Có được so sánh nhất trong quảng cáo không năm 2024

(VOV) -Luật Quảng cáo quy định không quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một”.

Từ 1/1/2013, 10 Luật sẽ có hiệu lực, trong đó có Luật Quảng cáo. Luật Quảng cáo quy định cấm quảng cáo hàng hóa, dịch vụ như: Thuốc lá; rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên; sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo; thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc; các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục; súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao và các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích động bạo lực; các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác do Chính phủ quy định khi có phát sinh trên thực tế.

Ngoài ra, Luật Quảng cáo cũng quy định, cấm quảng cáo làm tiết lộ bí mật Nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh, quốc phòng; quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam; quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội…

Bên cạnh đó, quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố.

Không quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác.

Không quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh.

Luật cũng quy định đối với phát thanh, truyền hình: Không được phát sóng quảng cáo trong các chương trình Chương trình thời sự; chương trình phát thanh, truyền hình trực tiếp về các sự kiện chính trị đặc biệt, kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc./.

Sản phẩm quảng cáo phục vụ cho hoạt động thương mại nhưng vẫn có những quy định cụ thể. Marketer cần đảm bảo quảng cáo có tính nghệ thuật nằm trong khuôn khổ của pháp luật hiện hành. Vậy việc truyền tải thông điệp trong quảng cáo cần tuân theo những chuẩn mực nào? Marketer khi sản xuất quảng cáo cần lưu ý những gì? Cùng ColorMedia tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Lưu ý khi sử dụng lối so sánh “nhất” trong quảng cáo

Ngoài ra, Khoản 11 Điều 8 Luật quảng cáo 2012 nghiêm cấm: “Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ ‘nhất’, ‘duy nhất’, ‘tốt nhất’, ‘số một’ hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.”

Đã có một số trường hợp vi phạm và nhận mức phạt cho hành vi của mình. Cụ thể, tháng 09/2022, một đơn vị thực hiện quảng cáo tại Quảng Ngãi đã bị xử phạt 16 triệu đồng khi có hành vi quảng cáo không đúng với nội dung đã đăng ký. Theo đó, Sở Văn hoá, Thể Thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi đã cấp phép quảng cáo cho đơn vị với nội dung “Chuyên thuốc điều trị ung thư theo đơn bệnh viện”. Nhưng sau đó, đơn vị thực hiện quảng cáo đã sửa đổi nội dung thành “Chuỗi nhà thuốc 1 chuyên đặc trị ung thư”.

Có được so sánh nhất trong quảng cáo không năm 2024

Quảng cáo vi phạm khi không đúng với nội dung đăng ký

Marketer nên cẩn trọng khi viết "nửa Anh nửa Việt"

Hiện nay để tiếp cận đối tượng khách hàng trẻ, nhiều doanh nghiệp hiện nay đã sử dụng lối nói ngôn ngữ mạng, ngôn ngữ của các bạn trẻ (teencode) hoặc lối nói nửa Việt nửa Anh trong quảng cáo. Tuy nhiên trường hợp này đã vi phạm Điều 18 Luật Quảng cáo 2012. Trong các sản phẩm quảng cáo phải có nội dung thể hiện bằng tiếng Việt, trừ những trường hợp sau:

  • Nhãn hiệu hàng hoá, khẩu hiệu, thương hiệu, tên riêng bằng tiếng nước ngoài hoặc các từ ngữ đã được quốc tế hoá không thể thay thế bằng tiếng Việt.
  • Sách, báo, trang thông tin điện tử và các ấn phẩm được phép xuất bản bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài.
  • Chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài.
  • Trong trường hợp sử dụng cả tiếng Việt, tiếng nước ngoài trên cùng một sản phẩm quảng cáo thì khổ chữ nước ngoài không được quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt và phải đặt bên dưới chữ tiếng Việt; khi phát trên đài phát thanh, truyền hình hoặc trên các phương tiện nghe nhìn, phải đọc tiếng Việt trước tiếng nước ngoài.

Có được so sánh nhất trong quảng cáo không năm 2024

Trường hợp nhãn hiệu, tên riêng bằng tiếng nước ngoài vẫn có thể sử dụng trong ngôn ngữ quảng cáo

