Có bao nhiêu cách để trở thành một lính cứu hỏa

Nghề phòng cháy chữa cháy được người dân quen gọi là lính cứu hỏa hay lính 114. Nghề này bảo vệ tính mạng và tài sản cho người dân trong những vụ hỏa hoạn nguy hiểm bằng cách chiến đấu với ngọn lửa hung dữ.


Họ, những người lính cứu hỏa phải “trực chiến” 24/24 và cả 7 ngày trong tuần, 12 tháng trong năm. Nghề này đòi hỏi phải có sức khoẻ dẻo dai, tinh thần thép và có thái độ hợp tác bởi lính cứu hoả phải luôn làm việc theo đội. Nghề này có thể khiến bạn căng thẳng liên miên nhưng cũng có thể khiến bạn cảm thấy cuộc sống của mình thật ý nghĩa khi cứu được những người gặp nạn và bảo vệ tài sản cho họ.

Cùng nghe ông Hoàng Thế Chung nguyên chiến sĩ trong tiểu đội cứu hộ của trung tâm Phòng cháy chữa cháy [PCCC] Thanh Hóa đã về hưu và hiện là giám đốc Công ty PCCC Thanh Hóa chia sẻ để hiểu thêm về nghề này:

"Tôi rất tự hào, hãnh diện vì mình đã là một người lính cứu hỏa. Nếu cho tôi chọn lại, tôi chũng chọn nghề này: nghề sống chung với lửa, nghề suốt ngày cứ căng mình, thót tim khi nghe một tiếng chuông dài: báo cháy."

Vào nghề 

Từ nhỏ tôi đã thích làm công an, chiến sĩ, thích mặc bộ quân phụ mà xanh lá cây đậm. Lần đầu tiên khoác lên mình bộ đồng phục, chính thức mang trên người trách nhiệm của một người lính là khi tôi 26 tuổi. Bộ đồ quá nóng! Nhưng mình không muốn cởi ra. Vì sau mấy năm phấn đấu ước mong nhỏ mới trở thành sự thật - trở thành lính PCCC.

Khi đã vào nghề, cả ngàn lần khoác bộ đồng phục này lên người là bấy nhiêu lần tôi nhắc nhở mình còn công việc, còn trách nhiệm với gia đình mỗi khi nghe tiếng còi xe chữa cháy lại thót tim vì lo lắng cho sự an toàn của tôi.


Một tiếng chuông dài…

Một tiếng chuông dài… Tập hợp! Mình đang ngủ nên lớ mớ quơ luôn cái gối chạy quáng quàng lên xe. Mấy anh em thấy vậy cười ngặt nghẽo chọc thằng lính trẻ mới vào nghề. Một người bạn đồng nghiệp an ủi: “Có gì đâu, ai ở đây cũng vậy hết. Nghe hiệu lệnh một cái là dù đang tắm cũng để nguyên xà bông mà chạy”. Dần dần, mình hiểu rằng sống với nghề lính chữa cháy là sống chung với áp lực công việc.

Khi không ở ca trực, mỗi chiến sĩ PCCC phải biết tự rèn luyện đạo đức cũng như sức khoẻ. Khi làm việc thì kỷ luật, thận trọng và công tâm. Mỗi hành động, quyết định của bọn mình hoặc có thể dẫn đến hậu quả làm thiệt hại cả tỉ đồng hoặc có thể cứu được sinh mạng của một con người.

Cả ngàn lần tôi nghe thấy tiếng chuông tập hợp. Nghe riết tưởng mình sẽ “trơ” ra, sẽ không còn cảm giác với hiệu lệnh: có đám cháy! Nhưng không, cho đến bây giờ tôi cũng còn giật mình khi nghe hồi chuông dài quen thuộc đó vì nó báo hiệu ở một nơi nào đó đang có cháy, nhà cửa, tài sản, sinh mạng nhiều người vẫn trông chờ sự có mặt kịp thời, nhanh chóng của chúng tôi.

Sự sống chết

Nghề này luôn phải đối diện với những tình huống nguy hiểm chết người. Từ những lần như thế mình biết thế nào là giá trị của sự sống-cái chết. Và, hơn thế nào hết mình ý thức được trách nhiệm mỗi khi làm việc.


