Vụ việc mang tính hình sự là gì

Dấu vết hình sự là những phản ánh vật chất, hình thành và tồn tại trong mối quan hệ tất yếu với sự việc mang tính hình sự, cần được phát hiện, thu thập, đánh giá và sử dụng trong đấu tranh phòng ngừa tội phạm. Ở đây, chỉ nói về một khía cạnh thuộc tính phản ánh của dấu vết. Tức là sự phản ánh đặc điểm bề ngoài của một vật [vật tạo dấu vết] lên một vật khác [vật tiếp nhận dấu vết] do hành vi phạm tội gây ra [dấu vân tay, vân chân, dấu giày, quần áo, răng, đường xe chạy vv…]. Trên vật tiếp nhận dấu vết có thể phản ánh các đặc điểm như hình dạng, kích thước, đặc điểm bề mặt của vật tạo dấu vết. Trên cơ sở các dấu vết này Giám định viên hình sự có thể thực hiện việc đồng nhất chúng với một vật cụ thể khác.

Ví dụ: tại hiện trường thu được một nhóm dấu vân tay. Sau khi bắt được nghi can, họ lấy dấu vân tay của anh ta để gửi đi trưng cầu giám định. Giám định viên sẽ so sánh dấu vân tay đó với dấu vân tay thu được ở hiện trường. Nếu cho kết quả trùng nhau [đồng nhất] thì tức là nghi can đã từng ở hiện trường.

Loại dấu vết này còn có thể cho biết về khoảng thời gian chúng được hình thành. Trên cơ sở đó có thể biết được tại thời điểm gây án nghi can có mặt ở hiện trường hay không. Từ đó khẳng định trong khoa học điều tra hình sự, dấu vết vật chất luôn là “người chỉ đường” tin cậy nhất, nếu ta tôn trọng chúng và nắm vững quy luật tồn tại, tác động cũng như biến đổi của chúng, xét mối quan hệ hình thành và tác động qua lại của dấu vết, đặc điểm từng loại dấu vết đối với từng đối tượng bị tác động, nhưng chúng ta phải loại trừ các yếu tố tác động của môi trường có thể làm sai lệch đến qui luật tác động khách quan của dấu [như mưa, gió, côn trùng,…].

Nhưng xét về giá trị thông tin, thì chưa biết dấu vết nào của vật mang dấu vết [bị tác động] được xem là chứng cứ. Khi mỗi vụ việc mang tính hình sự [có dấu hiệu hình sự] thì tất yếu sẽ xảy ra và tồn tại dấu vết lên vật bị tác động. Trong đó dấu vết nó sẽ tồn tại những giá trị thông tin về dấu vết hình sự để truy nguyên đối tượng tạo vết - nghi can trong điều tra vụ án hình sự.

Khoa học hình sự đã định hướng cho chúng ta cách tiếp cận, sử dụng cũng như giá trị bất dịch của dấu vết hình sự. Tuy nhiên, để nó được xem là chứng cứ sử dụng để chứng minh tội phạm cần phải được phát hiện, thu thập xử lý, bảo quản…theo một trình tự nghiêm ngặt của pháp luật hình sự, cụ thể là phải hiểu và thực hiện đúng các Điều 86 BLTTHS năm 2015: “Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án” và Điều 89 BLTTHS năm 2015: “Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án” và trình tự thu thập vật chứng theo quy định tại Điều 105 BLTTHS năm 2015: “Phải được thu thập kịp thời, đầy đủ, mô tả đúng thực trạng vào biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án. Trường hợp vật chứng không thể đưa vào hồ sơ vụ án thì phải chụp ảnh, có thể ghi hình để đưa vào hồ sơ vụ án. Vật chứng phải được niêm phong, bảo quản theo quy định của pháp luật”.

Khởi tố là gì? Vai trò và ý nghĩa của khởi tố vụ án hình sự là gì? Cơ sở để khởi tố vụ án hình sự là gì? Ai là người ra quyết định khởi tố vụ án hình sự? Phân biệt giữa khởi tố vụ án và khởi tố bị can. Tất cả sẽ được Luật Nguyễn Hưng tư vấn giải đáp chi tiết kèm theo các ví dụ cụ thể trong bài viết sau đây.

