Chức năng của ktct mln là gì

Hoàn thành cuộc cách mạng công nghiệp ở một loạt nước tư bản chủ nghĩa, mở đầu là ở nước Anh vào những năm 70 của thế kỷ XVIII và kết thúc vào những năm 20 của thế kỷ XIX, khi nền đại công nghiệp cơ khí được xác lập. Nó đem lại cho chủ nghĩa tư bản những kết quả sau:

- Biến lao động thủ công thành lao động máy móc và làm cho chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn công trường thủ công lên giai đoạn đại công nghiệp cơ khí.

- Làm cho chủ nghĩa tư bản chiến thắng hoàn toàn xã hội phong kiến và cho giai cấp vô sản phải phụ thuộc vào giai cấp tư sản cả về kinh tế lẫn kỹ thuật.

- Làm cho chủ nghĩa tư bản phát triển trên cơ sở vật chất-kỹ thuật của chính bản thân nó.

Do vậy đến đây chủ nghĩa tư bản bộc lộ đầy đủ những mâu thuẫn và bản chất cơ bản của nó như khủng khoảng, thất nghiệp…

 

1.2 Về chính trị - xã hội

Đại công nghiệp cơ khí ra đời dẫn tới sự xuất hiện một giai cấp mới - giai cấp vô sản [giai cấp công nhân công nghiệp]. Giai cấp này cùng với giai cấp tư sản hình thành nên hai giai cấp cơ bản trong xã hội tư bản. Giai cấp tư sản là giai cấp nắm toàn bộ tư liệu sản xuất, nắm quyền thống trị xã hội; giai cấp vô sản là giai cấp không còn tư liệu sản xuất, đi làm thuê cho giai cấp tư sản, cùng với sự phát triển của nền đại công nghiệp, giai cấp tư sản phát triển cả về mặt số lượng và mặt chất lượng.

Do bị áp bức và bị bóc lột nặng nề nên giai cấp vô sản đã từng bước đứng lên đấu tranh với giai cấp tư sản và đã trở thành những phong trào rộng lớn: phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân ở Lyon [Pháp]; phong trào hiến chương ở Anh… Nhưng tất cả những phong trào này đều mang tính tự phát, nên một yêu cầu khách quan phải có một lý luận khoa học để dẫn đường, nhằm đưa phong trào đấu tranh của công nhân từ tự phát lên tự giác.

 

1.3 Về mặt tư tưởng

Cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX có nhiều phát minh khoa học làm cơ sở lý luận cho việc lý giải các hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy. Đặc biệt có ba trào lưu tư tưởng lớn: Triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị Anh, chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp. Đây là những trào lưu có nhiều thành tựu khoa học để các nhà kinh tế học mác-xít kế thừa và phát triển.

Đối với triết học cổ điển Đức: Trong phép biện chứng duy tâm của F.Hegel, chủ nghĩa duy vật siêu hình của Feuerbach, các nhà kinh tế mác-xít đã khắc phục mặt duy tâm và siêu hình, đồng thời kế thưa phép biện chứng và chủ nghĩa duy vật của các ông để xây dựng nên phương pháp luận khoa học của mình, đó là phép duy vật biện chứng.

Đối với kinh tế chính trị Anh: các nhà kinh tế học mác-xít đã kế thừa những thành tựu khoa học của trường phái tư sản cổ điển về lý luận giá trị, tiền tệ, tiền công, lợi nhuận, địa tô… Đồng thời khắc phục những hạn chế, từ đó bổ sung, phát triển làm cho những lý luận trở lên hoàn chỉnh và khoa học.

Đối với chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp: các nhà kinh tế học mác-xít đã khắc phục tính không tưởng của họ là dựa vào nhà nước tư sản và lòng từ thiện của các nhà tư sản để xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, xây dựng xã hội mới. Từ đó đưa chủ nghĩa xã hội không tưởng thành khoa học.

