Đặc điểm của hợp đồng cung ứng dịch vụ

08:42 30/08/18

Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.

Đặc điểm của hợp đồng cung ứng dịch vụ

1. Về chủ thể của hợp đồng dịch vụ:

Theo Luật Thương mại năm 2005, chủ thể của hợp đồng dịch vụ là các thương nhân. Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Các thương nhân này có quyền hoạt động thương mại trong các ngành nghề, tại các địa bàn, dưới các hình thức mà pháp luật không cấm.

2. Về hình thức hợp đồng dịch vụ:

Hợp đồng dịch vụ được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Đối với các loại hợp đồng dịch vụ mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó. Từ đó, có thể thấy hợp đồng dịch vụ rất đa dạng, tùy theo đối tượng của hợp đồng dịch vụ là gì mà lựa chọn một hình thức phù hợp.

3. Về đối tượng của hợp đồng dịch vụ:

Đối tượng của hợp đồng dịch vụ đó là công việc mà bên cung ứng dịch vụ có thể thực hiện theo yêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, phạm vi công việc cũng phải tuân thủ quy định của pháp luật đó là các công việc không  vi phạm điều cấm của luật và không được trái đạo đức xã hội.

Hay trong trường hợp cần thiết, để bảo vệ an ninh quốc gia và các lợi ích quốc gia khác phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên Thủ tướng Chính phủ quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp đối với hoạt động cung ứng hoặc sử dụng dịch vụ, bao gồm việc tạm thời cấm cung ứng hoặc sử dụng đối với một hoặc một số loại dịch vụ hoặc các biện pháp khẩn cấp khác đối với một hoặc một số thị trường cụ thể trong một thời gian nhất định.

4. Về giá dịch vụ và thời hạn thanh toán:

Trong hợp đồng dịch vụ, các bên thỏa thuận với nhau về giá tiền dịch vụ tùy thuộc vào tính chất công việc, mức độ hoàn thành và tùy thuộc vào sức lao động mà bên cung ứng dịch vụ bỏ ra khi thực hiện công việc. Tuy nhiên, Luật thương mại 2005 quy định rõ nếu các bên không có thỏa thuận trước về giá thì giá dịch vụ được xác định theo giá của loại dịch vụ đó trong các điều kiện tương tự về phương thức cung ứng, thời điểm cung ứng, thị trường địa lý, phương thức thanh toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá dịch vụ.

Các bên có quyền thỏa thuận về thời hạn thanh toán tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ. Trong trường hợp không có thỏa thuận và giữa các bên không có bất kỳ thói quen nào về việc thanh toán thì khách hàng sẽ thanh toán tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ khi bên cung ứng dịch vụ đã hoàn thành công việc được giao.

5. Thời hạn hoàn thành dịch vụ:

Thời hạn hoàn thành dịch vụ do các bên thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận thì bên cung ứng dịch vụ phải hoàn thành dịch vụ trong một thời hạn hợp lý trên cơ sở tính đến tất cả các điều kiện và hoàn cảnh mà bên cung ứng dịch vụ biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng, bao gồm bất kỳ nhu cầu cụ thể nào của khách hàng có liên quan đến thời gian hoàn thành dịch vụ.

Đối với trường hợp một dịch vụ chỉ có thể được hoàn thành khi khách hàng hoặc bên cung ứng dịch vụ khác đáp ứng các điều kiện nhất định thì bên cung ứng dịch vụ đó không có nghĩa vụ hoàn thành dịch vụ của mình cho đến khi các điều kiện đó được đáp ứng.

Đối với trường hợp sau khi hết thời hạn hoàn thành việc cung ứng dịch vụ mà dịch vụ vẫn chưa hoàn thành, nếu khách hàng không phản đối thì bên cung ứng dịch vụ phải tiếp tục cung ứng theo nội dung đã thoả thuận và phải bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại phát sinh.

6. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dịch vụ:

Các bên có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng dịch vụ trong các trường hợp sau:

- Nếu việc tiếp tục thực hiện công việc không có lợi cho bên sử dụng dịch vụ thì bên sử dụng dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, nhưng phải báo cho bên cung ứng dịch vụ biết trước một thời gian hợp lý; bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền công theo phần dịch vụ mà bên cung ứng dịch vụ đã thực hiện và bồi thường thiệt hại.

- Nếu bên sử dụng dịch vụ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì bên cung ứng dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

7. Căn cứ pháp lý:

Luật thương mại 2005;

Luật dân sự 2015.

Anh Đào

Đặc điểm của hợp đồng cung ứng dịch vụ

Hợp đồng cung ứng dịch vụ thương mại là thỏa thuận, theo đó một bên (bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận ...

HỢP ĐỒNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?

Kiến thức của bạn:

      Hợp đồng cung ứng dịch vụ thương mại được quy định như thế nào?

Kiến thức của luật sư:

 Căn cứ pháp luật

  •  Bộ Luật dân sự năm 2015
  •  Luật thương mại năm 2005

Nội dung tư vấn:

     Hợp đồng cung ứng dịch vụ thương mại là thỏa thuận, theo đó một bên (bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ theo thỏa thuận

      1 Hình thức hợp đồng cung ứng dịch vụ thương mại

      Hợp đồng dịch vụ thương mại được thể hiện dưới các hình thức sau đây:

      + Bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.

      + Đối với các loại hợp đồng dịch vụ mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.

      2. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng cung ứng dịch vụ thương mại

      2.1 Quyền và nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ

      Quyền và nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ được ghi nhận trong Luật Dân sự năm 2015 và Luật Thương mại năm 2005. Cụ thể:

      – Bên cung ứng dịch vụ có các quyền sau đây:

      + Yêu cầu bên sử dụng dịch vụ cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện để thực hiện công việc.