Mục lục

Khởi tố là gì?

Khởi tố là giai đoạn đầu tiên trong quá trình tố tụng, trong giai đoạn này, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành điều tra và xác định dấu hiệu phạm tội hay không đối với các hành vi gây nguy hiểm cho xã hội. Khởi tố bao gồm khởi tố vụ án và khởi tố bị can. Khởi tố bị can thông thường được thực hiện sau khi có quyết định khởi tố vụ án, trừ một số trường hợp đặc biệt.

Khởi tố là gì?

Khởi tố vụ án hình sự được hiểu như thế nào?

Trình tự, thủ tục giải quyết một vụ án hình sự thông thường trải qua các giai đoạn chính bao gồm: giai đoạn khởi tố, giai đoạn điều tra, giai đoạn truy tố và giai đoạn xét xử và thi hành án.

Khởi tố vụ án hình sự là một giai đoạn tố tụng độc lập, mở đầu các hoạt động điều tra. Trong giai đoạn này, cơ quan có thẩm quyền tiến hành các hoạt động để xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm trong các hành vi gây nguy hiểm cho xã hội. Từ đó đi đến việc kết luận ra  quyết định khởi tố vụ án hình sự hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự đối với hành vi trên.

>> Xem thêm: Khởi kiện là gì? Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự như thế nào?

Cơ sở khởi tố một vụ án hình sự

Tại Điều 143 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 quy định về căn cứ khởi tố vụ án hình sự, chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ sau:

  • Tố giác của cá nhân;
  • Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
  • Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
  • Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;
  • Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;
  • Người phạm tội tự thú.
Khởi tố vụ án hình sự

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại được quy định tại Điều 155 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015, chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các Điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật Hình sự 2015 khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.

Ngoài ra, không được khởi tố vụ án hình sự khi có một trong các căn cứ quy định tại Điều 157 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015.

Ai là người ra quyết định khởi tố vụ án hình sự?

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự được quy định tại Điều 153 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 như sau:

  • Cơ quan điều tra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với tất cả vụ việc có dấu hiệu tội phạm, trừ những vụ việc do cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
  • Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp quy định tại Điều 164 của Bộ luật này.
  • Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp:

+ Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;

+ Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;

+ Viện kiểm sát trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm hoặc theo yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử.

  • Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm.

Như vậy, người ra quyết định khởi tố vụ án hình sự là Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra; Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện kiểm sát các cấp.

Vai trò và ý nghĩa của khởi tố vụ án hình sự

Vai trò

Vai trò của khởi tố hình sự được thể hiện như sau:

  • Khởi tố vụ án hình sự là sự phản ứng nhanh chóng từ phía Nhà nước đối với mỗi hành vi phạm tội. Điều này giúp phát hiện, điều tra và xử lý có căn cứ và đúng pháp luật hành vi phạm tội và người phạm tội, đồng thời là phương tiện cơ bản để thực hiện tốt nguyên tắc không tránh khỏi trách nhiệm trong thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụng hình sự, tránh bỏ lọt tội phạm;
  • Ngoài ra, việc quyết định khởi tố vụ án hình sự một cách thiếu cân nhắc kỹ, vội vàng sẽ kéo một loạt hậu quả tiêu cực tiếp theo trong việc truy cứu tố tụng hình sự ở các giai đoạn tố tụng hình sự nên khởi tố vụ án hình sự cũng góp phần loại trừ, ngăn chặn kịp thời việc này. Chẳng hạn như xét xử một cách vô căn cứ và trái pháp luật, làm oan những người vô tội;
  • Là một giai đoạn tố tụng hình sự cơ bản và quan trọng để tăng cường pháp chế, bảo vệ các quyền và tự do của công dân trước khi khởi tố bị can và áp dụng các biện pháp nghiệp vụ của giai đoạn điều tra, cùng với các giai đoạn tố tụng hình sự khác góp phần có hiệu quả vào cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm trong toàn xã hội.