Tóm lại, trên cơ sở kế thừa tinh hoa của nhân loại, kết hợp với thực tiễn của chủ nghĩa tư bản và với tài năng trí tuệ của mình Mác, Ăngghen và Lênin đã sáng lập và phát triển kinh tế chính trị mácxít.

 

2. Đặc điểm kinh tế chính trị Mác - Lênin

Kinh tế chính trị Mác - Lênin do C.Mác và Ăng-ghen sáng lập và Lênin phát triển trong điều kiện lịch sử mới.

Học thuyết kinh tế Mác - Lênin là sự kết thừa những tinh hoa của nhân loại

Những tư tưởng kinh tế xuất hiện rất sớm, ngay từ thời cổ đại và nó không ngừng được phát triển, đến chủ nghĩa tư bản những tư tưởng này phát triển trở thành những học thuyết kinh tế: trọng thương, trọng nông, tư sản cổ điển, tiểu tư sản, không tưởng… những học thuyết này có nhiều thành tựu đồng thời cũng có nhiều hạn chế. Mác, Ăngghen, Lênin đã kế thừa những thành tựu của họ và khắc phục những hạn chế để xây dựng lện học thuyết kinh tế chính trị Mác - Lênin.

Học thuyết kinh tế Mác - Lênin dựa trên phương pháp luận khoa học

Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu kinh tế chính trị Mácxít: Biện chứng duy vật, đồng thời còn sử dụng một loạt các phương pháp khác như: phương pháp trừu tượng hóa khoa học, lôgíc và lịch sư, phân tích, tổng hợp…

Với những phương pháp nghiên cứu như trên đã khắc phục được những hạn chế của các phương pháp nghiên cứu của các nhà kinh tế đi trước [quan sát, duy tâm khách quan, duy tâm chủ quan…] và đi vào nghiên cứu các hiện tượng, các quá trình kinh tế từ trong quá trình sản xuất vật chất, quá trình vận động phát triển, và trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau.

Học thuyết kinh tế Mác -Lênin là sự khái quát thực tiễn sinh động của chủ nghĩa tư bản

Những nhà kinh tế trước Mác sống trong thời kỳ chủ nghĩa tư đang trên đà phát triển theo chiều hướng tiến bộ chưa bộc lộ những mâu thuẫn và chưa bộc lộ đày đủ bản chất của nó nên những học thuyết của họ còn nhiều mặt hạn chế. Đến Mác, Ăngghen, Lênin thì chủ nghĩa tư bản đã hoàn thành cách mạng công nghiệp và quá trình công nghiệp hóa. Thực tiễn đó đã cho phép Mác và tiếp đó là Lênin đã phân tích một cách sâu sắc và đầy đủ về bản chất và quá trình vận động của chủ nghĩa tư bản.

Học thuyết kinh tế Mác - Lênin là nội dung căn bản của chủ nghĩa Mác - Lênin

Chủ nghĩa Mác - Lênin gồm ba bộ phận cấu thành: Triết học Mác-Lênin; Kinh tế chính trị Mác-Lênin; Chủ nghĩa xã hội khoa học.

Mỗi bộ phận có vị trí, vai trò và nội dung riêng, trong đó kinh tế chính trị là môn khoa học nghiên cứu mặt xã hội của quá trình sản xuất.

 

3. Quá trình hình thành và phát triển của học thuyết kinh tế chính trị Mác

3.1 Giai đoạn 1843 - 1848

Đây là giai đoạn hình thành cơ sở triết học và phương pháp luận của C.Mác và Ăngghen để đi vào nghiên cứu kinh tế chính trị. Lúc đầu các ông là những người dân chủ cách mạng, tích cực tham gia phong trào đấu tranh vì tự do dân chủ, bảo vệ lợi ích của nông dân, đòi tự do báo chí và bắt đầu tìm hiểu những vấn đề về kinh tế. Các ông đã xây dựng thế giới quan phương pháp luận khoa học - Phương pháp duy vật biện chứng. Đồng thời các ông chuyển từ lập trường dân chủ sang lập trường chủ nghĩa cộng sản.