      + Được thay đổi điều kiện dịch vụ vì lợi ích của bên sử dụng dịch vụ mà không nhất thiết phải chờ ý kiến của bên sử dụng dịch vụ, nếu việc chờ ý kiến sẽ gây thiệt hại cho bên sử dụng dịch vụ, nhưng phải báo ngay cho bên sử dụng dịch vụ.

      + Yêu cầu bên sử dụng dịch vụ trả tiền dịch vụ.

      – Nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ: Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện các nghĩa vụ sau:

      + Cung ứng các dịch vụ và thực hiện những công việc có liên quan một cách đầy đủ, phù hợp với thoả thuận và theo quy định của Luật này;

      + Bảo quản và giao lại cho khách hàng tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện dịch vụ sau khi hoàn thành công việc;

      + Thông báo ngay cho khách hàng trong trường hợp thông tin, tài liệu không đầy đủ, phương tiện không bảo đảm để hoàn thành việc cung ứng dịch vụ;

      + Giữ bí mật về thông tin mà mình biết được trong quá trình cung ứng dịch vụ nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

      + Ngoài ra bên cung ứng dịch vụ còn phải cung ứng dịch vụ theo kết quả công việc nếu tính chất của loại dịch vụ được cung ứng yêu cầu bên cung ứng dịch vụ phải đạt được một kết quả nhất định; Phải cung ứng dịch vụ theo nỗ lực và khả năng cao nhất của mình; Phải hợp tác với các bên cung ứng khác để đạt được kết quả tốt nhất nếu một dịch vụ do nhiều bên cung ứng dịch vụ cùng tiến hành,.. Bên cạnh đó, bên cung ứng dịch vụ còn phải đáp ứng các nghĩa vụ theo điều 517 Bộ Luật Dân sự năm 2015.

Đặc điểm của hợp đồng cung ứng dịch vụ

Hợp đồng cung ứng dịch vụ thương mại

      2.2 Quyền nghĩa vụ của bên sử dụng dịch vụ

      – Bên sử dụng dịch vụ có các quyền sau:

      + Yêu cầu bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc theo đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm và thỏa thuận khác.

      + Trường hợp bên cung ứng dịch vụ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì bên sử dụng dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

      – Theo quy định của Luật thương mại năm 2005 trừ trường hợp có thoả thuận khác bên sử dụng dịch vụ có các nghĩa vụ sau đây:

      + Thanh toán tiền cung ứng dịch vụ như đã thoả thuận trong hợp đồng;

      +  Cung cấp kịp thời các kế hoạch, chỉ dẫn và những chi tiết khác để việc cung ứng dịch vụ được thực hiện không bị trì hoãn hay gián đoạn;

      + Hợp tác trong tất cả những vấn đề cần thiết khác để bên cung ứng có thể cung ứng dịch vụ một cách thích hợp;

      + Trường hợp một dịch vụ do nhiều bên cung ứng dịch vụ cùng tiến hành hoặc phối hợp với bên cung ứng dịch vụ khác, khách hàng có nghĩa vụ điều phối hoạt động của các bên cung ứng dịch vụ;

      + Bên cạnh đó, bên sử dụng dịch vụ còn phải thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của Luật dan sự năm 2015.

      Như vậy, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng dịch vụ vừa phải đáp ứng các yêu cầu trong luật thương mại, vừa phải phù hợp với các quy định của trong Luật dân sự năm 2015.

      3. Thời hạn hoàn thành dịch vụ trong hợp đồng cung ứng dịch vụ thương mại 

      – Bên cung ứng dịch vụ phải hoàn thành dịch vụ đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng.

      – Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn hoàn thành dịch vụ thì bên cung ứng dịch vụ phải hoàn thành dịch vụ trong một thời hạn hợp lý trên cơ sở tính đến tất cả các điều kiện và hoàn cảnh mà bên cung ứng dịch vụ biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng, bao gồm bất kỳ nhu cầu cụ thể nào của khách hàng có liên quan đến thời gian hoàn thành dịch vụ.

      – Trường hợp một dịch vụ chỉ có thể được hoàn thành khi khách hàng hoặc bên cung ứng dịch vụ khác đáp ứng các điều kiện nhất định thì bên cung ứng dịch vụ đó không có nghĩa vụ hoàn thành dịch vụ của mình cho đến khi các điều kiện đó được đáp ứng.

      4. Giá dịch vụ và thời hạn thanh toán

      – Giá dịch vụ:

      + Nếu trong hợp đồng có thỏa thuận thì giá dịch vụ là giá các bên thỏa thuận trong hợp đồng;

      + Trường hợp không có thoả thuận về giá dịch vụ, không có thoả thuận về phương pháp xác định giá dịch vụ và cũng không có bất kỳ chỉ dẫn nào khác về giá dịch vụ thì giá dịch vụ được xác định theo giá của loại dịch vụ đó trong các điều kiện tương tự về phương thức cung ứng, thời điểm cung ứng, thị trường địa lý, phương thức thanh toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá dịch vụ.

      – Thời hạn thanh toán:

      + Theo thỏa thuận của hai bên;

      + Trường hợp không có thỏa thuận và giữa các bên không có bất kỳ thói quen nào về việc thanh toán thì thời hạn thanh toán là thời điểm việc cung ứng dịch vụ được hoàn thành.

       Để được tư vấn chi tiết về hợp đồng cung ứng dịch vụ thương mại quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật doanh nghiệp 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: . Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.                                                                      

     Liên kết tham khảo:

  • Tư vấn lựa chọn loại hình doanh nghiệp
  • Tư vấn pháp luật doanh nghiệp