Ý nghĩa

  • Góp phần bảo đảm cho việc phát hiện nhanh chóng mọi hành vi phạm tội;
  • Xác lập cơ sở pháp lí để cơ quan có thẩm quyền tiến hành các hoạt động điều tra;
  • Góp phần bảo đảm quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

Phân biệt giữa khởi tố vụ án và khởi tố bị can

Khởi tố vụ ánKhởi tố bị canĐối tượng quyết định khởi tốHành vi có dấu hiệu phạm tộiNgười hoặc pháp nhân có hành vi phạm tội gây nguy hiểm cho cộng đồng, xã hội.Căn cứ khởi tốCăn cứ vào Điều 143 BLTTHS 2015

Chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ:

– Tố giác của cá nhân;

– Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

– Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;

– Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;

– Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;

– Người phạm tội tự thú.

 

Căn cứ vào Điều 179 BLTTHS 2015

Sau khi đã có quyết định khởi tố vụ án, cơ quan điều tra sẽ tiến hành điều tra vụ án. Từ đó, nếu có đủ căn cứ để xác định một người hoặc pháp nhân đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm thì Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị bị can. Quyết định khởi tố bị can phải được sự phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp với cơ quan điều tra.

Thẩm quyền ra quyết định khởi tốCó 04 cơ quan:

– Cơ quan điều tra.

– Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;

– Viện kiểm sát;

– Hội đồng xét xử.

 

Có 03 cơ quan:

– Cơ quan điều tra.

– Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;

– Viện kiểm sát.

 

Thời điểm khởi tốKhi cơ quan có thẩm quyền xác định có dấu hiệu tội phạm

 

Khi có đủ căn cứ để xác định một người hoặc một pháp nhân đã thực hiện hành vi vi phạm.

 

Ví dụ về khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị can

Vào cuối năm 2021, có lẽ chúng ta vẫn chưa quên vụ bé gái 8 tuổi bị bạo hành dã man dẫn đến tử vong. Vụ án này đã gây phẫn nộ dư luận và mang tính đặc biệt nghiêm trọng.

Theo các nguồn tin của báo chí, VKSNT TP HCM đã phê chuẩn các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm gia của công an cùng cấp đối với bị can Nguyễn Võ Quỳnh Trang [SN 1995, quê Gia Lai] về tội “Giết người” và “Hành hạ người khác”. Liên quan đến vụ án, VKSND TP HCM cũng đã phê chuẩn các quyết định của công an đối với bị can Nguyễn Kim Trung Thái [SN 1985, ngụ Quận 1, TP HCM] về tội “Hành hạ người khác” và “Che giấu tội phạm”.

Qua ví dụ trên các bạn chắc hẳn đã có cái nhìn tổng quan hơn về khái niệm khởi tố vụ án hình sự. Nếu bạn đọc cần tư vấn và giải đáp các vấn đề về khởi tố hay tố dụng. Vui lòng gửi câu hỏi về Luật Nguyễn Hưng qua email vplsnguyenhung@gmail.com. Hoặc liên hệ qua điện thoại: [028] 6650 6738 – [028] 6650 8738 để được tư vấn trực tiếp.

Thế nào được gọi là vụ án?

Vụ án là một vụ việc có dấu hiệu trái pháp luật mang tính chất hình sự hoặc tranh chấp giữa các chủ thể pháp luật được đưa ra tòa án hoặc cơ quan trọng tài giải quyết.

Khởi tố vụ án hình sự là gì?

Khởi tố vụ án hình sự có thể được hiểu hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng xác định có sự việc phạm tội để tiến hành điều tra phát hiện tội phạm. Đây một giai đoạn tố tụng độc lập, mở đầu các hoạt động điều tra.

Vụ án hình sự phát sinh khi nào?

Theo đó, khi một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm thì phải chịu trách nhiệm hình sự và bị xử lý hình sự. Điều này cũng vì thế mà làm phát sinh vụ án hình sự.

Chứng cứ tố tụng hình sự là gì?

Chứng cứ trong vụ án hình sự là những có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật Tố tụng hình sự quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.

Chủ Đề