Có nên bóp mụn trứng cá ung

Mụn dù ở dạng không viêm bao gồm mụn đầu trắng, mụn đầu đen hay dạng viêm như mụn sẩn, mụn mủ, mụn bọc đều gây cảm giác khó chịu cho người mắc phải. Nặn mụn hay còn gọi là lấy nhân mụn, là biện pháp cơ học sử dụng lực từ bên ngoài của tay hoặc các vật hỗ trợ như tăm bông, cây nặn mụn, kim nhọn... để loại bỏ nhân mụn và chất nhờn ra khỏi bề mặt da. Đối với mụn viêm, biện pháp này còn loại bỏ thêm cả phần mủ đang mưng tại các nốt mụn. Hành động này sẽ tức thời giảm tải cho các lỗ chân lông, mang đến cảm giác dễ chịu ngay lập tức cho người mắc phải các tình trạng mụn khác nhau.

Có nên bóp mụn trứng cá ung

Thao tác nặn mụn hay còn gọi là lấy nhân mụn (hình minh họa)

Vai trò của nặn mụn trong liệu trình điều trị mụn trứng cá theo khuyến cáo của các Hiệp hội Da liễu

Theo Hướng dẫn điều trị mụn hiện hành của Hiệp hội Da liễu Hoa Kỳ và Hiệp hội Da liễu Nhật Bản, nặn mụn (lấy nhân mụn) theo đúng chuẩn y khoa được xem là giải pháp lựa chọn cho mụn đầu trắng, mụn đầu đen và một số trường hợp mụn viêm mặc dù bằng chứng y học của phương pháp này rất hạn chế. Hay nói cách khác, dù không có nghiên cứu lâm sàng về hiệu quả của việc lấy nhân mụn trong điều trị mụn trứng cá nhưng các chuyên gia da liễu vẫn cho rằng lợi ích phương pháp này đã được ghi nhận qua quá trình thực hành từ rất lâu trên lâm sàng và khuyến nghị tiếp tục ứng dụng như là một phương pháp bổ trợ trong liệu trình điều trị mụn.

Có nên bóp mụn trứng cá ung

Nặn mụn được đề cập trong hướng dẫn điều trị mụn hiện hành của Hiệp hội Da liễu Hoa Kỳ (comedo removal) và Hiệp hội Da liễu Nhật Bản (comedo extraction).

Tuy nhiên, cần hiểu rằng nặn mụn chỉ giúp loại bỏ các nhân mụn đã hình thành ra khỏi bề mặt da mà không giúp ngăn ngừa sự hình thành của các nhân mụn mới. Nặn mụn không có vai trò trong việc điều hòa hay tác động vào các cơ chế bệnh sinh của mụn trứng cá bao gồm sự gia tăng keratin hóa tại cổ nang lông, gia tăng số lượng vi khuẩn P. acnes, tăng sản xuất bã nhờn và phản ứng viêm tại chỗ. Điều trị mụn chuẩn y khoa cần có sự kết hợp giữa 2 nhóm phương pháp vật lý và hóa học cùng điều trị nội khoa để có được phác đồ tác động toàn diện đến tất cả các cơ chế bệnh sinh của mụn.

Cũng cần phân biệt rõ giữa lấy nhân mụn chuẩn y khoa và việc dùng tay sờ, cạy hay tự nặn mụn tại nhà.

Các lợi ích của nặn mụn chuẩn y khoa

Nên nhớ các lợi ích của nặn mụn chỉ có được khi thực hành theo đúng chuẩn y khoa. Các lợi ích của nặn mụn chuẩn y khoa có thể đề cập đến bao gồm:

  • Nhân mụn một khi đã hình thành thì nếu không được tác động để lấy ra khỏi bề mặt da sẽ không thể tự mất đi, mãi mãi nằm dưới da và gây tắc nghẽn lỗ chân lông, làm lỗ chân lông giãn to. Do đó, lấy nhân mụn sẽ giúp giảm tải và thông thoáng lỗ chân lông một cách nhanh chóng, hỗ trợ quá trình điều trị mụn nhanh và hiệu quả hơn.
  • Đối với trường hợp mụn viêm có nhiễm khuẩn, lấy nhân mụn chuẩn y khoa còn giúp hạn chế mụn phát triển nặng hơn và lây lan sang các vùng da khác.

Vì sao không nên tự ý nặn mụn tại nhà

Như đã nói ở trên, nặn mụn chỉ mang lại lợi ích cho việc điều trị mụn nếu được thực hành theo đúng chuẩn y khoa, tuyệt đối không tự ý nặn mụn hay dùng tay sờ cạo vùng da bị mụn vì các lý do dưới đây:

  • Tự ý nặn mụn hay dùng tay sờ cạo lên vị trí nốt mụn dễ gây tổn thương bề mặt da, làm vi khuẩn dễ xâm nhập hơn vào bên trong da. Nặn mụn cũng có thể làm trì giảm quá trình chữa lành vết thương tự nhiên của da, kéo dài hơn thời gian cần thiết để da phục hồi sau mụn.
  • Nặn mụn tại nhà thường bỏ qua các bước tiệt khuẩn kỹ càng trước và sau khi thực hiện, thậm chí một số người còn nặn mụn bằng tay mà không rửa tay hay mang găng tay nên tăng khả năng nhiễm trùng, biến mụn không viêm thành mụn viêm và/hoặc làm cho mụn viêm hiện có lan rộng, dẫn đến nguy cơ cao hình thành sẹo mụn.
  • Nặn mụn viêm (mụn bọc, mụn nang) có chứa mủ do bị nhiễm trùng có thể gây lây lan vi khuẩn vào các lỗ chân lông và nang lông khác và tạo điều kiện cho mụn lan rộng hơn ra vùng da xung quanh.
  • Nặn mụn tại nhà thường bỏ qua khâu xông hơi nóng giúp giãn nở lỗ chân lông. Do vậy phải dùng lực mạnh để đẩy được nhân mụn ra khỏi lỗ chân lông làm cấu trúc da bị tổn thương, tăng tạo sắc tố dẫn đến các vết thâm mụn kéo dài.

Nặn mụn (lấy nhân mụn) chuẩn y khoa là gì và khác biệt thế nào so với nặn mụn thông thường

Chỉ các sơ sở y tế nơi có Bác sĩ Da liễu thực hành y khoa mới có thể đảm bảo “chuẩn y khoa” cho liệu trình lấy nhân mụn. Lấy nhân mụn chuẩn y khoa giúp loại bỏ nhân mụn ngay tức thời với độ an toàn cao tức không gây lây nhiễm chéo giữa các khách hàng và hạn chế đến mức tối thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn, không để lại sẹo thâm hay sẹo rỗ sau mụn. Lấy nhân mụn chuẩn y khoa phải đảm bảo các tiêu chí sau:

  • Dụng cụ lấy nhân mụn phải được tiệt trùng theo đúng chuẩn y khoa theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
  • Tay của nhân viên y tế thực hiện thao tác lấy nhân mụn phải đảm bảo vô khuẩn và lực dùng để lấy nhân mụn phải vừa phải, tránh gây trầy xước vùng da bị mụn. Nhân viên y tế phải thay găng vô khuẩn trước và sau khi lấy nhân mụn.
  • Tùy tính chất và kích thước nốt mụn mà nhân viên y tế sẽ sử dụng dụng cụ lấy nhân mụn phù hợp. Phải lấy được trọn nhân mụn, thậm chí là các nhân mụn ẩn và mụn viêm nằm sâu dưới da.
  • Vùng da cần lấy nhân mụn được sát khuẩn với dung dịch sát trùng và rửa lại bằng nước muối sinh lý trước và sau khi lấy nhân mụn, tránh được tối đa nguy cơ nhiễm trùng da.

Các bước của quy trình lấy nhân mụn chuẩn y khoa

Dưới đây là các bước cơ bản của quy trình lấy nhân mụn chuẩn y khoa thực hiện tại Phòng khám Doctor Acnes:

Bước 1: Làm sạch da mặt giúp làm tẩy sạch lớp trang điểm, làm sạch sâu và tẩy tế bào chết.

Bước 2: Xông hơi nóng làm mềm da, giãn nở lỗ chân lông, tạo điều kiện cho việc lấy nhân mụn dễ dàng hơn, giúp giảm thiểu tối đa cảm giác đau cũng như tổn thương trên da.

Bước 3: Hút chất nhờn và các nhân mụn mở trên bề mặt da.

Bước 4: Sát khuẩn và lấy nhân mụn theo đúng chuẩn y khoa, đảm bảo tiêu chí an toàn và không để lại sẹo thâm. Sát khuẩn lần nữa sau khi lấy nhân mụn để hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào các vùng da đang có tổn thương.

Có nên bóp mụn trứng cá ung

Lấy nhân mụn chuẩn y khoa tại Phòng khám Doctor Acnes.

Bước 5: sử dụng tia điện tím diệt khuẩn vùng da vừa lấy nhân mụn, ngay cả những vi khuẩn nằm sâu bên dưới lỗ chân lông.

Bước 6: đắp mặt nạ trị mụn giúp giảm viêm, se khít lỗ chân lông và làm sáng da sau lấy nhân mụn.

Ngoài những bước lấy nhân mụn nêu trên, tùy theo tình trạng da của mỗi người, Bác sĩ Da liễu có thể chỉ định thêm các liệu pháp trị mụn khác như chiếu ánh sáng sinh học, xung ánh sáng mạnh IPL, quang động trị liệu giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mụn và giảm viêm triệt để hơn.

Tóm lại, cần tránh hoàn toàn việc nặn mụn tại nhà hay dùng tay sờ cạy mụn vì tiềm ẩn nguy cơ gây nhiễm khuẩn lan rộng cũng như hình thành vết thâm mụn và sẹo rỗ kéo dài về sau. Khi gặp phải tình trạng mụn, bạn nên đến các Phòng khám Da liễu uy tín để được thăm khám và chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp bởi bác sĩ Da liễu, trong đó có lấy nhân mụn chuẩn y khoa khi cần thiết.

Phòng khám Da Liễu Doctor Acnes

Phòng khám chuyên trị mụn và sẹo mụn theo chuẩn y khoa

Địa chỉ: 283/34 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 12, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 07 0838 0878 - 07 7717 7017

Website: doctoracnes.com - doctoracnes.vn

Fanpage: Fb.com/doctoracnesvn