Công ty sử dụng chiến lược khác biệt hóa năm 2024

Mỗi một doanh nghiệp khi bắt đầu kinh doanh đều cần xây dựng cho mình một chiến lược cụ thể. Tất nhiên, trên con đường đó không thể tránh khỏi sự cạnh tranh của các đối thủ trong cùng lĩnh vực. Do đó, việc xây dựng và triển khai chiến lược khác biệt hóa trở nên vô cùng quan trọng.

Trong bài viết này, PMS sẽ giúp bạn hiểu về tầm quan trọng cũng như cách để tạo ra một chiến lược khác biệt hóa. Cùng tìm hiểu ngay thôi nào!

Mục lục

Chiến lược khác biệt hóa thực chất là một chiến lược kinh doanh nhằm tạo sự khác biệt cho sản phẩm/ dịch vụ để giúp nó nổi bật hơn so với đối thủ, nhằm mang lại sự hiệu quả trong việc thu hút khách hàng mục tiêu.

Cụ thể, khác biệt hóa sản phẩm là chiến lược có thể tập trung vào giá cả hàng hóa hấp dẫn, tính năng sản phẩm độc đáo, chất lượng hay hình ảnh sản phẩm nổi bật đề để giành được sự quan tâm và thị phần từ phía khách hàng.

Công ty sử dụng chiến lược khác biệt hóa năm 2024

Theo Philip Kotler – nhà kinh tế học nổi tiếng, ông giải thích rằng:

Sự khác biệt hóa là hành động thiết kế những điểm khác biệt để phân biệt sản phẩm của mình với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Một sản phẩm khác biệt khi bản thân nó mang tính độc đáo. Nó có thể phân biệt dựa trên hình thức, hình dạng, chất lượng, độ bền, độ tin cậy, khả năng sửa chữa, kiểu dáng, thiết kế hoặc một số tính năng khác của sản phẩm.

\>> Xem ngay: Chiến lược là gì? Mục tiêu, vai trò và cách xây dựng

2. Tầm quan trọng của chiến lược khác biệt hóa sản phẩm

Công ty sử dụng chiến lược khác biệt hóa năm 2024

2.1 Tạo ra điểm khác biệt

Nhờ việc tập trung thiết kế các sản phẩm có tính độc đáo, khác biệt và mang lại giá trị cao cho khách hàng. Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm giúp doanh nghiệp tạo ra điểm khác biệt và lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ trên thị trường.

2.2 Giảm thiểu cạnh tranh

Chiến lược khác biệt hóa giúp giảm thiểu sự cạnh tranh về giá và thu hút khách hàng bởi các giá trị độc đáo mà sản phẩm mang lại. Khách hàng sẽ ít quan tâm đến giá cả khi sản phẩm thực sự đáp ứng đúng nhu cầu và có giá trị sử dụng vượt trội.

Ngoài ra, sản phẩm khác biệt cũng tạo ra rào cản gia nhập thị trường cho các đối thủ mới. Đối thủ phải có nhiều nguồn lực và thời gian để nghiên cứu và phát triển sản phẩm tương tự.

2.3 Thiết lập Brand Loyalty

Tính năng sản phẩm độc đáo, khác biệt sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu. Khi khách hàng đã quen với việc sử dụng sản phẩm của bạn, họ sẽ ít có xu hướng chuyển sang thương hiệu khác.

2.4 Tối ưu hóa lợi nhuận

Khác biệt hóa mang lại lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp bởi sản phẩm có thể định giá bán cao hơn, đồng thời chi phí chăm sóc khách hàng sẽ được tiết kiệm nhờ sự trung thành đã được thiết lập từ đầu .

Ngoài ra, chiến lược khác biệt hóa còn giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp thị và chốt sales nhờ vào sự độc đáo của sản phẩm. Người tiêu dùng cũng dễ nhận biết và ghi nhớ các đặc điểm nổi bật của sản phẩm.

3. Các loại chiến lược khác biệt hóa tốt nhất

Công ty sử dụng chiến lược khác biệt hóa năm 2024

3.1 Khác biệt về tính năng sản phẩm

Áp dụng chiến lược này sẽ giúp bạn thiết kế ra các tính năng và công dụng độc đáo cho sản phẩm. Những điểm khác biệt đó có thể là áp dụng công nghệ mới, thiết kế sáng tạo, tích hợp sử dụng các tiện ích… với mục đích cuối cùng là để đáp ứng tốt hơn nhu cầu, cũng như sự kỳ vọng của khách hàng.

Một ví dụ điển hình của chiến lược khác biệt hóa ta có thể thấy từ thương hiệu Apple với chiếc điện thoại iPhone. Nó luôn dẫn đầu thị trường với nhiều tính năng độc đáo như màn hình cảm ứng, camera selfie, nhận diện khuôn mặt… Chiến lược của họ đặc biệt thành công khi mọi thời điểm ra mắt sản phẩm mới đều nhận được sự chú ý và quan tâm lớn từ phía khách hàng.

