng giáo dục đó là việc ápdụng các mô hình quản lý và đảm bảo chất lượng [kiểm soát chất lượng, đảm bảo chấtlượng, quản lý chất lượng tổng thể, đánh giá chất lượng…]. Hiện nay, áp dụng mô hìnhđảm bảo chất lượng cho việc nâng cao chất lượng giáo dục đại học với công cụ là đánh giáchất lượng [QA- Quality assurance] là xu hướng được nhiều nước sử dụng và việc này đãtạo nên những bước chuyển biến tích cực, nâng cao chất lượng giáo dục đại học.2. Quá trình đảm bảo chất lượng ở Việt NamQuá trình ĐBCL bắt đầu từ sự quản lý chất lượng bên trong cơ sở giáo dục đại học.Việc thiết kế và đưa ra các quy trình, cơ chế đảm bảo chất lượng vào thực hiện, mặc dù cósự hỗ trợ của các cơ quan bên ngoài, vẫn chủ yếu là trách nhiệm của các trường đại học.Các cơ sở giáo dục đại học đánh giá kết quả đầu ra, chất lượng sản phẩm theo các chuẩnmực nhất định và hiệu quả của các quy trình, cơ chế quản lý chất lượng. Để thực hiện đánhgiá ngoài, cơ sở giáo dục đại học phải tự đánh giá trước khi có sự tham gia của tổ chức bênngoài. Từ quá trình tự đánh giá phục vụ đảm bảo chất lượng, công khai hóa sự chịu tráchnhiệm và hướng tới mục tiêu đạt được quyền tự chủ nhiều hơn, các trường chứng minhrằng họ có khả năng chịu trách nhiệm đối với người tài trợ, người sử dụng dịch vụ và toànbộ xã hội.Sau khi có kết quả tự đánh giá của cơ sở giáo dục đại học, đoàn đánh giá ngoài sẽxem xét để kiểm nhận. Chứng nhận kiểm nhận có thể được cấp cho một chương trình đàotạo hoặc cho cả đơn vị trường. Quá trình dảm bảo chất lượng theo quy trình này được trìnhbày tóm tắt trong Sơ đồ sau:Sơ đồ 1. Quá trình đảm bảo chất lượng [GS.TS Nguyễn Lộc]Cơ sở GDĐT,chương trình đào tạoQLCL nội bộDẠYTựđánhgiáHỌCCải tiếnchất lượngThông tinđại chúngQuyết định kiểm định/ không kiểm địnhĐÁNHGIÁNỘIBỘBáo cáođánh giáĐÁNHGIÁNGOÀIBáo cáothẩm địnhTổ chức kiểmđịnh[Chứng nhận]Cơ quan quảnlý GDĐH[Công nhận]ĐÁNH GIÁ NGOÀI[chương trình đàotạo, hoặc cơ sở GDĐT]Đoàn đánh giáđộc lậpNhư vậy, đảm bảo chất lượng là sự phối hợp trách nhiệm giữa cơ sở giáo dục đại họcvới các cơ quan bên ngoài, nhưng trách nhiệm chính vẫn thuộc về các trường đại học. Chấtlượng chỉ có thể được duy trì và nâng cao nhờ hoạt động giảng dạy, học tập và quản lý chấtlượng trong nhà trường; là kết quả của sự tự đánh giá và điều chính trong hoạt động của cơsở giáo dục đại học. Nói cách khác, hoạt động quản lý chất lượng bên trong nhà trường làđiểm xuất phát, nền tảng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng giáo dục đại học của mộttrường.3. Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học trên thế giới3.1. Ở MỹĐảm bảo chất lượng là một quá trình hoạch định có hệ thống dùng để đánh giáchương trình hoặc một trường đại học nhằm xác định chuẩn mực giáo dục. Các trường đạihọc ở đây chủ yếu kết hợp tự điều chỉnh với sự kiểm định của các tổ chức chuyên môn phichính phủ [kiểm định các khóa học] và các hiệp hội kiểm định vùng [kiểm định các trườngđại học].Một số đặc điểm cơ bản ở Mỹ là kiểm định luôn luôn gắn liền với công tác tự đánhgiá. Thông qua tự đánh giá, trường được kiểm định cung cấp thông tin và các tài liệu cầnthiết cho công tác kiểm định. Về quy trình kiểm định, việc