Trong giai đoạn này, các ông viết một số tác phẩm sau:

“Bản thảo kinh tế-triết học” [1844]; “Lược thảo phê phán khoa kinh tế chính trị” [1844]; “Tình cảnh giai cấp lao động ở Anh” [1844]; “Hệ tư tưởng Đức” [1846]; “Sự khốn cùng của triết học” [1847]; “Lao động làm thuê và tư bản” [1849]; “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” [1848].

Trong những tác phẩm trên, Tuyên ngôn của Đảng cộng sản được coi là mốc mở đầu của thời đại mới trong lịch sử đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế. Đây là tác phẩm trình bày một cách xúc tích nhất những tư tưởng, quan điểm về: triết học, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa cộng sản khoa học của C.Mác và Ph.Ăngghen. Thể hiện cụ thể như sau:

- Các ông đã khẳng định cơ sở kinh tế là nhân tố quyết định chính trị, tư tưởng của thời đại, sản xuất vật chất là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Đặc biệt khi xã hội có giai cấp, thì lịch sử xã hội là lịch sử đấu tranh giai cấp và đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của xã hội loài người [các ông đã vượt khỏi tư tưởng duy tâm và siêu hình].

- Các ông đã xác định được đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị là nghiên cứu mặt xã hội của quá trình sản xuất và trao đổi những của cải vật chất nhất định của một xã hội., đồng thời các ông đi vào nghiên cứu các khái niệm, phạm trù, quy luật của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa: hàng hóa, tiền tê, tư bản, giá trị, sở hữu… và đi đến kết luận: những người cộng sản có nhiệm vụ xóa bỏ chế độ tư hữu.

- Các ông khẳng định phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải là phương thức tồn tại vĩnh viễn, nó tất yếu sẽ bị tiêu vong và được thay thế bằng một phương thức phát triển cao hơn - đó là phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa. Sứ mệnh lịch sử này là do giai cấp công nhân đảm nhận.

 

3.2 Giai đoạn 1848 - 1895

Đây là giai đoạn xây dựng và hoàn thành học thuyết kinh tế của C.Mác và Ph.Ăngghen, hạt nhân là bộ Tư bản.

Từ 1848 - 1856, các ông chuyển việc nghiên cứu từ lĩnh vực triết học sang lĩnh vực kinh tế chính trị, trước hết là đi vào tìm hiểu tình hình chính trị, xã hội của thế giới và đã viết một số tác phẩm: “Đấu tranh giai cấp ở Pháp” [1848-1850]; “Ngày mười tám Sương mù của Loui Bonaparte”; “Cách mạng và phản cách mạng ở Đức” [1851-1852].

Từ 1857 - 1858, C.Mác viết bản thảo kinh tế đầu tiên [không được xuất bản]. Ở đây, C.Mác trình bày những quan điểm của mình về đối tượng, phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị; về hàng hóa, tiền tệ, tư bản, lợi nhuận, lợi tức và về tuần hoàn, chu chuyển của tư bản.

Đến năm 1859, C.Mác viết tác phẩm “Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị”. Trong tác phẩm này ông tiếp tục trình bày những tư tưởng của mình về duy vật lịch sử, về hàng hóa, giá trị, tiền tệ.

Từ 1861 - 1863 C.Mác viết bản thảo kinh tế thứ hai gồm 23 quyển với 1472 trang và lấy tên là “Tư bản”. Trong bản thảo này, ông trình bày quá trình chuyển hóa của tiền thành tư bản, giá trị thặng dư tuyệt đối và tương đối, lợi nhuận bình quân, và sơ đồ tái sản xuất tư bản xã hội.

Từ 1864 - 1865 C.Mác viết bản thảo thứ ba và chuẩn bị tư liệu cho bản thảo thứ tư. Trong bản thảo thứ ba, ông trình bày về các loại hình tư bản.

Như vây, C.Mác dự kiến bộ Tư bản của ông gồm 4 quyển: Quyển I: Quá trình sản xuất của tư bản.