Cả ngàn lần tôi chứng kiến cái chết trong những đám cháy. Đi qua gần hết đời người, tôi hiểu hơn bao giờ giá trị của sự sống, cái chết, về tình người những khi hoạn nạn. Nó đặt vào tâm tôi hai chữ: Nhân - nghĩa, ông Chung nói.

Điểm tựa gia đình

Mẹ khoe với hàng xóm về nghề của con mình. Có ai biết rằng cách đó mấy tháng biết tin mình về đội cứu hộ mẹ khóc quá chừng kêu bỏ nghề vì vừa nguy hiểm vừa… khó kiếm vợ. Nhưng bây giờ mẹ đã hiểu và tự hào với nghề của con trai. Mấy đứa nhỏ cũng thường khoe về anh trai. Bao nhiêu đó cũng đủ cho mình không thể lùi bước trước mọi khó khăn, rủi ro. Bao nhiêu đó cũng để mình có thêm nghị lực ở lại với nghề!

Con nhỏ ghi sơ yếu lý lịch. Phần nghề nghiệp của cha, nó đề: công an. Tự dưng tôi thấy tự hào, hãnh diện ghê. Tôi học không cao, đi lính rồi gắn bó với nghề PCCC luôn. Mấy đứa nhỏ đứa nào cũng học hành tới nơi tới chốn, biết thương yêu cha mẹ, gia đình, biết tự hào về nghề nghiệp của cha mẹ. Khi về hưu tôi và con trai mở một công ty nhỏ chuyên cung cấp thiết bị PCCC Thanh Hóa để phần nào được tiếp tục sống với nghề PCCC. Như thế với tôi là đủ. Nếu có chọn lại, tôi cũng chọn nghề này.

Biên Thùy

Quy định pháp luật về điều kiện làm việc trong lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy. Điều kiện làm cảnh sát phòng cháy chữa cháy.

Quy định pháp luật về điều kiện làm việc trong lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy. Điều kiện làm cảnh sát phòng cháy chữa cháy.

Điều kiện làm việc trong lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy

Theo quy định tại Luật Công an Nhân dân 2014, căn cứ thực tiễn yêu cầu công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Chính phủ quy định việc thành lập Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Theo đó, Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy là 1 bộ phận trong hệ thống tổ chức của Công an Nhân dân.

Việc công dân  được tuyển chọn vào làm trong cảnh sát phòng cháy, chữa cháy phải tuân theo các điều kiện tuyển chọn công dân vào Công an Nhân dân và được quy định cụ thể theo căn cứ tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư 30/2009/TT-BCA quy định tuyển chọn công dân vào Công an Nhân dân về Tiêu chuẩn tuyển chọn.

1, Tiêu chuẩn chính trị

– Là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có địa chỉ thường trú trên lãnh thổ Việt Nam, có lý lịch bản thân và gia đình rõ ràng, nghiêm chỉnh chấp hành đường lối chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoặc đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Đối với cán bộ, học sinh dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo có thể tuyển thanh niên ưu tú, đủ điều kiện để kết nạp vào Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.

Công dân có chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư, trình độ Tiến sỹ, Thạc sỹ, tốt nghiệp đại học hệ chính quy hạng giỏi, xuất sắc có thể tuyển những người chưa là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoặc chưa là đoàn viên Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

– Đảm bảo các quy định cụ thể khác của Bộ trưởng Bộ Công an về tiêu chuẩn chính trị của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân.

2, Phẩm chất đạo đức: Có phẩm chất, tư cách đạo đức tốt

Xem thêm: Trách nhiệm của phòng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy

3, Trình độ học vấn

Tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc trung học bổ túc

4, Trình độ khoa học kỹ thuật

– Công dân tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp; cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề loại hình đào tạo tập trung chính quy, hạng tốt nghiệp trung bình khá trở lên.