kiểm định luôn gắn liền vớiđánh giá đồng cấp, tức là những người có cùng chuyên môn tham gia đánh giá. Đối vớichuẩn mực đánh giá thì các chuẩn mực đánh giá ở đây thường mềm dẻo và được biến đổicho phù hợp với sứ mạng của từng trường.Quá trình kiểm định gồm các thành tố sau: Các chỉ số thực hiện, tự đánh giá và đánhgiá ngoài với tập hợp các tiêu chí và các chỉ số đánh giá.Thành tố 1, Các chỉ số: Là các dữ liệu định lượng về nguồn lực và việc thực hiện,gồm: nguồn kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị, thư viện; các mô tả về toàn bộ sinhviên, các chỉ số lựa chọn sinh viên nhập học, tình trạng duy trì tổng số sinh viên và tỷ lệ tốtnghiệp.Thành tố 2, Tự đánh giá [đánh giá trong]: Là mức độ thành tích đạt được so với cácchuẩn mực và sự tham vọng của nhà trường [mục đích, mục tiêu của trường]. Đánh giá củaphần này chủ yếu dựa vào thành tố 1 [các chỉ số thực hiện] và các yếu tố chủ quan.Thành tố 3, Đánh giá ngoài: Là đánh giá của các chuyên gia về thành tích củatrường, dựa vào những chuẩn mực. Báo cáo của đánh giá này được cấp cho hai đơn vị đólà trường đại học và cơ quan kiểm định.Đặc điểm quan trọng đối với kiểm định ở Mỹ là mục đích của kiểm định chất lượngkhông chỉ đảm bảo trường có trách nhiệm với chất lượng đào tạo mà còn mang lại độnglực cải tiến và nâng cao chất lượng chương trình đào tạo. Về nội dung kiểm định chươngtrình, ở Mỹ đã xác định việc kiểm định không chỉ tập trung đánh giá các yếu tố đầu vào màcòn chú trọng cả quá trình đào tạo và chất lượng sinh viên tốt nghiệp ra trường.Trường Đại học Standford [Đại học danh tiếng của Mỹ], Quá trình đảm bảo chấtlượng được áp dụng một tập hợp có chủ ý ở mỗi cấp độ thực hiện, gồm: Quá trình phêchuẩn chương trình và chương trình học mới, đánh giá chương trình theo định kỳ, đánh giáliên tục và thu thập dữ liệu. Các quá trình này liên quan đến quá trình chuẩn y, theo dõi kếtquả theo thời gian, và sử dụng kết quả đánh giá này để xem lại và cải thiện cấu trúc, cácquá trình, chương trình học và chương trình GD học.3.2. Ở ÚcCác chính sách, thái độ, hành động và quy trình cần thiết để đảm bảo chất lượng đangđược duy trì và nâng cao. Cơ quan chất lượng của đại học Úc [AUQA-Australian UniversitiesQuanlity Agency], hoạt động như một quốc gia một cách độc lập, có nhiệm vụ kiểm tra, giámsát, kiểm toán và báo cáo về hoạt động đảm bảo chất lượng của các trường đại học Úc. AUQAđược điều hành bời Hội đồng Bộ [với sáu thành viên], hoạt động độc lập với chính phủ, nhưnglại dưới sự chỉ đạo của Hội đồng Giám đốc [có năm thành viên, do Chủ tịch hiệp hội các trườngđại học]. Mục tiêu chính là cũng cố lòng tin của công chúng và thị trường quốc tế về chất lượngcủa các trường đại học Úc. AUQA tiếp cận cơ bản nhằm đánh giá chất lượng của các trường đạihọc dựa vào hệ thống kiểm soát bên trong của các trường kết hợp với sử dụng kiểm toán ngoài.Thêm vào đó, có một cơ quan quốc gia riêng chịu trách nhiệm về kiểm toán độc lập ngoài các hệthống bên trong của nhà trường.Trường Đại học Queenland [Học viện đứng đầu ở Úc về giảng dạy và nghiên cứu], camkết cung cấp khung mẫu cho quản lý và đảm bảo chất lượng. Tất cả các thành viên trong cộngđồng