Quyển II: Quá trình lưu thông của tư bản.

Quyển III:Toàn bộ quá trình sản xuất của tư bản chủ nghĩa. Quyển IV: Phê phán lịch sử lý luận giá trị thặng dư.

Năm 1867, Quyển I bộ Tư bản được xuất bản bằng tiếng Đức, sau đó được tái bản bằng nhiều thứ tiếng khác nhau. Do điều kiện phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và sức khoẻ, ông thể tiếp tục xuất bản những quyển tiếp theo.

Sau khi C.Mác mất, Ăngghen kế tục sự nghiệp của ông. Ăngghen chỉnh lý và cho xuất bản 2 quyển tiếp theo vào những năm: 1885 và 1894.

Ăngghen cùng Mác viết tác phẩm Phê phán cương lĩnh Gôta, khi Mác mất ông đã viết tác phẩm Chống Đuyrinh để bảo vệ và phát triển học thuyết kinh tế của Mác. Thông qua tác phẩm này Ăngghen đã khái quát bộ Tư bản thành ba bộ phận: Triết học Mácxít; Kinh tế chính trị mácxít; Chủ nghĩa xã hội khoa học.

 

4. Những đóng góp của Mác và Ăng-ghen trong kinh tế chính trị

- Mác đưa ra quan điểm mới về đối tượng và phương pháp cỉa Kinh tế chính trị [Mà phương pháp trừu tượng hóa khoa học và phương pháp duy vật biện chứng là nền tảng].

- Mác đưa ra quan điểm lịch sử về sự phát triển kinh tế vào việc phân tích các phạm trù, các quy luật kinh tế.

- Dựa trên quan điểm lịch sử, Mác thực hiện một cuộc cách mạng về học thuyết giá trị - lao động [giải quyết được bết tắc cảu các trào lưu tư tưởng kinh tế trước đây].

- Công lao to lớn của Mác là xây dựng học thuyết giá trị thặng dư, hòn đá tảng của chủ nghĩa Mác.

- Công lao to lớn của Mác còn thể hiện ở một loạt phát hiện khác nhau như phân tích tích lũy tư bản, sự bần cùng hóa giai cấp vô sản, nghuyên nhân nạn thất nghiệp…

- Mác, Ăngghen đã dự đoán về những nội dung của xã hội tương lai.

- Lý luận kinh tế Mácxít đã vạch ra mâu thuẫn cơ bản của xác hội tư bản, vạch ra quy luật vận động tất yếu của lịch sử.

 

5. Sự bổ sung và phát triển của V.I.LêNin

5.1 Điều kiện mới

Về kinh tế: Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, đây là thời kỳ diễn ra cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ 2 - Phát minh ra năng lượng điện. Cơ khí hóa chuyển thành điện khí hóa làm thay đổi cơ cấu kinh tế của chủ nghĩa tư bản: công nghiệp nặng chiếm vị trí hàng đầu, đẩy mạnh quá trình tập trung sản xuất, cạnh tranh mạnh mẽ, khủng hoảng kinh tế… Từ đó xuất hiện các công ty, các xí nghiệp khổng lồ, xuất hiện các tổ chức độc quyền. Biến chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh thành chủ nghĩa đế quốc.

Về chính trị: Chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh chuyển thành chủ nghĩa đế quốc làm xuất hiện chiến tranh thế giới lần thứ nhất [1914-1918] để phân chia lại thị trường thế giới giữa các cường quốc đế quốc. Sau năm 1895 Ph. Ăngghen mất Quốc tế cộng sản II đi vào con đường phản bội chủ nghĩa Mác, xuất hiện yêu cầu cần phải bảo vệ chủ nghĩa Mác.

 

5.2 Quá trình hình thành và phát triển lý luận của V.Lênin

Giai đoạn trước Cách mạng Tháng Mười năm 1917

Đây là giai đoạn V.I.Lênin tiếp tục phát triển các lý luận về chủ nghĩa tư bản của C.Mác và Ph.Ăngghen, ông đi vào nghiên cứu giai đoạn mới của chủ nghĩa tư bản - chủ nghĩa đế quốc.