3.2 Khác biệt hóa về giá cả

Khi nghĩ đến giá cả, thường chúng ta sẽ nghĩ đến việc cung cấp sản phẩm với mức giá thấp hơn thị trường, nhưng sản xuất sản phẩm với mức giá cao cũng là một chiến lược để giúp bạn trở nên khác biệt. Bạn không nghe nhầm đâu!

Giá thấp sẽ giúp thu hút khách hàng nhạy cảm về giá, tăng khả năng cạnh tranh với mức giá hấp dẫn. Ví dụ hãng hàng không giá rẻ AirAsia, VietJet đưa ra mức giá vé máy bay thấp hơn nhằm thu hút phân khúc khách hàng trẻ tuổi và có mức thu nhập trung bình.

Giá cao hơn dựa trên cung cấp giá trị và lợi ích vượt trội cho sản phẩm để khách hàng sẵn sàng chi trả nhiều hơn. Điển hình như thời gian gần đây chúng ta biết đến Thái Công – một thương hiệu đang “làm mưa làm gió” trên nền tảng Tiktok nhờ áp dụng chiến lược khác biệt hóa, các sản phẩm đồ nội thất của Thái Công có giá bán cao gấp nhiều lần các sản phẩm tương tự nhờ thương hiệu, chất lượng cao cấp. Qua đó thu hút được rất nhiều sự quan tâm và tương tác.

3.3 Khác biệt hóa về chất lượng

Chiến lược khác biệt hóa nhấn mạnh vào điểm khác biệt về chất lượng, độ bền của sản phẩm so với các đối thủ cùng phân khúc. Doanh nghiệp sử dụng nguyên vật liệu tốt hơn, quy trình sản xuất chặt chẽ, kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt để nâng cao chất lượng sản phẩm. Sản phẩm chất lượng cao thường có tuổi thọ, độ bền cao hơn, ít hỏng hóc và chi phí bảo trì thấp. Như ô tô của Toyota nổi tiếng bền bỉ, ít xảy ra tình trạng hỏng hóc so với các hãng khác.

Công ty sử dụng chiến lược khác biệt hóa năm 2024

3.4 Khác biệt hóa về dịch vụ

  • Tập trung vào việc cung cấp dịch vụ khách hàng, nhằm mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng.
  • Đào tạo nhân viên chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, thân thiện và hiệu quả.
  • Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, bảo hành, bảo trì tốt. Xử lý nhanh chóng các vấn đề của khách hàng.

Chiến lược này thường dành cho những doanh nghiệp đã “trung hòa” về “điểm khác biệt trong sản phẩm”. Họ sẽ sử dụng dịch vụ như những “điểm cộng” để tạo ra sự thiện cảm với thương hiệu.

Cụ thể như Thế giới di động nổi tiếng với dịch vụ phục vụ chuyên nghiệp, thân thiện. Các chế độ khuyến mãi, hậu mãi, chăm sóc khách hàng luôn được đánh giá cao.

3.5 Khác biệt hóa về thương hiệu

Chiến lược khác biệt hóa trong thương hiệu giúp xây dựng một hình ảnh gần gũi, dễ in sâu trong tâm trí khách hàng thông qua các phương tiện truyền thông, quảng cáo. Chiến lược thương hiệu thường thể hiện sự khác biệt thông qua hình ảnh, giá trị, câu chuyện độc đáo. Nó tạo ra sự gắn kết với khách hàng ở cấp độ cảm xúc, không chỉ về chức năng sử dụng sản phẩm.

Ví dụ như thương hiệu Biti’s với câu slogan “Nâng niu bàn chân Việt: đã tạo ấn tượng với khách hàng Việt Nam và trở thành một trong những thương hiệu giày dép hàng đầu.

4. Ưu & nhược điểm của chiến lược khác biệt hóa

4.1 Ưu điểm

  • Bằng cách tạo ra sự khác biệt rõ ràng giữa sản phẩm của mình với các đối thủ, công ty có thể tăng cường khả năng cạnh tranh của mình và thu hút nhiều khách hàng hơn.
  • Tăng lợi nhuận: Sự độc quyền trong sản phẩm giúp công ty có thể tính giá cao hơn cho sản phẩm/ dịch vụ của mình, qua đó thúc đẩy lợi nhuận.
  • Chiến lược khác biệt hóa giúp gây dựng lòng trung thành của khách hàng: Khi khách hàng nhận thấy sự khác biệt tích cực của sản phẩm so với các bên khác, họ có xu hướng trở nên trung thành hơn với thương hiệu này.
  • Giảm sự phụ thuộc vào giá cả: Việc cảm nhận chất lượng sản phẩm vượt trội khiến khách hàng ít có xu hướng nhạy cảm với giá hơn.

4.2 Nhược điểm

  • Chi phí cao hơn: Để tạo ra sự khác biệt, cần bỏ ra thời gian, công sức để nghiên cứu. Điều này có thể làm tăng chi phí sản xuất dẫn đến giá thành cao hơn ở một số mặt hàng.
  • Rủi ro cao hơn từ khách hàng: Việc tạo ra sự khác biệt có thể mang lại rủi ro cao hơn, vì khách hàng có thể không chấp nhận sự khác biệt đó.
  • Khó duy trì sự khác biệt: Việc duy trì sự khác biệt có thể rất khó khăn, vì các đối thủ cạnh tranh có thể nhanh chóng bắt kịp.