các trường đại học có thể đóng góp vào việc cải thiện liên tục thông qua một chu kỳ nốitiếp nhau: lập chiến lược, báo cáo và đánh giá. đảm bảo chất lượng và quản lý của trường là hoạtđộng nỗ lực tiếp cận các quá trình ở mọi cấp độ đều có động lực thúc đẩy và nâng cao chấtlượng, gắn với văn hóa tổ chức của nhà trường.3.3. Ở Thái LanĐảm bảo chất lượng được giới thiệu qua hệ thống kiểm tra của nhà trường, kiểm toán chấtlượng bên ngoài và kiểm định công nhận. Chú trọng các mục tiêu giáo dục đại học, sự thực hiện,các kết quả hay chỉ số học tập và cải tiến chất lượng. Cơ cấu đảm bảo chất lượng gồm hai mảngđộc lập nhưng gắn kết chặt chẽ với nhau: Đảm bảo chất lượng bên trong do Bộ Công tác Đại học[MUA-the Ministry of University Affairs] quản lý, còn đảm bảo chất lượng bên ngoài do Cụctiêu chuẩn GD và đánh giá chất lượng quốc gia [ONESQA-Office for National EducationalStandards and Quanlity Assessments] quản lý.Chức năng của ONESQA là thăm trường, cung cấp thông tin cho trường và Bộ Công tácđại học, viết báo cáo đánh giá, giám sát chất lượng đào tạo của các đơn vị.Chức năng của MUA là đẩy mạnh phong trào chất lượng trong toàn quốc, như: xây dựng hệthống đảm bảo chất lượng hoạt động thường xuyên, hỗ trợ các trường/khoa nghiên cứu về đảm bảochất lượng quốc tế, xã hội hóa công tác đảm bảo chất lượng, liên kết các trường, các tổ chức đảm bảochất lượng quốc tế. MUA còn yêu cầu các trường phải có hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong,đồng thời cung cấp cho các trường đại học hướng dẫn 9 lĩnh vực chuyên môn bên trong, gồm: sứmệnh, mục tiêu, kế hoạch; giảng dạy và học tập; các hoạt động vui chơi giải trí của sinh viên; nghiêncứu; dịch vụ GD phục vụ xã hội; giữ gìn văn hóa và nghệ thuật; quản lý hành chính; ngân sách; đảmbảo và nâng cao chất lượng.Hệ thống đảm bảo chất lượng ở các trường đại học của Thái Lan dựa trên nguyên tắc làmột mô hình “Đầu vào-Quá trình-Đầu ra” và đều phải tập trung vào việc dạy và học. Điểm chủyếu trong hệ thống đảm bảo chất lượng ở đây là các trường phải thành lập, có dẫn chứng bằng tàiliệu, thực hiện, duy trì và liên tục cải tiến hệ thống của mình. Hệ thống đảm bảo chất lượng gồm:Đánh giá trong [do các trường ĐH chịu trách nhiệm] 2 năm đánh giá một lần và đánh giá ngoài[do ONESQA thực hiện năm năm một lần, nếu đạt sẽ được cấp giấy chứng nhận].Trường Đại học Chulalongkorn [lớn nhất Thái Lan, xếp hạng 78 của hệ thống các trườngđại học trên thế giới], hệ thống đảm bảo chất lượng có ý tưởng từ năm 1996, việc tự đánh giáđược thông qua các cuộc thăm viếng của các chuyên gia trên cơ sở ba kiểu hoạt động căn bản[được coi là cơ sở cho hệ thống đảm bảo chất lượng của trường]: Kiểm soát, hỗ trợ và thanh trachất lượng giáo dục. Tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng của trường cơ bản là: “Giảng dạy-học tập,nghiên cứu, điều hành và hỗ trợ, các dịch vụ học thuật”. Điều này thể hiện quan điểm của trườngtrong việc đảm bảo chất lượng ở cấp trường, khoa và bộ môn ở cả ba giai đoạn: đầu vào, quátrình, đầu ra. Trong tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng giảng dạy-học tập thì phải hình thành cáchoạt động dạy-học, bao