Ông viết một số tác phẩm: “Vấn đề dân tộc trong cương lĩnh của chúng ta” [1908]; “Chiến tranh và phong trào dân chủ - xã hội Nga” [1914]; “Sự phá sản của Quốc tế II” [1915]; “Chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản” [1916].

Tác phẩm nổi bật nhất là “Chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản”. V.I.Lênin đã trình bày được bản chất kinh tế - chính trị của chủ nghĩa đế quốc, đồng thời vạch ra được xu hướng vận động của chủ nghĩa đế quốc. đây là tác phẩm kế tục trực tiếp bộ Tư bản của C.Mác, là sự phát triển của chủ nghĩa Mác trong giai đoạn độc quyền.

Giai đoạn sau cách mạng Tháng Mười năm 1917 đến năm 1924

Đây là giai đoạn V.I.Lênin tiếp tục bổ sung, phát triển lý luận về chủ nghĩa đế quốc và đồng thời ông đi vào nghiên cứu mô hình chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ.

Ông đi vào viết một số tác phẩm: “Về bệnh ấu trĩ tả khuynh và tính tiểu tư sản" [1918]; “Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền Xôviết” [1918]; “Kinh tế chính trị trong thời đại chuyên chính vô sản” [1919]; “Bàn về thuế lương thực” [1921]; “Về tác dụng của vàng hiện nay và sau khi chủ nghĩa xã hội hoàn thành thắng lợi” [1922]; “Bàn về chế độ hợp tác xã” [1922]…

 

6. Những lý luận cơ bản của V.Lênin

6.1 Lý luận về tái sản xuất tư bản xã hội

Trên cơ sở lý luận tái sản xuất tư bản xã hội của C.Mác, V.I.Lênin đã bổ sung thêm một số điểm cho sát với hiện thực của xã hội tư bản trong giai đoạn phát triển mới của nó. Ông chia khu vực I - khu vực sản xuất tư liệu sản xuất thành hai khu vực nhỏ: Khu vực sản xuất tư liệu sản xuất để sản xuất tư liệu sản xuất và khu vực sản xuất tư liệu sản xuất để sản xuất tư liệu tiêu dùng; đồng thời ông cho cấu tạo hữu cơ c/v thay đổi, qua thực tiễn 4 năm, ông đã rút ra quy luật ưu tiên phát triển tư liệu sản xuất [thực chất là phát triển công nghiệp nặng]. Do đó quy luật này chỉ phát huy tác dụng trong điều kiện nền đại công nghiệp cơ khí.

 

6.2 Lý luận về chủ nghĩa đế quốc

Chủ nghĩa đế quốc không phải là một chính sách, mà là một giai đoạn phát triển cao của chủ nghĩa tư bản, là kết quả của quá trình vận động phát triển dưới sự tác động của các quy luật kinh tế nội tại của nó, đặc biệt là quy luật cạnh tranh tự do đưa tới tập trung sản xuất. Tập trung sản xuất phát triển đến một mức độ nhất định thì dẫn tới độc quyền.

Chủ nghĩa đế quốc có 5 đặc điểm kinh tế nổi bật: Tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền; Tư bản tài chính và đầu sỏ tài chính; Xuất khẩu tư bản; Các tổ chức độc quyền phân chia thị trường thế giới; Các nước đế quốc phân chia lãnh thổ thế giới.

V.I.Lênin cũng vạch rõ tính quy luật của việc chuyển chủ nghĩa tư bản độc quyền thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước [chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự dung hợp, lệ thuộc của nhà nước vào các tổ chức độc quyền và nhà nước trở thành tư bản khổng lồ tham gia vào quá trình bóc lột công nhân].

Chủ nghĩa tư bản độc quyền và độc quyền nhà nước vẫn nằm trong khuôn khổ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, chỉ là sự thay đổi về hình thức của chủ nghĩa tư bản.