Không ghi đơn vị tiền tệ là “k” trong ấn phẩm quảng cáo

Quảng cáo ngày nay đã trở nên phổ biến hơn cả thông qua nhiều hình thức và phương tiện khác nhau: TV hay qua Internet, biển quảng cáo ở các siêu thị,.. Tuy nhiên, trước sự phát triển của Internet, đặc biệt là mạng xã hội, một số doanh nghiệp muốn “bắt trend”, sử dụng ngôn ngữ của giới trẻ để tạo dấu ấn, bất chấp việc này vi phạm đến quy định của pháp luật về ngôn ngữ quảng cáo. Và điều này khiến tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Cụ thể vào tháng 2/2022, biển quảng cáo của một ứng dụng đặt xe đã gây tranh cãi với thông tin khuyến mãi “Tặng 300k cho bạn mới”. Nhiều người cho rằng, chữ “k” trong biển quảng cáo ý chỉ đơn vị là “nghìn đồng” theo cách dùng của nhiều bạn trẻ hiện nay. Trường hợp này thương hiệu đã vi phạm nội dung quảng cáo về đơn vị tiền tệ của Việt Nam theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước 2010. Theo đó, Luật Ngân hàng Nhà nước 2010 tại Điều 16 có quy định về “đơn vị tiền” của nước ta là “Đồng”, ký hiệu quốc gia là “đ”, ký hiệu quốc tế là “VND”. Như vậy, chữ “k” trong biển quảng cáo không là ký hiệu chính thức dùng để nói và viết liên quan đến tiền Việt Nam.

Có được so sánh nhất trong quảng cáo không năm 2024

Ấn phẩm quảng cáo vi phạm gây khó hiểu cho du khách nước ngoài

Xin giấy phép cho các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt

Theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 181/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Nghị định 123/2018/NĐ-CP), doanh nghiệp muốn quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt cần phải xin giấy phép từ cơ quan có thẩm quyền. Các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đặc biệt bao gồm: thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế, trang thiết bị y tế, sản phẩm sữa và sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ, dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón,...

Là đơn vị sản xuất cho hàng trăm doanh nghiệp dược phẩm, FMCG, mỹ phẩm ColorMedia cần phải nắm rõ những quy tắc quảng cáo để không làm ảnh hưởng đến thương hiệu và sản phẩm.

TVC quảng cáo dược phẩm của ColorMedia được xuất hiện trên truyền hình

Mức phạt các trường hợp vi phạm trong quảng cáo

Đối với ngôn ngữ không đúng quy định

Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định cụ thể mức phạt hành chính trong lĩnh vực văn hoá và quảng cáo. Điều 35 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

  • Quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà không thể hiện bằng tiếng Việt. Trừ những trường hợp nhãn hiệu hàng hóa, khẩu hiệu, thương hiệu, tên riêng bằng tiếng nước ngoài.
  • Các từ ngữ đã được quốc tế hóa không thể thay thế bằng tiếng Việt; sách, báo, trang thông tin điện tử và các ấn phẩm được phép xuất bản bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài; chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài;
  • Quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà thể hiện khổ chữ nước ngoài vượt quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt và không đặt bên dưới chữ tiếng Việt trong trường hợp trên cùng một sản phẩm quảng cáo có sử dụng cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài (trừ trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 48 Nghị định này).

Đồng thời buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa hoặc thu hồi sản phẩm báo, tạp chí in quảng cáo vi phạm khoản 2 Điều 35 Nghị định 38/2021/NĐ-CP. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP).

Như vậy, doanh nghiệp cần lưu ý các quy định về tiếng nói chữ viết trong quảng cáo mức phạt hành chính vi phạm có thể lên đến 10 triệu đồng. Mặc dù hiểu được rằng doanh nghiệp muốn hướng tới đối tượng khách hàng trẻ. Mặc dù vậy, quảng cáo là hình thức có độ lan tỏa cao nên việc sử dụng ngôn ngữ quảng cáo trước hết phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

Đối với doanh nghiệp không có giấy phép cho hàng hóa dịch vụ đặc biệt

Theo khoản 1 Điều 49 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, tổ chức có hành vi “quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo theo quy định” sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp vi phạm sẽ bị tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh từ 01 tháng đến 03 tháng nếu quảng cáo thuốc, quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm, quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà vi phạm 02 lần trở lên trong thời hạn 06 tháng; và bị buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc buộc thu hồi xuất bản phẩm, tạp chí in quảng cáo.

ColorMedia một trong những đơn vị uy tín được các doanh nghiệp lựa chọn để thực hiện các chiến dịch quảng cáo, video marketing, booking studio,... Để đi được 12 năm trên con đường truyền thông quảng cáo, ColorMedia đặc biệt lưu tâm đến các vấn đề về luật pháp và vi phạm bản quyền. Nhờ đó các thương hiệu thuộc lĩnh vực khó quảng cáo nhất như dược phẩm cũng luôn yên tâm khi hợp tác cùng ColorMedia. Liên hệ ngay với chúng tôi qua tổng đài 0776.511.511 để được tư vấn tốt nhất nhé!

Có được so sánh nhất trong quảng cáo không năm 2024

Bình An

Là một nhân sự đã gắn bó lâu dài với ColorMedia trong mảng Content Marketing, Bình An luôn nỗ lực đem đến cho người đọc những chia sẻ hữu ích nhất