gồm: chương trình đào tạo, đội ngũ, quá trình giảng dạy-học tập, sinhviên, các yếu tố hỗ trợ cần thiết cho các hoạt động GD nhằm tạo những sinh viên tốt nghiệp cóchất lượng cao.4. Thực trạng đảm bảo chất lượng và quản lý chất lượng giáo dục đại học ở ViệtNam4.1. Chất lượng giáo dục đại học thấp so với yêu cầu thực tiễnGiáo dục đại học nước ta, bên cạnh những thành tựu đạt được, thì chất lượng đầu ra cònthấp so với yêu cầu do các điều kiện đầu vào và quá trình dạy học còn nhiều bất cập. Dư luậntrong và ngoài hệ thống giáo dục đại học đều cho rằng chất lượng giáo dục đại học không chỉthấp so với chuẩn mực quốc tế, khu vực mà còn ngay cả yêu cầu thực tiễn trong nước. Theo bảngxếp hạng của Webometric các trường đại học ở Việt Nam năm 2012. Mỹ thống trị 3263 trườngđược xếp hạng, trường đại học top đầu với đại học Havard thì Việt Nam chỉ có 117 trường đạihọc Việt Nam không có trường nào nằm trong tốp 1000.Bảng 1. Top 20 trường đại học Việt Nam do Webometrics xếp hạng năm 2012Đại họcMức độHiệndiện[PresenceRank]Mức độTác động[ImpactRank]Mức độTiếp cậnmở[OpennesRank]Mức độXuất sắc[ExcellenceRank]1051Đại học Quốc gia Hà Nội5001755953217121104Trường đại học Cần Thơ19037381317266231806Trường đại học Khoa học& Công nghệ Hà Nội85829083234226241923Trường đại học Kinh tếTP. Hồ Chí Minh3117174954081787Xếphạngở ViệtNamXếphạng ởThếgiới151949Trường đại học Thuỷ lợi62272404557460661998Trường đại học NôngLâm TP. Hồ Chí Minh215525942842279072227Trường đại học Báchkhoa, đại học Quốc giaTP. Hồ Chí Minh143720461993523082744Trường đại học Huế599633782892332093171Trường đại học Đà Nẵng3170441125384606103470Trường đại học Sư phạmTP. Hồ Chí Minh1187294460385230113597Trường đại học Hà Nội3470373646914606123653Trường đại học Khoahọc tự nhiên1019485842175230133736Trường đại học Mở TP.Hồ Chí Minh4220236858615230143984Trường đại học Giáodục [đại học Quốc giaHà Nội]3877432471253320154089Trường đại học Y dượcTP. Hồ Chí Minh4457601156943086164157Trường đại học Kinh tếQuốc dân7426460760383238174175Trường đại học Duy Tân1204652938525230184205Trường đại học Y tếcông cộng5798305583453656194466Trường đại học Côngnghệ TP. Hồ Chí Minh[HUTECH]3594336767545230204650Trường đại học Giaothông vận tải Hà Nội8296427741595230Nguồn: //www.webometrics.info/en/Asia/VietnamChú thích: Bảng xếp hạng Webometrics là gì?“Bảng xếp hạng trang web các trường đại học trên toàn thế giới” [Webometrics Ranking of WorldUniversities] là sáng kiến của phòng nghiên cứu Cybermetrics, thuộc Consejo Superior deInvestigaciones Científicas [CSIC], trung tâm nghiên cứu công lớn nhất của Tây Ban Nha [2]. Bảng xếphạng Webometrics được công bố vào năm 2004 và được cập nhật định kỳ mỗi năm hai lần vào tháng 1 vàtháng 7 sau một tháng hoàn tất thu thập dữ liệu [3].Mục tiêu của Webometrics là “khuyến khích và thúc đẩy việc đăng tải thông tin trên mạng internet”. Mụcđích chính là hỗ trợ các sáng kiến Tiếp cận Mở [Open Access initiatives] nhằm nâng cao khả năng tiếpcận các thông tin về nghiên cứu khoa học và tài liệu học thuật xuất bản dưới dạng điện tử. Do đó bảngxếp hạng không đánh giá các yếu tố về thiết kế trang web hay số lượng truy cập [4]. Như vậy, kết