V.I.Lênin đã rút ra quy luật phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản. Do đó, Cách mạng vô sản có thể nổ ra ở một số nước, thậm chí ở một nước kinh tế kém phát triển.

 

6.3 Lý luận về xây dựng chủ nghĩa xã hội

Dựa trên những tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen và chủ nghĩa xã hội, sau Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, V.I.Lênin đã vận dụng vào xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Nga thông qua hai mô hình:

+ Mô hình chính sách cộng sản thời chiến:

+ Mô hình chính sách kinh tế mới - NEP:

Là sự đổi mới của V.I.Lênin cả về phương diện lý luận cả về chỉ đạo thực tiễn về xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ. Nội dung của mô hình:

- Về thời kỳ quá độ

+ Về sở hữu và các thành phần kinh tế

- Về phát triển kinh tế hàng hóa

- Về xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội

- Về mô hình hợp tác xã.

Như vậy, V.I.Lênin là người bổ sung, phát triển học thuyết kinh tế của C.Mác và Ph. Ăngghen, hình thành nên học thuyết kinh tế Mác - Lênin.

7. Tóm tắt

7.1 Về hoàn cảnh ra đời của kinh tế chính trị Mác - Lênin:

Kinh tế chính trị Mác – Lênin ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XIX thời kỳ mà phương thức sản xuất TBCN đã khẳng định được sự chiến thắng của nó đối với phương thức sản xuất phong kiến.

- Về kinh tế: Đây là giai đoạn phát triển của nền đại công nghiệp cơ khí ở các nước tư bản

- Về chính trị - xã hội: Đại công nghiệp cơ khí ra đời dẫn tới sự xuất hiện một giai cấp mới - giai cấp vô sản. Giai cấp này cùng với giai cấp tư sản hình thành nên hai giai cấp cơ bản trong xã hội tư bản. Do bị áp bức và bị bóc lột nặng nề nên giai cấp vô sản đã từng bước đứng lên đấu tranh với giai cấp tư sản Nhưng tất cả những phong trào này đều mang tính tự phát, nên một yêu cầu khách quan phải có một lý luận khoa học để dẫn đường, nhằm đưa phong trào đấu tranh của công nhân từ tự phát lên tự giác.

- Về tư tưởng: Cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 có nhiều phát minh khoa học làm cơ sở lý luận cho việc lý giải các hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy. Đặc biệt có ba trào lưu tư tưởng lớn: Triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị Anh, chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp.

- C.Mac[1818 – 1883] và Ph.Engels [1820 – 1895] là những người sáng lập chủ nghĩa Mác trong đó kinh tế chính trị là một trong 3 bộ phận cấu thành. Sau đó được Lênin phát triển trong điều kiện lịch sử mới.

 

7.2 Những nội dung cơ bản của kinh tế chính trị Mác - Lênin:

- Kinh tế chính trị Mác - Lênin vạch ra những mâu thuẫn nội tại của chủ nghĩa tư bản, đã đưa ra những luận chứng kinh tế có tính chất quá độ lịch sử về chủ nghĩa tư bản, chỉ ra sứ mệnh của giai cấp vô sản và sự tất yếu của cách mạng xã hội chủ nghĩa để chuyển lên chủ nghĩa cộng sản. Lý luận này là nguồn sức mạnh, là ánh sáng soi đường cho cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản để tiến tới xã hội tương lai.

- Trong điều kiện CNTB chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền, Lênin tiếp tục bảo vệ và phát triển lý luận kinh tế của Mác, chỉ ra những đặc điểm kinh tế cơ bản của thời kỳ quá độ, vạch ra kế hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hội boa gồm các nội dung: Quốc hữu hoá, công nghiệp hoá, hợp tác hóa và cách mạng văn hoá tư tưởng.

- Chính sách kinh tế mới của Lênin có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp khôi phục và phát triển kinh tế của nước Nga sau chiến tranh đồng thời cũng có ý nghĩa quốc tế to lớn đối với nhiều nước trên thế giới khi bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Chủ Đề