5. Cách tạo ra một chiến lược khác biệt hóa hiệu quả

Công ty sử dụng chiến lược khác biệt hóa năm 2024

5.1 Xác định xem bạn muốn được biết đến vì điều gì?

Đầu tiên bạn phải xác định được chuyên môn của mình trong lĩnh vực này, hãy đánh giá xem điều gì quan trọng đối với doanh nghiệp của bạn. Và bạn đang hướng đến giá trị cuối cùng đó là gì. Điều này có thể được thực hiện bằng cách nghiên cứu đối tượng mục tiêu, phân tích các điểm mạnh – yếu và xác định các giá trị cốt lõi của công ty.

5.2 Nghiên cứu đối tượng mục tiêu

Nghiên cứu giúp doanh nghiệp hiểu được nhu cầu và điều chỉnh các chiến lược sao cho phù hợp với mong muốn của khách hàng. Khi hiểu được đối tượng mục tiêu, bạn hoàn toàn có thể hình thành chiến lược khác biệt hóa. Điều này góp phần làm cho sản phẩm trở nên hấp dẫn, cũng như giải quyết được nỗi đau của khách hàng.

5.3 Hình thành các điểm khác biệt hóa

Được cộng hưởng từ quá trình nghiên cứu, đây là bước các điểm khác biệt hóa được hình thành và phát triển. Các điểm này có thể dựa trên tính năng, chất lượng, giá cả, dịch vụ hay nhận thức về hình ảnh thương hiệu.

5.4 Xây dựng câu chuyện thương hiệu độc đáo

Câu chuyện thương hiệu là điểm độc đáo lớn nhất, khiến cho đối thủ không thể bắt chước theo bạn được. Đó có thể là một câu chuyện về nguồn gốc, mục đích và giá trị doanh nghiệp. Một câu chuyện chân thật, có sự liên kết cùng tầm nhìn và sứ mệnh sẽ là điểm chạm hoàn hảo khiến bạn trở nên khác biệt trong lòng khách hàng.

6. Ví dụ thực tế về chiến lược khác biệt hóa của Vinfast

Vinfast là một công ty ô tô Việt Nam được thành lập vào năm 2017. Với việc áp dụng chiến lược khác biệt hóa để tạo ra sự cạnh tranh, Vinfast đang dần khẳng định mình là một thương hiệu dẫn đầu xu thế. Cụ thể, Vinfast đã tập trung vào các điểm khác biệt hóa sau:

  • Sản phẩm khác biệt: Đánh vào xu hướng sử dụng năng lượng sạch, Vinfast tập trung vào sản phẩm nói không với nhiên liệu hóa thạch, sử dụng năng lượng điện cho các dòng xe máy điện, ô tô điện, xe buýt điện… Là công ty đầu tiên tại Việt Nam thực hiện điều này.
  • Thiết kế độc đáo: Xe Vinfast có thiết kế sang trọng, hỗ trợ trợ lý ảo AI giúp tài xế nâng cao trải nghiệm lái xe. Đây là cũng là điểm nổi trội của Vinfast so với các mẫu xe khác.
  • Trải nghiệm khách hàng ưu việt: Vinfast cung cấp dịch vụ bảo hành và hậu mãi tốt. Ngoài ra, dịch vụ xe taxi Vinfast cũng là một cơ hội để khách hàng có thể trải nghiệm thử cảm giác sử dụng sản phẩm.
  • Giá cả cạnh tranh: Mặc dù thiết kế độc đáo và chất lượng tốt, xe Vinfast vẫn có mức giá phải chăng, hoàn toàn có thể cạnh tranh so với các đối thủ trong cùng phân khúc.

Công ty sử dụng chiến lược khác biệt hóa năm 2024

Nhờ vào chiến lược khác biệt hóa thành công này, Vinfast đang dần chiếm được vị thế và chiếm phần khúc trong thị trường ô tô Việt Nam cũng như vươn ra thị trường quốc tế.

Khác biệt hóa là một loại chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt độc đáo cho sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh, thu hút khách hàng và tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, chiến lược này cũng tiềm ẩn một số rủi ro và thách thức nhất định mà doanh nghiệp cần lưu ý. Bạn cần xác định được liệu mục tiêu, tầm nhìn và nguồn lực của doanh nghiệp có phù hợp với chiến lược khác biệt hóa hay không.

Trong quá trình tư vấn tại các doanh nghiệp, PMS nhận thấy đa số các đơn vị thường không có sự phân tích chuyên sâu dẫn đến việc xác định sai chiến lược và thất bại.

Khi đó với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tư vấn doanh nghiệp. Các chuyên gia hàng đầu của PMS đã cùng đồng hành cùng họ trong chương trình tư vấn xây dựng chiến lược kinh doanh. Qua đó giúp doanh nghiệp định hướng phát triển một cách toàn diện và đúng hướng. Vui lòng liên hệ với PMS nếu muốn tìm hiểu chi tiết về chương trình này!