quả xếphạng của Webometrics chỉ hướng đến đánh giá về nội dung và mức độ hiện diện ở môi trường mạnginternet của các trường đại học thông qua trang web chứ không phải là bảng xếp hạng các trường đạihọc như Newsweek, Times Higher Education World University Rankings v.v…Tuy nhiên, những thứ hạng mà các trường đại học Việt Nam đạt được trong thời gian vừaqua đã thể hiện những sự thay đổi tương đối mạnh mẽ trong nhận thức và hoạt động của cáctrường về những cơ hội và thách thức mà môi trường internet mang lại.Đối với Việt Nam, sự quan tâm đến các bảng xếp hạng quốc tế là cần thiết để có thể xácđịnh được vị trí của giáo dục đại học Việt Nam so với thế giới. Tuy nhiên, để sự so sánh này có ýnghĩa, chúng ta cần hiểu rõ về các tiêu chí và phương pháp xếp hạng của từng hệ thống. Sự hiểubiết này cho phép ta lựa chọn một bảng xếp hạng phù hợp để giúp ta biết vị trí của mình, đồngthời xác định những đối tác quốc tế có điều kiện tương tự với Việt Nam nhưng có được vị trí tốthơn để có thể học hỏi và cải thiện. Qua bảng xếp hạng trên có thể thấy chất lượng giáo dục đạihọc Việt Nam đang ở “vùng trũng” trên bản đồ GD thế giới, công tác đảm bảo chất lượng chưađược chú trọng. Trong nhiều năm qua, giáo dục đào tạo gặp khó khăn nhiều nhất vẫn là việcđánh giá và kiểm tra do chúng ta cứ luẩn quẩn với cách đánh giá truyền thống, nêu thành tích, íttìm ra nguyên nhân tồn tại của chính mình. Do vậy, mặc dù hàng năm mỗi trường đều có rấtnhiều loại tổng kết, báo cáo nhưng vẫn không tìm ra nguyên nhân của yếu kém, lạc hậu. Cónhiều nguồn minh chứng nhận định rằng chất lượng đầu ra [người tốt nghiệp], cũng như chấtlượng đào tạo của hệ thống chưa đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội và chưa đáp ứngđược kỳ vọng của người sử dụng các dịch vụ mà các trường đại học cung cấp.4.2. Thiếu một hệ thống chỉ số thực hiện và chuẩn mực chất lượngCác cơ sở giáo dục đại học lạm dụng quyền tự chủ, như: Hạ chuẩn tuyển sinh; tuyển sốsinh viên nhiều hơn khả năng đào tạo mà không tính đến số lượng, chất lượng giảng viên, cơ sởvật chất; mở thêm ngành đào tạo ồ ạt mà không theo một chiến lược nào, đổ xô vào ngành “hot”mà bất chấp khả năng, mục tiêu, sứ mạng của mình, làm mất cân đối lớn trong xã hội. Nguyênnhân của vấn đề trên là giáo dục đại học vẫn chưa đưa vào sử dụng hệ thống chỉ số thực hiện vàchuẩn mực chất lượng làm cơ sở pháp lý.Một số trường đại học tư thục đang hoạt động trong điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị chưađủ [đi thuê của các trường khác] và sử dụng đội ngũ giảng viên cơ hữu từ các trường công lậpnên việc chủ động làm việc cho các trường tư thực không thường xuyên. Mặt khác, các trường tưthục không có đủ thư viện, tài liệu và sách vở phục vụ cho việc dạy và học.Thực trạng chất lượng giáo dục đại học chưa được đánh giá thông qua các chỉ số đầu vào,chỉ số quá trình đào tạo và chỉ số kết quả đầu ra. Hầu như các trường đại học chưa có thói quensử dụng hệ thống thông tin quản lý, các thông tin chưa được xây dựng trên cơ sở số liệu thống kêmà chỉ tính toán theo chỉ số thực hiện. Một vấn đề khác nữa là hệ thống giáo dục đại học nước tachưa hình thành nề nếp nhận thông