– Những địa bàn có nguồn tuyển khó khăn như:

+ Các tỉnh phía Nam [từ Quảng Trị trở vào], trừ đối tượng có hộ khẩu thường trú ở thành phố, thị xã;

+ Khu vực miền núi, vùng cao, vùng xa, biên giới, hải đảo của các tỉnh phía Bắc [các đối tượng tuyển tự nguyện cam kết công tác tại địa bàn này thời gian tối thiểu 10 năm kể từ khi có quyết định tuyển chọn];

Có thể tuyển công dân tốt nghiệp đại học, cao đẳng chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề ở các loại hình đào tạo, hạng tốt nghiệp trung bình.

Xem thêm: Nghiêm cấm hành vi không bố trí đường giao thông, vị trí tiếp cận khu vực có hỏa hoạn cho xe chữa cháy và các phương tiện chữa cháy cơ giới khác hoạt động theo quy định

5, Tuổi đời:

Tuổi đời từ 18 đến 30 [tính đến ngày quyết định tuyển chọn], các trường hợp tốt nghiệp đại học hệ chính quy hạng gỏi, xuất sắc, trình độ Thạc sỹ, Bác sỹ chuyên khoa cấp I, cấp II có thể tuyển đến 35 tuổi, có chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư, trình độ Tiến sỹ có thể tuyển đến 45 tuổi, trường hợp đặc biệt có độ tuổi cao hơn do Bộ trưởng quyết định.

6, Sức khỏe

Bảo đảm tiêu chuẩn sức khỏe tuyển chọn cán bộ theo quy định của Bộ; thể hình, thể trạng cân đối giữa chiều cao và cân nặng, không dị hình, dị dạng, không mắc bệnh kinh niên, mãn tính; không sử dụng ma túy và các chất gây nghiện; đạt các tiêu chuẩn về chiều cao, thị lực như sau:

– Chiều cao

Đối với Nam từ 1m62 trở lên;

Đối với Nữ từ 1m58 trở lên.

– Thị lực:

Xem thêm: Xử phạt khi thiết bị tiêu thụ điện không đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy

Thị lực không kính: mỗi mắt đạt 9-10/10, tổng thị lực 2 mắt có thể đạt từ 19 – 20/10.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

Tuyển công dân có trình độ khoa học kỹ thuật để làm công tác khoa học kỹ thuật được đào tạo, cụ thể là: Kỹ thuật nghiệp vụ I, Kỹ thuật nghiệp vụ II, Kỹ thuật hình sự, Thông tin, Cơ yếu, Tin học; làm công tác hành chính: đánh máy, văn thư lưu trữ, thông tin thư viện; làm công tác y tế: bác sỹ, y sỹ, dược sỹ; làm công tác giảng dạy: giáo viên, giảng viên; làm công tác báo chí, xuất bản, nghiên cứu khoa học; làm công tác quản lý xây dựng cơ bản [kỹ sư xây dựng, kiến trúc sư]; các chuyên gia giỏi, chuyên gia đầu ngành, công dân có đủ sức khỏe công tác lâu dài, riêng chiều cao có thể thấp hơn quy định trên nhưng không được thấp dưới 1m58 đối với Nam; 1m54 đối với Nữ; thị lực có thể mang kính cận, viễn thị không quá 3 điốp đạt tổng thị hai mắt từ 19-20/10 [trường hợp đặc biệt do Bộ trưởng quyết định].

7, Năng khiếu

Công dân được tuyển chọn để bố trí ở những đơn vị làm công tác nghiệp vụ công an phải là người bình tĩnh, nhạy cảm, nhanh nhẹn, có trí nhớ tốt, có các tiêu chuẩn cần thiết về năng khiếu Công an do các Tổng cục, Bộ Tư lệnh, Vụ, Cục … trực thuộc Bộ trưởng quy định đối với hệ lực lượng.

Hiện nay, trong các văn bản pháp luật hiện hành không quy định rõ tiêu chuẩn chính trị, phẩm chất đạo đức cũng như lý lịch gia đình và bản thân cụ thể như thế nào thì đủ điều kiện để gia nhập vào lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, các điều kiện về nhân thân theo quy định trên đối với tiêu chuẩn tuyển chọn Công an Nhân dân nếu đã đáp ứng được thì dĩ nhiên sẽ đáp ứng đối với điều kiện trong lực lượng này. Các quy định cụ thể có thể nằm trong các văn bản lưu hành nội bộ, không công khai.

Video liên quan

Chủ Đề