tin định kỳ từ các cơ sở giáo dục đại học theo các chỉ số quyđịnh, và các trường cũng không có thói quen nhận thông tin phản hồi từ người tốt nghiệp vàngười sử dụng lao động để có cơ sở điều chỉnh chương trình, quy trình đào tạo hiện hành; việc sửdụng hệ thống các chỉ số thực hiện và xác định các chuẩn mực chất lượng tối thiểu là cần thiết vàcấp bách.4.3. Bộ máy, cơ chế và cán bộ chưa thay đổi phù hợp với phương thức quản lý mớiHiện nay, các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục đại học vẫn còn làm thay công việccủa các trường, [mặc dù hệ thống đang chuyển sang hướng phi tập trung hóa] mà chưa tập trungvào việc ban hành các chính sách và quy chế đã được thông qua.Các cơ sở giáo dục đại học, một mặt vẫn yêu cầu nhiều quyền tự chủ hơn, nhưng chưachủ động thực hiện các công việc quản lý của mình và nhất là chưa thể hiện sự chịu trách nhiệmvề chất lượng, giáo dục đại học đào tạo. Tính chịu trách nhiệm chưa cao thể thiện ở sự công khaivới nhà nước, cán bộ, sinh viên và xã hội những hoạt động của nhà trường theo các quy trình, cơchế được xây dựng và pháp lý hóa.5. Các giải pháp góp phần nâng cao công tác đảm bảo chất lượng giáo dục đại học ởViệt Nam- Các trường ĐH tổ chức nghiêm túc nhiệm vụ tự đánh giá [đánh giá nội bộ] và đổi mớihoạt động đào tạo, nghiên cứu và cung cấp các dịch vụ giáo dục. Phải tạo được sự ủng hộ và camkết mạnh mẽ của lãnh đạo; phát triển mạng lưới chuyên gia nắm được kỹ thuật, phương pháp vàtổ chức đánh giá; có nguồn tài chính phù hợp và có động lực đánh giá nhằm cải tiến và nâng caochất lượng.- Sớm phát triển hệ thống đánh giá ngoài bằng cách thành lập các tổ chức đảm bảo chấtlượng độc lập như: Trung tâm đảm bảo chất lượng giáo dục đại học, các tổ chức đảm bảo chấtlượng của các hiệp hội liên quan để tham gia đánh giá đôc lập trường ĐH. Đây sẽ là các tổ chứcchuyên môn, chịu trách nhiệm tổ chức đánh giá chất lượng.- Thành lập các tổ chức, hiệp hội về kiểm định chất lượng các trường đại học Việt Nam,trên cơ sở hoạt động của các hiệp hội sẽ giúp cho các trường có điều kiện thay đổi, nâng caotrình độ kiểm định, chất lượng đội ngũ đánh giá viên, thông qua việc trao đổi, chia sẻ kinhnghiệm trong nước và trên thế giới. Mặt khác, hiệp hội sẽ có tiếng nói khách quan và trọng lượngđối với việc đảm bảo chất lượng giáo dục đại học cũng như vấn đề liên quan đến chất lượng đàotạo.KẾT LUẬNĐảm bảo chất lượng giáo dục đại học là vấn đề mới triển khai trong vòng 10 năm trở lạiđây ở Việt Nam, nên thực trạng vẫn chưa được các cấp quản lý nhà nước về giáo dục, các trườngĐH quan tâm đúng mức và chưa đi vào hệ thống. Chất lượng giáo dục luôn là mối quan tâmhàng đầu của xã hội vì tầm quan trọng của nó đối với sự nghiệp phát triển đất nước. Đất nướcsuy, yếu hay mạnh, phụ thuộc phần lớn vào chất lượng sản phẩm của GD. Đối với giáo dục đạihọc nước ta đã, đang phấn đấu nâng cao chất lượng đào tạo, và xác định là nhiệm vụ quan trọngnhất, đang tìm những giải pháp rút ngắn khoảng cách về thứ hạng trên thế giới.Làm thế nào để nâng cao vị thế cũng như chất lượng giáo dục Việt Nam. Đây là một câuhỏi lớn cần có cái nhìn toàn diện mới có thể giải đáp được. Những nhà quản lý giáo dục ở các cơsở giáo dục đại học, và các cấp quản lý nhà nước về giáo dục cần nhanh chóng có biện pháp cảithiện chất lượng giáo dục. Những yếu kém chủ yếu là công tác đảm bảo chất lượng giáo dục củachúng ta chưa được quan tâm đúng mức, chưa đồng bộ và quyết liệt tổ chức thực hiện.Để việc nghiên cứu lý luận và áp dụng vào thực tiễn hoạt động tự đánh giá trong đảm bảochất lượng giáo dục ở các trường đại học được quan tâm đúng mức và thành hệ thống mang tínhkhoa học liên tục phát triển ở nước ta, các cấp quản lý hệ thống phải thành lập tổ chức chịu tráchnhiệm đánh giá ngoài; xây dựng cơ chế đánh giá ngoài... đảm bảo chất lượng giáo dục là côngviệc quan trọng cần được tập trung triển khai đồng bộ trong thời gian tới; cần phổ biến rộng rãicơ chế và hệ thống đảm bảo chất lượng trong các cơ sở giáo dục đại học; cần chuẩn bị đội ngũđáp ứng được hoạt động đảm bảo chất lượng của các cơ sở giáo dục đại học và toàn hệ thống.Tóm lại, nhiệm vụ quan trọng của các cơ sở giáo dục đại học nước ta bây giờ, và trongtương lai là phải quyết tâm nâng cao chất lượng giáo dục, tiến gần đến chuẩn chất lượng của cácnước phát triển trong khu vực và trên thế giới. Để thực hiện được nhiệm vụ trên, công tác đảmbảo chất lượng giáo dục ở các cơ sở giáo dục đại học cần phải được hình thành và phát triển, phùhợp với xu thế phát triển chung của thế giới, đồng thời là giải pháp thiết thực nâng cao chấtlượng đào tạo của các trường đại học. Việc học hỏi kinh nghiệm từ các trường đại học ở cácnước có nền giáo dục phát triển trên thế giới là rất cần thiết trong tiến trình hình thành, xây dựnghệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục.TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Nguyễn Lộc. GS.TS [2009], Quản lý chất lượng giáo dục [sơ thảo], Viện Khoa họcGiáo dục Việt Nam.2. Đảng Cộng sản Việt Nam [2011], Chiến lược phát triển KT-XH 2011-2020, NXB Chínhtrị quốc gia.3. Quốc hội 10 [2004], Nghị quyết số 37/2004/QH10 của Quốc hội chuyên đề về GD&ĐT.4. Bộ Giáo dục và Đào tạo [2007], Quyết định ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giáchất lượng GD trường đại học, Hà Nội.5. Bộ Giáo dục và Đào tạo [2012], Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2020.6. Đảng Cộng sản Việt Nam [2011], Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020, HàNội, 2011.7. Nhóm chuyên gia nghiên cứu cải tổ trường học của trường giáo dục thuộc đại họcHarvard-HGSE [2006], Cẩm nang cải tổ trường học [A Practical Guide to Transforming OurSchools, NXB Trẻ].8. Nguyễn Quang Giao [đại học Ngoại ngữ], Đảm bảo chất lượng GD và kinh nghiệm củamột số trường đại học trên thế giới, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, số 4[33], 2009.9. Bộ Giáo dục và Đào tạo [2009], Tài liệu dùng cho cán bộ quản lý trường phổ thông,giám sát, đánh giá trong trường học, NXB Hà Nội.10. International Conference [June 28-29, 2012], Responding to the 21st century demandsfor Educational Leadership and Management in Higher Education, Ho Chi Minh city.11. Asian Network for Quality Congress 2013, Program and Abstract Book SwissotelLe Concord, Bangkok, Thailand, October, 2013.

Video liên quan

Chủ Đề